NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH PHONG KIỀU DẠ BẠC Ở VN

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế ở Việt Nam theo từng giai đoạn khác nhau (Trang 50 - 55)

GIẢI NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM

2.2. NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH PHONG KIỀU DẠ BẠC Ở VN

Khác với Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, dung lượng dài hơn nhưng những cuộc tranh luận xung quanh nó không ồn ào, mà chủ yếu bổ sung cho nhau, góp phần làm sáng rõ nội dung- nghệ thuật của tác phẩm thì Phong

Kiều dạ bạc của Trương Kế lại thu hút khá nhiều tranh cãi. Những tranh luận

chủ yếu xung quanh vấn đề câu chữ của bài thơ, vấn đề địa danh hóa một số từ ngữ…Chỉ có 4 câu cùng 28 chữ ngắn gọn mà cho đến hôm nay, nó vẫn

khiến bao người phải tốn giấy mực mong muốn khám phá thông điệp đúng nhất của nhà thơ Trương Kế gửi cho đời sau.

2.2.1. Giai đoạn trước 1975:

Bắt đầu là năm 1966, trong số 12 của Tạp chí Vạn Hạnh, Trần Thanh Đạm với bài Chùa Hàn Sơn với bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

đã chỉ rõ được mối quan hệ của bài thơ với những tư tưởng Phật học cùng sự ảnh hưởng của bài thơ đối với nền văn hóa Trung Quốc. Tác giả Trần Thanh Đạm cho rằng, Trương Kế đã có sự nhầm lẫn giữa cây phong và cây ô bách. Ông dẫn ra nhiều sách, trong đó có chú giải của học giả Vương Đoan Lý, đời Thanh “Miền Giang Nam, hai bên bờ sông đều trồng cây ô bách, tiết thu sương móc lạ lùng, lá cây đỏ rực một màu thu nhuộm huyết rất nên thơ, đẹp mắt. Vì vậy thi nhân bèn nhận lầm ra cây phong, không biết rằng cây phong chỉ ưa mọc tại miền núi gò cao ráo, tính chất của nó rất kị sự ẩm thấp, không thể trồng ở bên sông mà sinh trưởng được. Bài thơ này hai chữ “giang phong” không khỏi nhận lầm vậy.” Trích dẫn khá nhiều dẫn chứng được coi là uy tín của nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc khác, tác giả đi vào khẳng đinh Sầu Miên là tên phiến đá, thủ nghĩa mối sầu dằng dặc. Trần Thanh Đạm cũng đã châm ngòi cho cuộc tranh luận dài trên các tạp chí, các tuyển tập sách báo nghiên cứu khi nhận xét rằng: “Xưa nay, chú thích câu thừa đề bài thơ Phong Kiều dạ bạc, người ta đều viết: “Giang phong sở ánh chi ngư hỏa sạ đáo thương nội, chính giữ sầu miên tương đối” (Lửa chài ánh lên cây phong bên bờ sông rồi chiếu vào khoang thuyền là những yếu tố tạo thành giấc ngủ sầu buồn). Chú thích như vậy có lẽ không đúng với ngoại cảnh ảnh hưởng lớn lao đến những xao xuyến, những rung cảm dạt dào của dòng tư tưởng đương trào lên trong lòng Trương Kế…”.

2.2.2. Giai đoạn sau 1975 đến nay:

Nếu như Trần Thanh Đạm trăn trở vấn đề của hai chữ “sầu miên” thì Nguyễn Dậu trên tuần báo Văn nghệ số 28/1992 với Đôi điều thâu lượm

quanh Hán tự lại quan tâm đến ‘giang phong” và “ngư hỏa”. Với sự khẳng định đây là tên hai ngọn núi ở hai bờ sông chứ không dính gì đến cây phong và lửa nhà chài. Ông dã bắt gặp sự phản đối của nhiều người. Cũng chính từ đây, những tranh luận xoay quanh Phong kiều dạ bạc nổi lên mạnh mẽ.

Năm 1995, cũng trên tuần báo Văn nghệ, tác giả Hoài Anh có bài Nên hiểu bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế như thế nào?. Bài viết này sau đưa vào cuốn Thơ Đường giai thoại và tác giả (NXB văn nghệ, TP HCM, 2002). Bài viết nhằm làm sáng tỏ việc có địa danh “Giang Phong” và “Ngư hỏa” bằng việc đưa thông tin được trích từ bài báo của người Nhật Bản Hà Tương Tòan Thứ Lang, đăng trên tạp chí Bella của người Đài Loan (số 137, tháng 12/1994): Đó là việc ông khách người Nhật này đi thăm chùa Hàn Sơn, và được nhà sư Tịnh Không cai quản chùa Hàn Sơn cho biết, Ô Đề là tên thôn, Sầu Miên là tên núi. Từ đây tác giả bác bỏ ý kiến “giang phong, ngư hỏa” là địa danh, đồng thời cũng cho rằng nếu như có Ô Đề thôn và Sầu Miên sơn là do bài thơ khi đã nổi tiếng, người ta mới đổi tên như vậy.

