Đề thi thử môn Sinh Học lần 4 Câu 1: Cơ chế tác động của gen điều hòa đối với Operon Lac ở vi khuẩn là theo cơ chế nào? A. Sản phẩm gen điều hòa làm ức chế quá trình dịch mã của Operon B. Sản phẩm gen điều hòa làm ức chế protein được tạo ra từ Operon C. Sản phẩm gen điều hòa làm ức chế quá trình phiên mã của Operon D. Sản phẩm gen điều hòa bám chặt vào các gen của Operon Câu 2: NST có bao nhiêu cấp độ cuộn xoắn khác nhau? (xét ở trạng thái chưa nhân đôi) A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 3: Khi gen trong ti thể của 1 tế bào sinh dưỡng bị đột biến, hệ quả nào có thể xảy ra cao nhất: A. Người đó biểu hiện tính trạng đột biến B. Người đó không biểu hiện tính trạng đột biến C. Người đó biểu hiện tính trạng đột biến ở 1 vùng cơ thể nhất định (nơi có tế bào bị đột biến) D. Người đó có biểu hiện đột biến nhưng rất yếu và không rõ Câu 4: Tính đặc trung và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? A. Số lượng, trình tự các nucleotit cấu tạo nên gen, tần số A+T/G+X B. Các cấp độ cuộn xoắn của ADN C. Các cơ chế điều hòa hoạt động gen trong phân tử ADN D. Số lượng Protein được tạo ra từ mỗi gen của AND Câu 5: Ý kiến sai về đột biến gen A. Xảy ra ngẫu nhiên, không có hướng xác định B. Xảy ra với tần số rất thấp C. Có hại với đời sống sinh vật D. Có thể xảy ra tự nhiên hay do các tác động của con người Câu 6: Một gen có chiều dài 4080 Ăngstơrông đi vào phiên mã tạo ra 4 phân tử protein. Quá trình diễn ra bình thường, số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình này là: (Axit amin mở đầu của phân tử protein là methionine) A. 1596 B. 1592 C. 1590 D. 1598 Câu 7: Một gen có 85 chu kỳ xoắn và có nu G = 24%, số nu A là: A. 442 B. 408 C. 398 D. 2562 Câu 8: Trong ống nghiệm có các 4 loại nucleotit theo tỷ lệ A:U:G:X = 2:2:1:2. Từ 4 loại nucleotit này người ta tổng hợp nên phân tử mARN nhân tạo. Nếu phân tử mARN có 3000 nucleotit thì số lượng bộ 3 AAG là: A. 11 B. 54 C. 35 D. 12 Câu 9: Một mARN có khối lượng 1350000 dvC, tiến hành dịch mã với 5 riboxom cùng trượt trên phân tử mARN. Sau 2 lần dịch mã, số axit amin đã được sử dụng là: A. 14990 B. 14980 C. 2996 D. 2998 Câu 10: Xét cặp gen Aa trong 1 hợp tử. Khi hợp tử này nguyên phân một số lần liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp 67500 nu tự do cho cặp gen này. Các cặp gen Aa trong các tế bào con có 72000 nu. Số lần nguyên phân của hợp tử: A. 8 B. 4 C. 6 D. 10 Câu 11: Gen B có khối lượng phân tử 720000 đvC, có hiệu giữa A và một loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A = 360 và G = 140. Khi gen B phiên mã đã lấy từ môi trường nội bào 1200U.Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho quá trình phiên mã của gen B. Biết gen B là gen không phân mảnh: A. 360 A, 1200 U, 200 G, 140 X B. 720 A, 1200 U, 200 G, 280 X C. 360 A, 1200 U, 280 G, 400 X D. 720 A, 1200 U, 280 G, 400 X Câu 12: Moocgan phát hiện ra di truyền liên kết và hoán vị gen qua: A. Phương pháp phân tích cơ thể lai B. Phương pháp lai tạp giao C. Phép lai phân tích thuận nghịch D. Phép lai thuận nghịch Câu 13: Xét phép lai (Mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội lặn hoàn toàn, không có hoán vị gen). Số kiểu hình ở đời con: A. 6 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 14: Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản cho thế hệ F1. Cho thế hệ F1 lai phân tích, kết quả nào đúng với trường hợp hoán vị gen: A. 13:3 B. 9:3:3:1 C. 4:4:1:1 D. 9:6:1 Câu 15: Ở ruồi giấm tiến hành phép lai nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình lặn ở tất cả các locus là 1.25%, thì tần số hoán vị là: A. 40% B. 20% C. 35% D. 30% Câu 16: Ở 1 loài sinh vật, trên 1 cặp NST tương đồng có tần số hoán vị gen giữa các gen như sau: AB = 49%, AC = 36%, BC = 13%. Xác định bản đồ gen trên cặp NST tương đồng này: A. CAB B. ACB C. ABC D. BAC Câu 17: Cho biết alen A: đỏ là trội hoàn toàn so với alen a: trắng; sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a; sức sống của hợp tử và của phôi (để phát triển thành cá thể con) của kiểu gen AA là 100%, Aa là 75%, aa là 50%. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ kiểu hình của đời con F1 (mới sinh) sẽ là A. 7 đỏ : 1 trắng. B. 7 đỏ : 2 trắng. C. 14 đỏ : 1 trắng. D. 15 đỏ : 1 trắng. Câu 18: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên xét gen A qui định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hat dài: Gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A,a và B,b phân li độc lập. khi thu hoạch ở quần thể này người ta đếm được 63% hạt tròn đỏ. 21%hạt tròn trắng, 12% hạt dài đỏ. 4% hạt dài trắng. khả năng bắt gặp trong quần thể này tỷ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có kiểu gen dị hợp chiếm bao nhiêu? A. 0.33 B. 0.22 C. 0.25 D. 0.2 Câu 19: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng .thu được F1 gồm 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là A. 1/81 B. 16/81 C. 1/16 D. 81/256 Câu 20: Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen nằm trên các NST thường khác nhau. biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25% ? (1) AaBb x Aabb (2) AaBB x aaBb (3) Aabb x aaBb (4) aaBb x aaBb A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 21: 1 loài thực vật sinh sản bằng cách tự phối, gen A qui định khả năng nảy mầm trên đất KL nặng, alen a thì không, gen aa bị chết khi trồng trên đất này. Cho gieo 1000 hạt (100 hạt AA, 400 hạt Aa, 500 hạt aa) trên đất KL nặng, tạo ra F1, F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó tạo thế hệ F2. Lấy 1 hạt F2 thì xác suất để hạt này nảy mầm trên đất KL nặng ? A. 91% B. 90% C. 87.5% D. 84% Câu 22: Quần thể có xAA : yAa : zaa (Với x + y + z = 1) Gọi p và q lần lượt là tần số của A và của a Cách tính nào sau đây đúng? A. P = x + y + z B. P = x + y/2 C. P = z + y/2 D. P = y + x/2 Câu 23: Ở 1 quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền 0.7 AA + 0.3 Aa. Sau 1 thế hệ ngẫu phối người ta thu được đời con có 4000 cá thể. Tính theo lý thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp là: A. 90 B. 2890 C. 1020 D. 7680 Câu 24: Ở 1 quần thể trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ dị hợp tử trong quần thể là 8%. Biết quần thể xuất phát có 20% cá thể đồng hợp tử trội và gen trội quy định cánh dài trội hoàn toàn với cánh ngắn. TỈ lệ kiểu hình ở quần thể xuất phát là: A. 36% cánh dài: 64% cánh ngắn B. 64% cánh dài: 36% cánh ngắn C. 84% cánh dài: 16% cánh ngắn D. 16% cánh dài: 84% cánh ngắn Câu 25: Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của NST X quy định lông đen, gen lặn a quy định lông màu vàng hung. Khi trong kiểu gen có cả gen D và d quy định màu lông tam thể. Trong quần thể có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu lông tam thể là: A. 16% B. 2% C. 32% D. 8% Câu 26: Cách để tạo ra dòng thuần chủng là: A. Dùng phép lai phân tích B. Dùng phép lai thuận nghịch C. Dùng phép lai cận huyết D. Dùng phép lai khác dòng Câu 27: Để nhận biết tế bào đã được chuyển gen thành công người ta sử dụng phương pháp: A. Sử dụng các dấu chuẩn nhận biết trên ADN tái tổ hợp B. Sử dụng kính hiển vi quang học hiện đại để quan sát và nhận biết C. Tiến hành phân tích bộ gen của tế bào cần xác định D. Sử dụng tia laze gây đột biến tế bào cần xác định Câu 28: ADN tái tổ hợp là: A. Phân tử ADN trong cơ thể vi khuẩn B. Phân tử ADN trong tế bào được chuyển gen C. Phân tử ADN tạo ra bằng sự kết hợp gen cần chuyển và thể truyền D. Phân tử ADN có khả năng di chuyển tự do từ tế bào này sang tế bào khác. Câu 29: Cho sơ đổ phả hệ sau: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở ngừoi do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là: A. 8 và 13 B. 1 và 4 C. 17 và 20 D. 15 và 16 Câu 30:Một người đàn ông có bố mẹ bình thường, mẹ không mang alen bệnh và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu? A. 0.083 B. 0.063 C. 0.111 D. 0.043 Câu 31:Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là A. quá trình đột biến làm cho một gen thành nhiều alen, còn quá trình giao phối làm thay đổi các alen đó thành các alen khác. B. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp, còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. C. quá trình đột biến tạo ra các đột biến có hại, còn quá trình giao phối sẽ làm cho đột biến đó trở thành có lợi. D. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số alen, còn quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó. Câu 32. Một đàn dê núi đang gặm cỏ dưới thung lũng, chỉ còn lại một số con ốm nằm lại ở lưng chừng núi, bỗng lũ quét tràn về cuốn trôi tất cả những con dưới thung lũng chỉ còn lại những con ở lưng chừng núi. Những con sống sót về sau sinh sản tạo nên 1 quần thể mới có thành phần kiểu gen khác hoàn toàn quần thể ban đầu.Ví dụ trên mô phỏng A. vai trò của yếu tố ngẫu nhiên. B. vai trò của chọn lọc tự nhiên. C. vai trò của di nhập gen. D. vai trò của quá trình giao phối. Câu 33. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và di - nhập gen. Câu 34. Trong một khu vực ao hồ, tập hợp sinh vật sống trong khoảng không gian xác định nào sau đây không là quần xã sinh vật: A. Trai, ốc ăn mùn B. Ốc bươu vàng C. Những thực vật ven bờ D. Các con cá trong ao Câu 35. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về số lượng biến dị tổ hợp giữa hai loài là gì? A. Số lượng nhóm liên kết gen ở hai loài khác biệt nhau. B. Số lượng con cái được sản sinh ra của mỗi cặp cá thể là khác biệt nhau. C. Hàm lượng ADN ở hai loài là khác biệt nhau. D. Số lượng gen ở hai loài khác biệt nhau. Câu 36. Ý nghĩa sinh thái của sự phân bố cá thể trong quần thể đồng đều là A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống có trong môi trường. Câu 37. Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định. Câu 38. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. B. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. D. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Câu 39. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh. B. kỉ Jura của đại Trung sinh. C. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. D. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh. Câu 40. Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. Hệ sinh thái rừng ôn đới. B. Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc. C. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới. D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Câu 41. Người ta thấy trong một mẻ lưới ở một hồ nuôi tôm có 10% số tôm chưa trưởng thành, người nuôi tôm phải quyết định đúng là A. giảm đánh bắt. B. dừng thu hoạch. C. tăng cường thu hoạch. D. tốc độ đánh bắt bình thường. Câu 42. Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là A. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu quá trình tiến hoá. B. các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc C. đột biến chỉ làm phát sinh các đột biến có hại D. đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu cho quát trình tiến hoá. Câu 43. Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi A. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể. B. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể. C. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể. D. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể. Câu 44. Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (3). Câu 45. Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm A. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. B. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, tuổi thọ cao. C. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn. D. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, tuổi thọ thấp. Câu 46. Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi, muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến A. áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải. B. áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn. C. áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém. D. áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải. Câu47:Môi trường là: A. gồm tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh cótác động trực tiếphaygián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật B. gồm tất cả những gì xung quanh sinh vật C. Gồm tất cả các yếu tố vô sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật D. Gồm tất cả các yếu tố hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật Câu 48: Để được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước hồ thì điều nào dưới đây cần làm hơn cả A.Nuôi các loài cá sồng ở các tầng nước khác nhau B.Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn C.Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt D.Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dự thừa thức ăn Câu49:Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất: A. Dùng hóa chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột cùng 1lứa tuổi B. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản C. Cho chuột ăn thức ăn chứa hóa chất để chúng không sinh sản được D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng Câu50:Tháp sinh thái nào thường là tháp lộn ngược(có đỉnh quay xuống dưới)? A.Tháp sinh khối của hệ sinh thái nước vùng nhiệt đới B.Tháp sinh khối của hệ sinh thái rừng nhiệt đới C.Tháp năng lượng của hệ sinh thái nước vùng nhiệt đới D.Tháp số lượng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới . của đại Tân sinh. Câu 40 . Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. Hệ sinh thái rừng ôn đới. B. Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc. C. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới. D. Hệ sinh. triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh. B. kỉ Jura của đại Trung sinh. C. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. D. kỉ. Đề thi thử môn Sinh Học lần 4 Câu 1: Cơ chế tác động của gen điều hòa đối với Operon Lac ở vi khuẩn là theo cơ