1. Lý do chọn đề tài Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu phong trào thi đua yêu nước của dân tộc ta. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, hơn 60 năm qua toàn đảng, toàn quân, toàn dân đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, góp phần tạo nên động lực to lớn, cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước vượt qua khó khăn, gian khổ, chung sức, đồng lòng, làm nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các phong trào thi đua đã đoàn kết chặt chẽ mọi lực lượng xã hội, dưới lá cờ cách mạng của Đảng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần thi đua, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, động viên nhân dân cả nước hăng hái tham gia kháng chiến cứu quốc, góp phần làm nên những chiến công chói lọi, những thắng lợi vĩ đại, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, công tác thi đua khen thưởng có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn. Đặc biệt, trong những năm qua phong trào thi đua yêu nước đã gắn liền với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó, đã góp phần phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát triển nhanh và ngày càng bền vững. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã sản sinh ra các phong trào thi đua yêu nước và cũng chính lịch sử đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta. Trong những năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh và những chống phá của các thế lực thù địch. Phát huy truyền thống, thi đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng; thực hiện Chỉ thị số 39 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến từ sau Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII đến nay, công tác thi đua khen thưởng trong cả nước tiếp tục được phát triển, góp phần động viên, cổ vũ các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, ra sức thi đua phấn đấu khắc phục khó khăn, đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…Kết quả của các phong trào thi đua và công tác khen thưởng 5 năm qua góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nổi bật là chúng ta đã ứng phó có kết quả với những ứng biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thế giới; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (năm 2010 tăng trưởng 6,7%), bình quân 5 năm 2006-2010 tăng trưởng 7%/năm; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm và bảo đảm ngày càng tốt hơn; chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường; công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả tích cực. Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội hiện có 1.522.445 học sinh (tăng 159.283 học sinh) và có 2.509 trường, cơ sở giáo dục (công lập có 2.064 trường ; ngoài công lập có 445 trường). Công tác thi đua khen thưởng đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của giáo viên cũng như học sinh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Nhiều trường học đưa ra những cải tiến trong việc xây dựng mạng lưới trường lớp. Nhiều tấm gương thày cô giáo đã có những sáng kiến, tìm tòi, phấn đấu học hỏi và thay đổi cách giảng dạy để phù hợp với sự đổi mới của ngành Giáo dục. Về phía học sinh, nhiều em đã không ngừng nỗ lực trong học tập và đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được, công tác thi đua khen thưởng nói chung và trong ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Đó là phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền. Ở nhiều địa phương, nhiều trường, công tác thi đua còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng chất lượng dạy và học, chất lượng phong trào ở đơn vị mình. Để công tác thi đua, khen thưởng ở các trường có hiệu quả cần phải nâng cao công tác tuyên truyền tới thày cô giáo, phụ huynh, học sinh và cả xã hội về việc chống bệnh thành tích ảo trong giáo dục, chạy theo thành tích. Xuất phát từ cơ sở nhận thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi đua khen thưởng trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội ”.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_
HOÀNG HỮU TRUNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 601405
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Đình Châu
Hà Nội - 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tại Học viện Quản lý Giáo dục đãtruyền đạt, giảng dạy những kiến thức quý báu trong chương trình cao học vàgiúp đỡ kinh nghiệm cho luận văn hoàn thành được thuận lợi
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội và các đồngnghiệp Văn phòng Sở đã tạo mọi điều kiện cho tôi cả về thời gian, tinh thần,vật chất trong suốt hai năm qua
Cảm ơn Ban Thi đua khen thưởng Thành phố Hà Nội, Phòng thi đuakhen thưởng Văn phòng Bộ giáo dục và đào tạo, Thư Viện Học viện Quản lýGiáo dục đã cung cấp thông tin tư liệu
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Trần
Đình Châu, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn chỉnh luận văn
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Hoàng Hữu Trung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiêncứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiếnthức kinh điển, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Trần Đình Châu.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Hoàng Hữu Trung
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
6. Tập thể Lao động xuất sắc TT LĐXS
7. Tập thể Lao động tiên tiến TT LĐTT
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ của đề tài 4
6 Giới hạn của đề tài 5
7 Những đóng góp của đề tài 5
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1 Quản lý 6
1.1.1 Khái niệm quản lý 6
1.1.2 Bản chất của quản lý 7
1.1.3 Chức năng quản lý 8
1.1.4 Giải pháp quản lý 9
1.1.5 Quản lý giáo dục 10
1.1.6 Quản lý nhà trường 12
1.2 Thi đua, khen thưởng 16
1.2.1 Khái niệm thi đua, khen thưởng 16
1.2.2 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng 16
1.2.3 Những quy định chung 17
1.2.4 Khen thưởng và các hình thức khen thưởng 18
1.3 Thẩm quyền quyết định khen thưởng, thủ tục hồ sơ và qui trình đề nghị khen thưởng 20
1.3.1 Thẩm quyền quyết định khen thưởng và lễ trao tặng 20
1.3.2 Thủ tục, hồ sơ và quy trình đề nghị khen thưởng 22
1.3.3 Những nội dung cơ bản của công tác quản lí thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục 29
1.3.4 Hình thức khen thưởng và tiêu chuẩn khen thưởng 37
Trang 61.4 Quản lý công tác thi đua khen thưởng 40
1.4.1 Đối tượng quản lý 40
1.4.2 Chủ thể quản lý 41
1.4.3 Quản lý Công tác thi đua khen thưởng cơ bản gồm một số nhiệm vụ chính sau đây 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA CÁC TRƯỜNG THPT HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 44
2.1 Giới thiệu khái quát về Thủ đô Hà Nội 44
2.1.1 Đặc điểm về địa lý tự nhiên 44
2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế: 45
2.1.3 Hiện trạng dân số 45
2.2 Đặc điểm tình hình của giáo dục và đào tạo Hà Nội 46
2.3 Kết quả thực hiện nhiệm vụ 47
2.3.1 Triển khai thực hiện Nghị quyết, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua 47
2.3.2 Thực hiện nhiệm vụ của các cấp học, ngành học 48
2.3.3 Đổi mới công tác quản lý giáo dục 53
2.3.4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp học 58
2.3.5 Phát triển mạng lưới trường lớp học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 59
2.4 Khảo sát thực trạng 65
2.4.1 Xây dựng mẫu phiếu khảo sát 65
2.4.2 Các căn cứ đánh giá 66
2.4.3 Về nội dung khảo sát, đánh giá 67
2.5 Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại các trường THPT qua điều tra 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 74
Trang 73.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 74
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 74
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 75
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 75
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 75
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thi đua khen thưởng cho các trường THPT ở Hà Nội 76
3.2.1 Biện pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên 76
3.2.2 Biện pháp 2: Đổi mới công tác quản lý nhà trường bằng pháp chế, kế hoạch 77
3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá 78
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các cụm thi đua .79 3.2.5 Biện pháp 5: Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp 80
3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 81
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 81
3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 81
3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 81
3.3.4 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp đề xuất 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Khuyến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc,
mở đầu phong trào thi đua yêu nước của dân tộc ta Hưởng ứng lời kêu gọi ấy,hơn 60 năm qua toàn đảng, toàn quân, toàn dân đã phát động nhiều phongtrào thi đua sôi nổi, rộng khắp, góp phần tạo nên động lực to lớn, cổ vũ, độngviên đồng bào và chiến sĩ cả nước vượt qua khó khăn, gian khổ, chung sức, đồnglòng, làm nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ
Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các phongtrào thi đua đã đoàn kết chặt chẽ mọi lực lượng xã hội, dưới lá cờ cách mạngcủa Đảng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần thi đua, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêunước, động viên nhân dân cả nước hăng hái tham gia kháng chiến cứu quốc,góp phần làm nên những chiến công chói lọi, những thắng lợi vĩ đại, giành lạiđộc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, công tác thi đua khen thưởng cónhiều đổi mới về nội dung và hình thức, bám sát nhiệm vụ chính trị và tìnhhình thực tiễn Đặc biệt, trong những năm qua phong trào thi đua yêu nước đãgắn liền với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Qua đó, đã góp phần phát huy đượcsức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn,thách thức, phát triển nhanh và ngày càng bền vững Lịch sử cách mạng ViệtNam đã sản sinh ra các phong trào thi đua yêu nước và cũng chính lịch sử đãkhẳng định vị trí, vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của phong trào thi đua,công tác khen thưởng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta
Trong những năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước tacũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng nặng
nề từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịchbệnh và những chống phá của các thế lực thù địch Phát huy truyền thống, thi
Trang 9đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng; thực hiện Chỉ thị số 39 của
Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, pháthiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến từ sau Đại hội Thi đuayêu nước toàn quốc lần thứ VII đến nay, công tác thi đua khen thưởng trong
cả nước tiếp tục được phát triển, góp phần động viên, cổ vũ các cấp, cácngành, các tầng lớp nhân dân, ra sức thi đua phấn đấu khắc phục khó khăn,đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại…Kết quả của các phong trào thi đua và công táckhen thưởng 5 năm qua góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi mụctiêu, nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nổi bật là chúng ta đãứng phó có kết quả với những ứng biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thếgiới; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinhtế; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (năm 2010 tăng trưởng 6,7%),bình quân 5 năm 2006-2010 tăng trưởng 7%/năm; đời sống nhân dân tiếp tụcđược cải thiện; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm vàbảo đảm ngày càng tốt hơn; chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự antoàn xã hội được giữ vững; vị thế quốc tế của nước ta ngày càng được nângcao, khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường; công tácxây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả tích cực
Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội hiện có 1.522.445 học
sinh (tăng 159.283 học sinh) và có 2.509 trường, cơ sở giáo dục (công lập có
2.064 trường ; ngoài công lập có 445 trường) Công tác thi đua khen thưởng
đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của giáoviên cũng như học sinh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục nướcnhà Nhiều trường học đưa ra những cải tiến trong việc xây dựng mạng lướitrường lớp Nhiều tấm gương thày cô giáo đã có những sáng kiến, tìm tòi,phấn đấu học hỏi và thay đổi cách giảng dạy để phù hợp với sự đổi mới của
Trang 10ngành Giáo dục Về phía học sinh, nhiều em đã không ngừng nỗ lực trong họctập và đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế
Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được, công tác thi đua khenthưởng nói chung và trong ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng vẫn cònnhững mặt hạn chế cần phải khắc phục Đó là phong trào thi đua phát triểnchưa đồng đều giữa các vùng miền Ở nhiều địa phương, nhiều trường, côngtác thi đua còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng chất lượng dạy vàhọc, chất lượng phong trào ở đơn vị mình Để công tác thi đua, khen thưởng ởcác trường có hiệu quả cần phải nâng cao công tác tuyên truyền tới thày côgiáo, phụ huynh, học sinh và cả xã hội về việc chống bệnh thành tích ảo tronggiáo dục, chạy theo thành tích
Xuất phát từ cơ sở nhận thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi đua khen thưởngtrong các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội ”
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác thi đua khen thưởng, tổng hợpcác vấn đề liên quan đến công tác thi đua khen thưởng trong các nhà trườngcủa Luật thi đua, khen thưởng, Luật giáo dục, các văn bản về công tác thi đuakhen thưởng của TW, Thành phố Hà Nội, của Ngành giáo dục và đào tạo
- Nghiên cứu thực trạng về công tác thi đua, khen thưởng trong cáctrường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vềcông tác thi đua, khen thưởng góp phần đổi mới phong trào thi đua sao chosinh động, thiết thực, hiệu quả, không nhàm chán, tránh tình trạng nặng vềkhen thưởng, nhẹ về thi đua, phản ánh không đúng sự thật, chú trọng bề nổi, ítchiều sâu Từ đó nâng cao vai trò để công tác thi đua, khen thưởng là độnglực thúc đẩy mọi hoạt động của trường THPT
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý phong trào thi đua của Ngành giáo dục và của Ban giám hiệu các trường THPT Hoạt động và sự
hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua của giáo viên và học sinh trườngTHPT
Phạm vi nghiên cứu:
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đã đặt ra, nội dung luận văn tậptrung nghiên cứu Hoạt động và sự hưởng ứng tham gia các phong trào thi đuacủa giáo viên và học sinh nhà trường cũng như thực trạng Các biện pháp quản
lý phong trào thi đua của Ngành giáo dục và của Ban giám hiệu đối với cáctrường
- Để đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý phong trào thi đuatại các trường phổ thông Hà Nội tác giả đã tập trung điều tra, khảo sát các cán
bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THPT Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, trên cơ sở thế giới quan khoa họccủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Các phươngpháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng gồm:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích tổng
hợp những tư liệu như: Luật thi đua, khen thưởng, Luật giáo dục, các văn bản
về công tác thi đua, khen thưởng của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục
và UBND Thành phố Hà Nội
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát,
phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phươngpháp chuyên gia
5 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Trang 12- Phân tích, đánh giá thực trạng Các biện pháp quản lý phong trào thiđua của Ngành giáo dục và của Ban giám hiệu đối với các trường.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi đuakhen thưởng trong các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 Giới hạn của đề tài
Mục đích nghiên cứu đã xác định và sự chi phối của các điều kiệnkhách quan về nhận thức, về cơ chế đảm bảo, nên luận văn chỉ tập trungnghiên cứu về thực trạng công tác Thi đua, khen thưởng của các trường THPT
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương l: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác Thi đua, khen thưởng củaNgành giáo dục và các trường THPT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Một số biện pháp pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tácthi đua khen thưởng trong các trường phổ thông trên địa bàn thành phố HàNội
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Quản lý
1.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của xã hộinói chung và của các tổ chức nói riêng Các Mác viết: “ Tất cả mọi lao động
xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn,thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cánhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ
cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một ngườiđộc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạctrưởng”
Theo Đại bách khoa toàn thư (Liên Xô - 1977) quản lý được địnhnghĩa: “Quản lý - đó là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chấtkhác nhau (sinh vật, xã hội, kĩ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng,duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động”
Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động tất yếu, nó đảm bảophối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Mục tiêucủa nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt đượccác mục đích của nó với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ítnhất Với cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thìquản lý là một khoa học”
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý làtác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đếnkhách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chứcvận hành đạt được mục đích của tổ chức”
Theo Trần Kiểm trong cuốn “Giáo trình quản lý Giáo dục và trường
học”, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội 1997: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ
Trang 14lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành nhữngthành tựu của xã hội”.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự kết hợp giữa tri thức,sức lao động và lãnh đạo Sự kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển, ngược lại sựkết hợp đó không tốt thì sự phát triển sẽ dần lại hoặc sẽ làm xã hội rối ren”
Sự kết hợp đó thể hiện trước hết là ở cơ chế, chế độ, chính sách, biện phápquản lý của gia cấp thống trị và ở nhiều khía cạnh tâm lý - xã hội khác Ngườilàm công tác quản lý phải biết cách thu phục nhân tâm, động viên khích lệngười được quản lý để họ cống hiến hết mình cho công việc
Ngoài ra còn có một số nhà khoa học quan niệm: “Quản lý là thiết kế
và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trongcác nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”
Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là mộthành động, chúng tôi đồng ý với quan niệm: “Quản lý là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mụctiêu đề ra” Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa cómột định nghĩa thống nhất Một số tác giả cho quản lý là hoạt động nhằm đảmbảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Một số tácgiả khác cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợpnhững nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Tuy nhiên, theonghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người “Quản lý chính làcác hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những ngườikhác nhằm thu được kết quả mong muốn”
1.1.2 Bản chất của quản lý
Bản chất quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông quaviệc thực hiện các chức năng quản lý, là tác động có mục đích đến tập thểngười nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Trong giáo dục, đó là tác động của
Trang 15nhà QLGD đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khácnhau trong xã hội nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu QLGD.
1.1.3 Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là biểu hiện bản chất của quản lý Chức năng quản
lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoahọc quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý đãđược tách riêng, chuyên môn hoá: “Chức năng quản lý là những hình tháibiểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể người”
Chức năng quản lý là các hoạt động xác định được chuyên mônhoá, nhờ đó chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý Hay nói mộtcách khác, chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệtthông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạtđược một mục tiêu nhất định Quản lý có bốn chức năng chính sau:
- Chức năng kế hoạch hoá:
Đây là chức năng đầu tiên, có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ các hoạtđộng, là cơ sở để huy động tối đa nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân của quá trình quản lý
- Chức năng tổ chức:
Khi người Quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoánhững ý tưởng tương đối trừu tượng đó thành hiện thực Một tổ chứclành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hoá như thế Xét
về mặt chức năng Quản lý, tổ chức hình thành nên cấu trúc các quan hệgiữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họthực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổchức Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người Quản lý có thể phối hợp, điềuphối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực Thành tựu của một tổ chứcphụ thuộc nhiều vào năng lực của người Quản lý sử dụng các nguồn lựcnày sao cho có hiệu quả và có kết quả
Trang 16- Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo):
Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân
sự đã được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổchức Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và độngviên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của
tổ chức Hiển nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kếhoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyếtđịnh tới hai chức năng kia
- Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, mộtnhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động vàtiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Một kết quảhoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứngthì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn Đó cũng là quátrình tự điều chỉnh, nó diễn ra có tính chu kỳ như sau:
+ Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động.+ Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so vớichuẩn mực đã đề ra
+ Người Quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch
+ Người Quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần
Các chức năng chính của hoạt động Quản lý luôn được thực hiệnliên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chutrình quản lý Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất
cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếuđược khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý
1.1.4 Giải pháp quản lý
Giải pháp là chỉ ra cách thức xóa bỏ các mâu thuẫn hoặc tháo gỡ cáckhó khăn, hoặc khắc phục các bất cập nảy sinh từ sự vận động của sự vật hoặc
Trang 17hiện tượng nào đó Cho nên giải pháp quản lý một hoạt động xã hội là cáchthức xóa bỏ các mâu thuẫn hoặc tháo gỡ các khó khăn, hoặc khắc phục cácbất cập nảy sinh từ chính hoạt động đó và từ các mối quan hệ biện chứng giữamôi trường của hoạt động với hoạt động ấy.
Lôgic của việc đề xuất một giải pháp quản lý một hoạt động xã hội làdựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn quản lý hoạt động đó để phát hiện cácnguyên nhân (do mâu thuẫn, khó khăn và bất cập nảy sinh trong thực tiễnquản lý hoạt động ấy); từ đó chỉ ra cách thức xóa bỏ các mâu thuẫn, hoặc tháo
gỡ khó khăn, hoặc khắc phục các bất cập nhằm làm cho hoạt động đó có chấtlượng có hiệu quả hơn Mỗi cách thức xóa bỏ một mâu thuẫn, tháo gỡ mộtkhó khăn, khắc phục một bất cập là một giải pháp quản lý
1.1.5 Quản lý giáo dục
1.1.5.1 Khái niệm về giáo dục
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích làm biếnđổi năng lực nhận thức, tình cảm thái độ của người học theo hướng tích cực.Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ýthức từ bên ngoài
Mặt khác giáo dục xã hội nhằm thực hiện cơ chế truyền đạt kinhnghiệm lịch sử của xã hội loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau,đểthế hệ đi sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển một cách sáng tạo, làm cho xãhội phát triển không ngừng
1.1.5.2 Khái niệm Quản lý Giáo dục
Cũng như quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục là hoạt động có ýthức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình Chỉ có conngười mới có khả năng khách thể hóa mục đích, nghĩa là thể hiện cái nguyênmẫu lý tưởng của tương lai được biểu hiện trong mục đích đang ở trạng tháikhả năng sang trạng thái hiện thực Chúng ta biết, mục đích giáo dục cũngchính là mục đích của quản lý (tuy nó không phải là mục đích duy nhất của
Trang 18mục đích quản lý giáo dục) Đây là mục đích có tính khách quan Nhà quản
lý, cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội …bằng hành động của mình sẽ thực hiện mục đích đó trong hiện thực
Thực tế, khái niệm “quản lý giáo dục” có nhiều cấp độ Trong đó có haicấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô Cấp quản lý vĩ mô tương ứng vớiviệc quản lý một đối tượng có quy mô lớn nhất, bao quát toàn bộ hệ thống.Nhưng trong hệ thống này lại có nhiều hệ thống con, tương ứng với hệ thốngcon có hoạt động quản lý vi mô
Quan niệm về quản lý vĩ mô và quản lý vi mô trong giáo dục, sẽ gồmhai nhóm khái niệm tương ứng: quản lý một hệ thống giáo dục (quản lý vĩmô) và quản lý một nhà trường (quản lý vi mô)
- Theo Đặng Quốc Bảo: "Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạtđộng điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạothể hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội"
- Theo Phạm Minh Hạc:"Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của nó tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục của Đảng để đạt tới mục tiêu giáo dục."