Năm 1997, trên Tạp chí Hán Nôm, số 3 (32)/1997, trang 63, xuất hiện bài của ông Trần Đắc Thọ: Tư liệu mới về một bài thơ Đường nổi tiếng nêu ra những thắc mắc của các học giả Trung Quốc, Nhật Bản, Phương Tây về nội dung của Phong Kiều dạ bạc. Những thắc mắc như: Ô Đề là tên thôn, Giang phong, ngư hỏa là địa danh, cây được nhắc đến trong bài là cây ô bách chứ không phải cây phong, Sầu Miên là tên ngọn núi, hòn đá, quạ không phải là giống chim ăn đêm…

Cũng trong năm 1997, ông Nguyễn Hà trong chuyến thăm Tô Châu, đã tìm hiểu về những tên gọi trên. Bằng cách rất khéo léo, hỏi tìm về những địa danh ấy, tác giả đã tìm được câu trả lời. Người dân ở đây không biết thôn Ô Đề, núi Sầu Miên…Tác giả đã viết bài báo Tôi đã đến chùa Hàn San đăng trên Tuần Du Lịch, số Tết Mậu Dần, 1998 và được Nguyễn Khắc Phi đưa vào

Thơ văn cổ diển Trung Hoa – mảnh đất quen mà lạ. Cũng trong cuốn sách này, với bài viết Bàn thêm về cách hiểu và dịch bài thơ Phong Kiều dạ bạc,

tên núi: “Nếu chúng là địa danh thì ý bài thơ sẽ rất rời rạc, không thể có được những mối liên hệ nội tại.”

Thực ra vấn đề này địa danh hóa một số từ ngữ trong nội dung bài thơ này đã được đề cập từ lâu. Trong Đến Hàn San tự tìm hiểu bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế (tạp chí Hán Nôm, số 1(50), 2002), tác giả Nguyễn Quảng Tuân đã dẫn ra trong văn thơ Lý Bạch với bài Ô dạ đềKim Thi trong Tự thuật có câu:

Không phòng dạ dạ văn đề ô

(Đêm đêm nghe thấy quạ kêu ở ngoài phòng vắng)

Và ông bác bỏ “Ô Đề” là tên thôn. Tác giả cũng đưa ra những dẫn chứng xác đáng để khẳng định việc địa danh hóa xảy ra từ lâu và xảy ra ở ngay chính nơi mà Phong Kiều dạ bạc được phát khởi.

Năm 2004, tác giả Nguyễn Cảnh Phức có hẳn một bài viết bàn về câu thứ hai của bài thơ: Một cách tiếp cận bài thơ Phong Kiều dạ bạc in trong

Tạp chí Hán Nôm sô 5 (66)/ 2004. Vấn đề “ai đối cảnh mà sầu? ai đeo sầu mà ngủ?” được tác gải bài viết đưa ra 3 cách hiểu khác nhau của 3 tác giả khác nhau. Đó là Nguyễn Thị Bích Hải trong Bình giảng thơ Đường dịch: “Cây phong bên bờ sông, ngọn lửa đèn chài, (khách) ngủ với nỗi buồn. Nguyễn Khuê trong cuốn Tự học Hán văn (NXB TP Hồ Chí Minh, 1995) dịch: “Hàng cây phong bên bờ sông, ánh đèn thuyền chài đối cùng khách đang thao thức sầu” (trong khoang thuyền đậu tại bến Phong Kiều). Nguyễn Quảng Tuân lại hiểu: “Khách nằm trong thuyền ngó ra ngoài thấy hàng cây phong ở bên bờ sông và những ánh đèn thuyền trước bến trong lòng sinh ra buồn bã nên cứ mơ màng ngủ.” Đã có không ít cách hiểu khác nhau chỉ xoay quanh câu thơ thứ hai này của tác phẩm. Nguyễn Cảnh Phúc đã dịch: “Rặng cây phong bên bờ sông và ngọn lửa trên thuyền chài đang đối diện với nhau mà ngủ một cách buồn sầu”. Ông phân tích lí giải câu thơ bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp câu thơ. Ý kiến này sau đó đã gặp sự phản đối của GS. Kiều Thu Hoạch với bài viết: Lại bàn về bài Phong Kiều dạ bạc- một bài thơ gây xôn xao dư luận ngàn đời trên Tạp chí Hán Nôm. Qua bài viết này, tác giả cũng

