LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GIẢI NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế ở Việt Nam theo từng giai đoạn khác nhau (Trang 55 - 70)

GIẢI NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM

2.3. LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GIẢI NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM

Nghiên cứu qua hai trường hợp tiêu biểu Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, bạn đọc nhìn ra được khá nhiều điều thú vị về vấn đề nghiên cứu- phê bình Đường thi nói chung ở Việt Nam. Trong thế kỷ XX, cùng với việc dịch thuật trên báo chí, tạp chí, các tạp chí chuyên ngành, việc nghiên cứu Đường thi cũng dần được quan tâm sâu sắc. Nếu như trước những năm 60, chúng ta hiểu biết về thơ Đường qua những tác phẩm dịch thuật thì giai đoạn sau này chúng ta đã có cách nhìn toàn diện về nó qua những bài viết của những nhà nghiên cứu. Trải qua mỗi thời kỳ khác nhau với mỗi biến động xã hội, thơ Đường cũng có những quá trình tiếp nhận và phát triển riêng của mình. Những dịch phẩm ngày càng được chọn lọc hơn, những đánh giá cũng ngày càng sâu sắc hơn. Số lượng các tác giả

nghiên cứu về Đường thi ngày càng tăng, trong đó có những người viết khá nhiều về thơ Đường như Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Đức Niệm, Nguyễn Thị Bích Hải…

Nhà phê bình thực chất cũng là một loại độc giả nhưng là một thứ “siêu độc giả”, không cung cấp cho người đọc cái nghĩa đúng sai của tác phẩm mà cung cấp cho họ một cái nhìn riêng, độc đáo, mới mẻ của riêng mình. Đó là những đóng góp mà họ đã đạt được thông qua một quá trình “đọc” nghĩa tác phẩm nghiêm túc và có tính nghệ thuật cao. Nếu hiểu một cách giản đơn rằng nghiên cứu, phê bình là khen chê khi tiếp nhận một tác phẩm văn học thì ai cũng có thể và cũng có khả năng phê bình. Song, nghiên cứu, phê bình không đơn thuần như vậy, đó là công việc “đọc” mang tính chuyên nghiệp, khoa học, nghệ thuật, học rộng, đọc nhiều. Cái giới hạn lớn nhất mà nhà nghiên cứu luôn luôn phải đối diện chính là văn bản văn học. Cơ sở của nghiên cứu, phê bình là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động “đọc” và hiểu chúng. Mỗi cách lí giải tác phẩm văn học đều phản ánh những yếu tố chủ quan của nhà nghiên cứu, phê bình trong việc đọc và hiểu tác phẩm. Bởi vậy mà cùng một đối tượng, một văn bản giống nhau nhưng những nghiên cứu cũng như những phát hiện về Tỳ bà hành hay Phong Kiều dạ bạc của các nhà nghiên cứu lại hoàn toàn không giống nhau. Đặc biệt là khi lý luận phê bình phương Tây phát triển và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới văn chương trong nước thì các công trình nghiên cứu, phê bình cũng chuyển hướng theo con đường mới mẻ hơn.

Mỗi một người đọc khác nhau lại nới rộng biên giới của tác phẩm ra một chiều kích mới. Tác phẩm văn học là “vật có chủ ý”, đời sống của nó phụ thuộc vào hoạt động đọc. Tác phẩm văn học mang tính đối thoại, cứ mỗi lần đọc lại nghe những tiếng vọng mới hơn. Nếu như độc giả thông thường chỉ đến với tác phẩm trên bề mặt câu chữ không có gì sâu xa, gợi mở. Người dịch thuật chú ý tới văn bản ở góc độ nghề nghiệp nghiêm túc và sát sao, chuyển từ hệ thống ngôn ngữ này sang một hệ thống ngôn ngữ khác tương đương với nó thì người nghiên cứu lại đến với tác phẩm với con mắt hoàn toàn khác

hẳn. Họ giải thích nó, phân tích nó bằng công cụ ngôn ngữ sao cho đem đến cho độc giả khác cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà chính bản thân họ cũng tâm đắc và đồng cảm. Mỗi một nhà nghiên cứu lại đi vào một ngõ ngách riêng cho dẫu đối tượng hoàn toàn giống nhau. Bởi lẽ tác phẩm văn học luôn có đặc trưng bởi tính đa nghĩa, mơ hồ. Tính mơ hồ đa nghĩa là sự mê hoặc, hấp dẫn của nghệ thuật. Hoàn toàn kín mít, không nhìn thấy ý nghĩa là vô vị, nhưng nhìn một cái nhận ra ngay hết mọi ý nghĩa cũng là hết vị. Tính mơ hồ, đa nghĩa đảm bảo thu hút người đọc đi vào cuộc tìm tòi bất tận về ý nghĩa và chỉ có tác phẩm văn học đích thực mới giữ được quyến rũ lâu bền. Nhà nghiên cứu, phê bình không giản đơn là “đọc hộ” người đọc theo cách thông thường mà phải đưa ra cách cắt nghĩa, lí giải về quan niệm nghệ thuật trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Không có một nhà nghiên cứu, phê bình nào có thể nắm trọn hay độc quyền chân lí trong nghiên cứu bởi cấu trúc nghệ thuật cho phép có nhiều cách cắt nghĩa và thái độ đối thoại cũng không thừa nhận “độc quyền” dù là đối với nhà nghiên cứu lỗi lạc nhất. Bởi vậy mà đến hôm nay, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế vẫn có những khám phá mới hấp dẫn, những cách cắt nghĩa “hợp lí” theo chủ quan của người tiếp nhận.

Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng

tiềm ẩn trong nó chất đa nghĩa mơ hồ như thế. Bởi vậy mà đến hôm nay, chưa có ai dám khẳng định hiểu rõ tất cả tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm. Thơ Đường mang trong nó sự thâm trầm, kín đáo. Thơ Đường ẩn giấu cái triết lý lớn lao về cuộc đời, về thái độ của con người đối với tự nhiên, về những cảm xúc rất sâu sắc dười cái vẻ cực kỳ giản dị. Thơ Đường vốn nghiêng nhiều về gợi hơn là mô tả. Bởi vậy, xung quanh Tỳ bà hành và Phong Kiều dạ bạc có nhiều cuộc tranh luận xảy ra về văn bản tác phẩm cũng là một điều dễ hiểu. Thơ Đường đã trở thành kho tàng chung của thế giới mà những ai biết khai thác vẫn còn tìm thấy rất nhiều cái hay, cái đẹp để thưởng thức, để học tập và sáng tác. Đặc biệt đối với văn học Việt Nam thì đó còn là cách để hiểu sâu sắc hơn thơ văn của ông cha ta. Nếu như người dịch thơ Đường trước hết phải là một độc giả tri âm

để lòng mình rung động theo nỗi lòng của tác giả thì người nghiên cứu phê bình trước hết cũng phải là một độc giả biết đập nhịp cùng hồn thơ ấy trước khi tìm hiểu sâu về nó. Thơ Đường khó dịch và vì vậy mà nghiên cứu phê bình cũng không phải là một công việc đơn giản. Nguyên lí của thơ Đường là thứ thơ đặc biệt có nhiều dấu lặng. “Khoảng trống chiếm một khoảng không gian rất lớn trong bức tranh thủy mặc. Nó trống trải đến lạ lùng, người phương Tây thấy nó mất cân đối so với phần có hình vẽ, nhưng với người Trung Hoa thì nó rất quan trọng. Nó là nguyên khí bao bọc chung quanh vạn vật, giúp cho vạn vật có liên lạc với nhau” (Nguyễn Tuyết Hạnh). Màu sắc trong thơ Đường thường là màu hoài cổ, sầu tư, màu lạnh nhiều hơn màu nóng, đó là sắc màu của thời quá vãng… Để hiểu hết những thâm trầm kín đáo đó, nhà nghiên cứu, phê bình vừa phải là nhà khoa học vừa là nhà nghệ sĩ với tư duy logic kết hợp với tư duy hình tượng.

Nhà nghiên cứu, phê bình trước hết cũng là một bạn đọc. Họ như một người dẫn truyện trong hình thức kịch dân gian và cổ đại, bắc một cái cầu từ tác phẩm tới công chúng. Đôi khi, họ lại giống như người lĩnh xướng trong dàn đồng ca của bạn đọc, hát lên những cảm giác của một bộ phận công chúng trước tác phẩm. Nghiên cứu, phê bình không nhằm thuyết phục, dạy dỗ người đọc mà trước hết khơi gợi cảm xúc của người đọc với đối tượng là tác phẩm văn học. Cũng như nhà soạn sách là “đọc hộ” thì nghiên cứu cũng là “đọc giùm” cho kẻ khác. Nhưng giữa nhà nghiên cứu, phê bình (người gửi thông điệp) và độc giả (người nhận thông điệp) vẫn là mối quan hệ bình đẳng với nhau. Văn bản hậu hiện đại được xây dựng sao cho bằng cách này hay cách khác đều tạo khả năng hiểu được hàm nghĩa của nó, kể cả theo cách đọc “ngây thơ” của độc giả thường hay của những người “lí giải” có chuyên môn, học thức. Nhưng ở mỗi một đối tượng tiếp nhận khác nhau lại có những lí giải khác nhau. Mỗi một người đọc, trước thời điểm đọc tác phẩm, họ đã có sẵn một khả năng tiếp nhận. Đó chính là một hệ quy chiếu thuộc về kinh nghiệm văn học của người tiếp nhận, là tầm hiểu biết về văn học, là nhu cầu, trình độ thưởng thức kết tinh từ kinh nghiệm sống, hứng thú, quan điểm và lí