- Theo Nguyễn Ngọc Chung:" Quản lý giáo dục là hệ thống tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể, quản lí nhằm làm cho hệthống giáo dục quốc dân vận hành theo đường lối, nguyên tắc giáo dục củaĐảng Thực hiện được tiêu chuẩn của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình giáo dục thể hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đạt tới mụctiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất"
Nhưng theo cách hiểu nào thì cũng đi đến quan điểm chung là:
- Điều hành các lực lượng xã hội: Có chủ thể tác động qua lại tới đốitượng bằng mục đích kế hoạch
- Theo chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Đạt được mục tiêu giáo dục
Trang 19Vậy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp với các lựclượng xã hội của nhà quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm đạt tới mụctiêu giáo dục đề ra.
1.1.6 Quản lý nhà trường
1.1.6.1 Khái niệm nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chứcnăng kiên tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhấtđịnh của xã hội đó nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinhnghiệm xã hội nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đạt ra cho nhómdân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệmcủa xã hội "
Trong định nghĩa trên một vấn đề chưa đề cập đến tường minh đó làbản chất giai cấp, Lê -Nin đã vạch rõ một cách công khai là: Trong xã hội củagiai cấp nhà trường luôn phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như mộtthiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đoào tạo thể hệ trẻ thành nhữngcông dân hữu ích cho tương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng có tổ chứcchặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các chứcnăng của mình mà không có một thiết chế nào có thể thay thế được
Từ đó, ta có thể hiểu: "Nhà trường là một thiết chế xã hội thực hiệnchức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xãhội, thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội theonhững dấu hiệu phân biệt nói trên"
Hiện nay, khái niệm nhà trường đã được mở rộng nhờ việc đa dạng hóaphương thức Giáo dục - Đào tạo Thông qua các phương tiện thông tin vàtruyền hình hiện đại, những sự đổi mới kỷ thuật đã và đang mở rộng phạm vi
và yêu cầu hoạt động của nhà trường Nhà trường phải trở thành một bộ phậncủa xã hội thông tin Tuy nhiên vấn có những dự báo không lạc quan về việc
Trang 20nhà trường sẽ bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của mình đến thể hệ trẻ dưới tácđộng của sự phát triển khoa học công nghệ Nhưng dù trong tương lai khoahọc - công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển mạnh đến đâu, quátrình đó có thể có những thay đổi nhất định, nhưng dẫu thể nào dó vẫn là mộtquả trình tất yếu và chỉ có thể được thực hiện chủ yếu ở nhà trường Hơn nữa,giáo dục là một hiện tượng vĩnh hằng thì nhà trường cũng sẽ tồn tại mãi mãicho dù khái niệm nhà trường sẽ được đa dạng hóa.
1.1.6.2 Quản lý nhà trường
Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thựchiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức làđưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục,mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh
Theo tác giả Bùi Trọng Tuân thì Quản lý nhà trường bao gồm quản líbên trong nhà trường (nghĩa là quản lí từng thành tố: mục đích giáo dục - đàotạo, nội dung giáo dục - đào tạo, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,đội ngũ giáo viên và CBCNV, tập thể học sinh và cơ sở vật chất , các thành
tố này quan hệ qua lại lẫn nhau và tất cả đều thực hiện chức năng giáo dục đào tạo) và quản lí các mối quan hệ giữa nhà trường với môi trường xã hộibên ngoài
-Như vậy, quản lý nhà trường là tập hợp các tác động tối ưu của chủ thểquản lý (thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý) đến tập thể CBGV
và học sinh nhằm sử dụng hợp lí nguồn lực do nhà nước đầu tư, do các lựclượng xã hội đóng góp và do chính nhà trường tạo ra nhằm đẩy mạnh mọihoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học, thực hiện cótrách nhiệm, hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lêntrạng thái mới
Quản lý nhà trường là tác động một cách có mục đích và có kế hoạch
mà toàn bộ các lực lượng giáo dục nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động các
Trang 21lực lượng này, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện đảmbảo thực hiện có kết quả những chỉ tiêu phát triển về số lượng và chất lượngcủa sự nghiệp giáo dục theo phương hướng của mục tiêu giáo dục.
* Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trườngQuản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lýgiáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy,giáo dục, học tập của nhà trường
Quản lý nhà trường gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thểbên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộngđồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm định hướng sựphát triển của nhà trường và hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện phươnghướng phát triển đó
Tác động của những chủ thể bên ngoài nhà trường bao gồm:
+ Quản lý giáo việc;
+ Quản lý học sinh;
+ Quản lý quá trình dạy học - giáo dục;
+ Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học;
+ Quản lý tài chính trường học;
+ Quản lý mỗi quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng
1.1.6.3 Hoạt động quản lý nhà trường
Các hoạt động quản lý của hiệu trưởng nhà trường:
- Quản lý quá trình sư phạm (Quản lý quá trình dạy học và các hoạtđộng giáo dục người học về tri thức, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ,…)
- Quản lý các hoạt động mang tính điều kiện cho hoạt động dạy học vàcác hoạt động giáo dục nói trên
- Quản lý công tác thi đua khen thưởng để trở thành động lực quantrọng góp phần động viên đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và các em học
Trang 22sinh khắc phục mọi khó khăn phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình.
Để quản lý được 2 lĩnh hoạt động của nhà trường nêu trên, hiệu trưởngphải quản lý các hoạt động mang tính tổng thể như sau:
a) Quản lý hoạt động thiết lập và thực thi luật pháp, chính sách, điều lệ,quy chế và cơ chế giáo dục trong các học viện, các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp, các trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổchức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân thìquản lý lĩnh vực hoạt động này nhìn chung là trách nhiệm của đội ngũ cán bộquản lý các cấp trong trường trên cơ sở dựa vào các đầu mối như phòng hànhchính - tổng hợp hoặc văn phòng, phòng công tác chính tri,…( Các đơn vị cóchức năng tham mưu và thực thi theo các quyết định của hiệu trưởng)
b) Quản lý bộ máy tài chính và nhân lực nhà trường
- Thiết lập cơ cấu bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ và quản lý nhân
sự trong trường học
- Quản lý lĩnh vực xây dựng và phát triển nhân sự có bản chất là quản
lý công tác tổ chức cán bộ (tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng thực hiệncác chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức,…)
- Điều hành độ ngũ nhân lực thực hiện các nhiệm vụ:
- Dạy học và các hoạt động giáo dục khác: Phải hiểu rộng ra hoạt độngdạy học ở đây nằm trong công tác đào tạo hoặc bồi dưỡng, không chỉ là dạyhọc lý thuyết mà cả thực hành (trong đó có dạy nghề) Ngoài các nhà trườngmầm non và phổ thông, trong các nhà trường khác hai lĩnh vực quản lý nàyđược giao cho một tổ chức có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện làphòng (hoặc ban) mang tên đào tạo hoặc giáo vụ
- Thiết lập chương trình, giáo trình và tài liệu: Nhà trường mầm non vàphổ thông (có chương trình và sách giáo khoa do bộ giáo dục và đào tạo quyđịnh)
Trang 23- Nghiên cứu khoa học, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm:
- Thi tuyển sinh, thi cấp văn bằng, chứng chỉ: Đây là chức năng thammưu và thực hiện của phòng (Ban) đào tạo ở các trường học có thẩm quyền tổchức thi và cấp văn bằng
c) Quản lý việc huy động và sử dụng các nguồn tài lực và vật lực giáodục của nhà trường
- Lĩnh vực quản lý này bao gồm quản lý cơ sở hạ tầng (đất đai, sânvườn,…); các thiết bị kĩ thuật dạy học; thư viện; phòng thí nghiệm; tài chính(kinh phí được cấp và tự có từ các hoạt động) của nhà trường
- Trong các nhà trường của cơ sở giáo dục phổ thông, nhìn chung chứcnăng tham mưu và tổ chức thực hiện thuộc tổ văn phòng của nhà trường
- Riêng quản lý tài chính của nhà trường và công tác huy động kinh phícho các hoạt động của nhà trường và công tác quản lý chi tiêu kinh phí (từnguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn khác) trong các nhà trường của cơ sởgiáo dục phổ thông, tổ văn phòng của nhà trường có chức năng tham mưu vàthực hiện
1.2 Thi đua, khen thưởng
1.2.1 Khái niệm thi đua, khen thưởng
* Thi đua là gì?
Theo Luật Thi đua, Khen thưởng: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với
sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thànhtích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
* Khen thưởng là gì?
Theo Luật Thi đua, Khen thưởng: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểudương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cánhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
1.2.2 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
* Quan hệ giữa thi đua và khen thưởng:
Trang 24Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ biện chứng, thi đua là cơ sở đểxem xét, bình bầu khen thưởng; còn khen thưởng để động viên, tôn vinh, ghinhận thành tích của các cá nhân, tập thể trong các phong trào thi đua Khenthưởng đúng sẽ có tác động trở lại phong trào thi đua Trái lại, khen sai sẽphản tác dụng, làm hạn chế tính tích cực của thi đua.
- Quan hệ giữa danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng:
Danh hiệu thi đua là cơ sở để xét khen thưởng thường xuyên; hình thứckhen thưởng để ghi nhận, biểu dương những cá nhân, tập thể có nhiều nămđạt danh hiệu thi đua hoặc các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trongcác phong trào thi đua theo chuyên đề, theo đợt hoặc khen thành tích đột xuất
1.2.3 Những quy định chung
- Thi đua và danh hiệu thi đua
- Khái niệm: Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tônvinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua
- Hình thức thi đua: Có 2 hình thức thi đua:
* Thi đua thường xuyên: Mỗi năm tổ chức một lần nhằm thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị trong năm; thủ trưởng đơn vị quản lý cán bộ, trả lương cóthẩm quyền phát động phong trào thi đua và đánh giá toàn diện thành tíchhàng năm cho các tập thể và cá nhân bằng các danh hiệu thi đua và các hìnhthức khen thưởng thường xuyên
* Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt): Tuỳ theo tính chất công việc
cần giải quyết có thể phát động thi đua trong thời gian dài hay ngắn, với đốitượng và phạm vi thi đua rộng hay hẹp Thi đua chuyên đề hay theo đợt nhằmvào việc khó, việc mới, việc còn tồn tại để phát động
- Danh hiệu thi đua gồm:
+ Danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
1 Chiến sỹ thi đua toàn quốc
2 Chiến sỹ thi đua cấp bộ, tỉnh
Trang 253 Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
4 Lao động tiên tiến
+ Danh hiệu thi đua đối với tập thể:
1 Cờ thi đua của Chính phủ
2 Cờ thi đua của tỉnh, Bộ
3 Tập thể lao động xuất sắc
4 Tập thể lao động tiên tiến
* Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua: Mỗi loại danh hiệu thi đua đượcquy định bằng các tiêu chuẩn cụ thể; danh hiệu thi đua xét trên cơ sở đánh giáthành tích toàn diện trong năm của cá nhân, tập thể Trên cơ sở đăng ký thiđua đầu năm để xem xét, căn cứ vào thành tích đạt được trong năm từng loạidanh hiệu để xét thông qua hình thức suy tôn bàng phiếu kín của Hội đồng thiđua, khen thưởng cùng cấp
* Thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua thực hiện theo nguyên tắccấp nào quản lý lương và bổ nhiệm cán bộ thì cấp đó công nhận danh hiệu thiđua và đề nghị cấp trên công nhận danh hiệu thi đua
1.2.4 Khen thưởng và các hình thức khen thưởng
- Khái niệm: Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh côngtrạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thànhtích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Các hình thức khen thưởng: Có 7 hình thức khen thưởng gồm:
+ Huân chương có 10 loại là:
1 Huân chương Sao vàng
2 Huân chương Hồ Chí Minh
3 Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì, ba
4 Huân chương Quân công hạng nhất, nhì, ba
5.Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba
6.Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba
Trang 267.Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, nhì, ba.
