Bước đầu điều tra tình hình sử dụng một số dược liệu thuộc chi clerodendrum tại xã hồng tiến kiến xương thái bình và xã xuân quan văn giang hưng yên Bước đầu điều tra tình hình sử dụng một số dược liệu thuộc chi clerodendrum tại xã hồng tiến kiến xương thái bình và xã xuân quan văn giang hưng yên Bước đầu điều tra tình hình sử dụng một số dược liệu thuộc chi clerodendrum tại xã hồng tiến kiến xương thái bình và xã xuân quan văn giang hưng yên Bước đầu điều tra tình hình sử dụng một số dược liệu thuộc chi clerodendrum tại xã hồng tiến kiến xương thái bình và xã xuân quan văn giang hưng yên Bước đầu điều tra tình hình sử dụng một số dược liệu thuộc chi clerodendrum tại xã hồng tiến kiến xương thái bình và xã xuân quan văn giang hưng yên
Trang 1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG TRUNG THÀNH
BUOC DAU DIEU TRA TINH HINH SU DUNG MOT SO DUOC LIEU THUOC CHI
CLERODENDRUM TAI XA HONG TIEN, KIEN XUONG, THAI BINH VA XA XUAN
QUAN, VAN GIANG, HUNG YEN
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn: Th§ Lê Dinh Quang
ThS Nguyễn Thị Phương
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cỗ truyền -Trường ĐH Dược Hà Nội
Xã Xuân Quan (Văn Giang-Hưng Yên)
Xã Hồng Tiên (Kiến Xương-Thái Binh)
2*`
HÀ NỘI - 2010
Trang 2Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến Th§ Lê Đình Quang, ThS Nguyễn Thị Phương, là những thây cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời gian thực hiện dé tai
Tôi xin chân thành cảm ơn các thây cô và các cán bộ kỹ thuật viên bộ môn Dược học cỗ truyền và bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nghiên cứu thuận lợi của Ủy ban nhân đân xã Xuân Quan và xã Hồng Tiến cùng sự hợp tác cung cấp thông tin của người dân hai xã trên Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Nguyễn Ngọc Bính- chủ tịch câu lạc bộ thuốc nam, ông Phan Van Chiu, bà Nguyễn Thị Đào ông Nguyễn Hữu Ich, ba Nguyễn Thị Vượng - chủ tịch hội chữ thập đỏ chị Lê Thị Tuyết Nhung (Xuân Quan) ông Đỗ Đức Cảnh - chủ tịch xã, ông Vũ Đình Thi - trạm trưởng y tế xã ông Bùi Văn Năm, ông Đồ Xuân Bường
(Hồng Tiến) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo cùng các cán
bộ trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong 5 năm học vừa qua Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã đã động viên, giúp đỡ
tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2010 Sinh viên
Trang 3MỤC LỤC
Hi TY HN HT ceaeeeesebto diakgg80tnggGU3010G030003602460028440L00134cữ8g20804032848000 1 Chenin 1, TONG QUẦN sosssiseanscsccsssssrsetitistenaronncncctcaccscounsrtmecnaninenmncenanin®
1.1 DEA ĐIÊỄM NGHIÊN CỨU
1.1.1 Xã Xuân Quan (huyện Văn Giang — Hưng Yên) . - - 2
1.1.2 Xa Hồng Tiến (huyện Kiến Xương — Thái Bình) c-‹<«- 3
1.2 ĐẶC ĐIÊM CHI CLERODENDRUM À - 2 2 +2Z£ s22 Szxecvcsxexcce D
1.2.1 Vị trí phân loại của chỉ Cloy006H00TĐ0M 1 .<cr.sonesoncsmerseousrsereassnenonaeranaseanes)
1.2.2 Dac điểm của chỉ Clerzodendrim Ì 555555 S22s2E 2= sex rsercserecee 5
Ï3 ĐẶC ĐIÊMð LOẠI NGHIỆN GIU con ccúodotGkilEVG X00 4Gl22dg2a.8028Gsaak 5
1.3.1 Tên púÏi của cúc HHẾI soaaaaoaaaaiandianisoiaogdeoiiitdidsoiaaatlabieGI0414048181446416454682806% 5 1.3.2 Mô tả 1.2L 1222122112231 125 1151121415111 2eE12eecxrxcrscececeeÔ P55 CONTE eect creo 134 BỘ nhận cũ QUÍE boeebooabatesdteosoililgsgaascessll4si6@aslxdksedbidakdiasioass.Sð 1.3.5 Thành phần hóa học 9 TL 00 LH heeeeieateeaeeeeieueieeesaooaeagenseaaoesaapssmsaesell [3:7 TÍN Vị, HE DEN: dan ouc tt GtasaadaQgisnggdeieaxszcsewaazcll 1:3: CỮNH HD sáánsuiii0014ãcaitixisegiiaiaelosskeoGi.á00100020010100400431860,seie kế
1,88 KiOtsl bội thuốc Cha cào BÃI ceieaiiidsGiaaosesesaeccaeoaasssEf 1.3.10 Phân biệt giữa 3 loài nghiên cứu và với một số loài khác 16 1.4 TINH HINH SU’ DUNG CAC LOAI THUOC CHI CLERODENDRUM O VIET NAM VA TREN THE GIGI 00 2 ccccccesseescesseseeeeeseescecesseecscsnesseeneseecscaneecueneeneeees 17
1.4.1 Tinh Hình sử dụng ở VIỆT NGHI eeaadasdddadaudaoooaoaauagiaisaaieisoaeee 17 1.4.2 Tình hình sử dụng trên Thể giới Giữe66it423ynG4504465ãx4scgtiiekzcaokbŸ
Trang 45.1.2 ¡hữi:gian nghiÊn CỨU «ceseeeiiisieeiisanoisaeidasiVGIEKEIA-S04000018 1.3 Đối Eiống tehiiEú GỨI « ca rcg GaastGi,Gi0iGi§t8ã0iđ-d6ù0108621dos6
2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - -
2.2.1 Điều tra tại cộng đồng (B11 GUẾN.D Ta nekedbeciciiitiisgssbssxbii06 q6gi6adia0 132 Thu m att CAA DHAN T aaeeeeeeeeeeeeddbsenbanisedsoorindtoeddoe 22.3 Gidm định tén khoa hoe (2141 GOAN 3Ã) acc na ebniobcaaeosaaye D2 er le Gee NO (iat COST 2đ) -iicgnácchoo tia ticddGiyc1i665634068830 39800443 u8G441404406000Á6 2.2.3 Tư liệu hóa (giai đoạn Š) —"
Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUÁ VÀ BÀN LUẬN 3:1 TRI THỨ SỬ DŨNG CÁC LUIII toan banoeskvdetdnadgidgslalapidae
BL ok NI GỌ sử GIÌHG: Di HHỗI daooidieoadaniiosodliltasiagtiDstsh ti4606i6688Á66618558031ản0ãả0 ai TU EOI GỮAN CC lƠi ạavaciieesitndtaEiiSiEG2851016141450433035060143340148001446339.8863330/01/8300 3.1.3 Bệnh chứng được sử dụng « Ăn nưư 3:15 Bộ Bhẩñi sử dÙNHổ các biocpii6escicl0x6sxEE1400683300400491400/G03816280444@ 3.1.4 Liều hfi9nE SẼ HN sueaiciessseoeoetoabeeieneteatiaakitiidouerlSiiiggye6S4086056ã04y6068440/467612002 he ek CN sss ence NR TRIE 3.1.6 Những Lưu ý, Kiêng ky khi sử dụng 3 loài - «<5 {<5
3.2 GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOÀI
tu |1 118 trr li: l1 DN EGnaaesseeosaeesoongroirnoskhttioohitrtftxvnef0NGEGSSKHSGD.06000010ig/001g89/100) Boat re Wr Want ca cty mn a
3.2.3 Giá trị kinh tế
7800/90 09:10) 01
KẾT LHÂN VÀ ĐỂ XUẤT các 0 xi08010106089)103A0/(063:6102888018660688866
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET TAT A TIENG VIET Viet tat Viết đầy đủ BĐ Bạch đồng BPSD Bộ phận sinh dục BĐKH Bạch đới khí hư HA Huyết áp KNKD Kinh nguyệt không đều MP Mat dat
NXB Nha xuat ban
Trang 7DANH MỤC BẢNG Stt Tén bang Trang
| | Bang 1: Phan biét gitta 3 loai v6i nhau và một số loài khác 16
2 | Bang 2: Cac tên gọi của 3 loài tại hai vùng nghiên cứu 21 3 Bảng 3: Các chứng bệnh được SD của 3 loài tại hai vùng nghiên 24
cứu
4 Bảng 4: Triệu chứng của bệnh ngứa ngoài da trong việc sử dụng 28 các loài
5 | Bang 5 : Chế biên trước khi sử dụng các loài nghiên cứu 31
6 | Bang 6: Cach sw dung cac loài nghiên cứu 33
7 | Bang 7: Phdi hep khi sử dụng các loài 35 § _ | Bảng §: Thói quen phối hợp muôi khi dùng chữa ngứa ngoài da 38
của các loài
9 | Bang 9: Lưu ý, kiêng ky khi sử dụng các loài nghiên cứu 39
Trang 8
l Hình 1: Xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên 2 2 | Hình 2: Xã Hông Tiến (Kiên Xương — Thái Bình) 4 3 | Hình3: Hình ảnh 3 loài nghiên cứu 7 4 | Hình 4: Các tên gọi của 3 loài tại hai vùng nghiên cứu 22 5 Hình Š: Các bệnh chứng được sử dụng của 3 loài 25 6 Hình 6: Bộ Phận Sử Dụng của 3 loài nghiền cứu 29 7 | Hình 7: Liêu lượng sử dụng trong việc sử dụng các loài 30 8 Hinh 8: Ché bién truéc khi str dung cac loài 32 9| Hinh 9: Cách sử dụng các loài nghiên cứu 34
10 | Hình 10: Bảo tôn cây thuốc và tri thức sử dụng các loài 44
Trang 9DAT VAN DE
Thiên nhiên là một kho tài nguyên vô giá, với nguồn dược liệu phong phú có thê
làm thuốc chữa bệnh cho con người Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn
được liệu này để chế biến và tạo ra nhiều bài thuốc chữa trị bệnh cho nhân dân Mỗi
dân tộc, mỗi vùng miền là những kho tàng về cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc trong cuộc sống nói chung và trong phòng chữa bệnh nói riêng
