TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC 3 MÔN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI GVHD: Ts. Hồ Văn Liên SVTH: Nhóm 8 1. Đặng Mạnh Cường 2. Dương Thị Diễn 3. Võ Thị Kim Liễu 4. Nguyễn Đức Nhân Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 1012 Chân Dung Nhà Giáo Dục 1. Tiểu sử U-Sin-Xki sinh năm 1824 tại thành phố Toula gần Matxcơva trong một gia đình quý tộc bị phá sản. Năm 22 tuổi, ông tốt nghiệp hệ Pháp lý trong trường Đại học Matxcơva với một thành tích suất sắc. Ông được cử làm trợ giảng về chuyên khoa Pháp luật trong trường Đại học I-a- vô-xlat. Sau 3 năm ông bị chính quyền Nga hoàng bãi chức vì có những tư tưởng tiến bộ và liên hệ mật thiết với sinh viên. Ông không có việc làm và rơi vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ông phải làm một số chức lặt vặt trong nội vụ. Năm 1854, nhờ người bạn giá giới thiệu ông nhận dạy Tiếng Nga và sau đó làm thanh tra ở viện trẻ mồ côi Ca-Trin. Thời kỳ này ông bắt đầu quan tâm nghiên cứu các tài liệu giáo dục, tham gia viết bài trên các tờ báo giáo dục trong nước. Năm 1859, U-sin-xki đã trở thành một nhà giáo dục danh tiếng và ông được cử làm thanh tra trong học viện phụ nữ ở Xmo-ly. Ông đã tiến hành rất nhiều cải cách, áp dụng các biện pháp mới, đem lại những biến đổi quan trọng trong đời sống giảng dạy và học tập của nhà trường. Ngoài hệ thống giáo dục 7 năm, ông mở ra hệ giáo dục đào tạo 2 năm sư phạm để đào tạo cô giáo (giáo viên phụ nữ). Ông còn phụ trách tờ nguyệt san của sBộ giáo dục. Năm 1862, ông được phái ra nước ngoài để nghiên cứu tình hình giáo dục phụ nữ. Ở ngoại quốc 5 năm, ông đã nghiên cứu nữ học ở nhiều nước, nhất là ở Thuỵ Sĩ và Đức. Tuy nhiên, thực chất của việc cử ông đi học là để đày ải nhà giáo dục đã không ăn cánh với chính quyền lãnh đạo thời kỳ đó. U-Sin-Xki là người đã đấu tranh không mệt mỏi để chống lại những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu và xây dựng ra một hệ thống giáo dục mới, tiến bộ. Trong cả cuộc đời cống hiến cho giáo dục của mình, ông đã để lại một số tác phẩm có giá trị sau: + Thế giới nhi đồng. + Bàn về lợi ích của sách giáo dục. + Bàn về tính dân tộc trong nền giáo dục xã hội. + Bàn về ba yếu tố của nhà trường, ngôn ngữ của Tổ quốc. + Bàn về yếu tố đạo đức trong giáo dục Nga. + Lao động – xét về mặt ý nghĩa Tâm lý học và Giáo dục học. Ngoài ra còn rất nhiều báo, tạp chí khác… Ông đã mất năm 1870. 2. Mục đích và nội dung giáo dục tương ứng 2.1. Xét trên bình diện xã hội: 2.1.1. Tính nhân dân Theo ông, mục đích giáo dục phải vì lợi ích của toàn xã hội, vì sự lương thiện và nhân đạo. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của toàn nhân loại, lợi ích của dân tộc với lợi ích của cá nhân. Theo U-Sin-Xki thì nền giáo dục có tính nhân dân có nghĩa là nó phải phục vụ quyền lợi cho đại bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hơn nữa, ông tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo vĩ đại của nhân dân. Ông cho rằng nhân dân có sự đóng góp là quý báu và vô giá. Tính nhân dân thể hiện ở những điểm sau: + Nền giáo dục nhân dân phải có tính độc lập, không dập khuôn theo nền giáo dục nước ngoài. + Phải sử dụng tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ chính. Ông khẳng định rằng “Ngôn ngữ của một dân tộc là tinh hoa tốt đẹp nhất của