đã cho rằng để tìm hiểu các từ ngữ trong bài thơ là tìm đọc những chú giải của các nhà biên khảo người Trung Quốc. Bài viết còn cho thấy sức sống lan tỏa mạnh mẽ của Phong Kiều dạ bạc không chỉ với độc giả Trung Quốc mà còn với Việt Nam và trên nhiều quốc gia khác.

Trong các diễn đàn văn học trên nhiều trang web có không dưới một bài viết nói về Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Trở lại với Phong Kiều dạ

bạc của Hải Đà- Vương Ngọc Long, tác giả đã trình bày một cách có hệ

thống những cuộc tranh luận xung quanh bài thơ nhỏ bé này. Một thi phẩm ngắn mà gây nhiều tranh cãi về địa danh của chùa Hàn Sơn, âm thanh trong bài thơ, cách dịch bài thơ, Sầu Miên là tên ngọn núi? Giang phong là tên của hai cây cầu?... Các website đã đưa tác phẩm Phong Kiều dạ bạc nói riêng và các tác phẩm Đường thi nói chung đến với một số đông bạn tiếp nhận. Mọi độc giả khi truy cập các diễn đàn được công khai bày tỏ quan điểm của bản thân, chia sẻ chúng và hình thành một tầm hiểu biết mới về một tác phẩm cách thời đại chúng ta nhiều thế kỷ.

Năm 2006, Nguyễn Thu Hương trong khóa luận tốt nghiệp Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam đã đưa một hướng tiếp cận mới đối với tác phẩm. Người viết đã tìm hiểu tầng nghĩa ẩn sâu trong bài thơ qua cách tìm hiểu đặc trưng về mặt nghệ thuật sử dụng “tượng”, những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm và áp dụng lí thuyết của mĩ học tiếp nhận để giải mã bài thơ. Đây là một hướng tiếp cận mới mẻ và thú vị với bạn đọc quan tâm tới Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Nguyễn Thu Hương đã khép lại cách diễn dich mới của bản thân bằng lời nhận xét: “Phong Kiều dạ

bạc không phải là bài thơ tức cảnh, mà đây chính là bài thơ bộc lộ cảm nhận

về thế sự hưng vong, thể hiện những nỗi suy tư của Trương Kế. Tiếng chuông chùa đặc trưng, cái “tượng âm thanh” thức tỉnh con người ấy trải qua bao năm tháng vẫn làm rung động long người bởi chính ý nghĩa sâu xa ấy. Sức sống muôn đời của bài thơ cũng theo đó mà trường tồn. Bài thơ vì vậy xứng đáng trở thành một hiện tượng của mĩ học tiếp nhận.”

Như vậy, tìm hiểu vấn đề nghiên cứu Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam chúng ta nhận thấy giai đoạn trước năm 1975, đặc biệt là trước những năm 1960 hầu như rất ít công trình nào nghiên cứu về tác phẩm. Chỉ lác đác có bài nghiên cứu vào năm 1966 mở đầu cho cuộc tranh luận của nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm. Nhưng từ sau 1975, việc nghiên cứu, phê bình đã khởi sắc và ồ ạt liên tiếp trong những năm 1997, 2002, 2004, 2005, các tác giả Trần Đức Thọ, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Cảnh Phức, Kiều Thu Hoạch… đã có những bài viết xoay quanh cách hiểu văn bản tác phẩm này. Điều đó cho thấy rằng mỗi tác giả có cách nhìn nhận, tiếp cận rất khác nhau về văn bản tác phẩm và ở mỗi một thời điểm khác nhau lại có cách nhìn khác nhau. Đó là sự phong phú trong quá trình tiếp nhận thơ Đường nói chung. Mặt khác, cùng một văn bản với 28 chữ nhưng lại có khá nhiều tranh luận cũng như cách hiểu khác nhau, thậm chí đối lập hoàn toàn, phủ định lẫn nhau, chưa thể biết ai đúng, ai sai trong cách diễn giải của mình. Điều này có thể được lí giải bởi mĩ học tiếp nhận, nghiên cứu tác phẩm văn học từ phía bạn đọc.

2.3. LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GIẢI NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU,PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế ở Việt Nam theo từng giai đoạn khác nhau (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w