Trong kho tài nguyên vô giá đó, C/erodendruim L là một chỉ lớn có khoảng 350
loài đã được ghi nhận, chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
châu Á ở Việt Nam có kháng 30 loài được sử dụng làm thuốc [1] [29] Trong đó có
nhiều loài cùng mang tên mò, bạch đồng nữ và vẫn được sử dụng trong y học cổ
truyền với cùng công dụng [I][15]|25] Hơn nữa chúng là cây thuốc nam mọc hoang khắp nơi nước ta, có lá tốt quanh năm được nhân dân sử dụng đê trị các bệnh
như khí hư bạch đới kinh nguyệt không đều thấp khớp cao huyết áp mụn nhọi
chốc đầu ghẻ lở ngứa [1] [15] Cũng do đặc điểm các loài chủ yêu mọc hoang ít được trồng cùng với cuộc sông ngày càng hiện đại hóa nên các loài đang có xu hướng giảm dân và tri thức sử dụng các loài trong người dân ngày càng bị mai một Việc giữ gìn, phát triển các loài cùng tri thức sử dụng chúng là rất cần thiết
Qua tìm hiểu thực tế, chúng téi thay loai 1 (C.chinense var simplex) c6 6 ving một (xã Xuân Quan) và lân cận, loai 2 (C.paniculatum) va loai 3 (C_japonicum) cé ở vùng hai (xã Hồng Tiến) và lân cận, từ lâu đã được người dân sử dụng trong cuộc sống nói chung và chữa bệnh nói riêng
Do đó chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Bước đầu điều tra tình hình sử dụng một số
dược liệu thuộc chỉ c/erodendrum tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình và xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” với các mục tiêu: I- Điều tra tri thức sử dụng 3 loài của người dân hai vùng
2- Xác định các giá trị (giá trị sử dụng, giá trị văn hóa, kinh tế) của 3 loài
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tiền hành với các nội dung:
1-Diéu tra tri thức sử dụng 3 loài bao gồm (Mức độ sử dụng, tên gọi, bệnh chứng sử dụng, bộ phận sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử đụng, kiêng ky)
Trang 101.1.1 XA XUAN QUAN (HUYEN VAN GIANG - HUNG YEN)
a, Điều kiện tự nhiên [21]
Xuân Quan là một xã thuộc phía Tây Bắc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm huyện 6 km, xã có tổng diện tích tự nhiên là 530,95 hecta, phía Đông giáp thị trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp xã Kim Lan,
Gia Lâm, Hà Nội, phía Nam giáp xã Văn Đức,Gia Lâm, Hà Nội, phía Bắc giáp
xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Xã có 2 trục đường chính là đường đê 195(Sông Hồng) và đường 179 Xã có
sông đò Bắc Hưng Hải với chiều dài 2,5km
Hình 1: Xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên (Dốc chợ Xuân Quan)
b, Điều kiện kinh tế - xã hội [22]
Xã gồm 12 thôn: Từ thôn I đến thôn 3 nằm trong đê, 9 thôn còn lại nằm
ngoài đê Dân số của xã là 7620, trong đó có 2186 hộ gia đình, tỷ lệ người cao
tuôi chiếm 23%, độ tuổi lao động chiếm 5] — 52%, trẻ em chiếm 27 — 30%, tỷ lệ nam chiếm 49,8%, nữ chiếm 50,2%, tỷ lệ tăng dân số năm 2009 là 1,12%
è giáo đục, xã cô một trường mam non Xuân Quan, một trường tiểu học
Trang 11Về y tế, xã có một trạm y tế với 4 người vào biên chế (2 y sỹ, I hộ lý sản, I được tá), có một câu lạc bộ thuốc nam, xã cách trung tâm y tế huyện 6km.Tý lệ
tiêm chủng mở rộng 100% ở độ tuôi (110 — 125 cháu/ năm)
Về kinh tế, hoạt động nông nghiệp là chính (Năm 2009 chiếm 57%).Ngoài ra
còn có ngành phụ là: gốm sứ và cây cảnh, công nghiệp (năm 2009 chiếm 11%),
thương mại dịch vụ (Năm 2009 chiếm 32%) Thu nhập bình quân đầu người
năm 2009 là 11,2 triệu đồng thu nhhập/ lhécta canh tác Xã còn có một chợ chính Xuân Quan
Về văn hóa và tôn giáo xã có 2 đình (đình Long Hưng - đình di tích quốc
gia) và đình Ông, xã có 2 chùa (Bảo Khá và Bụt Mọc) xã có 100 % dân số theo đạo Phật
1.1.2 XÃ HỎNG TIÊN (HUYỆN KIÊN XƯƠNG - THÁI BÌNH)
a, Điều kiện tự nhiên [23|
Hồng tiến là một xã năm ở phía Nam của huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình,
có diện tích tự nhiên là 816 hecta, điện tích đất canh tác là 353 hecta Phía Nam
giáp thị trần Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, phía Đông giáp xã
Nam Hải, huyện Tiền Hải, Thái Bình phía Bắc giáp xã Bình Định, huyện Kiến
Xương, Tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Xã có 1đường lộ tỉnh 222/ 2,5km, 1 đường lộ huyện 1,5km, 1 đường
trục xã dài 4km và 24 km đê bao bọc xung quanh xã (gồm có 3 đê) Hệ thống sông ngòi xã với phía Nam giáp sông Hồng 8km, phía Bắc giáp sông Cốc Giang
Trang 12a, Cửa Ngõ Hồng Tiên b„ Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo
Hình 2: Xã Hồng Tiến (Kiến Xương — Thái Bình) b, Điều kiện kinh tế - xã hội [24]
Xã gồm có 6 thôn đó là thôn Khả Cảnh (Thôn I), Tân Thành (Thôn 2),
Đông Tiến (Thôn 3), Nam Hòa (Thôn 4), Nam Tiến (Thôn 5), Cao Bình (Thôn
6), trong đó thôn Cao Bình có 150 hộ gia đình chuyên làm nghề chài lưới Tổng
dân số của xã là 6275 người (trong đó có 1530 hộ gia đình), độ tuôi lao động
chiếm 2700 người, người cao tuổi (từ 70 tuổi) chiếm 350 người, trẻ em từ 14
tuổi đồ xuống chiếm 2450 người
Về giáo duc, x4 c6 5 khu mam non chưa đạt tiêu chuẩn, lItrường trung học
Hong Tiến (có 278 học sinh) và 1 trường tiêu học Hồng Tiến (Có 429 học sinh) Về y tế, xã có 1 trạm y tế chuẩn Quốc Gia năm 2005 với biên chế 5 người (3 y sỹ, 2 y tá) và I hợp đồng dược tá Cách trung tâm y tế huyện 14km, tiêm chủng trẻ em và phụ nữ có thai 100% đủ 3 mũi, xã có 2 thầy lang
Về kinh tế, hoạt động nông nghiệp là chính (năm 2009 chiếm 65%)
tiêu thủ công nghiệp chiếm 20%, còn lại là dịch vụ thương mại và nguồn thu
nhập khác, xã có 2 làng nghề là đánh bắt thủy sản và thêu móc sợi xuât khâu
Tốc độ tăng trưởng kinh tẾ năm 2009 là 8,9%, bình quân thu nhập là 10,7 triệu
Trang 13Vè văn hóa và tôn giáo, xã có Ichùa Hồng Tiến Tịnh, 2 đình làng (đình Tân
Thành, đình Đông Tiến), có hai đền (Tân Từ, Gốc Gạo) Về tôn giáo, đây là một
xã đa tôn giáo, đạo phật 700 khẩu, đạo thiên chúa 670 khẩu (170 hộ gia đình), và
đạo Tin Lành 134 khẩu (47 hộ gia đình)
1.2 DAC DIEM CHI CLERODENDRUM
1.2.1 Vị trí phân loai cia chi clerodendrum L [2]
Vi tri phan loai cia chi Clerodendrum duge xác định như sau: Chi
Clerodendrum L thuộc họ Cỏ roi ngựa (verbenaceae), bộ Hoa môi (Bạc hà)
(Lamiales) liên bộ Hoa môi (Lamianae), phần lớp Hoa môi (Bạc hà)
(Lamiadze) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), nganh Ngoc lan (Magnoliophyta)
1.2.2 Dac diém ciia chi Clerodendrum L
Cây gỗ hoặc cây nhỡ mọc đứng hay leo Thân non vuông Lá mọc đối hay mọc vòng đơn ngyên hoặc có răng có khi chia thùy và thường có mùi hôi khi vò lá Cụm hoa chùy ở ngọn hoặc ở nách có lá bắc Đài lợp hình chuông tồn
tại có 5 răng Tràng hình ống, không đều, ông mảnh thường rất dài, phiến chia
thành 4 thùy không đều Nhị 4 đính trên ống tràng và thường thò ra ngoài Bầu có 4 ơ, 4 nỗn Quả hạch hình cầu, bao bởi phần góc của đài tồn tại ở trên nạc, 4
hạch có khi ít hơn do thui biến [6][18]
Clerodendrwm L là một chi lớn có khoảng 350 loài đã được ghi nhận, gồm
_ các loại cây bụi, bụi nhỏ hoặc cây 26, phân bố chủ yêu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới Châu Á Ở Việt Nam, có khoảng 30 loài, trong đó hơn 10 loài được sử
dụng làm thuốc [I] [29] Theo thực vật chí Đông Dương, chỉ CJerođendrm L có 41 loài [31] Ở Việt Nam, Võ Văn Chỉ nêu 13 loài [25] Phạm Hoàng Hộ nêu 35 loài [7|, Viện Dược Liệu nêu 7 loài [1]
1.3 ĐẶC DIEM 3 LOAI NGHIEN CỨU
1.3.1 Tên gọi của các loài [1][4] [6] [7][8]I9] [15][16][17][18][25] [26][28]
Trang 14(Tày)
Loài 3: C6 tén khoa hoc la C.japonicum (Thumb.)Sweet [C kaempferi (Jacq.)
