ĐỀ THI THPT QUÔC GIA NĂM 2015 Môn Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút Chủ đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị. Câu 1 ( Nhận biết): Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi tường không có lactozo? A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phần tử mARN tương ứng C. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế D. ARN poliemeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã Câu 2 ( Nhận biết): Gen là một đoạn ADN A. Tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động gen. B. Mang thông tin qui định tổng hợp phân tử ARN vận chuyển. C. Mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN). D. Mang thông tin qui định tổng hợp phân tử ARN thông tin. Câu 3 ( Nhận biết): Sự phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n trong phân bào ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên: A. Cành tứ bội trên cây lưỡng bội B. Cành đa bội lệch C. Thể bốn nhiễm D. Thể tứ bội Câu 4 (Thông hiểu): Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là A. được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ. B. trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị. C. đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN). D. tồn tại trong suốt thế hệ tế bào. Câu 5 ( Nhận biết): Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit có cùng nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể A. Gây đột biến lặp đoạn và mất đoạn. B. Không xảy ra hiện tượng đột biến. C. Gây đột biến đảo đoạn và lặp đoạn. D. Gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn. Câu 6 (Vận dụng): Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là A. 8. B. 4. C. 6. D. 2. Câu 7 (Vận dung): Điểm sai khác giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực. A. Có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza. B. Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. C. Diễn ra vào kì trung gian của quá trình phân bào. D. Mạch pôlinuclêôtit mới được tổng hợp kéo dài theo chiều 5 ' - 3 ' . Câu 8 (Thông hiểu): Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3 ' AGXXGAXAAAXXGXGATA 5 ' . Do tác động của hóa chất 5-BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3 ' - 5 ' ) tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên? A. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp thay đổi so với gen bình thường. B. Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường. C. 5-BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến. D. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường. Câu 9 (Vận dụng cao): Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li giảm phân II ở cặp Bb. Các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, giao tử n + 1 chiếm tỉ lệ là: A. 13%. B. 15%. C. 9%. D. 2%. Câu 10 (Thông hiểu): Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi một ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân hủy trả các nucleôtit về môi trường nội bào. B. Trong giai đoạn hoạt hóa, năng lượng ATP dùng để gắn axit amin vào đầu 5 ' của tARN. C. Tiểu phần lớn của ribôxôm gắn với tiểu phần bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sau khi bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met – tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu trên mARN. D. Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên mARN theo chiều 5 ' - 3 ' ngay sau khi bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN. Câu 11 (Thông hiểu): Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ? A. Enzim ADN pôlimeraza luôn di chuyển sau enzim tháo xoắn. B. Enzim nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. D. Enzim ADN pôlimeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một mạch khuôn. Chủ đề 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền Câu 12 (Vận Dụng): Xét phép lai AaBbDd x aaBbdd, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và tính trạng trội hoàn toàn thì ở đời con có số loại KH là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 8 Câu 13 (Vận Dụng cao): Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F 1 . Trong số các cây F 1 lấy 2 cây quả đỏ, xác suất để cả 2 cây quả đỏ này đều có kiểu gen đồng hợp là: A. 1/64 B. 1/9 C. 1/32 D. 27/64 Câu 14 (Nhận biết) : Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là : A. Ruồi giấm. B. Bí ngô. C. Cà chua. D. Đậu Hà Lan. Câu 15 (Thông hiểu): Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn được F 1 toàn quả dẹt; F 2 gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào? A. Tương tác át chế B. Tương tác cộng gộp C. Trội không hoàn toàn D. Tương tác bổ trợ Câu 16 (Vận dụng): Cho phép lai P: AB Ab ab χ aB. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Ab ab ở F 1 là A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/16. Câu 17 (Thông hiểu): Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến). B. biến dị tổ hợp. C. mức phản ứng của kiểu gen. D. thể đột biến. Câu 18 (Thông hiểu): Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. có kiểu hình khác nhau. B. có cùng kiểu gen. C. có kiểu gen khác nhau. D. có kiểu hình giống nhau. Câu 19 (Vận dụng): Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng? A. Aa × aa và AA × Aa. B. Aa × Aa và AA × Aa. C. AA × aa và AA × Aa D. Aa × Aa và Aa × aa. Câu 20 (Vận dụng): Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ? A . 6,25% B. 12,5%. C. 50% D. 25% Câu 21 (Nhận biết): Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng được F 1 đồng loạt màu đỏ.Cho F 1 tự thụ phấn, điều kiện để F 2 có tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng 1, Tính trạng do một cặp gen qui định 3, Số lượng cá thể F 2 phải đủ lớn 2, Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST 4, Tính trạng phải trội hoàn toàn Đáp án đúng là A. 2,3,4 B. 2,4 C.1, 2 D. 1, 3, 4 Câu 22 (Vận dụng): Cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, ở F 1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 51% cây cao, hoa đỏ; 24 % cây cao, hoa trắng; 24 % cây thấp, hoa đỏ; 1 % cây thấp, hoa trắng (cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định). Tần số hoán vị gen là A. 10% B. 1% C. 20% D. 40% Câu 23 (Vận dụng cao): Ở một loài động vật khi cho con đực (XY) lông đỏ, chân cao lai phân tích ở thế hệ con có tỉ lệ: Ở giới đực: 100% lông đen, chân thấp Ở giới cái: 50% lông đỏ, chân cao; 50% lông đen, chân cao Cho biết tính trạng chiều cao chân do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn Hãy xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng và mối quan hệ giữa hai cặp tính trạng nói trên A. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ gen nằm trên NST X, tính trạng chiều cao chân di truyền theo quy luật trội lặn hoàn toàn gen nằm trên NST X; hai cặp tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn với nhau B. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác át chế gen nằm trên NST thường, tính trạng chiều cao chân di truyền theo quy luật trội lặn hoàn toàn gen nằm trên NST X; hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau C. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ gen nằm trên NST X, tính trạng chiều cao chân di truyền theo quy luật trội lặn hoàn toàn gen nằm trên NST X. hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau D. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ, gen nằm trên NST thường, tính trạng chiều cao chân di truyền theo quy luật trội lặn hoàn toàn gen nằm trên NST thường, hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. Chủ đề 3: Di truyền học quần thể. Câu 24 (Vận dụng): Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB+0,48Bb+0.16bb=l. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì: A . Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. B. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. C. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi. D. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. Câu 25 (Vận dụng): Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, xét gen thứ nhất có hai alen A và a với tần số tương ứng là 0,7 và 0,3; gen thứ hai có hai alen B và b với tần số 0,8 và 0,2. Hai gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội trong quần thể là A. 31,36%. B. 87,36%. C. 81,25%. D. 73,92%. Câu 26 ( Vận dụng): Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen: 0,2AA: 0,8Aa. Qua một số thế hệ tự thụ phấn thì lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể là 0,35. Số thế hệ tự thụ phấn của quần thể là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 27 ( Nhận biết): Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn là: A.Sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. B.Qua nhiều thế hệ tự phối, các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp. C.Làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm. D.Các thế hệ con cháu của quần thể tự phối chọn lọc không mang lại hiệu quả. Chủ đề 4. Ứng dụng di truyền học Câu 28 (Nhận biết) : Thành tựu nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ chuyển gen? 1, Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người 2, Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường 3, Tạo giống bông, đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ 4, Tạo giống dưa hấu tam bội không hạt, hàm lượng cao Đáp án đúng là: A. 1, 4 B. 1,3 C. 2,3 D. 2,4 Câu 29 (Nhận biết): Trong kĩ thuật chuyển gen, để tạo ADN tái tổ hợp thì các thao tác được thực hiện theo trình tự: A. Tách ADN→ Cắt phân tử ADN → Nối ADN cho với ADN nhận B. Cắt phân tử ADN → Nối ADN cho với ADN nhận→ Tách ADN C.Cắt phân tử ADN → Tách ADN→ Nối ADN cho với ADN nhận D. Nối ADN cho với ADN nhận→ Cắt phân tử ADN → Tách ADN Câu 30 (Thông hiểu): Cho các phương pháp sau: 1, Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ 2, Dung hợp tế bào trần khác loài 3, Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F 1 4, Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật A. 2, 3 B. 1,4 C.1, 3 D.1, 2 Chủ đề 5. Di truyền học người Câu 31 (Nhận biết): Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới? 1. Bệnh mù màu 2.Bệnh máu khó đông 3. Bệnh teo cơ 4. Hội chứng Đao 5. Hội chứng Claiphento 6. Bệnh bạch tạng Đáp án đúng là A. 3, 4, 5, 6 B. 1, 2 C. 1, 2, 5 D. 1, 2, 4, 6 Câu 32 (Thông hiểu): Phân tích hai sơ đồ phả hệ và cho biết sơ đồ phả hệ nào bệnh do gen lặn gây nên? A. Sơ đồ phả hệ 2 C. Sơ đồ phả hệ 1 B. Sơ đồ phải hệ 1 và 2 D. Không sơ đồ phả hệ nào Câu 33 (Vận dụng): Ở người, bệnh mù màu do gen m qui định, bệnh máu khó đông do gen d nằm trên NST giới tính X qui định. Bố mẹ bình thường sinh con trai mắc cả hai bệnh trên. Xác định kiểu gen của người mẹ? A. X M D X M D B.X M D X d M C. X d M X D m D. X D M X m d Chủ đề 6: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa. Câu 34 ( Nhận biết): Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? A. ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. B. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. C. Mã di truyền của hầu hết các loài sinh vật đều giống nhau. D. Các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 35 (Thông hiểu): Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Đacuyn về tiến hóa là: A. Chỉ ra được vai trò của biến dị xác định và biến dị không xác định đối với quá trình tiến hóa. B. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự tiến hóa của các loài sinh vật. C. Giải thích khá thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. D. Giải thích hợp lí sự hình thành loài mới. Câu 36 (Nhận biết): Khi nói về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật. B. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân. C. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong quần thể xuất hiện các đột biến liên quan đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống. D. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền. Câu 37 (Thông hiểu): Khi nói về bằng chứng tiến hóa, nhận định nào sau đây đúng? A. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy. B. Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng. C. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng. D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài. Câu 38 (Vận dụng): Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử: (1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn. (2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh. (3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ. (4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau. (6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép. Đáp án đúng là : A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (6). C. (1), (3), (6). D. (2), (4), (5). Chủ đề 7. Sự phát sinh sự sống Câu 39 (Nhận biết) Trình tự nào sau đây được sắp xếp đúng về sự xuất hiện các đại địa chất trong lịch sử phát triển của vỏ Trái đất A. Đại Tân sinh- Đại Cổ sinh- Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Trung sinh B. Đại Cổ sinh- Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Trung sinh- Đại Tân sinh C . Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Cổ sinh- Đại Trung sinh- Đại Tân sinh D. Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Cổ sinh- Đại Tân sinh- Đại Trung sinh Chủ đề 8: Cá thể và quần thể sinh vật Câu 40 (Nhận biết): Yếu tổ nào trực tiếp chi phối sổ lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động: A. Mức xuất cư và mức nhập cư. B. Mức sinh sản và mức tử vong. C. Kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể. D. Nguồn sống và không gian sống. Câu 41 (Nhận biết): Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của các loài trên là A. Tỉ lệ tử vong. B. Nhiệt độ. C. Dinh dưỡng. D. Ánh sáng. Câu 42 ( Thông hiểu): Biển khơi thường chia thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái chi phối nên sự sai khác đó là: A. Hàm lượng ôxi trong nước. B. Nhiệt độ. C. Độ mặn. D. Ánh sáng. Câu 43 (Thông hiểu): Nguyên nhân chủ yếu của cạnh tranh cùng loài là: A. Có cùng nhu cầu sống. B. Do đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi C. Do đối phó với kẻ thù D. Do mật độ cao. Chủ đề 9: Quần xã sinh vật. Câu 44 (Thông hiểu): " Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai" được hiểu là dạng: A. Diễn thế phân hủy. B. Diễn thế thứ sinh. C. Diễn thế nguyên sinh. D. Diễn thế dị dưỡng. Câu 45 (Nhận biết): Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã? A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh. B. Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi. C. Trong quan hệ hỗ trợ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống. D. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. Câu 46 (Thông hiểu): Nguồn chất hữu cơ chủ yếu cung cấp cho quần xã sinh vật ở vùng đáy biển sâu có nguồn gốc từ: A. Quá trình quang hợp của rong và tảo biển. B. Quá trình quang hợp của thực vật biển. C. Nguồn dinh dưỡng rơi từ tầng nước mặt xuống. D. Quá trình hóa tổng hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật hóa tự dưỡng. Chủ đề 10. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Câu 47 (Nhận biết): Cho các hệ sinh thái 1, Đồng rêu hàn đới 2, Rừng ngập mặn 3, Một bể cá cảnh 4, Đồng ruộng 5, Thành phố 6, Rừng mưa nhiệt đới 7, Rừng cao su ở Tây Nguyên Những hệ sinh thái nhân tạo bao gồm: A. 1, 3, 2, 7 B . 3, 4, 5, 7 C.2, 6, 7, 5 D. 1,2, 3, 4 Câu 48 (Nhận biết) Cho một quần xã gồm các sinh vật sau: thực vật, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau không thể xảy ra: A. Thực vật→ Chim ăn sâu→ Sâu hại thực vật→ Sinh vật phân giải B. Thực vật →Thỏ →Hổ→ Sinh vật phân giải C. Thực vật→ Sâu hại thực vật →Chim ăn sâu D. Thực vật→ Dê→ Hổ→ Sinh vật phân giải Câu 49 (Thông hiểu): Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường ngắn (không vượt quá 6 mắt xích thức ăn), vì: A. Quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn B . Chỉ có khoảng 10% năng lượng trong mắt xích thức ăn biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng kế tiếp. C. Sinh vật sản xuất đôi khi là khó tiêu hoá D. Mùa đông là quá dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp Câu 50 (Vận dụng): So với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo có đặc điểm: A. Ổn định hơn do con người thường bổ sung năng lượng B. Là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín C. Có khả năng điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên D. Có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên HẾT . sinh- Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Trung sinh B. Đại Cổ sinh- Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Trung sinh- Đại Tân sinh C . Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Cổ sinh- Đại Trung sinh- Đại. sinh- Đại Cổ sinh- Đại Trung sinh- Đại Tân sinh D. Đại Thái cổ- Đại Nguyên sinh- Đại Cổ sinh- Đại Tân sinh- Đại Trung sinh Chủ đề 8: Cá thể và quần thể sinh vật Câu 40 (Nhận biết): Yếu tổ nào trực. (5). Chủ đề 7. Sự phát sinh sự sống Câu 39 (Nhận biết) Trình tự nào sau đây được sắp xếp đúng về sự xuất hiện các đại địa chất trong lịch sử phát triển của vỏ Trái đất A. Đại Tân sinh- Đại Cổ sinh-