toàn bộ đời sống tinh thần – một đời sống mà bắt nguồn từ trong lịch sử xa xưa và không bao giờ mất đi. Khi ngôn ngữ mất đi thì dân tộc cũng không còn nữa. Vì vậy phải dùng tiếng mẹ đẻ để làm cơ sở giáo dục trong tất cả các nhà trường”. – Nội dung giáo dục: + Bên cạnh khoa học tự nhiên còn chú ý giảng dạy cho trẻ môn Lịch sử, môn địa lý của đất nước. + Cần phải giáo dục cho học sinh chủ nghĩa yêu nước, niềm tin vào sức mạnh sáng tạo vĩ đại của nhân dân, đồng thời phát triển cho học sinh lòng tự hào dân tộc. 2.2. Xét trên bình diện cá nhân: 2.2.1. Bàn về giáo dục đạo đức Theo U-Sin-Xki, phải đạt đến mức độ là phát triển hoàn thiện con người, đảm bảo hai mặt là đạo đức và tài năng, trong đó ông đặc biệt chú trọng về giáo duc đạo đức, bởi vì “Sự cảm hoá về đạo đức là vấn đề chủ yếu của giáo dục”. Ông cho rằng cơ sở của đạo đức là hoạt động, là đem lại lơi ích cho cộng đồng. Chính vì thế mà ông kịch liệt phê phán sự tư lợi, tham ô, giả dối. – Nội dung của giáo dục đạo đức: Ông đưa ra chủ nghĩa nhân dạo, là tinh thần phục vụ xã hội, lòng trung thành, ý thức tổ chức kỷ luật. 2.2.2. Bàn về lao động Ông cho rằng nhờ có lao động mà người ta phát triển được thể lực, trí lực, đạo đức. Vì vậy muốn cho con người hạnh phúc thì phải dạy cho họ tập quán lao động. Trong lao động, ông phân biệt lao động cưỡng bức và lao động tự giác. Ông khẳng định rằng chỉ có lao động tự giác mới có thể phát triển được nhân cách con người. Còn lao động cưỡng bức chỉ hạ thấp trình độ của con người xuống bằng trình độ của con vật mà thôi. – Nội dung giáo dục: + Ông chủ trương kết hợp lao động chân tay với lao động trí óc bởi vì lao động chân tay không những giúp cho lao động trí óc đạt hiệu quả mà còn có tác dụng điều chỉnh những đam mê của con người. + Ông nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động lao động trí óc vì ông cho rằng mơ ước của con người là điều dễ và thú vị nhưng suy nghĩ thì là điều khó khăn. Do vậy phải rèn luyện thói quen lao động trí óc cho học sinh và đó là chức trách vô cùng to lớn của người thầy giáo. 3. Phương pháp giáo dục Để cho người giáo viên giảng dạy một cách có hiệu quả thì người giáo viên phải biết được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, đặc biệt là những đặc điểm về trí lực. Ông chú trọng đến nguyên tắc trực quan trong dạy học. Đó là một thứ giảng dạy không dựa trên khái niệm và những từ trừu tượng mà dựa trên những hình ảnh cụ thể được trẻ em tiếp thu trực tiếp. Đó là những hình ảnh được tiếp thu ngay trong khi học dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc những hình ảnh được tiếp thu từ trước do đứa trẻ tự quan sát mà giáo viên có thể tìm thấy được trong tâm hồn đứa trẻ và căn cứ vào đó để xây dựng việc giảng dạy. Ông cho rằng đối với học sinh tiểu học, phương pháp dạy học trực quan là phương pháp giảng dạy đặc biệt và quan trọng nhất, ông chủ trương sử dụng tranh ảnh trong hoạt động giảng dạy. Trong giáo dục, U-Sin-Xki, chú trọng phương pháp củng cố tri thức (ôn tập) vì ông cho rằng học nhiều mà quên ít thì được, nhưng nếu vào và ra bằng nhau thì trong óc chỉ còn con số không. Do vậy phải tiến hành ôn tập và ôn tập một cách thường xuyên. 4. Liên hệ với giáo dục Việt Nam: Nhìn vào mục đích giáo dục của Usinxki và liên hệ với mục đích giáo dục Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy rằng mục đích giáo dục nước ta ít nhiều có thừa hưởng từ mục đích giáo dục của ông: Usinxki nói rằng mục đích của giáo dục phải vì lợi ích của toàn xa hội, vì sự lương thiện và nhân đạo còn giáo dục Việt Nam thì quan niệm: Mục đích giáo dục của nền giáo dục XHCN Việt Nam là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Mục đích đó được thể hiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mục đích giáo dục trong giai đoạn hiện nay đã được khẳng định trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII (1993): “Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…”. Như vậy mục đích giáo dục của nước ta cũng là hướng vào sự phát triển của nhân dân mà tác động chủ yếu là hướng vào: – Nâng cao dân trí: tác động vào nhận thức của người dân để từ đó người dân có cái nhìn tích cực hơn về mọi mặt của xã hội – Đào tạo nhân lực: xây dựng nguồn nhân lực vững tay nghề. Từ đó cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ nhân dân. – Bồi dưỡng nhân tài: tạo điều kiện cho những tài năng trẻ phát triển điều đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh đó, xét trên bình diện cá nhân ông chú trọng việc đào tạo con người hoàn thiện, phát triển cả về mặt đạo đức và tài năng. Giáo dục của Việt Nam hiện nay cũng hướng vào mục đích phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh trên cả 5 mặt: trí dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao động. Nội dung giáo dục theo ông cũng có một số môn học tương ứng với giáo dục của Việt Nam như: bên cạnh các môn khoa học tự nhiên còn có các môn Lịch sử, Địa lý, Đạo đức (Giáo dục công dân)…nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước, tu dưỡng đạo đức ở học sinh. Ngoài ra giáo dục Việt Nam cũng đưa lao động vào trong nội dung giáo dục nhằm phát triển hoàn thiện nhân cách con người giống như quan điểm của ông. Những nguyên tắc và phương pháp giáo dục của ông cũng đang được chú trọng và áp dụng khá phổ biến trong giáo dục của Việt Nam hiện nay như: giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học (như: tranh ảnh, video, vật thật…) đặc biệt là đối với học sinh tiểu học thì cần sử dụng phương pháp này nhiều hơn. Đồng thời chú trọng việc củng cố, ôn tập thường xuyên cho học sinh… 5. Hạn chế: Ông có một sai lầm là không nêu ra bài tập về nhà cho học sinh, kể cả với học sinh lớn. U-Sin-Xki còn có một vài quan điểm không hợp với nền giáo dục ngày nay ( như cho tôn giáo là một yếu tố giáo dục, như lý tưởng hoá cái đạo đức của chế độ gia trưởng…) Tài liệu tham khảo 1. Giáo dục học đại cương _ Ts. Trần Thị Hương Các trang web: 1. http://cet.ipe.edu.vn/ IPE: Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp 2. http://giaoduchoconline.com/u-sin-xki/ . Bàn về giáo dục đ o đ c Theo U-Sin-Xki, phải đ t đ n mức đ là phát triển hoàn thiện con người, đ m bảo hai mặt là đ o đ c và tài năng, trong đ ông đ c biệt chú trọng về giáo duc đ o đ c, bởi. mục đ ch giáo dục nước ta ít nhiều có thừa hưởng từ mục đ ch giáo dục của ông: Usinxki nói rằng mục đ ch của giáo dục phải vì lợi ích của toàn xa hội, vì sự lương thiện và nhân đ o còn giáo dục. TRƯỜNG Đ I HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC 3 MÔN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI GVHD: Ts. Hồ Văn Liên SVTH: Nhóm 8 1. Đ ng Mạnh Cường 2. Dương