Sieb.ex Miq.] Tên thường gọi là Mò đỏ, xích đồng xích đồng nam
1.3.2 Mô tả [I1] [6] [7]I[S]I9] [1Š ][16 J[I7]I18]I251 26]I25]
a, Loài 1: Mò mâm xôi (C.chinense var simplex (Mold.) S.L.Chen)
Cây nhỏ, cao | - 1,5m Cành non có 4 cạnh và lông mềm Lá mọc đối chữ thập hình trái xoan rộng hoặc hình tim, dai va rong 10 — 15 cm, gốc băng hoặc khuyết, đầu tù hơi nhọn, mép uốn lượn, khía răng đều, mat trén mau luc sam sin,
phủ lông thưa cứng, mặt dưới nhạt có lông mềm đày: cuống lá dài có lông va
tuyến ở phần tiếp giáp với phiến lá
Hoa nhiều màu trăng hoặc hơi hông thơm mọc tụ tập ở ngọn cành nom
như mâm xôi: lá bắc đạng lá thuôn đều có lông: đài hoa có lông mịn và tuyến mật, phiên 5 thăng và nhọn dài băng ống đài: tràng 5 cánh mỏng và nhăn; nhị 5
mọc thò ra ngoài tràng, chỉ nhị mảnh, bao phẫn thuôn; bầu nhăn Quả hạch, có
đài tồn tại bao bọc Mùa hoa quả: tháng 5 - 8
b, Loài 2: Bạch đồng nữ (C.paniculatum L.)
Cây nhỏ, cao khoảng Im Thân vuông có lông màu vàng nhạt Lá mọc đối,
gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn dài khoảng 10 — 20 cm, rong 8 — 15 cm, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ, có ít lông cứng và ở mặt dưới thường có tuyến nhỏ tròn; gân lá nỗi rõ, gân phụ đan thành mạng lưới, vò lá thấy có mùi hăng đặc biệt; cuống lá phủ nhiều lông
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy hoặc xim hai ngả, phủ đầy lông màu hung: lá bắc dạng lá hình trái xoan —- mũi mác, rụng sớm, lá bắc con hình mũi mác, hoa màu trắng hoặc ngà vàng: đài nhỏ, nhẫn; tràng có ống hình trụ mảnh;
nhị và vòi nhụy mọc thò dài; bầu nhăn Quả hạch, hình cầu, màu đen bóng, có
Trang 15e, Loài 3: Xích đồng nam (C,japonicum (Thumb.)Sweet)
Cây bụi cao 1,5 - 2m Các cành non hình vuông, có rãnh bên, nhẫn hay có
lông mịn; ở các mặt có một hàng lông len Lá hình trái xoan tròn , có mũi ngắn ở
đầu, hình thận — hình tim, phủ những lông cứng thưa ở mặt trên, mặt dưới nhẵn
và có nhiều tuyến hình khiên; mép lá có răng nhỏ, dài và rộng 15- 30cm, gân
đẹp, gân bên 14- 16; 3 cặp gân dưới xuất phát từ gốc, gân con không dều; cuống
lá không lông, đài Š — 10 cm
Hoa họp thành chùy ở ngọn, hình trụ, rộng, nhẫn hay hơi có lông, màu đỏ.Lá
bắc bé, sớm rụng; các lá bắc con hình đải, bé; hoa màu đỏ thẫm, đoi khi hồng hoặc hồng nhạt Đài nhẫn, màu đỏ, dài 6 — 8mm, ống đài hầu như không có; các thùy hình mũi mác nhọn, rộng Tràng gần như nhẫn; ống hình trụ, dài 12 - 15mm, cac thùy hình cái bay, dài 4 - 5mm Nhị thò ra ngoài rất nhiều; chỉ nhị mảnh, bao phân thuôn Bầu nhẫn; vòi nhụy rất dài, mảnh; đầu nhụy chẻ đôi
ngắn Quả hạch màu lam đen, rộng 10 — 12mm, nằm trên đài trải ra, đồng trưởng
có đường kính tới 35mm
a, Loai | b, Loai 2 c, Loai 3
Mò mâm xôi Bạch đồng nữ Xích đồng nam
(C.chinense var simplex (C.paniculatum L ) (C.japonicum
(Mold.) S.L.Chen) (Thumb.)Sweet )
Trang 16Là loài cây của vùng nhiệt đới Châu Á, phân bố từ Ân Độ đến phía nam lục
địa Trng Quốc, tập trung nhất ở các nước Đông - Nam Á, gồm Malaysia,
Philippin, Indonesia, Thái Lan, Lào và Việt Nam
Ở Việt Nam, phân bố rải rác ở khắp các địa phương, từ bắc vào nam, nhất
là các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; thường mọc thành đám, có khi tới vài chục mét vuông trên đất âm, ở các bãi hoang quanh làng, đọc đường lớn và ven đường xe lửa ở vùng trung du và
núi thấp cây còn thấy ở bờ các nương rẫy hay trong các trảng cây bụi gần nguồn nước
Cây ra hoa quả nhiều hàng năm thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng Khi quả già tự mở cho hạt phát tán ngay xuống đất, và mọc tụ tập thành đám Cây có khả
năng tái sinh cây chồi khỏe sau khi bị chặt
b, Loài 2: Bạch đồng nir (C.paniculatum L.)
Là thuộc loài cây bụi ưa sáng và có thể hơi chịu bóng phân bồ rất rải rác khắp các tỉnh vùng trung du và đồng băng, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc Cây thường mọc lẫn với một số cây nhỏ khác ở quanh làng, ven đường đi và chân đồi Còn được trồng ở một số địa phương để làm thuốc Ở Án Độ, bạch đồng nữ được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp
Bạch đồng nữ ra hoa quả hàng năm, tuy nhiên xung quanh cây mẹ, lượng cây con mọc từ hạt ít Phần thân và gốc còn lại sau khi chặt, có khả năng tiếp tục tái sinh Cây có sức chống chịu khá cao, không cần chăm sóc nhiêu, chỉ tưới giữ am và làm cỏ khi cần thiết
Cách trông: Bạch đồng nữ không kén đất, có thể trồng ở nhiều nơi từ miền
núi đến đồng bằng, cần đủ âm, không úng ngập Hiện nay, cây được khai thác
chủ yếu từ nguồn hoang dại, mới chỉ được trồng ở các vườn thuốc cử bệnh viện,
trạm xá, trường học, viện nghiên cứu Cây được nhân giống bằng hạt Hạt được
gieo vào tháng 2 — 3 hoặc tháng 8 — 9 trong vườn ươm Khi cây cao 30 — 40 cm,
Trang 17nguyên và trồng theo vạt Khi trồng, bổ hốc với khoảng cách 50 x 50 cm, mỗi
hốc bón lót 1 — 2 kg phân chng
c„ Lồi 3: Xích đồng nam (C.japonicum (Thumb.)Sweet)
Như hai loài trên, đều là cây mọc hoang dại rải rác khắp nơi Cây phân bó
rộng rãi từ vùng núi đến trung du và đồng bằng ven biển Phân bố ở Án Độ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Lào cho tới Malaixia Ở nước ta, cây mọc từ Sơn La, Hà Giang Tuyên Quang, Hòa Bình vào tới Quảng Nam Phố biến ở các bãi hoang vùng đôi núi và đồng băng
Cây cũng thường được trồng Ra hoa vào tháng 6-7 Là cây ưa 4m, sinh trưởng mạnh ở những nơi đất tốt, gần nguồn nước, mọc lẫn với nhiều loại cây
khác có thê bị che bóng một phần
1.3.4 Bộ phận sử dụng [1] [6] [7] [25] [26]
Đây đều là các loài có bộ phận đa dạng như: Ngọn lá rể hoa hoặc toàn
cây Có thẻ phơi hoặc sấy khô, có khi dùng tươi 1.3.5 Thành phan hoa hoc [1] [8][9][16][25]I28]
a, Loai 1: Mo mam x6i (C.chinense var simplex (Mold.) S.L.Chen) Lá có chứa muôi kali, calc1
Trong loai Clerodendrum fragrans, c6_ scutellarein, scutellanin, 6 hydroxyluteolin (Trung dược từ hải LI, 2153)
Các sterol như 24 methylcholesta - Š - 22E, 25 - trien 3f ol; 24a ethyl 5a
cholest, 22E —- en — 3Ø ol, 22E dehydrocholesterol, cholesterol và những sterol thông thường khác (CA 108, 1988,128§497h)
Akihisha Toshihiro, Matshubara Yuzuru .đã xác định trong phần trên mặt
đất của C fraerans có đồng phân epimer của 24z-stigmasterol và 24
poiferasterol Tỷ lệ đồng phân: 24a/24/ là 23:2 (CA, 109, 1988 51676b)
Barua A.S; Chowhury A đã chiết xuất và phân lập được tir C.fragrans chat
sorbifolin va cirsimaritin (CA, 112, 1990, 73846w)
Trang 18b, Loai 2: Bach dong nit (C.paniculatum L.)
