1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

66 7,5K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 424 KB

Nội dung

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Nhà nước quản lý toàn bộ từ việc : Xác định chủ trương đầu tư.. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phá

Trang 3

Nội dung :

1 Những vấn đề chung về dự án đầu tư

2 Quản lý nhà nước về dự án đầu tư

Trang 4

1.Những vấn đề chung về dự án đầu tư

1.1 Một số khái niệm

1.2 Phân loại dự án đầu tư

1.3 Vai trò của dự án đầu tư

1.4 Các bộ phận chủ yếu của dự án đầu tư

1.5 Các bước của quá trình soạn thảo DAĐT1.6 Chu kỳ thực hiện dự án đầu tư

Trang 5

1.Những vấn đề chung về dự án đầu tư

1.1 Một số khái niệm cơ bản :

-Đầu tư: là việc sử dụng các nguồn lực ở

hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm đem lại hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội

Trang 6

Một số khái niệm cơ bản :

-Dự án đầu tư :

Là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

Là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành quản lý, cấp phép đầu tư

Trang 8

Một số khái niệm cơ bản :

-Đầu tư trực tiếp : nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham

gia quản lý hoạt động đầu tư.

-Đầu tư gián tiếp : là hình thức đầu tư thông qua việc

mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác… nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Trang 9

Một số khái niệm cơ bản :

Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT)

Nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành sẽ kinh doanh thu hồi vốn và lợi nhuận, hết thời hạn thỏa thuận với nhà nước, nhà đầu tư chuyển giao công trình

đó cho Nhà nước

Trang 10

Một số khái niệm cơ bản :

Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( hợp đồng

BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các

nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

Trang 11

1.2 Phân loại dự án đầu tư

-Theo lĩnh vực hoạt động : DAĐT sản xuất

kinh doanh, DAĐT xây dựng công trình

-Theo tiêu chuẩn của hoạt động đầu tư :

DAĐT mới, DAĐT theo chiều rộng

Trang 12

Phân loại dự án đầu tư

-Theo nguồn vốn đầu tư:

*Dự án sử dụng vốn NSNN

*Dự án sử dụng vốn tín dụng do NN bảo lãnh

*Dự án sử dụng vốn tư nhân hoặc hỗn hợp./

Trang 13

* Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh

Là vốn do chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính ) hoặc định chế tài chính được chỉ định bảo lãnh tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP Cơ quan bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

VDB cho vay với lãi suất thấp và thời gian dài các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng các làng nghề, các vùng sâu, vùng

xa và hỗ trợ xuất khẩu….

Trang 14

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách

nhà nước, Nhà nước quản lý toàn bộ từ việc :

Xác định chủ trương đầu tư

Lập dự án đầu tư

Quyết định đầu tư Lập thiết kế

Lập dự toán Lựa chọn nhà thầu

Thi công xây dựng đến khi nghiệm thu

Bàn giao và đưa công trình vào sử dụng./

Trang 15

Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản

lý về chủ trương và quy mô đầu tư

Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm

tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của pháp luật

Trang 16

Phân loại dự án đầu tư

-Theo mức vốn đầu tư thuộc NSNN

*DAĐT cấp quốc gia ( NQ số 49/2010/QH12 )

*DAĐT nhóm A,B,C ( NĐ số:12/2009/NĐ-CP)

Trang 17

*Dự án đầu tư quốc gia Quốc hội phê duyệt

3 Dự án sử dụng đất trồng lúa nước trên 500 hécta

4 Dự án phải di dân trên 20.000 người ở miền núi, …

5 Dự án tại địa bàn có di tích xếp hạng cấp quốc gia

6 Dự án tại địa bàn quan trọng về quốc phòng …/

Trang 18

CP ngày 04 01/2013 )

Trang 19

Nội dung dự án Nhóm A Nhóm B Nhóm C

An ninh, quốc phòng Không kể

mức vốn

Điện,dầu khí, hoá chất, phân bón, chế

tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác

khoáng sản, các dự án giao thông, ….

Trên 1.500 tỷ 75 - 1.500 Dưới 75 tỷ

Thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật

điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử,

tin học, hoá dược, ….

Trên 1.000 tỷ 50 -1.000 Dưới 50 tỷ

Sành sứ, thuỷ tinh, in, khu bảo tồn thiên

nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nông,

lâm, thuỷ sản….

Trên 700 tỷ 40- 700

Dưới 40 tỷ

Y tế, văn hoá, kho tàng, du lịch, thể dục

thể thao, nghiên cứu khoa học …

Trên 500 tỷ 30-500

Dưới 30 tỷ

Trang 20

+ Dự án đầu tư tư nhân

-Dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng và không

thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì không

phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.

-Dự án đầu tư từ 15 - 300 tỉ đồng và không thuộc

lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đăng

ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

-Dự án có quy mô vốn từ 300 tỉ đồng trở lên hoặc

thuộc Danh mục đầu tư có điều kiện phải thẩm tra

để cấp Giấy chứng nhận đầu tư./

Trang 21

Một số dự án, công trình cấp quốc gia

*Đại lộ Võ văn Kiệt ( đại lộ Đông tây ):

Dự án được tiến hành từ năm 1997 có tổng mức đầu tư là 9.864 tỷ đồng (vốn đối ứng NSNN 3.470 tỷ đồng ), năm 2010, dự án tăng thêm vốn do mở rộng tuyến ở Quận 2 tổng mức đầu tư hơn 13.400 tỷ đồng

Trang 22

* Nhà máy Thủy điện Hoà Bình

-Xây dựng tại Tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà, 1979 khởi công xây dựng (1988 tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia )

-1994, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã được khánh thành

-Vốn đầu tư công trình là 1.905 tỷ đồng

Trang 23

• Nhà máy lọc dầu Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi

- Công suất dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam

-Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ đô la Mỹ (khoảng 40.000

tỉ đồng).

Trang 24

• Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau

Là một trong ba dự án lớn (Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất)

Dự án xây dựng đường ống dẫn khí dài 325 km

vào Khu công nghiệp Khánh An ở huyện U Minh,

Cà Mau để cấp cho hai nhà máy nhiệt điện và một nhà máy sản xuất phân đạm urê

Tổng vốn dự kiến 1,4 tỷ USD.

Trang 25

1.3 Vai trò của dự án đầu tư

+Tính cần thiết của hoạt động đầu tư

-Tác động tổng cung tổng cầu của nền kinh tế.-Tác động đến tăng trưởng kinh tế

-Tác động dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.-Tăng cường khả năng khoa học kỷ thuật./

Trang 26

Vai trò của dự án đầu tư

+Tổ chức đầu tư, phối hợp hoạt động

-Mục tiêu của dự án-Các hoạt động của dự án : trách nhiệm của từng bộ phận tạo thành kế hoạch của dự án

-Xác định đầu vào, đầu ra của dự án-Thời hạn dự án./

Trang 27

Vai trò của dự án đầu tư

+ Đối với Nhà nước

Dự án là cơ sở để quản lý hoạt động đầu tư, xem xét và cấp phép đầu tư

Trang 28

1.4 Các bộ phận chủ yếu của dự án đầu tư

-Thuyết minh lý do và sự cần thiết

-Hình thức đầu tư, địa điểm thực hiện dự án

-Công trình được tạo ra

-Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận so với vốn vay, điểm hòa vốn )

-Các phương án thực hiện dự án đầu tư

-Tổng tiến độ triển khai dự án./

Trang 29

1.5 Các bước của quá trình soạn thảo DAĐT

1- Nghiên cứu cơ hội đầu tư

2- Nghiên cứu tiền khả thi

3- Nghiên cứu khả thi

Trang 30

-Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước./

Trang 31

…Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Để lập một dự án đầu tư có chất lượng hiệu quả, nhà đầu tư cần tiến hành các công việc

cụ thể như sau :

-Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư

-Xác định thời điểm và quy mô đầu tư-Lựa chọn hình thức đầu tư

-Lựa chọn địa bàn đầu tư./

Trang 32

…Các bước của quá trình soạn thảo DAĐT

1.5.2 Nghiên cứu tiền khả thi :

Là báo cáo cung cấp thông tin tổng quát về

dự án, đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án, nội dung cụ thể gồm :

-Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn

-Dự kiến quy mô đầu tư : công suất, diện tích xây dựng; địa điểm xây dựng công trình

và nhu cầu sử dụng đất._

Trang 33

… Nghiên cứu tiền khả thi

-Lựa chọn công nghệ, thiết bị, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; giải phóng mặt bằng, tái định cư; ảnh hưởng sinh thái, an ninh, quốc phòng

-Hình thức đầu tư, xác định mức đầu tư, thời hạn thực hiện, phương án huy động vốn

-Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án./

Trang 34

…Các bước của quá trình soạn thảo DAĐT

1.5.3 Nghiên cứu khả thi :

Là bước nghiên cứu toàn diện và chi tiết, thông tin thu thập được từ điều tra thị trường, nghiên cứu khách hàng, ấn phẫm, internet, chuyên gia tư vấn… phân tích 6 vấn đề sau :

Trang 35

…6 vấn đề nghiên cứu khả thi

1-Sự cần thiết phải đầu tư : nêu các căn cứ

2-Nghiên cứu về thị trường của dự án : mục tiêu, địa điểm, quy mô dự án…

3-Nghiên cứu về kỷ thuật của dự án : giải pháp kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường…

Trang 36

…6 vấn đề nghiên cứu khả thi :

4-Nghiên cứu về quản trị và nhân lực : sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án…

5-Nghiên cứu về tài chính : vốn đầu tư, tiến độ, thời gian, hiệu quả…

6-Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội của dự án./

Trang 37

…Nghiên cứu khả thi :

Lập báo cáo khả thi mang tính chuyên nghiệp cao, cần có sự hổ trợ các cơ quan

chuyên môn và các chuyên gia từng tham gia thẩm định dự án và nếu sử dụng nguồn vốn vay thì nên mời người cho vay tham gia ngay

từ đầu lập dự án

Trang 38

1.6 Chu kỳ thực hiện dự án đầu tư

1-Quá trình thực hiện dự án đầu tư2-Giai đoạn thực hiện đầu tư

3-Giai đoạn vận hành

Trang 39

… Chu kỳ thực hiện dự án đầu tư

1.6.1 Quá trình thực hiện dự án đầu tư

-Nghiên cứu sự cần thiết, quy mô đầu tư.-Tiếp xúc, thăm dò thị trường

-Xem xét, khả năng huy động vốn

-Lựa chọn địa điểm

-Lập dự án đầu tư

-Thẩm định dự án đầu tư./

Trang 40

…Chu kỳ thực hiện dự án đầu tư

1.6.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư

Xin cấp đất hoặc thuê đất, chuẩn bị mặt bằng.Chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế

Thẩm định thiết kế

Đấu thầu

Xin phép xây dựng, khai thác tài nguyên

Ký hợp đồng với các nhà thầu, thi công

Nghiệm thu./

Trang 41

…Chu kỳ thực hiện dự án đầu tư

Trang 42

… Giai đoạn vận hành công trình

+ Nghiệm thu công trình xây dựng

-Chủ đầu tư nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng -Riêng các công trình dưới đây còn phải được cơ quan QLNN về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng

lên; Công trình công nghiệp: đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, luyện kim, … công trình giao thông: cầu, hầm, đường bộ …)

Trang 43

… Giai đoạn vận hành công trình

+ Bảo hành công trình xây dựng

Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành, kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình, thiết bi vào sử dụng

-Không ít hơn 24 tháng đối với công trình đặc biệt và cấp I

-Không ít hơn 12 tháng với các công trình còn lại Nhà thầu thực hiện bảo hành khi nhận được thông báo của chủ đầu tư Nếu nhà thầu không bảo hành thì chủ đầu tư sử dụng tiền bảo hành để sửa chữa./

Trang 44

2.Quản lý nhà nước về dự án đầu tư

2.1 QLNN đối với DA đầu tư tư nhân

2.2 QLNN đối với các dự án quốc gia

2.3 Chức năng, nhiệm vụ QLNN dự án đầu tư2.4 Biện pháp QLNN đối với dự án đầu tư

Trang 45

2.Quản lý nhà nước về dự án đầu tư

2.1 Sự cần thiết QLNN đối với DA đầu tư tư nhân

-Dự án sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích nhà nước

-Đầu ra, đầu vào của dự án là sản phẩm, dịch

vụ, chất thải các loại…, nếu không quản lý sẽ tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ con người./

Trang 47

… Sự cần thiết QLNN đối với các dự án quốc gia

Các Ban QLDA phải chịu sự QLNN của cơ quan có thẩm quyền vì :

- Ban QLDA có nhiệm vụ sử dụng vốn đầu

tư đúng kế hoạch, trong quá trình thực hiện có thể làm tổn hại xã hội ở một số mặt mà họ không lường hết được

- Ban QLDA có thể sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả hoặc chiếm đoạt vốn của nhà nước./