8.Huân chương Dũng cảm
9.Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc
10.Huân chương Hữu nghị
+ Huy chương có 4 loại là:
1 Huy chương Quân kỳ Quyết thắng
2 Huy chương Vì an ninh Tổ quốc
3 Huy chương Chiến sỹ vể vang hạng nhất, nhì, ba
4 Huy chương Hữu nghị
+ Danh hiệu vinh dự Nhà nước có 8 loại là:
1 Tỉnh anh hùng, thành phố anh hùng
2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng
3 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
4 Anh hùng Lao động
5 Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú
6 Thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú
7.Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú
8.Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú
+ Giải thưởng có 2 loại là:
1 Giải thưởng Hồ Chí Minh
2 Giải thưởng Nhà nước
+ Kỷ niệm chương, huy hiệu
+ Bằng khen:
1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
2 Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương
+ Giấy khen: Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện, xã; giám đốc
các sở và tương đương tặng giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành
Trang 27tích xuất sắc trong các phong trào thi đua chuyên đề; theo đợt và khen thưởngđột xuất
- Tiêu chuẩn các hình khen thưởng: Mỗi hình thức khen thưởng có mộttiêu chuản quy định riêng, tiêu chuẩn đó xét trên các góc độ: trên cơ sở củadanh hiệu thi đua hàng năm, cơ sở về thành tích đóng góp, cơ sở về phạm viảnh hưởng của thành tích (riêng khen thưởng công hiến căn cứ vào chức vụ
và thời gian cống hiến)
- Đối tượng khen thưởng: Bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài,người nước ngoài, và người nước ngoài ở Việt Nam nếu có thành tích đónggóp cho sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam đều được nhà nước Việt Namkhen thưởng
1.3 Thẩm quyền quyết định khen thưởng, thủ tục hồ sơ và qui trình
đề nghị khen thưởng
1.3.1 Thẩm quyền quyết định khen thưởng và lễ trao tặng
a) Thẩm quyền quyết định khen thưởng:
- Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, Giải thưởng
Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
- Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ, danhhiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tặng Kỷ niệm chương
“Vì sự nghiệp giáo dục” cho cá nhân; Bằng khen cho cá nhân hoặc tập thể;công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; danh hiệu Tập thể Lao độngxuất sắc cho các trường và đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ chức thuộc Bộ; Cờthi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thủ trưởng các đơn vị có tài khoản riêng, con dấu riêng, quyết địnhtặng giấy khen cho các cá nhân, tập thể; công nhận danh hiệu Lao động tiêntiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở và Tập thể lao động tiên tiến
Trang 28b) Lễ trao tặng: Lễ trao tặng được thực hiện theo Nghị định số154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức Nhànước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh
dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằngkhen của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tổ chức trang trọng và tiết kiệm cụthể như sau:
- Đối với Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước,Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, sau khi nhận được thôngbáo của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cũng như các quyếtđịnh, hiện vật khen thưởng, Thủ trưởng đơn vị lập kế hoạch tổ chức đón nhận,trình Bộ trưởng (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng) Sau khi
có ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khenthưởng phối hợp với đơn vị tổ chức công bố, trao tặng;
- Đối với danh hiệu thi đua: Cờ thi đua của Chính phủ, Chiến sĩ thi đuatoàn quốc hoặc hình thức khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủcho cá nhân, tập thể, sau khi nhận được thông báo của Thường trực Hội đồngThi đua - Khen thưởng cũng như các quyết định, hiện vật khen thưởng, Thủtrưởng đơn vị chủ động lập kế hoạch, tổ chức công bố, trao tặng cho các cánhân, tập thể được khen thưởng của đơn vị Đơn vị có trách nhiệm thông báo
kế hoạch cho Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng biết để chỉ đạo,theo dõi;
- Đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyềnquyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng uỷ quyền choThủ trưởng các đơn vị tổ chức công bố, trao tặng cho các cá nhân, tập thểđược khen thưởng của đơn vị Đối với cá nhân, tập thể thuộc các đơn vị của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, hằng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức công bố
và trao thưởng một lần vào dịp Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viênchức cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 291.3.2 Thủ tục, hồ sơ và quy trình đề nghị khen thưởng
a) Thủ tục đề nghị, quy trình khen thưởng
- Thủ trưởng các trường và đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
có nghĩa vụ và trách nhiệm khen thưởng theo thẩm quyền quy định tại điểm akhoản 1 mục IV của Thông tư này và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
để Bộ trưởng Trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua-Khen thưởngTrung ương) khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng hoặc Cờ thi đua củaChính phủ; trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để Bộ trưởng trình Thủtướng Chính phủ (qua Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương) xét trình Chủtịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng Hồ Chí Minh,Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước (Anh hùng lao động chotập thể và cá nhân; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú);
- Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua thì cấp đó lựa chọn cá nhân,tập thể xuất sắc, tiêu biểu để công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng hoặc
đề nghị cấp trên phong tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng;
- Các sở giáo dục và đào tạo có nghĩa vụ và trách nhiệm khen thưởngtheo thẩm quyền và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (qua Ban Thi đua- Khen thưởng của tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương) theo quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ và các văn bảnquy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương BộGiáo dục và Đào tạo thực hiện việc hiệp y khen thưởng theo đề nghị của BanThi đua-Khen thưởng Trung ương Quy trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạokhen thưởng theo thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng thì thực hiện như quyđịnh đối với các trường và đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường thuộc Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó khen thưởng hoặc
đề nghị khen thưởng theo đúng thẩm quyền đã được quy định Những trườnghợp đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo Quyết định số 26/2005/
Trang 30QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và Quyết định số27/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệpgiáo dục”; những trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân,Nhà giáo ưu tú thực hiện theo Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủtục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú của Bộ Giáodục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc hiệp y khen thưởngtheo đề nghị của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương.