Loài có chứa flavonoid, tanin, cumarin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và đãn chất amin có nhóm carbonyl
eœ Loài 3: Xích đồng nam (Cjjaponieum (Thumb.)Sweet)
Xích đồng nam chứa một chat ding 1a clerodin, 2 flavonoid glycozid va hispidalin 7 — 0 glucoronid va scutelarein 7 — 0 glucorcnid, 1 furantriterpenoid C24H3407
1.3.6 Tac dung duge ly [1 ][9][12][14] [15] [17][25]
a, Lodi 1: M6 mam x6i (C.chinense var simplex (Mold.) S.L.Chen) Mò mâm xôi có tác dụng:
+ Chống viêm cấp tính trên mô hình gây phù bàn chân chuột công trắng
với kaoin
+ Chống viên mãn tính trên u hạt thực nghiệm với amian
+ Gây giảm huyết áp do giãn mạch ngoại biên và lợi tiêu trên động vật + Có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây bởi histamin và acetylcholin,
+ Làm giảm đường máu trên chuột cống trắng và làm giảm đau trong thí nghiệm tắm kim loại nóng trên chuột nhat tring
+ Còn có tác dụng kháng nguyên sinh động vật trong thí nghiệm in vitro trên Entamoeba histolytica, và có độc tính thấp Nước sắc 3/1 của mò mâm xôi được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lập từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của các vi khuân: trực khuân mủ xanh, tụ câu vàng trực khuân coli và các Proteus b, Loài 2: Bạch đồng nữ (Cpaniculatum L.)
Bạch đồng nữ có những tác dụng dược lý trong thực nghiệm trên động vật như sau:
Trang 1911
+Tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yêu trong mô hình gây u hạt thực nghiệm với amian ở chuột cống trắng
+Không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non Tác dụng này là
một trong những đặc điểm của những thuốc ức chế miễn dịch
+Tác dụng kháng nguyên sinh động vật trong thí nghiệm với Entamoeba histolytica
+Tác dụng hạ huyết áp do gây giãn mạch ngoại vi, và tác dụng lợi tiểu +Tác dụng hạ đường huyết trên chuột cống trang va gay giam dau trong thi
nghiệm tắm kim loại nóng trên chuột nhắt trang
+Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột động vật cô lập gây bởi histamin và acetylcholn
+Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập chuột lang gây bởi
acetylcholin va histamin
c, Loai 3: Xich đồng nam (C.japonicum (Thumb.)Sweet)
Theo tài liệu nước ngoài la, hoa va rẻ xích đồng nam có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập súc vật thí nghiệm gây nên bởi acetylcholin hoặc histamin
Chất clerodin chiết xuất chủ yếu từ cành non và lá xích đồng nam có tác dụng diệt giun đất trong dung dịch nước trong vòng 30 phút
1.3.7 Tinh vi, Cong nang [1] [7] [25]
a, Loài 1: Mò mầm xôi (C.chinense var simplex (Mold.) S.L.Chen)
Mò mâm xôi có vị đăng nhạt, mùi hôi tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết cường cân, tiêu thũng hạ áp Lá có vị hơi nhạt, tĩnh bình; có tác dụng khư ứ, giải độc
b, Loài 2: Bạch đồng nữ (Cpaniculatum L.)
Bạch đồng nữ có vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát, vào hai kinh: tâm tỳ, có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm
Trang 20Cụm hoa có vị ngọt , tính ấm không độc; có tác dụng bồ huyết Rễ có vị nhạt hơi ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong
thấp, thanh can phế, lợi tiểu, tieu viêm tán ứ Lá có tác dụng thanh nhiệt giải
độc tiêu thũng 1.3.8 Công dụng
a, Loài 1: Mò mâm xôi (C.chinense var simplex (Mold.) S.L.Chen)
[I][4]I6] [7] [15] [25] 126]
Lá và hoa mò mâm xôi chữa bạch đới khí hư, di mộng tính, ly, mụn nhọt
Ngày dùng I5 - 20g lá khô đạng thuốc sắc Phối hợp với ích mẫu, ngải cứu hương phụ còn chữa kinh nguyệt không đều Ngọn và lá non vò kỹ, rửa sạch ( sẽ hết hôi) luộc kỹ bỏ nước chấm muối vừng hoặc mắm ăn như rau đồ
Rễ dùng trị Thấp khớp lưng gói đau tê bại cước khí thủy thũng: khí hư
bạch đới kinh nguyệt không đều: Vàng da mắt vàng.Dùng ngoài ngâm rửa trĩ thoát giang Nhân dân ở một số địa phương dùng rễ mò mâm xôi chữa bệnh vảng da và niềm mạc, nhất là khi niêm mạc mắt bị vàng thầm, và xét nghiệm nước tiều có sắc tô mật Ré mo mam xôi 20g, sắc với 400ml nước con 200ml,
chia 2 lần uống trong ngày Có thể dùng cả rễ và thân cây thái nhỏ 600g, sắc với
Š lít nước và cô còn 90s, thêm tá được vào làm thành viên (120 viên, mỗi viên Ig), ngày uống 8 viên chia 2 lần
Dùng ngoài lá tươi giã nát đắp, hoặc toàn cây sắc lấy nước tắm rửa trị nở ngứa, mụn nhọt, chốc đầu
Nước sắc lá, hoa và thân cây mò mâm xôi (để tươi hay phơi khô) đã được
nghiên cứu trên 71 bệnh nhân có vết thương ở chân tay hỏa khí (đạn, hỏa tiễn,
mìn) được điều trị bằng phương pháp nhỏ giọt thấy vết thương giảm phù nề rõ rệt, tô chức hạt và đa phát triển nhanh, miệng vết thương thu nhỏ lại tự liền sẹo,
sau 15 — 20 ngày Đối với vết thương lộ xương, thuốc có tác dụng bảo vệ và
dung nạp với xương Nước sắc lá tươi mò mâm xôi được dùng rửa trực tiếp lên
vết thương nhiễm trùng rồi phủ gạc Khi viêm nhiễm cư trú, không dùng phối
Trang 2113
nhân nhiễm các vi khuẩn kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng Tác
dụng của thuốc đã làm giảm rõ rệt phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnh nhân thấy mát, dễ chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩn mủ xanh là loại nhiễm khuẩn dai dẳng rất khó điều trị với thuốc thông
thường và làm tổ chức hạt mọc nhanh vết thương mau lành, sẹo đẹp, không để
lại sẹo lồi
b, Loai 2: Bach déng nit (C.paniculatum L.) [1] [6] [25]
Bach đồn ø nữ được dùng đ iéu trị các bệnh: bạch đới, tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa viêm mạt vàng da, gân xương đau nhức,
mỏi lưng huyết áp cao
Còn dùng bạch đồng nữ trong điều trị vét thương bỏng Bạch đồng nữ thuộc
nhóm thuốc có tác dụng làm rụng nhanh các hoại tử ở vết loét Dùng cành lá
hoa tươi rửa sạch đun sôi với nước rồi lọc và dùng nước lọc này để nhỏ giọt liên tục hoặc ngâm vết thương
Rể còn được dùng làm thuốc trị ho cảm lạnh sốt lao phôi ho ra máu ly
trực khuẩn
Ngày dùng 12 — 16g rễ dưới dạng thuốc sắc Rễ bạch đồng nữ I6g, nước 400ml, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày Có thể dùng cả rể và thân thái
nhỏ 600g, sắc với 5 lít nước và cô đặc còn 90g, thêm tá được vào làm thành viên
(120 viên), mỗi viên lặn 1g Ngày uống 8 viên, chia làm 2 lần
©, Lồi 3: Xích đông nam (C.japonicum (Thumb.)Sweet) [6] [7] [26]
Hoa rễ và lá được dùng làm thuốc chữa khí hư viêm tử cung, kinh nguyệt
không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng Lá
tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương bỏng, mụn lở
Ngày dùng 15 — 20g, sắc hoặc nấu cao uống Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vêt thương, bỏng mụn lở
Trang 22công dụng tương tự nhau Ngồi các cơng dụng chung nói trên, còn được nhân
đân các nơi trên Thế giới nói chung và Việt nam nói riêng sử dụng với những
kinh nghiệm rất quý báu (Sẽ được trình bày ở phần dưới) 1.3.9 Một số bài thuốc chứa các loài
a, Loài 1: Mò mâm xôi (C.chinense var simplex (Mold.) S.L.Chen) [1] [7] 1 Chữa xích bạch đới, ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa, đái ra mưrớc vàng đục hay đỏ nhạt:
Mo mâm xôi (hoa, lá), xích đồng nam (hoa, lá), rau đừa nước, mỗi vị 15g: bồ công anh 12g Sắc uống
2 Chita kiét ly mới phái, đau quặn, ra máu mãi:
Lá mò mâm xôi non một nắm thái nhỏ rau sam một nắm luộc ăn uống cả
nước hay sắc uống
3 Chữa phụ nữ ra nhiều khí hư, hay nam giới thận lur di tỉnh, lưng đau:
Rể mò mâm xôi sao vàng 30g, hạt muông phân (Crotalaria mucronata) sao
20g Sắc uống
4 Chữa các chứng đái buốt, đái nhắt, đái ra máu, ra sỏi, chất nhây:
Mò mâm xôi, xích đồng nam cỏ chỉ thiên, rễ cỏ tranh, cỏ bắc, thịt Ốc nhòi,
mỗi thứ một năm Sắc uống
5 Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều:
Rễ mò mâm xôi 20g lá huyết dụ 10g, xích đồng nam 8g, lá mía đỏ 5g Thái nhỏ sao vàng, săe với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày
6 Chữa sản hậu:
Cả cây mò mâm xôi, ngấy hương, mỗi vị 30g Thái nhỏ, sắc uống, kiêng chất chua
7 Chữa tăng huyết áp và kinh nguyệt không đều:
Cao lỏng bào chế từ mò mâm xôi, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, với lượng bằng nhau Cao có tỷ lệ 1/1 so với dược liệu Ngày uống 50 ml
Trang 2315
Cành lá, hoa tươi bạch đồng rửa sạch Ikg, nước 10 lít Đun sôi 30 phút lọc lấy
nước, nhỏ giọt liên tục hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 gid
2 Thuốc điều kinh:
Bạch đồng nữ 16g, ích mẫu 40g, hương phụ chế 15g, đậu đen 10g, nghệ vàng 2g, ngải cứu 2g
Sắc đặc, ngày uống một thang
$3 Chữa kinh nguyệt không đều, kinh thấy sớm kỳ, lượng máu nhiều đỏ tươi
hoặc máu ít đỏ thẩm, đau bụng trước khi thấy kinh: Bạch đồng nữ, ích mẫu cỏ
nhọ nôi, rễ gai, đành dành hay vỏ núc nác, mỗi vị 20g Sắc uống c, Loài 3: Xích đồng nam (C.japonicum (Thumb.)Sweet) [7]
Trang 241.3.10 Phân biệt giữa 3 loài nghiên cứu và với một số loài khác Bảng 1: Phân biệt giữa 3 loài với nhau và một sơ lồi khác
Loài Nhận biết
Loài 1: Cây nhỏ, cao khoảng Im Lá mọc đôi, C.chinense var simplex | gic bằng hoặc hình tim, mép lá uỗn
(Mold.) S.L.Chen
(Mò mâm xôi, bạch đồng
~
nữ)
lượn, khía răng đều Hoa trăng hoặc
hơi hồng, thơm, hoa mọc tụ tập ở ngọn cành non như mam x6i.[18] [25]
| Loài2: CpaniculatumL — | Cây nhỏ, cao khoảng 1m Lá mọc đơi,
_ Lồi gốc tròn hoặc hình tim, mép nguyên
Nghiên (Bạch đồng nữ) hoặc có răng cưa rất nhỏ Hoa trắng
Cứu hoặc ngà vàng, cụm hoa mọc ở ngọn
thân thành chùy hoặc xin hai ngà
[IJI18]]I26|
Loai 3: C japonicum Rat giéng cAy bach déng nit (Loai 2),
(Thumb.)Sweet chỉ khác là hoa màu đỏ quả màu lam
(Xích đồng nam) đen [1][18]{25]
Lá hình trái xoan tròn, có mũi ngắn ở đầu, mép có răng nhỏ [6]
C serratum (L.) Moon Lá hình trái xoan ngược-mũi mác hay (Mò răng cưa) mũi mác ngược Hoa họp thành chùy
Loài ở ngọn cành, hình dải hay gần hình khác trụ, mọc đứng, hoa màu xám nhạt Cụm hoa phân nhánh nhiều, có nhiều hoa [6][18] Clerodendrum squamatum L
(Bạch đồng nữ, mò trăng) Lá màu nhạt hơn; mỏng hơn; hoa mọc thưa không thành hình mâm xôi như loai 1 [15]{18]
Trang 2517
1.4 Tình hình sử dụng của các loài thuộc chỉ C/erơderndrwit ở Việt Nam và trên
Thé giới
1.4.1 Tình hình sử dụng ở Việt Nam
Mới đây dựa trên kinh nghiệm nhân dân địa phương, bệnh viện Lạng Sơn đã
dùng rễ cây bạch đồng nữ và cây xích đồng nam để chữa bệnh vàng da và niêm
mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm ngiệm nước tiểu có sắc tố mật
Ngày dùng 12 — 16g rễ dưới dạng thuốc sắc Rễ bạch đồng nữ 16g, nước 400m],
sắc còn 200ml chia 2 lân udng trong ngày Có thê dùng cả rễ và thân thái nhỏ
600g, sắc với 5 lít nước và cô đặc còn 90g, thêm tá dược vào làm thành viên
(120 viên), mỗi viên nặng lg Ngày uống 8 viên, chia làm 2 lần [15] [25]
1.4.2 Tình hình sử dụng trên Thế giới
a, Loài 1: Mé mam x6i (C.chinense var sửmplex (Mold.) S.L.Chen)
Ở Trung Quốc nhân dân dùng rễ mò mâm xôi chữa phong thấp, lá dùng
khử ứ giải độc: hoa chưng với trứng øà ăn chữa đầu choáng váng xây xâm [1]
Dân gian lấy hoa hâp với trứng gà ăn chữa váng đâu [6] [7]
Ở An Độ, lá dùng phối hợp với hồ tiêu làm thuốc trị đau bụng [6] [7]
Ở Indonesia, lá mò mâm xôi ngâm với vôi và bôi lên bụng trị đau bụng [1]
b, Loai 2: Bach dong nit (C_paniculatum L.)
O An Độ, bạch đồng nữ được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp Trong y học dân
gian Ấn Độ, thuốc nhão ché từ chồi non của cây bạch đồng nữ và cây ổi với một nhúm muối đẻ điều trị đau đạ day do đầy hơi, mỗi lần uống 2 thia ca phé, ngay 2
lần cho tới khi khỏi [1]
Trong y học dân gian Nepan, nước ép lá tươi, chỗồi non giã nát, hoặc nước
ép rễ tươi uống để điều trị giun sán với liều lượng như sau:Nước ép lá tươi: mỗi
ngày uống một lần khoảng 4 thìa cà phê, liền trong 4 ngày Hoặc uống mỗi ngày
một lần 2 thìa cà phê nước ép lá tươi cho đến khi ra giun, Còn dùng nước ép lá
bôi để điệt bọ ký sinh ở động vật [1]
Ở Giang Tây (Trung Quốc),đân gian dùng rễ ngâm rượu uống trị viêm gan [6]
, prs cà |
\ ee i, }
We Ay
Trang 26c„ Loài 3: Xich déng nam (Cjaponicum (Thumb.)Sweet)
O Trung Quoc, cum hoa duge dùng trị xích, bạch đới, trĩ, sán khí, mat ngủ; rễ được dùng trị phong thấp đau nhức xương, đau lưng, đòn ngã ton
thương, lao phổi kèm theo ho, khái huyết, trĩ xuất huyết.Ìy Liều dùng cụm hoa
30- 90g, rễ 30-60ø, đạng thuốc sắc Lá được dùng ngoài trị mụn nhọt vá viêm
mủ đa Dùng ngoài giã lá tươi đắp vào chỗ đau [6] [7]
Chương 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 THIẾT KẺ NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu cắt ngang mô tả [3]
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
- Vùng một: Xã Xuân Quan huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Vùng hai: Xã Hồng Tiến huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình
2.1.2 Thời gian nghiên cứu: Được thực hiện từ 06/2009 — 05⁄2010
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Người dân trong vùng một (xã Xuân Quan) và vùng hai (xã Hồng Tiền)
- 3 loài nghiên cứu:
Loài | (C.chinense var simplex (Mold.) S.L.Chen) duge nguoi dan vung mot sử dụng làm thc
Lồi 2 (C.paniculafum L.) và Loài 3 (C.japonicwm (Thumb.)SWeet) được
người dân vùng hai (xã Hồng Tiến) sử dụng làm thuốc
2.2 NỌI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Điều tra tại cộng đồng (giai đoạn 1)
- Chon mẫu: Loài 1 (C.chinense var simplex (Mold.) 8.L.Chen) duge tién
hành diéu tra trén 150 ngudi 6 ving mét Loai 2 (C.paniculatum L.) va loai 3
(C.japonieum (Thumb.)Sweet) được tiến hành điều tra song song trên 150 người
ở vùng hai
Qua điều tra, số người cung cấp thông tin về loài 1 là 60 người, loài 2 là 70
người và loài 3 là 52 người
Trang 2719
thức sử dụng 3 loài (Bao gồm: Nhận biết loài, Tên gọi, Bệnh chứng được sử dụng với 3 loài, Bộ phận sử dụng, Liều lượng SD Cách SD, kiêng ky), (I) Giá
trị của các loài (Giá trị sử dụng, giá trị văn hóa, giá trị kinh tế)
2.2.2 Thu mẫu cây (giai đoạn 2)
- Mẫu thực địa của các loài: Thu mẫu tươi, mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc,
với loài l (C.chinense var sưmplex (Mold.) S.L.Chen) tại vùng một (xã Xuân Quan), loài 2 (C.paniculafưm L.) và loài 3 (C.japonicưm (Thumb.)Sweeft) tại
vùng 2 (xã Hồng Tiến)
- Xử lý mẫu theo các kỹ thuật tiêu bản thực vật thông thường [5]
- Lưu mẫu tại phòng tiêu bản của trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP) 2.2.3 Giám định tên khoa học (giai đoạn 3)
Tên khoa học được giám định bởi Thế Nguyễn Quốc Huy (Trường Đại học
Dược Hà Nội) băng phương pháp so sánh hình thái với các đặc điểm mô tả trong
các sách cây thuốc: Từ điền thực vật thông dụng |6] Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [15] Cây cỏ Việt Nam [9] Thực vật chí Việt Nam [18], Thue vật chí Đông Dương [31] Thue vat chi Trung Quoc [30]
Tén khoa hoc duge giam dinh: Loai | la Clerodendrum chinense var simplex
(Mold.) S.L.Chen, Loài 2 là Clerodendrum paniculatum L., Loai 3 là Clerodendrum japonicum (Thumb.) Sweet
2.2.4 Xử lý đữ liệu (giai đoạn 4)
Tổng hợp kết quả điều tra được, xử lý kết quả bằng sử dụng máy tính CASIO, phan mém Word, Excel
2.2.5 Tư liệu hóa (giai đoạn 5)
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là 3 loài (loài 1, loài 2 và loài 3) được người dân hai vùng (vùng một, vùng 2) sử dụng nên chỉ có các thông tin có tần
số lặp ít nhất 2 lần mới được tư liệu hóa Nội dung tư liệu hóa bao gồm: (I) Tri
Trang 28Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUÁ VÀ BÀN LUẬN 3.1 TRI THỨC SỬ DỤNG CÁC LOÀI
3.1.1 Mức độ sử dụng các loài
Điều tra mức độ sử dụng 3 loài trong cộng đồng giúp đánh giá sơ bộ các loài được sử dụng tại các vùng là nhiều hay ít
Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người biết được về việc sử dụng các loài
(NCCTT) so với mẫu điều tra như sau: Loài I là 40%, loài 2 là 46.67% và loài 3
là 34.67%
Do các tỷ lệ này đều dưới 50% nên mức độ sử dụng cả 3 loài ở hai vùng là
không phổ biến Điều này có thể do tại hai vùng có các cây khác được sử dụng
với cùng công dụng có thẻ do sự hiểu biết của mỗi người dân về các loài chưa
nhiều trong khi họ ít được phô biến về cách sử dụng hoặc khi có bệnh tình cờ
được người khác phô biên Đặc biệt ở vùng hai tỷ lệ sử dụng loài 2 nhiều hơn so
với loài 3 theo kinh nghiệm nhiều người đân cho răng loài 2 sử dụng chữa bệnh
sẽ tốt hơn loài 3 nhiều người cho răng loài 3 có mùi hơi hơn lồi 2 nên ít được
sử dụng hơn
3.1.2 Tên gọi của các loài
Điều tra tên gọi của các loài nhằm mục đích kiểm chứng lại các tên đã công bồ trong các tài liệu, bỗ sung tên gọi đồng nghĩa, đánh giá mức độ sử dụng của
các tên gọi (nếu loài có nhiều tên gọi), cách đặt tên về loài đó,
a Ty lệ tên gọi của các loài
Trang 2921 Bảng 2: Các tên gọi của 3 loài tại hai vùng nghiên cứu
Sti Tên gọi Loài I Loài 2 Loài 3
Tầnsô | Tỷlệ | Tânsỗ | Tỷylệ | Tânsô | Tỷ lệ
lặp lại (%) lap lai (%) lap lai (%) I Vay 51/60 | 85.00 0 0 0 0 3 Mò 31/60 | 51.67 | 63/70 | 90.00 | 42/52 | 8077 3 BD nit 5/60 8.33 | 53/70 | 75.71 7⁄52 | 13.46 4 BD nam 0 0 7/70 | 10.00 | 35/52 | 67.31 5, Xích đông 0 0 0 0 2/52 3.85 nam 6 Tên khác 0 0 3/70 4.29 2/52 3.85 (Tén déng nghia)
Nhan thay: Diém chung cho 3 loài la cac ten goi (MO, bach dong nữ, xích đồng nam) đã được công bố trong các tài liệu [I][6][7]I9][15][18]I25]I26]
Điểm riêng với loài 1 là tên vạy gần với tên vậy đã công bó trong các tài liệu [1I{6]I7]I15]I[18]I26] Điểm riêng với Loài 2 và loài 3 là xuất hiện tên đồng
Trang 30100T{ s; “ 80 75.71 673] TY 60 lệ (%) 40 20 : | 358 429 3.85 0 Vạy Mo BDNữ BD XD Tén Nam Nam khác Tên gọi ELoài l a Loai 2 DO Loai 3
Hình 4 : Các tên gọi của 3 loài tại hai vùng nghiên cứu
Ghi chú: Tổng các % không bằng 100% do một loài có thể có nhiều tên gọi
Tên gọi phố biến nhất với Loài 1 là tên vạy (85%), sau đó là tên Mò
(51.67%), tên Bạch đồng nữ được gọi ít nhất (8.33%) Tên gọi phố biến nhất
với Loài 2 là tên mò (90%), sau đó lần lượt là tên bạch đồng nữ (75.71%), bạch
đồng nam (10%), tên khác (4.29%) Tên gọi phố biến nhất với Loài 3 là tên mò (80.77%), sau đó lần lượt là tên bạch đồng nam (67.31%), bạch đông nữ (13.46%), xích đồng nam (3.85%), tên khác (3.85%) Sự phô biến trong việc gọi
tên của mỗi loài là theo các vùng miền khác nhau Điểm chung, tên Mò là tên
phô biến cho cả 3 loài tại hai vùng miền
Cùng một loài có nhiều tên gọi, các loài khác nhau trong cùng một vùng và
giữa các vùng miền khác nhau lại có những tên gọi giống nhau (Mò, bạch đồng
nữ, ) , việc gọi tên này chứng tỏ có sự sử dụng lẫn tên giữa các loài b, Cách đặt tên các loài
Các loài điều tra được đặt tên theo những cách khác nhau:
- — Túc dựng điều trị: theo nhiều người dân đặt tên bạch đồng nữ, bạch đồng
nam là do chữ ''bạch” chỉ bệnh “bạch đới” hay bệnh “huyết bạch ở phụ nữ”
- Hình dáng và màu sắc: có mò trắng, mò đỏ, vạy hoa trắng
- — Bộ phận: cùng là tên gọi nhưng có người dân quen gọi với những tên như:
Trang 3123
- — Điểm đặc biệt của loài: Nhiều người giải thích tên “mè” do hoa của cây có
cấc con mò ký sinh, khi tiếp xúc có thể gây “mò rốn” ở người, có tên “bạch đồng
nữ” - tượng trưng cho phái nữ thì có tên “bạch đồng nam” — tượng trưng cho phái nam, cho có âm, có dương, nhiều người còn giải thích tên “bạch đồng nữ, bạch
đồng nam” chỉ một cây tốt cho nữ, một cây tốt cho nam Cây “'vạy” là do có từ
thời xa xưa
- Tên khác: Một số người dân vùng hai còn gọi hai loài 2 và loài 3 với tên gọi gân giống “ bạch hồng nữ”, “bạch hồng nam” Điều này là do tên được truyền
miệng nên có sự nhâm lẫn khi gọi tên
3.1.3 Bệnh chứng được sử dụng
Điều tra Bệnh chứng được sử dụng với các loài nghiên cứu tại còng đồng giúp: Kiểm chứng việc sử dụng các loài trong cộng đồng với các tài liệu đã công bố giúp điều tra các bệnh chứng mới được sử dụng (nếu có) từ đó làm căn cứ thử các tác dụng sinh học tác dụng dược lý đề có hướng điều trị bệnh mới như bệnh trĩ [20] bệnh ung thư [II]
a, Ty lệ bệnh chứng được sử dụng
Trang 32Bảng 3: Các chứng bệnh được SD của 3 loài tại hai vùng nghiên cứu
Stt| Bệnh chứng Loài l Loài 2 Loài 3
Tansd | Tylé | Tầnsó | Tỷlệ | Tânsô | Tỷ lệ lặp lại Lặp lại lặp lạt 1 Bạch đới 17/60 | 2833 | 37/70 | 52.86 | 24/52 | 46.15 khi hu 2 | Kinhnguyét | /0/60 | 1667 | 16/70 | 22.86 | 17/52 | 32.69 khéng déu 3 | Viêm ngứa tử| 8⁄60 13.33 | 14/70 | 2000 | 1142 | 21.15 cung, BPSD 4 Sản hậu 4/ø0 6.67 | 7/70 10.00 | 5/52 9.62 5 | Cao huyét ap 0 0 12/70 | 17.14 6/52 11,54 6 | Lợitiêu 5⁄60 | 833 | 570 | 714 | 3⁄22 | 577 (đái buốt đái nhất) 7 | Thanh nhiệt, 0 0 6/70 8.57 4/52 7.69 giải nhiệt 8 | Tăm cho trẻ 18/60 30.00 12/70 17.14 8/52 15.38 ( giúp mát đa, đẹp da, ngủ ngon ) 9, Rôm sây 26/60 43.33 21/70 30.00 15/52 28.84 10.| Mun nhot 21/60 35.00 24/70 34.29 13/52 25.00 II.| Chéc dau 16/60 26.67 13/70 137 9/52 17.31 12 Ghẻ lở 22/60 36.67 13/70 18.37 1152 Zid)
13.| Ngứa ngoài da| 57⁄60 85.00 28/70 40.00 21/52 40.38
Nhận xét: Lồi I khơng thấy sử dụng trong bệnh chứng cao huyết áp và thanh
nhiệt Các bệnh chứng (13 bệnh chứng) được sử dụng với 3 loài nghiên cứu tại hai
Trang 33os
trong một số bệnh chứng đã công bố trong các tài liệu [1][6][7][9][15][18][25][26] (như: Đau nhức xương khớp, vàng da và niêm mạc, ly, trĩ, di mộng tinh .) 40.38 40 85 =} $ E a Q | | ! | 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tỷ lệ GB Loai 1 BLoai 2 OLoai 3
Hình 5: Các bệnh chứng được sử dụng của 3 loài
Ghỉ chú: Tổng các % không bằng 100% do 1 loài có thể có nhiều bệnh chứng sử
dụng
Tý lệ bệnh chứng được sử dụng lần lượt giảm với loài là: Ngứa ngoài da (85%), rom say (43.33%), ghé la (36.67%), mun nhot (35%), tam cho tré (30%),
Trang 34viêm ngứa tử cung (13.33%), Lợi tiểu (8.33%), sản hậu (6.67%) Tỷ lệ bệnh chứng
được sử dụng lần lượt giảm với loài 2 là: Bạch đới khí hư (52.86%) ngứa ngoài da (40%), mun nhot (34.29%), rém say (30%), kinh nguyệt không déu (22.86%), viêm ngứa tử cung (20%), chốc đầu (18.57%), ghẻ lở (18.57%), cao huyết áp
(17.14%), tắm cho trẻ (17.14%) sản hậu (10%), thanh nhiệt (8.57%), lợi tiểu
(7.14%) Tỷ lệ bệnh chứng được sứ dụng lần lượt giảm với loài 3 là: Bạch đới
khi hu (46.15%), ngita ngoai da (40.38%), kinh nguyét khong déu (32.69%), rom
sdy (28.84%), mun nhot (25%), ghé Ié (21.15%), viêm ngứa tử cung (21.15%), chốc
dau (17.31%), tam cho tré (15.38%), cao HA (11.54%), san hdu (9.62%), thanh
nhiét (8.56%), loi tiéu (5.77%)
Có sự tương đồng trong một vùng và khác nhau giữa hai vùng miền: Vùng
một (loài 1) bệnh chứng sử dụng nhiều nhất ở loài I là ngứa ngoài da (85%) trong
khi vùng hai (loài 2 và loài 3) có bệnh chứng sử dụng nhiều nhất là bạch đới khí hư (52.86% và 4l.15%%) Loài l có xu hướng dùng trong các bệnh dùng ngoài (ngứa ngoài da rôm sấy, ghẻ, mụn nhọt) Tỷ lệ chênh lệch giữa ngứa ngoài da và bạch đới
khí hư: Ở loài l (vùng một) là 56.67% ở loài 2 là 12.86%, loài 3 là 5.77% Cac
bệnh chứng sử dụng giữa loài 2 và loài 3 (vùng hai) có tỷ lệ gan nhau hơn so với loài I (vùng một) Các điểm khác nhau giữa hai vùng và tương đồng trong một vùng có thể đo mô hình bệnh chứng tại hai vùng là khác nhau, cũng có thể do thói quen
hoặc kinh nghiệm sử dụng khác nhau của các vùng miễn
Cũng có sự khác nhau trong một vùng miền, trong một vùng (vùng hai), loài 2 có tỷ lệ bệnh chứng bạch đới khí hư (52.86%), Cao huyết áp (17.14%) được sử
dụng nhiều hơn so với loài 3 với bạch đới khí hư (46.15%), Cao huyết áp (1 1.54%)
trong khi bệnh chứng kinh nguyệt không đều sử dụng với loài 2 (22.86%) ít hơn so
với loài 3 (32.69%)
Điểm chung của cá 3 loài: Có các bệnh chứng sử dụng nhiêu (Ngứa ngoài da,
khí hư bạch đới) và có các bệnh chứng sử đụng với tỷ lệ tương đối (mụn nhọt, rôm
sẩy, chốc đầu, ghẻ lở), điều này có thể do đây là các bệnh hay gặp đối với mỗi
Trang 3527
kiện chăm sóc sức khỏe ngoài sử dụng cây thuốc [21][22][23][24] các bệnh sử
dụng an toàn và dễ sử dụng, cũng có thể theo tâm lý nhiều người dân đây là các
bệnh thông thường có thể chữa bệnh bằng cây thuốc mà chưa cần đến thuốc tây
(Các bệnh chứng ngoài da), hoặc chữa bệnh băng thuốc tây phức tạp và tốn kém (Bạch đới khí hư) Điều ngược lại, có những bệnh chứng được sử dụng với tỷ lệ ít
hơn (Sản hậu, lợi tiểu, cao huyết áp, thanh nhiệt), điều này có thể do với các loài
này còn nhiều người chưa biết thông tin sử dụng để điều trị các bệnh chứng này,
bên cạnh đó có nhiều người dân quen sử dụng các cây khác chữa các bệnh này: Lợi tiểu (Rau ngô, bông mã đề, cối xay, cỏ ranh, .), Cao huyết áp, thanh nhiệt (Hoa
hòe - vùng Thái Bình là tỉnh đứng đầu cả nước về trồng hoa hòe [13]) Hơn nữa việc điều trị các bệnh chứng băng các loài này chiếm tỷ lệ nhiều hay ít còn do kinh
nghiệm sử dụng đúc rút qua nhiều thế hệ do truyền thống của vùng miễn sự hiểu
biết và phô biên của cán bộ y tế xã
b, Triệu chứng của bệnh chứng
+ Bạch đới khí hư: được người dân mô tả đó là tình trạng ra nhiều huyết trắng ( huyết bạch phụ nữ) ở bộ phận sinh dục, người mệt mỏi, để lâu ngày người gây
yếu, làm việc kém hiệu quả, không muốn làm việc
+ Sản hậu: phụ nữ sau sinh người gầy yếu uỗng giúp khí huyết lưu thông
+ Lợi tiểu: trong trường hợp tiểu buốt, tiêu nhắt (tiểu đắt)
+ Ngứa ngoài da: đây là bệnh chứng được mô tả với các triệu chứng đa dạng, có 7 triệu chứng được mô tả ở bảng dưới Trong đó có các triệu chứng của bệnh ngứa ngoài da được mô tả với tỷ lệ lớn (Sẵn ngứa, gãi chảy nước, ngứa dặm) — các triệu chứng này phù hợp với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn của các loài
[1]JI6]I7]I9]{10]I12][14]I15]I17]I18][25]I26](27]I28] Ngược lại, có các triệu
Trang 36Bảng 4: Các triệu chứng của bệnh ngứa ngoài da trong việc sử dụng các loài
Triệu chứng _ Loài Ï _— Loài 2 _—_ Loài 3 Stt| Ngứangồi | Tânsơ | Tỷlệ | Tânsô | Tỷlệ | Tânsô | Tỷ lệ da Lặplại | (%) | Lặplạ | (2) | Lặp lại | (%) ¡ | Sẵn ngứa 30/51 |5882 |1628 |5714 |12⁄21 |5714 2 Nồi mân 31/51 | 60.78 6/28 21.43 5/21 23.8] 3 Gai chay 3O/5T 58.82 15/28 35-57 11/2] 52.38 nước 4 Gãi thành 12/51 23.53 4/28 14.29 3/21 14.28 vay 5 Ngứa dam [4/5] 27.45 11/28 39:29 7/21 33.33 6 Phat ban I1/ST 21.97 3/28 10.71 2/2] 9.52 3 DỊ ứng 3⁄5] 5.88 0 0 0 0 3.1.3 Bộ phận sử dung
Điều tra bộ phận sử dụng các loài nghiên cứu giúp: Kiểm chứng các bộ phận sử dụng của 3 loài nghiên cứu tại cộng đồng so với các tài liệu đã công bố, giúp đánh giá thói quen trong sử dụng 3 loài của người dân, giúp xác định bộ phận được sử dụng nhiều,
Trang 3729 @ Loai | @ Loai 2 LLoài 3 Hoa Lá Rễ Trên Cảcây Tùy ý Mp Bộ phận sử dụng
Hình 6: Bộ Phận Sử Dụng của 3 loài nghiên cứu
Ghỉ chú: Tổng các % không bằng 100% do một loài có thể có nhiều bộ phận sử
dụng
Nhận xét: Các bộ phận sử dụng từ kết quả điều tra được phù hợp với các bộ
phận sử dụng nêu trong các tài liệu [1] [6][7]I9][15][18][25][26]
Tỷ lệ bộ phận sử dụng với loài 1 lần lượt giảm là: Lá (66.67%), cả cây
(38.33%), hoa (36.67%), trên mặt đất (15%), rễ (5%), tùy ý (5%) Tỷ lệ bộ phận
sử dụng với loài 2 lần lượt giảm là: Hoa (61.43%), lá (58.57%), cả cây (22.86%),
ré (12.86%), trén mat dat (5.71%), tùy ý (7.14%) Tỷ lệ bộ phận sử dụng với loài | lan lugt giam 1a: Hoa (69.23%), 14 (59.62%), ca cay (23.08%), ré (15.38%), trén
mat dat (5.77%), tly y (7.69%)
Điểm chung cả 3 loài: có các bộ phận sử dụng với tý lệ cao (Hoa, lá), có bộ
phận sử dụng với tỷ lệ thấp (Rễ, phần trên mặt đất, tùy ý) Bộ phận sử dụng nhiều nhất với loài 1 là lá, bộ phận sử dụng nhiều nhất với loài 2 và loài 3 là hoa
Ở loài 2 và 3 có xu hướng sử dụng hoa và lá Việc sử dụng các bộ phận sử dụng ở
3 loài này có thể do người dân sử dụng các bộ phận theo kinh nghiệm của mình, có thể do thói quen sử dụng, các bộ phận sử dụng nhiều (Lá, hoa) do dé thu hai va
thu hái nhanh hơn, trong khi các bộ phận được người dân ít sử dụng (Rễ, phần
Trang 38(loài 1) có xu hướng sử dụng lá, còn vùng hai (loài 2 và loài 3) xu hướng dùng cả
hoa và lá, điều này có thể đo thói quen sử dụng, kinh nghiệm chọn bộ phận sử dụng có sự khác nhau giữa các vùng miễn
3.1.4 Liều lượng sử dụng
Điều tra liều lượng sử dụng giúp: Đánh giá việc sử dụng chữa bệnh, thói quen
cũng như kinh nghiệm khi sử dụng của người dân
Kết quả điều tra có 6 mức liều lượng xác định cho cả 3 loài (một nắm, vài nắm,
vài hoa, vài lá, vài cây, tùy ý) Tỷ lệ các liều lượng sử dụng thẻ hiện ở bảng dưới 50 50 â 08 TÌ Ty 25 I lệ 20 ' _}_—x—~~ 15 7 60 9.62 10 | i 42 7] lš , og [5 { 3 Một nắm Vàinắm Vàihoa Vàilá Vàicây Tùy ý Liều lượng @ Loai 1 Loài 2 LLoài 3
Hình 7: Liều lượng sử dụng trong việc sử tụng 3 loài
Ghi chú: Tổng các % không bằng 100% do một người có thể có nhiễu cách chọn Nhận xét: Liều lượng sử dụng với cả 3 loài có sự tương đồng với nhau, điều này
là do việc sử dụng trong cộng đồng mang tính tương đối về liều lượng, không chính xác theo đơn vị gam như trong các bài thuốc cỗ truyền [19], việc sử dụng cũng do kinh nghiệm tích lũy qua mỗi lần sử dụng (Liều lượng phù hợp, đảm bảo
mức liều vừa chữa khỏi bệnh, và cũng phù hợp với từng bệnh chứng), việc ước
lượng về liều lượng sử dụng cũng do thói quen của từng người
Với cả 3 loài: Mức liều “tùy ý” chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này cho thấy việc sử
Trang 3931
loài Với mức liều “tùy ý*° nếu dùng ngoài thì có thể nhận định là an toàn, nhưng
khi dùng đường uống thì chưa thể nhận định là an tồn hay khơng Qua liên hệ với
1 số nghiên cứu về thử độc tính cấp [10][14][16][28] rễ của loài 1 và loài 3 không xác định được LDsạ khi tiến hành với mức liều 100-300 g rễ/kg chuột thí nghiệm,
ngoài ra với lá của loài l1 đã xác định được LDsọ= 173 g lá/kg chuột thí nghiệm Điều này chứng tỏ có thể có những mức liều với lá có thê gây độc, do đó cần tiếp tục có những nghiên cứu về độc tính các loài để có những khuyến cáo về việc sử
dụng trong người dân
3.1.5 Cách sứ dụng
Mục đích điều tra cách sử dụng của 3 loài nghiên cứu bao gồm: Các đánh giá về các mặt (Ché biến trước sử đụng cách sử dụng, phối hợp khỉ sử dụng) đây là
các mặt ảnh hưởng lớn đến điêu trị bệnh chứng bao gồm các mặt từ đơn giản
đến phức tạp có những cách sử dụng mang tính thói quen có những cách sử dụng mang tính kinh nghiệm đúc rút từ truyền thống của ông cha, bền cạnh đó giúp phần nào đánh giá giữa các vùng miên trong sử dụng các loài, đồng thời bô sung vào các phương thức cô truyền dựa trên kinh nghiệm của nhân dân
a Chế biến trước sử dụng
Qua điều tra có 4 cách chế biến trước sử dụng với cả 3 loài bao gồm (Dùng tươi- không chế biến, phơi khô, sao vàng, sao vàng úp đấU sao vàng hạ thổ) Tỷ
lệ được thê hiện ở bảng dưới
Bảng5 : Chế biễn trước khi sử dụng các loài
stt| Cáchchế — Loài L _—_ Loài 2 _—_ Loài 3
biên trước | Tânsô | Tỷlệ | Tânsô | Tylé | Tânsô | Tỷ lệ
Trang 40Các cách chế biến này đều được đề cập trong dược cô truyền [19] Tỷ lệ lần
lượt với Loài I giảm là: dùng tươi (93.33%), sao vang (21.67%), sao vang up
đấp (13.33%), phơi khô (6.67%) Tỷ lệ lần lượt với Loài 2 giảm là: Dùng tươi
(68.57%), sao vàng úp đất (28.57%), sao vàng (22.86%), phơi khô (14.29%) Tỷ lệ lần lượt với Loài 3 giảm là: Dùng tươi (67.31%), sao vàng úp đất (30.77%),
sao vàng (23.08%), phơi khô (13.46%) ĐC: “7 80+ Tỷ 603 l@ 4g: rom 67 2 23.08 2857 30.77 203 03 Dùng Phơi Sao Sao vàng tươi khô vàng úp đất Chế biến trước sử dụng HLaoài 1 Loài 2 L]Loài 3
Hình 8: Chế biến trước khi sử dụng các loài
Ghi chú: Tổng các % khong băng 100% do một loài có thê có nhiêu cách chế biến Nhận xét: Điểm ch ung với cả 3 lồi, đùng khơ chiếm tỷ lệ thấp nhất sau đó là sao vàng và sao vàng tip dat do là cách chế biến vừa mắt thêm thời gian, phải
chờ đợi, phụ thuộc vào thời tiết, kinh nghiệm, nhiều người cho rằng khi phơi
khô hiệu quả chữa bệnh sẽ giảm, .; Dùng (ươi chiếm ty lệ cao nhất do dùng
tươi có thể dùng ngoài (các bệnh ngoài da, viêm ngứa tử cung) hoặc dùng đường uống (Bạch đới khí hư, sản hậu, kinh nguyệt không đều, ), dùng tươi sẽ không mất thời gian chờ đợi, tiện lợi, là cách dùng phổ biến trong cộng đồng, cũng do
thói quen, nhiều người khi bị bệnh thu hái cây rồi về rửa sạch nấu hoặc hãm nước, cũng theo nhiều người dùng tươi (đặc biệt nên lấy vào buổi sáng) cây sẽ