Trang 48

2.3 Chức năng, nhiệm vụ QLNN dự án đầu tư

2.3.1 Đối với các loại dự án đầu tư

- Ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu gây ra bởi đầu ra của các dự án

- Ngăn ngừa các nhân tố tiêu cực sử dụng đầu vào các dự án không đứng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước

- Ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu khác như : ảnh hưởng cảnh quan, thuần phong, mỹ tục./

Trang 49

… Chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với dự án đầu tư

2.3.2 Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước

-Hỗ trợ Ban quản lý dự án thực hiện đúng

vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện nhà nước trong các dự án

-Kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn./

Trang 50

2.4 Biện pháp QLNN đối với dự án đầu tư

2.4.1 Đối với dự án vốn tư nhân

-Các nhà đầu tư phải tiến hành các thủ tục quy định để được cấp giấy chứng nhận đầu tư

-Nhà nước kiểm soát hoạt động của các tổ chức và cá nhân ngay từ khi thể hiện trên giấy

tờ, các cơ quan nhà nước kịp thời điều chỉnh, sửa chữa những sai phạm chính sách đầu tư./

Trang 51

…Biện pháp QLNN đối với các dự án đầu tư

2.4.2 Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước

Các cơ quan đầu tư phê duyệt dự án để ra

quyết định đầu tư

Phê duyệt dự án qua nhiều bước, có nghĩa

là phê duyệt nhiều lần cho một dự án, trong đó

ở mỗi lần phê duyệt, dự án được chuẩn bị ở mức cao hơn lần trước./

Trang 52

• Có ba bước phê duyệt :

- Phê duyệt chủ trương đầu tư: xem xét sự cần

thiết phải đầu tư Quyết định QLNN bước này là cho chủ trương đầu tư.

- Phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi ( báo cáo

đầu tư): quyết định ở bước này là cho phép chủ đầu tư tiến hành nghiên cứu khả thi.

- Phê duyệt nghiên cứu khả thi ( gọi là DAĐT):

báo cáo chi tiết về kinh tế, kỹ thuật, tài chính, … của

dự án, bước này cho phép thực hiện dự án./

Trang 53

…Biện pháp QLNN đối với các dự án đầu tư

* Chế độ phê duyệt dự án đầu tư :

- Chế độ phê duyệt một lần : chủ đầu tư phải trình dự án khả thi ngay lần duyệt đầu tiên

- Chế độ phê duyệt hai lần, chủ đầu tư trình:

Báo cáo tiền khả thi trong lần một

Báo cáo khả thi trong lần hai

- Chế độ phê duyệt ba lần : chủ trương đầu tư, báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi./

Trang 54

2.4.3 Phân loại DA để ấn định chế độ phê duyệt

Tuỳ theo quy mô của từng dự án, sẽ được phê duyệt theo một số lần nhất định

-Dự án quốc gia : phê duyệt 3 lần -Dự án nhóm A : phê duyệt 2 lần -Dự án nhóm B,C : phê duyệt 1 lần

Trang 55

2.4.4 Phân loại dự án để phân cấp quyết định đầu tư:

• Dự án quan trọng quốc gia: Thủ tướng phê duyệt theo Nghị quyết của Quốc hội

• Dự án nhóm A, B, C: Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang Bộ (có thể ủy quyền cho cấp dưới đối với dự án nhóm B, C)./

Trang 56

…Phân loại dự án để phân cấp quyết định đầu tư:

• Dự án nhóm A, B, C: chủ tịch UBND các cấp

quyết định đầu tư trong phạm vi cân đối ngân

sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp

• Chủ tịch UBND tỉnh, huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các

dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp

• Đối với dự án sử dụng vốn khác: do chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm./

Trang 57

2.4.5 Chế độ thẩm định dự án đầu tư

+Thẩm quyền thẩm định

-Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước về DAĐT

-Cơ quan cấp Bộ, UBND các cấp thẩm định DAĐT do mình quyết định đầu tư./

Trang 59

… chế độ thẩm định dự án đầu tư.

+Nội dung thẩm định DAĐT:

*Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu

quả của dự án gồm:

Sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của

dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án./

Trang 60

…Nội dung thẩm định DAĐT:

*Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi

của dự án gồm:

Sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; hoàn trả vốn vay; phòng cháy, chữa cháy; quốc phòng, an ninh, môi trường /

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w