b) Hồ sơ đề nghị khen thưởng:
Thường trực Hội đồng Thi đua- Khen thưởng ngành giáo dục có tráchnhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong toàn ngành
và các trường thuộc Bộ, ngành theo đúng quy định
- Đối với hình thức khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng (cho các tậpthể và cá nhân), Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các tập thể gồm:
+ Tờ trình của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các đơn vị, cánhân trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Thủ trưởng các trường, đơn vịtrực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (kèm theo danh sách);
+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua-Khen thưởng ngành giáo dục tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khenthưởng của trường, đơn vị thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đàotạo;
+ Báo cáo thành tích của tập thể và cá nhân đề nghị khen thưởng có xácnhận của cấp có thẩm quyền
Đối với các cơ sở giáo dục thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ươngkhác đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng thì ngoài các hồ sơ trênphải có văn bản đề nghị của Bộ, ngành chủ quản
Trang 31- Đối với hình thức khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáodục” cho các cá nhân:
Hồ sơ của Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, học viện, cáctrường đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các bộ, ban, ngành (cótrường học), Đại học Quốc gia đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Công văn đề nghị (phụ lục Mẫu 1.1 kèm theo);
+ Danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sựnghiệp giáo dục” (phụ lục Mẫu 1.5 kèm theo) và đĩa mềm hoặc đĩa CD có ghidanh sách này bằng phông chữ Unicode cỡ chữ 14
Nếu cá nhân được đề nghị là người ngoài ngành giáo dục thì phải cóthêm hồ sơ của các cá nhân đề nghị (phụ lục Mẫu 1.3, 1.4 kèm theo) Đối vớicác trường đơn vị thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ngoàicông văn, danh sách các cá nhân phải gửi hồ sơ của các cá nhân đề nghị (bảntóm tắt thành tích cá nhân theo mẫu, viết rõ ràng không tẩy xoá; bản sao cácquyết định hoặc giấy chứng nhận đạt danh hiệu thi đua) Nếu cá nhân được đềnghị là người nước ngoài thì phải có thêm sơ yếu lý lịch, thành tích của cánhân, ý kiến nhất trí của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an
- Hồ sơ đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động đối vớicác cá nhân, tập thể thuộc các trường, đơn vị thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo, (đóng thành quyển) gồm:
+ Tờ trình đề nghị
+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua-Khen thưởng
+ Biên bản kiểm phiếu bầu
+ Báo cáo thành tích của tập thể hoặc cá nhân đề nghị
+ Tóm tắt thành tích của cá nhân hoặc tập thể đề nghị (không quá 2trang A4)
Số bộ hồ sơ gửi về Bộ là 30 bộ (trong đó có 3 bộ có dấu đỏ các bộ cònlại là bản photocopy)
Trang 32Đối với các tập thể hoặc cá nhân trong ngành giáo dục thuộc các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành đoàn thể Trung ương cótrường học khi trình khen thưởng cấp Nhà nước cần có sự hiệp y của Bộ Giáodục và Đào tạo thì hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương;
+ Báo cáo thành tích, tóm tắt thành tích của đơn vị hoặc cá nhân được
+ Báo cáo thành tích (phụ lục Mẫu 4 kèm theo);
+ Tóm tắt thành tích (tuỳ theo từng loại đề nghị);
Số bộ hồ sơ gửi về Bộ: Đề nghị tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, công nhận Tập thể lao động xuất sắc, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Chiến
sĩ thi đua cơ sở 10 bộ; Đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Huân chươngLao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 15 bộ có cả tóm tắt thànhtích; Đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương Saovàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập 30 bộ có cả tóm tắtthành tích
c) Thời gian gửi hồ sơ:
- Hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công nhậnTập thể lao động xuất sắc, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Chiến sĩ thi đua cơ sở vàtặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi về Bộ Giáo dục vàĐào tạo trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
Trang 33- Hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ; phong tặng danh hiệuChiến sĩ thi đua toàn quốc gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày ngày 31tháng 7 hàng năm (theo dấu bưu điện);
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướngChính phủ hàng năm trình đợt 1 trước ngày 31 tháng 3 và đợt 2 trước ngày 31tháng 7 hàng năm
d) Thời gian thẩm định hồ sơ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đối với tất cảcác trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, kể từ thời gian tiếp nhận: 15 ngày làm việcđối với hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ niệm chương
“Vì sự nghiệp giáo dục”; 30 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị công nhậndanh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo,Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Cờ thi đua của Chính phủ, đề nghị khen thưởng:Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động các hạng; 45ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toànquốc, Anh hùng Lao động, đề nghị khen thưởng Huân chương Độc lập, Huânchương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng
1.3.2.1 Thủ tục
Thực hiện theo Điều 85 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 61 Nghịđịnh số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng vàLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng Các sởgiáo dục và đào tạo, các trường đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị trực thuộc BộGiáo dục và Đào tạo khi phát hiện những tập thể, cá nhân có những hànhđộng dũng cảm hoặc lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu,công tác, lao động, học tập cần gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thủtục đơn giản gồm: Tờ trình đề nghị của đơn vị, bản tóm tắt thành tích của cơquan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đềnghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản
Trang 341.3.2.2 Quy trình đề nghị khen thưởng
a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Thường trực Hội đồng Thi đua -Khenthưởng ngành có trách nhiệm thẩm định các danh hiệu thi đua, hình thức khenthưởng theo quy định hiện hành, tổng hợp trình Bộ trưởng hoặc trình Hộiđồng Thi đua -Khen thưởng ngành xét Đối với hồ sơ chưa đúng quy định,Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng ngành có trách nhiệm thông báocho đơn vị trình, trong thời gian thẩm định;
b) Đối với hình thức khen thưỏng Huân chương Sao vàng, Huânchương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động, Thường trực Hộiđồng Thi đua - Khen thưởng ngành báo cáo Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồngcho ý kiến chấp thuận trước khi tiến hành đưa ra Hội đồng Thi đua - Khenthưởng ngành xét, bỏ phiếu tán thành Trước khi trình Thủ tướng xét trìnhChủ tịch nước (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ)phải thông qua Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương Độc lập,Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành báo cáo Bộ trưởng - Chủtịch Hội đồng cho ý kiến chấp thuận trước khi tiến hành đưa ra Hội đồng Thiđua- Khen thưởng ngành xét, bỏ phiếu tán thành Thường trực Hội đồng Thiđua -Khen thưởng ngành hoàn tất thủ tục, hồ sơ trình lãnh đạo Bộ ký duyệt gửiBan Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủtịch nước quyết định khen thưởng;
d) Đối với danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ hoặc Bằng khen củaThủ tướng Chính phủ, Huân chương lao động các hạng, Thường trực Hộiđồng Thi đua - Khen thưởng ngành báo cáo Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồngcho ý kiến chấp thuận trước khi gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Hộiđồng hoặc các uỷ viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành.Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành tổng hợp các ý kiếntrình Chủ tịch Hội đồng quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ trình lãnh đạo Bộ ký
Trang 35gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh hoặc Trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước quyết địnhkhen thưởng;
đ) Đối với danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bằngkhen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệpgiáo dục”, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành tổng hợp báocáo trình Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng quyết định khen thưởng;
e) Đối với việc khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”hoặc Huân chương Hữu nghị cho cá nhân là người nước ngoài, Thường trựcHội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế, xin
ý kiến Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, tổng hợp báo cáo trình Bộ trưởng - Chủtịch Hội đồng quyết định khen thưởng;
g) Đối với việc khen thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài ngành giáo dục:Thủ trưởng đơn vị có quan hệ trực tiếp lập tờ trình kèm báo cáo tóm tắt thànhtích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng, gửi Thường trực Hộiđồng Thi đua-Khen thưởng ngành để thẩm định trình Bộ trưởng, Chủ tịch Hộiđồng quyết định Đối với việc khen thưởng cho tập thể, cá nhân của các Bộ,ngành có trường học do Bộ, ngành chủ quản xét có văn bản (kèm theo danhsách và báo cáo thành tích) đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng gửi