tưởng thẩm mỹ của người đọc. Sự tồn tại đa dạng của công chúng trong cùng một thời đại với nhiều tầm đón đợi khác nhau là nguyên nhân làm nên tính phong phú của sự tiếp nhận đối với một tác phẩm trong tương quan đồng đại.

Có thể nói, nghiên cứu văn học cũng là một dạng hoạt động nhận thức, khoa học là một dạng hoạt động xã hội nhưng nhận thức lại là một hoạt động mang tính cá thể cao. Cũng như dịch thuật và các cách tiếp nhận khác, nghiên cứu, phê bình là hoạt động khoa học mang tính chủ quan. Nếu triết học khám phá chân lý bằng cách phát huy tối đa khả năng suy đoán của trí tuệ theo chiều sâu để đi đến tận cùng sự khái quát thì tôn giáo lại có khả năng gõ vào tâm linh. Văn học khác triết học và tôn giáo ở chỗ nó khám phá chân lý đời người bằng cách dùng hình thức cảm tính, cụ thể, giàu hình ảnh để tác động đến nhận thức và sự lựa chọn của mỗi người. Phê bình văn học không phải là hành vi “nói xuôi” tác phẩm bởi “nói xuôi” rất dễ biến văn học thành khoa học hay tôn giáo. PGS. TS Mỹ học Đỗ Văn Khang đã có cách ví von rất hay rằng: “Nếu tác phẩm văn chương là một tiền đề, lẽ tất nhiên phê bình phải là một phản đề. Chỉ có cách đi từ tiền đề qua phản đề mới có một hợp đề đáng tin cậy cho nền văn học.” (Phê bình văn học hiện đại- Tạp chí văn học số 3/1996). Nếu như một bản dịch hay phải đảm bảo đạt được “tín”, “đạt”, “nhã” thì nhà nghiên cứu, phê bình thơ Đường cũng là nhằm tìm ra cái thần, cái khí, cái cốt của tác phẩm. Dịch thuật hay nghiên cứu tựu chung lại đều là những người sáng tạo. Mỗi một cách tiếp nhận lại đem đến một cách hiểu mới mẻ, mở rộng tầng nghĩa của câu chữ trong văn bản. Rõ ràng, để đánh giá một hiện tượng văn học không thể bằng lòng với một vài nhận định, đánh giá dù cho của ai và chỉ một lần là xong. Rất cần có sự đối chiếu, nhìn nhận từ nhiều cách nghiên cứu, phê bình khác nhau để có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.

Khi đi vào tìm hiểu quá trình nghiên cứu, phê bình thơ Đường ở Việt Nam, đặc biệt qua hai trường hợp tiêu biểu: Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và

Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, có một vấn đề nảy sinh. Đó là tại sao văn

đầu của thế kỷ XX, nhưng phải đến đầu những năm 60 của thế kỷ mới phát triển rầm rộ những công trình nghiên cứu về tác phẩm? Điều này có thể được lí giải bằng mĩ học tiếp nhận.

Chúng ta luôn biết rằng những hình thức độc đáo không chiếm được công chúng rộng rãi ngay từ đầu, đôi khi cả công chúng dự kiến trong tiềm thức của người sáng tác. Sự tiếp xúc với hình thức nghệ thuật mới ví dụ những tác phẩm mới, những vở kịch mới… làm nảy sinh những yêu cầu mới và làm giàu cho cơ sở cảm quan của người đọc hay khán giả. Hình thức mới sẽ tạo ra lớp công chúng mới có khả năng hiểu được thông điệp của nó, có khả năng chế biến về mặt tinh thần và đưa ra những ý nghĩa khác so với những ý nghĩa đã có của tác phẩm.

Nhà xã hội học R. Escaspit đã từng đúc rút nên một kinh nghiệm rất đúng rằng: giữa thời điểm xuất hiện một tác phẩm, một nhà sáng tạo, với công chúng của anh ta có một khoảng cách là 25- 30 năm. Việc giao lưu thông điệp mới không thể thực hiện được ngay một lúc, cần phải có một chủ thể tiếp nhận được hình thành trong lịch sử, có khả năng can dự vào hiện thực văn hóa- xã hội của tác phẩm. Quả thực, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng như hầu hết những tác phẩm Đường thi khi mới được giới thiệu đến bạn đọc hẳn còn xa lạ, còn nhiều khác biệt cả về văn hóa, thời đại. Người ta hay gọi đó là “độ chênh văn hóa”. Bởi vậy mà giai đoạn đầu tiên, chúng ta mới chỉ tiếp nhận những áng văn thơ đó bằng con đường dịch thuật. Để rồi sau đó nhường chỗ cho công cuộc khai phá, tìm hiểu đối tượng của những nhà nghiên cứu, phê bình từ sau những năm 60. Khi đó, sau một khoảng thời gian nhất định, đã hình thành một lớp công chúng độc giả có khả năng hiểu sâu hơn và thấu đáo hơn Đường thi từ khi những thi phẩm ấy mới bỡ ngỡ trên thi đàn văn học Việt Nam. Trước cách mạng, có không ít những học giả, nghiên cứu văn học song việc khảo cứu thơ Đường tỏ ra rất nghèo nàn, số lượng bài viết ít. Có thể nói giai đoạn này việc nghiên cứu Đường thi không đáng kể, phần lớn là những bài viết có tính chất giới thiệu, một số còn nhằm phục

vụ cho tay sai phản quốc, hướng nhân dân đi theo phong trào sùng cổ, quên đi thời cuộc. Nhưng sau cách mạng, công việc nghiên cứu đã phát triển hơn và đạt nhiều thành tựu hơn trước.

Tính đa dạng về trình độ của công chúng là điều hiển nhiên cho dẫu ở thời kỳ nào đi chăng nữa. Công chúng luôn luôn biến động và không ngừng phát triển cũng như độc giả Việt Nam vẫn ngày càng lớn hơn cả về số lượng và chất lượng. Những dịch giả ngày càng dịch tinh tế hơn và những nhà nghiên cứu, phê bình ngày càng chứng tỏ được rõ hơn khả năng của chính mình khi đi vào khám phá tác phẩm.

Tầm đón nhận của độc giả luôn luôn ngỡ ngàng trước những tác phẩm mới lạ và sự xung đột giữa chúng với độc giả ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Xung đột ấy chỉ có thể được giải tỏa khi có sự xuất hiện và đóng góp của các nhà phê bình, nghiên cứu. Trước khi nhà nghiên cứu Albert Thibaudet nghiên cứu về nhà thơ Mallrmé năm 1912 thì nhà thơ ấy vẫn chưa được công chúng chấp nhận thực sự, hay từ khi Turdor Vianu nghiên cứu về nhà thơ Rumani bí hiểm Ion Barbu thì nhà thơ bí hiểm ấy mới hết bóng tối trong lòng công chúng tiếp nhận… Tầm đón nhận của độc giả luôn luôn mâu thuẫn với những giá trị mới. Nó bị quy định bởi tầm đón đợi truyền thống, bao gồm những tư tưởng kinh điển, những chuẩn mực thẩm mỹ truyền thống… đã ăn sâu và tạo nên thế giới quan, nhân sinh quan của người đọc. Có lẽ vì thế mà phải có một quá trình ảnh hưởng lẫn nhau giữa độc giả và tác phẩm, nó làm thay đổi cảm quan của độc giả dần dần và cho phép họ chấp nhận các nhà thơ mới cũng như những thi phẩm mới tồn tại trong thế giới tiếp nhận thẩm mĩ của họ bên cạnh những nhà thơ cổ điển xưa.

Mỗi người lại có một thế giới tiếp nhận thẩm mỹ hoàn toàn không giống nhau, giống như Heinrich F. Plett đã từng nói: “Có bao nhiêu người tiếp nhận thì có bấy nhiêu văn bản.” Đặc biệt là với văn bản thơ ca. Thơ ca tự bản thân nó là đa trị, nghĩa là tự nó bao gồm tất cả mọi khả năng lí giải, bằng cách đó nó chứng minh năng lực làn tỏa trong tương lai của mình với hình ảnh nghệ thuật được tạo ra tại một thời điểm lịch sử đã qua. Lấy trường hợp

Phong Kiều dạ bạc của Trương kế thì sự tranh luận, xôn xao về ngôn từ, địa

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế ở Việt Nam theo từng giai đoạn khác nhau (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w