Trong thời đại hội nhập, Việt Nam đã có những bước đi thành công trên trường quốc tế như gia nhập các tổ chức quốc tế ASEAN,
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN XUÂN VINH TRẦN KIM PHƢỢNG MSSV:4053969 Lớp: QTKD Tổng Hợp K.31 Cần Thơ - 2009 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 1 - SVTH: Trần Kim Phượng CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: Trong thời đại hội nhập, Việt Nam đã có những bước đi thành công trên trường quốc tế như gia nhập các tổ chức quốc tế ASEAN, WTO, APEC,… đã đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng không chỉ có nhiều cơ hội mà còn có nhiều thách thức lớn phải vượt qua. Vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh được với các ngân hàng khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho công nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bên cạnh những tác động tích cực, việc suy thoái kinh tế thế giới sâu rộng, thị trường chứng khoán liên tục biến đổi và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng ngày càng tăng do chính sách mở cửa thị trường của Chính phủ cho ngân hàng nước ngoài theo cam kết WTO… đã làm cho các ngân hàng ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Cần Thơ nói riêng phải có chính sách kinh doanh hợp lý nhằm thu hút khách hàng đến với mình. Kinh doanh ngân hàng trong mấy năm gần đây đang trở nên hấp dẫn và làn sóng đầu tư mở ngân hàng cũng trở nên sôi động. Tuy nhiên, qua khủng hoảng, cơn say ngân hàng có thể sẽ được nhìn nhận lại, nhất là khi biến động, thử thách khiến cho các ngân hàng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Và cũng từ trong những biến động khó khăn, rất nhiều người mới nhận ra rằng, ngân hàng là một doanh nghiệp nhưng không phải chỉ có huy động, cho vay để kiếm lãi mà để có được một vị thế kinh doanh vững chãi và lâu dài, người ta phải có năng lực và thể hiện được trách nhiệm và ứng xử của một doanh nghiệp trong lĩnh vực nhạy cảm và có ý nghĩa đặc biệt với nền kinh tế và doanh nghiệp. Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên có hệ thống cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác đầu tư cũng như các ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cần Thơ là một trong những ngân hàng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trên. Chính vì vậy, việc phân tích hoạt động Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 2 - SVTH: Trần Kim Phượng kinh doanh cho ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là rất cần thiết và quan trọng. Nó giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình so với các ngân hàng đối thủ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ đó, chi nhánh sẽ có những giải pháp để tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến 2008. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến 2008. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. - Tìm ra nguyên nhân, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2006 đến 2008 đã đạt được những kết quả như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh? Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh? - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh? Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 3 - SVTH: Trần Kim Phượng 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Không gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu: - Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009. - Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2006 đến năm 2008. 1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 1.5. Lƣợc khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: - Thái Hán Bích (2008), Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng công thương chi nhánh Bạc Liêu. Mục tiêu của đề tài: phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng công thương chi nhánh Bạc Liêu từ năm 2005 đến 2007 nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. - Mai Ngọc Lan (2008), Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài: phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ từ năm 2005 đến 2007 nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả và công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đến năm 2008. Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu đã có kết hợp với các thông tin mới, em tiến hành thực hiện đề tài này. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 4 - SVTH: Trần Kim Phượng CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận: 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh: Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo. (TS.Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng (2006)). Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh: - Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước đến nay. - Phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. (TS.Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng (2006)). Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 5 - SVTH: Trần Kim Phượng Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn. (TS.Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng (2006)). Mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có được thông tin cần thiết để nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà lãnh đạo xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra các quyết định kinh doanh hiệu quả. (TS.Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng (2006)). Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh: Hiệu quả hoạt động kinh doanh theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. (Nguyễn Quang Quynh, Trương Anh Dũng (1991)). 2.1.2. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại: Khái niệm về ngân hàng thương mại: NHTM là định chế tài chính trung gian kinh doanh quyền sử dụng vốn tiền tệ và hoạt động kinh doanh đó gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế. Ở nước ta, pháp lệnh NHNN Việt Nam cho rằng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 6 - SVTH: Trần Kim Phượng Chức năng của ngân hàng thương mại: - Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính - Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp - Ngân hàng thương mại “tạo ra” bút tệ (TS. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2006)). 2.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại: Theo Luật các tổ chức tín dụng thì ngân hàng thương mại có các nghiệp vụ kinh doanh sau: - Huy động vốn - Tín dụng - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Kinh doanh ngoại hối, vàng - Nghiệp vụ ủy thác và đại lý - Kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn,… (TS. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2006)). 2.1.4. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại: Thu nhập: Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng bao gồm các khoản: - Thu từ lãi cho vay: đây là khoản thu chủ yếu của ngân hàng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của ngân hàng, thu từ lãi cho vay bao gồm ngắn hạn, trung và dài hạn. - Thu từ lãi tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác. - Thu từ các hoạt động khác: thu từ các dịch vụ ngân hàng, đầu tư chứng khoán, hùn vốn góp vốn liên doanh,… Chi phí: Chi phí là toàn bộ tài sản, tiền bạc mà ngân hàng phải bỏ ra để thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản: - Chi phí trả lãi tiền gửi: đây là khoản chi lớn, gồm các khoản trả lãi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tín dụng khác ở trong và ngoài nước, Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 7 - SVTH: Trần Kim Phượng - Chi phí trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi ngân hàng Nhà nước, vay các tố chức tín dụng khác trong và ngoài nước. - Chi phí khác: chi phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, tiền lương và các phụ cấp cho nhân viên, chi phí quảng cáo,… Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Lợi nhuận có thể hữu hình như tài sản, tiền,…và vô hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng hoặc thị phần ngân hàng chiếm được,…Đây là khoản thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Lợi nhuận là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nó không chỉ quyết định sự sống còn của ngân hàng mà còn có thể dễ dàng trong việc huy động vốn. Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, việc tạo ra lợi nhuận là rất cần thiết và quan trọng, nó giúp ngân hàng ngày càng lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả hơn. (TS. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2006)). 2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM: Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại. Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 8 - SVTH: Trần Kim Phượng Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay. Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng, qua NHNN…đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động của ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng, của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Tình hình dƣ nợ: Dư nợ là là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi lại. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 9 - SVTH: Trần Kim Phượng Tình hình nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. (Theo Điều 2 – Chương I Quy định chung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD – ban hành theo QĐ 493/2005QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN). Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng. Ngoài ra, theo quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng, nợ được phân ra làm 5 nhóm: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 0%. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hang suy giảm khả năng trả nợ. Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 5%. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 20%. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 50%. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 100%. Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 của quy định này. Đối với các khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả [...]... Phượng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 3.1.1 Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam (BIDV): Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với tên gọi trong quan hệ quốc tế là VietindeBank, viết tắt là BIDV (Bank of Investment and Developement of Vietnam)... 3.2.2 Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ được thành lập năm 1977 theo quyết định số 32/CP của Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ Tín Dụng Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh Hậu Giang hợp lại Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng Đầu. .. quy chế bảo mật - Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 19 - SVTH: Trần Kim Phượng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ 3.5 Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến 2008 Đvt : tỷ đồng Năm... hàng Đầu Tư và Xây Dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Đầu năm 1992 chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ (NHĐT&PT Cần Thơ) ra đời là do sự kiện tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 14 - SVTH: Trần Kim Phượng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ Từ ngày... Vietnam) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tư ng Chính phủ Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước: + Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957 + Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 + Ngân hàng Đầu tư và Phát. .. trị doanh nghiệp của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngày 31/12/2008 BIDV sẽ thực hiện cổ phần hóa trong năm 2009 - là ngân hàng quốc doanh thứ ba tiến hành cổ phần hóa, sau Vietcombank và Vietinbank (Nguồn : www.bidv.com.vn) GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 22 - SVTH: Trần Kim Phượng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN... hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2006 đến 2008 có sự biến động đáng kể Sở dĩ thu nhập của chi nhánh trong năm 2006 cao hơn năm 2007 là do trong năm 2006 chi nhánh đã xử lý được tài sản từ những khoản nợ xấu, nợ quá hạn tồn động từ các năm trước Đây được xem là nguồn thu bất thường của chi nhánh Nó... đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nên phải cần lượng tiền lớn để cho họ vay khắc phục khó khăn Thành phố có nhiều dự án lớn phải triển khai nhằm khuyến khích GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 32 - SVTH: Trần Kim Phượng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ phát triển kinh tế thành phố mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng còn rất hạn chế nên chi nhánh. .. chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 654/TTG của Thủ Tư ng Chính Phủ, hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ- N119 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Trong thời kỳ này, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ là tạo ra được nhiều vốn và sử dụng vốn vào trong một chi n lược tổng thể nhằm... sống còn của chi nhánh mà còn giúp cho chi nhánh có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư để chi nhánh ngày càng lớn mạnh, hoạt dộng có hiệu quả hơn Nhìn chung, thu nhập từ lãi cho vay của chi nhánh trong năm 2008 tăng so với 2007, đây là sự gia GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 34 - SVTH: Trần Kim Phượng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ tăng đáng khích lệ của chi nhánh, đóng