về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành giáo dục để thẩmđịnh trình Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quyết định;
h) Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng ngành có trách nhiệm
đề xuất các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đối với các đồng chílãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trình Hội đồng Thi đua-Khen thưởng ngànhxét để có ý kiến tư vấn của Hội đồng trình Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồngquyết định
Trang 361.3.3 Những nội dung cơ bản của công tác quản lí thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục
1.3.3.1 Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua ngành giáo dục
a) Thi đua thường xuyên
- Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của
cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hằngngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Đối với tổ, khối chuyên môn, tổ hành chính, khoa, phòng, tổ bộ môn
và cả nhà trường, cơ sở giáo dục; các tổ, phòng, ban và tương đương củaphòng giáo dục và đào tạo và cả phòng giáo dục và đào tạo; các phòng, ban
và tương đương của sở giáo dục và đào tạo và cả sở giáo dục và đào tạo việcbình xét thi đua được thực hiện theo năm học
b) Thi đua theo đợt
Là hình thức thi đua do cơ sở giáo dục phát động theo chủ đề, chủđiểm, hằng tháng, học kỳ để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học; Phòng giáo dục
và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thi đuatheo đợt, theo chuyên đề, hội thi nhằm thực hiện các chuyên đề, chương trình,
đề án, hoặc giải quyết những nhiệm vụ đột xuất của ngành trong một thời giannhất định Tổng kết thi đua theo đợt có đánh giá kết quả, tác dụng của phongtrào, công khai lựa chọn, bình xét, biểu dương, khen thưởng các tập thể và cánhân tiêu biểu xuất sắc, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các gương điểnhình tiên tiến trong ngành giáo dục
c) Tiêu chuẩn và việc bình xét danh hiệu thi đua
- Tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
Trang 37+ Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia cácphong trào thi đua;
+ Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;
sổ sách đầy đủ theo quy định; giảng dạy đạt chất lượng tốt trong cả năm họcnhất là thông qua các kỳ hội giảng, thao giảng được đồng nghiệp đánh giá xếploại và suy tôn; đạt hiệu quả cao trong giáo dục học sinh theo mục tiêu,nguyên lý giáo dục; tổ chức, quản lý tốt học sinh, quan tâm giáo dục học sinh
cá biệt (nếu có), chăm lo giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn Xây dựngmối quan hệ mật thiết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội phốihợp giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường;
+ Đối với cán bộ, công chức, công nhân viên chức làm việc trong các
cơ quan, đơn vị phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chấtlượng cao; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhànước, có tinh thần tương trợ; tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên mônnghiệp vụ, có ý thức tích cực trong việc cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủtục hành chính nâng cao năng suất lao động; có đạo đức, lối sống lành mạnh
+ Danh hiệu Lao động tiên tiến được xét tặng hằng năm, mỗi năm xéttặng một lần Đối với các cá nhân thuộc đối tượng 1 việc xét tặng vào thờiđiểm kết thúc năm học; đối với các cá nhân thuộc đối tượng 2 xét tặng vàocuối năm dương lịch;
Trang 38+ Đối với các cá nhân có đăng ký thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao (bao gồm hoàn thành số lượng và chất lượng các công việc được giao đạtnăng suất, chất lượng hiệu quả cao) mới được đưa vào danh sách để Hội đồngThi đua-Khen thưởng xét công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến Nhữngngười đạt danh hiệu Lao động tiên tiến phải được lựa chọn trong số nhữngngười hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
1.3.3.2 Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở
- Tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở:
+ Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu Lao động tiên tiến;
+ Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăngnăng suất lao động
- Việc áp dụng cụ thể tiêu chuẩn có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đểtăng năng suất lao động đối với ngành giáo dục trong việc bình xét danhhiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở như sau:tích cực tham gia các phong trào thi đua;tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; có đạo đức, lốisống lành mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt năng suất vàchất lượng cao cụ thể là: thực hiện đúng, đủ chương trình, thực hiện nghiêmtúc quy chế, quy định của ngành, của cơ sở giáo dục như: soạn bài, chấm bài,lên lớp, kiểm tra đánh giá học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học;
+ Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổthông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng: cósáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới vào giảng dạy đểnâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả đào tạo, được Hội đồng khoa họccấp cơ sở đánh giá và công nhận;
+ Đối với giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp: có sáng kiến, cảitiến kỹ thuật do Hội đồng khoa học của trường công nhận và được áp dụngtrong phạm vi nhà trường;
Trang 39+ Đối với giảng viên: có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng côngnghệ mới vào giảng dạy nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nângcao hiệu quả đào tạo hoặc những đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồngkhoa học cấp trường trở lên đánh giá, xếp hạng từ khá trở lên và được ápdụng trong quá trình đào tạo, sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực;
- Chiến sĩ thi đua cơ sở được lựa chọn trong số cá nhân tiêu biểu đạtdanh hiệu Lao động tiên tiến, cá nhân đó nhất thiết phải có sáng kiến cải tiến
kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ để tăng năng suất lao động, được Hội đồngkhoa học cấp cơ sở xét công nhận;
1.3.3.3 Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ được xét tặng cho những cá nhântiêu biểu trong số những cá nhân có 03 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thiđua cơ sở và thành tích, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cá nhân đó có phạm viảnh hưởng đối với ngành giáo dục
1.3.3.4 Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được xét tặng cho những cánhân tiêu biểu trong số những cá nhân có 02 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến
sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và thành tích, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cá nhân đó có ảnhhưởng trong phạm vi toàn quốc;
1.3.3.5 Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến
- Tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
+ Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
+ Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến
và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
+ Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước
Trang 40-Việc bình xét danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến được thực hiện cụthể như sau:
+ Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến được xét tặng hằng năm, mỗinăm xét tặng một lần vào thời điểm kết thúc năm học đối với các tập thểthuộc đối tượng 1 và kết thúc năm dương lịch đối với các tập thể thuộc đốitượng 2;
+ Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến là danh hiệu của tập thể tiêubiểu được lựa chọn trong số các tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Trong từng cấp học được cụ thể hoá trong nhà trường như sau:
Đối với cơ sở giáo dục mầm non: đảm bảo chỉ tiêu phát triển vững
chắc, có nhiều biện pháp huy động trẻ em đến lớp; cải tiến chăm sóc giáo dụctrẻ, làm tốt công tác phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ cáccháu và cộng đồng; đại bộ phận trẻ em trong nhà trường có sức khoẻ ở kênh
A, không có dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn xảy ra trong nhà trường, đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm; xây dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp; chất lượngchuyên môn được phòng giáo dục và đào tạo xếp loại từ khá trở lên;
Đối với trường tiểu học: Thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung,
kế hoạch dạy học theo quy định; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ;
có biện pháp, để huy động học sinh đi học, duy trì sĩ số; cải tiến phương phápgiảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo; đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp Trongtrường không có biểu hiện gian dối trong quá trình đánh giá cho điểm, xếploại học sinh; chất lượng chuyên môn được phòng giáo dục và đào tạo kiểmtra đánh giá xếp loại chất lượng giáo dục đạt loại khá trở lên;
Đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung họcphổ thông có nhiều cấp học và các trung tâm giáo dục thường xuyên: Thựchiện nghiêm túc chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học theo quy định; tổchức tốt các hoạt động giáo dục, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh