đề thi thử đại học môn sinh 2015.7

8 384 0
đề thi thử đại học môn sinh 2015.7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh: LỚP Mã đề thi 132 Chủ đề 1: Cơ chế di truyền và biến dị Câu 1:(Nhận biết): Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là A. sợi cơ bản, đường kính 10 nm. B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. crômatít, đường kính 700 nm. Câu 2: (Vận dụng): Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ A T G X + + = 1 4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là A. 10% B. 40% C. 20% D. 25%. Câu 3:(thông hiểu): Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N 15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N 14 , quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N 15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 4: (Vận dụng): Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen X A X a là A. X A và X a . B. X A X A , X a X a và 0. C. X A X A và 0. D. X a X a và 0. Câu 5:(thông hiểu): Phân tích thành phần nucleôtit của 3 chủng virút thu được. Chủng A: A=U=G=X=25% Chủng B: A=T=G=X=25% Chủng C: A=G=20%, T=X=30%. Kết luận nào sau đây đúng? A. Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là ADN. B. Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN. C. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 1 mạch, chủng virut C là ADN 2 mạch. D. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 2 mạch, chủng virut C là ADN 1 mạch. Câu 6:(Vận dụng cao): Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng.Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất để họ sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và ít nhất có được một người không bị bệnh bạch tạng. A. 67/256 B. 108/256 C. 81/256 D. 189/256 Câu 7: (Vận dụng): Một gen có M= 450000 đvC; Hiệu số giữa A với loại nu không bổ sung với nó bằng 30% tổng số nu của gen.Nếu gen này bị đột biến mất 1 cặp nu A- T, thì số liên kết hiđrô của gen là sau ĐB sẽ thay đổi so với gen bình thường (H đb / H) là: A. 1548/ 1650. B. 1648/ 1650. C. 1648/ 1750. D. 1548/ 1750. Câu 8: (Vận dụng): Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 NST khác nhau. Số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm kép là A 40. B 21. C 57. D 41. Câu 9: (Vận dụng): Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCE*FGH thuộc dạng đột biến A. chuyển đoạn tương hỗ. B. đảo đoạn có tâm động. C. mất đoạn. D. đảo đoạn ngoài tâm động. Câu 10: (Vận dụng cao): Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ A. 0.5% B. 0.25% C. 1% D. 2% Chủ đề 2: Tính qui luật của hiện tượng di truyền Câu 1: (Vận dụng): Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của GF 1 có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra? A. 16 B. 32 C. 4 D. 8 Câu 2: (Vận dụng): Một loài thực vật gen A -cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là A. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ. B. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ. C. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ. D. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ. Câu 3: (Thông hiểu): Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẽ và trội – lặn hòan tòan. Kết quả thu được gồm: A. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình B. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. C. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình. D . 9 kiểu gen, 4 kiểu hình. Câu 4: (Thông hiểu): Làm thế nào để biết được 2 cặp gen dị hợp nào đó phân ly độclập với nhau? A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1: 1: 1, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập. B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập. C. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng nhau, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập. D. Nếu kết quả của phép lai phân tích chỉ cho 1 loại kiểu hình đồng nhất, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập. Câu 5: (Thông hiểu): Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; BB hoa đỏ, Bb- hoa hồng, bb- hoa trắng. Các gen di truyền độc lập. P thuần chủng: cây cao, hoa trắng x cây thấp hoa đỏ tỉ lệ kiểu hình ở F 2 A. 3 cao đỏ:6 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng. B. 1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 3 thấp đỏ:6 thấp hồng:3 thấp trắng. C. 1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng. D. 6 cao đỏ:3 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng. Câu 6: (Nhận biêt): Kiểu tác động qua lại của hai hay nhiều gen thuộc những lôcut khác nhau làm xuất hiện một tính trạng mới gọi là: A. Tác động cộng gộp B. Tác động bổ trợ C. Tác động át chế D. Cả ba trường hợp trên Câu 7:(Vận dụng cao): Ở cừu, gen qui định màu lông nằm trên NST thường. Gen A qui định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen. Cho giao phối cừu đực với cừu cái đều dị hợp tử. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để sinh ra con cừu cái lông trắng là bao nhiêu ? A. 7/12 B. 5/12 C. 3/8 D. 5/16 Câu 8:(Thông hiểu): Những hoạt động chủ yếu nào của nhiễm sắc thể tạo nên lượng biến dị to lớn của sinh vật sinh sản hữu tính? (1) Phân ly của các chromatit chị em tại kỳ sau giảm phân II (2) Phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ sau giảm phân I. (3) Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kỳ đầu giảm phân I (4) Xếp hàng độc lập của các cặp NST tương đồng khác nhau trên mặt phẳng xích đạo tại kỳ giữa giảm phân I. A. (2) và (3) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (2) và (4) Câu 9:(Vận dụng): Biết 1 gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hòan tòan, các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AaBBDD x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng là. A. 1/16. B. 9/64. C. 27/64. D. 27/36. Câu 10:(Vận dụng): Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ờ F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ: A. 70/256 B. 56/256 C. 35/256 D. 28/256 Câu 11: (Nhận biết): Gen đa hiệu là hiện tượng: A. nhiều gen quy định một tính trạng. B. một gen đồng thời quy định nhiều tính trạng. C. các gen tương tác để quy định các tính trạng khác nhau. D. một gen có khả năng làm tăng cường hoạt động của các gen khác. Câu 12: (Vận dụng): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là: A. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp. B. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. C. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp. D. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp. Câu 13: (Vận dụng cao): Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỷ lệ 4%. Biết rằng không xả ra đột biến, theo lý thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỷ lệ A. 2% B. 8% C. 4% D. 26% Chủ đề 3: Di truyền học quần thể Câu 1:(Vận dụng): Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 18,75%. B. 37,5%. C. 56,25%. D. 3,75%. Câu 2:(Nhận biết): Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ TB vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ TB người. (2) Phân lập dòng TB chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào TB vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người Trình tự đúng của các thao tác trên là: A. (2)  (1)  (3)  (4) B. (2) (4) (3) (1) C. (1) (2) (3) (4) D. (1)  (4)  (3)  (2) Câu 3:(thông hiểu): : QuÇn thÓ cã cÊu tróc di truyÒn nµo sau ®©y ®¹t tr¹ng th¸i c©n b»ng di truyÒn? A. 0,32AA: 0,04Aa: 0,64aa. B. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. C. 0,4AA: 0,32Aa: 0,64aa. D. 0,04AA: 0,64Aa: 0,32aa. Câu 4: (Vận dụng cao): Ở quần thể người cân bằng di truyền, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là: A. 49,5 %. B. 1,98 %. C. 0,5% D. 50%. Chủ đề 4: Ứng dụng di truyền học Câu 1: (Thông hiểu): Cừu Đôly mang đặc điểm di truyền của A. cừu cho tế bào trứng. B. cừu cho tế bào tuyến vú. C. cừu mẹ mang thai đẻ ra cừu Đôly. D. cừu cha cho tinh trùng. Câu 2:(Nhận biết): Prôtêin huyết thanh của người được sản xuất với số lượng lớn trong sữa của cừu, sau đó chế biến thành thuốc chống u xơ nang ở người, đây là thành tựu của phương pháp tạo giống bằng A. biến dị tổ hợp B. công nghệ gen C. công nghệ tế bào D. gây đột biến Câu 3: (Nhận biết): Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của cây bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là A. Cà chua này là thể đột biến. B. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virus. C. Gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt. D. Gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hóa. Chủ đề 5: Di truyền học người. Câu 1: (Vận dụng): Ở người, X M : bình thường, X m : Mù màu. Bố mẹ bình thường, khả năng sinh được đứa con trai bị mù màu chiếm bao nhiêu? A. 50% B. 25% C. 12,5% D. 37,5% Câu 2:(Vận dụng): : Khi khảo sát về hệ nhóm máu O, A, B của một quần thể người tại 1 thành phố có 14500 dân, trong đó có 3480 người máu A, 5075người máu B, 5800 người máu AB, có 145 người máu O. Số lượng người có máu A đồng hợp là: A. 1600. B. 1450. C. 2320. D. 4000. Câu 3: (Nhận biês): : Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn. B. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh. C. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. Câu 4: (Vận dụng): Gen b gây chứng Phenylketoniệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketoniệu . Xác suất mang gen bệnh của người gái (3) là bao nhiêu? A. 1/3 B. 1/2 C. 2/3 D. ¾ Câu 5:(Vận dụng cao): Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể đăng ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái (aa) kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải (AA hoặc Aa) thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là A. 37.5% B. 43,5% C. 62.5% D. 50% Chủ đề 6: Bằng chứng tiến hóa và Cơ chế tiến hóa và Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất Câu 1:(Thông hiểu): Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp II. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác III. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại Câu trả lời đúng nhất là: A. I và III B. I và II C. II và IV D. II và III Câu 2:(Thông hiểu): Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hóa ở người? I. Xương cùng II. Ruột thừa III. Răng khôn IV. Những nếp ngang ở vòm miệng V. Tá tràng 1 2 5 3 4 A. I, II, III, IV B. I, II, III, V C. II, III, IV, V D. I, III, IV, V Câu 3:(Nhận biết): Ở các loài giao phối, tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt 2 loài thân thuộc là A. tiêu chuẩn hình thái B. tiêu chuẩn địa lí C. tiêu chuẩn di truyền D. tiêu chuẩn sinh lí Câu 4: (Nhận biết): Theo quan niệm hiện đại, CLTN tác động trực tiếp lên A. alen B. kiểu hình C. kiểu gen D. Nhiễm sắc thể Câu 5: (Nhận biết): Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là A. Protein và lipit B. Photpholipit và protein C. Axit nucleic và cacbonhidrat D. Axit nucleic và protein Câu 6: (Nhận biết): Sự phát triển của cây hạt kín thuộc kỉ thứ 3, dẫn đến sự phát triển của: A. Động vật ăn quả cỡ lớn B. Sâu bọ ăn lá, phấn hoa và nhựa cây C. Bò sát ăn thực vật D. Hệ thực vật Câu 7:(Nhận biết): Các nhân tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn phát sinh loài người băt đầu tư nhóm người nào? A. Parepitec B. Xinantrop. C. Cromannhon D. Neandectan Câu 8:(Thông hiểu): Trong quá trình phát sinh loài người, nhân tố lao động không phát huy tác dụng vào giai đoạn: A. người vượn B. nguời hiện đại C. ngưòi cổ D. vượn ngưòi hoá thạch Chủ đề 8: Cá thể và quần thể sinh vật Câu 1: (Nhận biết): Các giá trị nhiệt độ tư 5,6 – đến 42 0 C đối với các Rô phi ở Việt Nam đươc gọi là: A. Khoảng thuận lợi B. Khoảng chống chịu C. Khoảng gây chết D. Giới hạn sinh thái Câu 2: (Nhận biết): Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là A. cấu trúc giới tính, tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. Câu 3: (Thông hiểu): Cho 4 loài có giới hạn dưới, điểm cực thuận, giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là: Loài 1: 15; 33;41. Loài 2: 8;20;38. loài 3: 29; 36; 50. Loài 4: 2; 14; 22. Giới hạn nhiệt rộng nhất thuộc về: A. loài 1 B. loài 2 C. loài 3 D. loài 4 Chủ đề 9: Quần xã sinh vật Câu 1:(Nhận biết): Quần xã sinh vật có đặc trưng nào dưới đây: 1. Tập hợp nhiều quần thể khác nhau 2. Được hình thành trong quá trình lịch sử 3. Cùng sinh cảnh 4. Các quần thể gắn bó thành thể thống nhất 5. Có khả năng tự cung tự cấp A. 1,2,3,5 B. 1,3,4,5 C. 1,2,3,4 D. 2,3,4,5 Câu 2:(Nhận biết): Quần xã sinh thái nào trong các hệ sinh thái sau là ổn định A.Một cái hồ B. Một khu rừng C. Một đồng cỏ D. Một vùng đầm lầy Chủ đề 10: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Câu 1: (Vận dụng): Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn: 1 2 3 4 5 Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước là A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 5 Câu 2: (Thông hiểu): Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do A. SV thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của SV thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. HẾT . ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh: LỚP Mã đề thi 132 Chủ đề 1: Cơ chế. tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn: 1 2 3 4 5 Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái. vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng

Ngày đăng: 30/07/2015, 13:37

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan