1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An ninh năng lượng toàn cầu – nguy cơ khủng hoảng năng lượng lần 3

14 628 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

An ninh năng lượng toàn cầu – nguy cơ khủng hoảng năng lượng lần 3

ĐỀ TÀI: AN NINH NĂNG LƯỢNG TOÀN CẦU – NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG LẦN 3 I. Đại cương về năng lượng 1. Vai trò của năng lượng với đời sống con người Năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể, Trong xã hội văn minh ngày nay, con người không thể sống thiếu năng lượng. Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng. Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Công nghiệp năng lượng cũng thu hút những ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt Nhưng do nguồn năng lượng là hữu hạn nên nhân loại phải sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và không lãng phí. 2. Một số dạng năng lượng chính - Năng lượng hóa thạch: Tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu, khí có được do thực vật và vi sinh vật sinh trưởng từ xa xưa, trải qua những biến động của vỏ trái đất trong một thời gian dài được gọi là nhiên liệu hoá thạch. - Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Song độ không an toàn và rủi ro là khá lớn. Đó là việc vận hành đòi hỏi điều kiện chuyên môn ngặt nghèo, yêu cầu đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cũng như sự nan giải trong việc xử lý sự cố và chất thải. - Các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo như khí sinh học, gió, địa nhiệt, mặt trời, thuỷ triều Tuy mới được sử dụng từ những năm cuối của thế kỉ XX, nhưng đây sẽ là nguồn năng lượng tiềm tàng của nhân loại Năng lượng địa nhiệt ở sâu trong lòng đất cũng được khai thác và sử dụng dưới dạng nhiệt và điện 1 Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các phế thải hữu cơ nông nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm bảo nhu cầu đun nấu, thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt khác, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn. II. An ninh năng lượng – Nguy cơ khủng hoảng năng lượng thế giới lần 3 1. An ninh năng lượng- Một vấn đề tòan cầu An ninh năng lượng là một khái niệm rộng và mở. Nó bắt đầu được đề cập đến kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước, đặc biệt là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973-1974. Thời kỳ này, an ninh năng lượng được hiểu theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với “an ninh dầu lửa”, tức là đảm bảo khả năng tự cung cấp dầu ở mức cao nhất đồng thời giảm mức nhập khẩu dầu và kiểm soát được những nguy cơ đi kèm việc nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay những thay đổi trong thị trường dầu và các năng lượng khác cùng sự xuất hiện nhiều nguy cơ như tai nạn, chủ nghĩa khủng bố, đầu tư kém vào cơ sở hạ tầng và thị trường hạn chế đã khiến khái niệm này không còn phù hợp. Trải qua nhiều tranh luận, khái niệm an ninh năng lượng hiện nay được thống nhất đó là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ. Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh năng lượng cũng như nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết. Trước hết, đó là do vai trò quyết định của an ninh năng lượng đối với an ninh của mỗi cá nhân con người và sự phát triển bền vững của từng quốc gia. Có thể thấy, năng lượng không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở đến các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến năng lượng. Nhờ có năng lượng mà cuộc sống con người ngày càng được nâng cao với ngày càng nhiều tiện nghi phục vụ cuộc sống như điều hoà, tivi, tủ lạnh, xe máy Do vậy, an ninh con người sẽ bị đe doạ nghiêm trọng một khi năng lượng không còn. Xét ở cấp nhà nước, an ninh năng lượng là tiền đề cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đó là vì sự đảm bảo về năng lượng sẽ giúp cho mọi hoạt động của quốc gia ổn định và phát triển. Còn ngược lại, khi năng lượng có nguy cơ suy giảm thì mọi hoạt động của quốc gia sẽ bị ngừng trệ, dẫn đến nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Đơn cử như chỉ một phút mất điện, tổn thất trên thị trường giao dịch chứng khoán có thể tính đến hàng tỷ đô la, còn các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác cũng chỉ trong tích tắc ấy tổn thất khó mà tính hết. Chính do tầm quan trọng của an ninh năng lượng như vậy nên 2 hiện nay vấn đề này đang được mọi quốc gia cũng như mọi cá nhân trên toàn thế giới hết sức quan tâm. An ninh năng lượng hiện đang trở thành một vấn đề toàn cầu còn do việc thực hiện nó mang tính chất xuyên quốc gia, đòi hỏi sự tham gia hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào trên thế giới dù giàu mạnh đến mấy có khả năng tự mình đảm bảo được an ninh năng lượng, mà đều cần có sự hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phụ thuộc giữa các quốc gia đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế đã chứng minh ngay cả những nước thường xuyên xuất khẩu năng lượng cũng có lúc lại phải nhập khẩu năng lượng và sự phụ thuộc về năng lượng giữa các khu vực đang dẫn đến tình trạng an ninh năng lượng ở một quốc gia bị đe doạ lập tức sẽ ảnh hưởng ngay đến an ninh năng lượng ở các quốc gia khác. Ngày nay, nguy cơ đe doạ đến an ninh năng lượng xuất hiện ngày một nhiều khiến cho vấn đề này càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của toàn thế giới vì một nền an ninh năng lượng toàn cầu. 2. Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng trên thế giới – Nguy cơ khủng hoảng năng lượng lần 3 II.1. Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng trên thế giới Nhắc đến nguồn năng lượng thông thường người ta thường nhắc đến 3 nguồn năng lượng chủ yếu là than, dầu và khí ga hay còn được gọi là “năng lượng tam đại vương”. Tuy nhiên khi nhắc tới vấn đề khùng hoảng năng lượng người ta thường nhắc đến khùng hoảng dầu mỏ. Tại sao điều đó lại tồn tại trong suy nghĩ của mỗi chúng ta? Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất rõ, bởi điều đó gắn liền với nhu cầu và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chính chúng ta. Điều mà mọi người ai cũng thấy đó là các nước trên thế giới, dù là nước lớn hay nước nhỏ đều cần đến nguồn nhiên liệu dầu mỏ. Vì đây không chỉ là nguồn nhiên liệu có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có địa vị chiến lược quan trọng cho sự tồn tại của mỗi quốc gia. Là nguồn tài nguyên mang tính chiến lược quốc tế quan trọng, dầu lửa được gọi “vàng đen”, khí đốt được gọi là “vàng xanh” bởi mọi hoạt động của con người đều liên quan đến quá trình tiêu thụ năng lượng, nhất là khi luôn tiềm ẩn khả năng giá dầu tăng cao và nỗi lo sợ về một cú sốc dầu lửa thứ ba. Hiện nay, trên thế giới mức sản xuất cao nhất khoảng 82 triệu thùng/ngày, đến nay mức khai thác đang tiến đến ngừng sản xuất và bắt đầu giảm sút do một số tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới đã và có nguy cơ phá sản như một số tập đoàn Exxon Mobil, Valero Energy,…Tập đoàn năng lượng lớn thứ 3 thế giới BP đã 3 đóng cửa hoàn toàn các dàn khoan. Theo báo cáo ngày 22/10/2007, của Văn Phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG), sản lượng dầu mỏ thế giới đã lên đỉnh sản xuất vào năm 2006, trong khi đó năm 2007 nhu cầu tiêu thụ đã có thể xác định là 86,1 triệu thùng/ngày, sang năm 2008 là 88 triệu thùng/ngày, năm 2012 là 95,8 triệu thùng/ngày và đến năm 2025, nhu cầu thế giới sẽ tăng lên tới 118 triệu thùng/ ngày. Với mức tiêu thụ như hiện nay của thế giới, thì lượng dầu mỏ chỉ đủ dùng cho khoảng 30 năm nữa bởi tổng trữ lượng dầu mỏ trên thế giới có thể khai thác tính đến năm 2006 chỉ có 1.300 tỷ thùng. Ta xem xét các nước Đông Á làm ví dụ về sự gia tăng nhanh chóng số lượng tiêu thụ dầu theo thời gian. Theo số liệu thống kê, trong vòng 5 năm kể từ năm 2000 đến 2004 mức dầu tiêu thụ của các quốc gia Đông Á đã tăng 11,6%, từ 17,190 triệu thùng/ngày lên đến 19,187 triệu thùng/ngày (Bảng 1). Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước tiêu thụ dầu nhiều hơn cả, chiếm tới gần 74,3% lượng dầu tiêu thụ của toàn khu vực và 17,6% tổng lượng dầu tiêu thụ của thế giới năm 2004. Dự kiến từ nay đến năm 2020 cầu về dầu của khu vực sẽ tăng trung bình 4% mỗi năm, từ hơn 17 triệu thùng/ngày lên hơn 28 triệu thùng/ngày vào năm 2010 và hơn 37 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Bảng 1: Mức tiêu thụ dầu của Đông Á (Đơn vị: triệu thùng/ngày) Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 Trung Quốc 4,985 5,030 5,379 5,791 6,684 In-đô-nê-xi-a 1,049 1,088 1,115 1,132 1,150 Nhật Bản 5,577 5,435 5,359 5,455 5,288 Ma-lai-xi-a 441 448 489 480 504 Phi-lip-pin 348 347 332 330 336 Xing-ga-po 654 716 699 668 748 Hàn Quốc 2,229 2,235 2,282 2,300 2,280 Đài Loan 816 819 844 868 877 Thái Lan 725 701 766 836 909 Các nước Đông Á khác 366 386 408 386 411 Khu vực Đông Á 17,190 17,205 17,673 18,246 19,187 4 Thế giới 75,751 76,252 77,046 78,294 80,757 Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2005 II.2. Nguy cơ khủng hoảng năng lượng lần 3 Khủng hoảng năng lượng xảy ra khi giá năng lượng bị đẩy lên cao đến đỉnh. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất xảy ra năm 1973 khi giá dầu tăng lên đột ngột từ 20 USD/thùng lên 45-50 USD/thùng và cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai xảy ra năm 1979 khi giá dầu tăng lên gấp đôi từ 50 USD/thùng lên trên dưới 100 USD/thùng. Giá dầu sau đó hạ dần và tương đối ổn định từ sau 1985 ở mức 20 - 30 USD/thùng. Trong khoảng thời gian vào cuối năm 1990, giá dầu tăng vọt từ 30 USD/thùng lên 55 USD/thùng nhưng rất nhanh trở về mức bình thường 30 USD/thùng vào đầu năm 1991, nên chỉ xem là sự tăng đột biến, không ảnh hưởng lớn và trầm trọng như các cuộc khủng hoảng trước. Bắt đầu từ sau 2004 giá dầu lại tăng liên tục và đều đặn. Tháng 9/2003, giá dầu còn dưới 25 USD/thùng, tháng 8/2005 đã tăng lên gấp đôi, trên 60 USD/thùng. Tháng 9/2007, giá dầu tăng trên 80 USD/thùng, đến tháng 10/2007, giá dầu tăng vọt lên 98,62 USD/thùng và hiện nay đang giữ mức trên 99 USD/thùng. Điều đáng quan tâm là giá dầu có thể tăng lên đến 100 USD/thùng ngay trong tháng 12/2007, ngang với giá dầu xảy ra khủng hoảng năng lượng lần thứ hai trước đây. Điều này đã làm cho thế giới lo ngại sắp tới sẽ có thể xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ ba kéo dài hơn, trầm trọng hơn hai lần trước. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ ba này không gắn liền với các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang như những lần trước mà nguyên nhân chính là do nhu cầu tăng quá cao ở những nền kinh tế mới đang phát triển, có sự tăng trưởng kinh tế mạnh và liên tục trong nhiều năm liền, trong đó 2/3 mức tăng lên là do nhu cầu của hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, 1/3 còn lại là do nhu cầu của các nền kinh tế đang phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu. Những năm gần đây, sự khác biệt giữa năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đã thay đổi rất nhanh làm phá vỡ cân bằng cung-cầu. Nếu giữa thập niên 80, khoảng cách này là 10 triệu thùng mỗi ngày, cuối thập niên 90 còn khoảng 2 triệu thùng/ngày, thì đến nay, khoảng cách này không còn nữa, thậm chí là con số ngày càng âm. Hiện nay trên thế giới mức sản xuất cao nhất khoảng 82 triệu thùng/ngày, đến nay mức khai thác đang tiến đến đỉnh sản xuất và sau đó sẽ bắt đầu giảm sút khoảng 7% mỗi năm. Vì vậy, nếu ngay từ bây giờ thế giới không tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu bằng cách sử dụng những năng lượng thay thế khác thì thảm họa của nhân loại là không tránh khỏi. 5 3. Ảnh hưởng của vấn đề năng lượng tới thế giới 3.1 Nguy cơ xung đột, chiến tranh Xung đột và toan tính đối với các nguồn năng lượng quý giá đã trở thành những đặc điểm của bức tranh quốc tế. Các cuộc chiến tranh lớn xung quanh dầu lửa đã diễn ra ở mọi thập kỷ. Một vài đợt bùng phát của năm 2012 sẽ chỉ là một phần bình thường của bức tranh chung. Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cả một chùm các cuộc xung đột liên quan đến dầu lửa trên khắp toàn cầu. Hãy coi những điểm bùng phát này là tín hiệu cho thấy chúng ta đang tiến vào một kỷ nguyên xung đột căng thẳng vì năng lượng. Có thể đưa ra một số cuộc xung đột chính sau: 1. Một cuộc chiến đang âm ỉ hình thành giữa Xuđăng và Nam Xuđăng: Khi Xuđăng bị chia cắt năm 2011, các mỏ dầu tốt nhất nằm ở phía Nam, trong khi đường ống dẫn dâu có khả năng vận chuyển dầu từ miền Nam tới các thị trường quốc tế (và vì thế mang lại nguồn thu) lại nằm trong tay người miền Bắc. Họ đã đòi hỏi “chi phí quá cảnh” đặc biệt cao – 32 đến 36 USD/thùng dầu so với giá thông thường là 1 USD/thùng – cho việc đưa dầu từ miền Nam tới thị trường. Khi những người miền Nam từ chối chấp nhận giá này, người miền Bắc tịch thu số tiền mà họ đã thu được từ xuất khẩu dầu của miền Nam nguồn thu quan trọng duy nhất của họ. Đáp lại, người miền Nam ngưng sản xuất dầu và có hành động quân sự chống phía Bắc. Tình hình hiện vẫn đầy khả năng bùng nổ. 2. Ai Cập cắt dòng khí tự nhiên tới Ixraen: Ngày 22/4, Tổng công ty dầu lửa Ai Cập và Công ty khí đốt Ai Cập thông báo cho các quan chức năng lượng của Ixraen rằng họ sẽ “chấm dứt các hợp đồng khí đốt” theo đó Ai Cập cung cấp khí đốt cho Ixraen. Bề ngoài, có vẻ như quyết định này được đưa ra nhằm phản ứng trước tranh chấp liên quan đến việc thanh toán khí đốt mà Ixraen trả cho Ai Cập, nhưng tất cả các bên liên quan đều hiểu rằng đây một phần có động cơ từ việc chính phủ mới của Ai Cập muốn thể hiện sự thoát ly khỏi chế độ Mubarak đã bị lật đổ và chính sách hợp tác với Ixraen của ông ta. Mối quan hệ khí đốt giữa Ai Cập và Ixraen là một trong những kết quả quan trọng nhất của hiệp ước hòa bình năm 1979 giữa hai nước, và sự chấm dứt nó là tín hiệu rõ ràng về một thời kỳ bất hòa hơn; nó có thể gây ra thiếu hụt năng lượng tại Ixraen, đặc biệt là trong thời kỳ đỉnh điểm về nhu cầu của mùa Hè. Ở phạm vi lớn hơn, nó phản ánh xu hướng sử dụng năng lượng như một con bài chính trị. 3. Va chạm hải quân ở Biển Đông: Việt Nam và Philíppin đang thúc đẩy các dự án triển khai dầu khí tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc đang tuyên bố 6 chủ quyền. Điều này đã châm ngòi cho xung đột mới tại một trong những khu vực có các tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới. Có nhiều nguyên nhân cho những cuộc va chạm ở biển Đông, nhưng năng lượng là động cơ chủ đạo. Biển Đông được cho là nơi có trữ lượng lớn dầu và khí đốt, và tất cả các quốc gia xung quanh, trong đó có Trung Quốc và Philíppin, Việt Nam, và nhiều nước muốn khai thác các mỏ dầu này. Trong khi Việt Nam, Manila tuyên bố 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tại Biển Đông. Bắc Kinh đã khẳng định chủ quyền với toàn bộ khu vực, trong đó có các vùng biển mà Manila có tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh cũng thông báo kế hoạch khoan dầu ở khu vực này. Sau nhiều năm thương lượng, chưa có một giải pháp nào được đưa ra giúp giải quyết cuộc tranh chấp và khả năng sẽ có nhiều cuộc đụng độ diễn ra . 4. Áchentina tái châm ngòi cuộc khủng hoảng Falklands: Áchentina đã liên tục lên án Luân Đôn ở nhiều diễn đàn quốc tế và ngăn cản các du thuyền của Anh thăm đảo Falkland neo đậu tại các hải cảng của Áchentina. Anh đã phản ứng bằng việc gia tăng lực lượng quân sự của mình tại khu vực và cảnh báo Áchentina không nên có bất cứ manh động nào. Khi Áchentina và Anh tiến hành chiến tranh nhằm tranh giành quần đảo Falkland, không có gì nhiều để tranh chấp ngoài thể diện quốc gia và thể diện của các nhà lãnh đạo hai bên và một vài hòn đảo dân cư thưa thớt. Kể từ đó, giá trị của quần đảo đã tăng đáng kể do các cuộc thăm dò địa chấn gần đây ở các vùng biển xung quanh hòn đảo cho thấy có trữ lượng lớn dầu lửa và khí đốt. Khao khát có được thành công như Braxin trong việc khai thác dầu khí ngoài khơi, Áchentina tuyên bố rằng các khu vực mới phát hiện nằm trong lãnh thổ của mình và việc nước khác đên thăm dò tại đó là bất hợp pháp. Tất nhiên, Anh khẳng định đây là lãnh thổ của mình. Không ai biết liệu cuộc khủng hoảng tiềm tàng âm ỉ này sẽ nổ ra như thế nào, nhưng việc lặp lại cuộc chiến năm 1982 – lần này là vì năng lượng – khó có thể không bị đặt ra. 5. Các lực lượng Mỹ huy động chiến tranh với Iran: Suốt mùa Đông và đầu mùa Xuân vừa rồi, dường như một cuộc xung đột vũ trang giữa Iran với Ixraen và hoặc Mỹ gần như không thể tránh khỏi. Không bên nào sẵn sàng lùi bước trước các yêu cầu then chốt, đặc biệt là về chương trình hạt nhân của Iran, và bất cứ ý kiến nào về một giải pháp nhượng bộ đều được cho là không thực tế. Tuy nhiên, hiện khả năng xảy ra chiến tranh đã giảm đi phần nào – ít nhất cho đến hết năm bầu cử ở Mỹ – khi mà các cuộc thương lượng cuối cùng đã diễn ra giữa hai cường quốc với Iran, và cả hai bên đã có lập trường thỏa hiệp hơn. Bên cạnh đó, các quan chức Mỹ đã giảm bớt lời lẽ 7 chiến tranh và các nhân vật trong cộng đồng quân sự và tình báo Ixraen đã có tuyên bố loại bỏ khả năng hành động quân sự vội vàng. Tuy nhiên, Iran tiếp tục làm giàu urani, và các nhà lãnh đạo tất cả các bên nói rằng họ chuẩn bị đầy đủ để sử dụng vũ lực nếu đàm phán đổ vỡ. Đối với người Iran, điều này có nghĩa là chặn Eo biển Hormuz, eo biển hẹp nơi một phần ba lượng dầu buôn bán của thế giới đi qua mỗi ngày, về phần mình, Mỹ khẳng định sẽ giữ cho eo biển này thông suốt và nếu cần thiết sẽ loại bỏ khả năng hạt nhân của Iran. Cho dù là để dọa Iran, chuẩn bị cho hành động thực, hay có thể là cả hai, Mỹ đã và đang tăng cường lực lượng quân sự ở Vịnh Pécxích, triển khai hai tổ hợp chiến đấu tàu sân bay ở khu vực lân cận đồng thời với việc phối hợp các lực lượng trên không và lực lượng tấn công đổ bộ. Ai đó có thể tranh cãi về mức độ tác động của dầu lửa trong mối căng thẳng giữa Mỹ với Iran, nhưng không nghi ngờ gì việc cuộc khủng hoảng hiện nay có can hệ rất lớn đến triển vọng nguồn cung dầu toàn cầu, thông qua các mối đe dọa của Iran sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz để trả đũa các lệnh cấm vận xuất khẩu dầu của Iran, và khả năng bất cứ cuộc không kích nào nhằm vào các căn cứ hạt nhân của Iran sẽ dẫn đến kết quả tương tự. Dù là cách nào, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ đóng vai trò đi đầu trong việc hủy diệt lực lượng quân sự của Iran và tái lập sự thông suốt cho Eo biển Hormuz. Đây là cuộc khủng hoảng do năng lượng gây ra. Mầm mống xung đột và chiến tranh năng lượng xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi như vậy cho thấy chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới trong đó các nhân tố nhà nước chính yếu sẽ có xu hướng dựa vào sử dụng vũ lực – hoặc đe dọa dùng vũ lực – để giành quyền kiểm soát các nguồn, dầu khí quý giá. Nói cách khác, chúng ta hiện đang sống trên một hành tinh sắp tăng tốc vì năng lượng. 3.2 Chính sách, chiến lược cạnh tranh giữa các quốc gia Với nhu cầu năng lượng gia tăng một cách chóng mặt theo thời gian, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những cường quốc luôn xây dựng một chính sách để bảo đảm nguồn cung năng lượng cho quốc gia mình. Sự xung đột về lợi ích và chính sách giữa các quốc gia ngay càng hiện rõ. Ta có thể xét 3 cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế cũng như về tiêu thụ năng lượng là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản làm ví dụ điển hình cho sự cạch tranh lợi ích năng lượng Cạnh tranh Trung - Nhật Trong những năm gần đây, cuộc chiến giành dầu mỏ giữa Trung Quốc và Nhật Bản - 2 nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai và thứ ba thế giới diễn ra khá quyết liệt. Cơn khát 8 dầu mỏ gia tăng cộng với giá dầu thế giới leo thang trong những năm qua đã khiến hai nước này lao vào một cuộc chạy đua quyết liệt trên thị trường dầu mỏ quốc tế, nhằm giành lấy những hợp đồng lâu dài về nguồn dầu mỏ và khí đốt quý giá. Cũng như Trung Quốc, Nhật Bản cũng tích cực thực hiện chính sách “ngoại giao dầu mỏ” nhằm giữ vững nguồn cung từ Trung Đông, đồng thời mở rộng tìm kiếm những giếng dầu mới ở Tây Siberia, biển Caspi, Trung Á, châu Phi… Sự có mặt của Nhật Bản tại châu Phi gần đây đã làm cho cuộc cạnh tranh dầu mỏ Trung - Nhật ngày càng trở nên khắc nghiệt. Tại châu Phi, chính sách ngoại giao Nhật Bản giành được nhiều thắng lợi đáng kể: chẳng hạn, tháng 10/2005, năm công ty Nhật Bản đã thắng thầu trong cuộc bỏ thầu quốc tế nhằm giành quyền khai thác 6 lô dầu của Libi. Các thỏa thuận này đánh dấu quyền khai thác dầu mỏ đầu tiên của các công ty Nhật Bản tại đây. Động thái tập trung vào nguồn dầu mỏ và khí đốt tại châu Phi của Nhật Bản một phần được thức tỉnh và kích thích bởi những nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này, nhất là sau chuyến thăm 3 nước châu Phi (trong đó có Nigiêria, nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu lục) của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào; chuyến thăm 7 nước châu Phi (trong đó có Angôla, nước sản xuất dầu lớn thứ hai châu Phi) của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Với tiềm năng dầu mỏ và khí đốt cũng như vị trí địa chiến lược, địa - kinh tế của một cường quốc đang phục hồi, Nga trở thành đối tượng tranh thủ, vận động của Trung Quốc và Nhật Bản trong cuộc chạy đua năng lượng. Dầu mỏ đã trở thành nội dung và đề tài chính trong các chuyến thăm và thảo luận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước với lãnh đạo Nga. Cả hai nước đều ra sức thuyết phục Nga xây dựng hệ thống dẫn dầu từ Xibêri về nước mình mà sau đây là một ví dụ điển hình cho cuộc tranh giành nguồn dầu từ Nga. Cuộc cạnh tranh dầu mỏ giữa Trung Quốc với Nhật Bản không những trên vấn đề tranh giành thị trường khai thác và cung cấp dầu trên thế giới mà còn diễn ra ngay tại những vùng biển tranh chấp giàu tiềm năng dầu mỏ. Cuộc tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu từ cuối thập kỷ 90, khi có thông tin từ vệ tinh cho thấy dưới đáy biển có trữ lượng dầu khí khá lớn. Sau đó, hai nước bắt đầu tranh chấp về thềm lục địa khi Trung Quốc dựng lên những giàn khoan ở giếng dầu Xuân Hiểu cách thành phố Ninh Ba (Triết Giang) 350 km về phía Đông Nam. 9 Trong “Báo báo cáo bảo vệ quyền lợi biển”, Đảng cầm quyền LDP của Nhật Bản đã kiến nghị với Chính phủ Nhật Bản thành lập “Hội nghị nội các quyền lợi biển” do Thủ tướng Nhật Bản đứng đầu nhằm bảo vệ quyền lợi biển của nước này, chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc, theo đó Nhật Bản cho phép các công ty tư nhân tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi biển Đông Hải. Kiến nghị này lập tức nhận được sự ủng hộ của các giới Nhật Bản sau khi Trung Quốc tiếp tục dựng thêm giàn khoan giếng dầu ở ngay đường trung tuyến khu vực biển Xuân Hiểu, Đông Nam thành phố Ninh Ba. Phía Nhật Bản tỏ ra lo ngại về tình trạng Trung Quốc đang lấn dần để độc chiếm nguồn tài nguyên biển ở khu vực này nên yêu cầu Chính phủ Nhật Bản phải áp dụng biện pháp khẩn cấp. Nhật Bản đang nỗ lực công tác điều tra thềm lục địa nhằm kéo dài vùng thềm lục địa tới 350km nhằm mở rộng phạm vi đặc quyền kinh tế của mình. Do phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc đều bị Nhật Bản đưa vào khu vực của mình nên các nước tỏ ra lo ngại và cảnh giác. Như vậy, cuộc chiến tranh giành dầu mỏ đã làm cho những tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ ngày càng gay gắt trong tương lai?! Cạnh tranh Trung - Mỹ Từ hơn nửa thế kỷ nay, Mỹ đều nhập khẩu dầu từ Trung Đông, dựa chủ yếu vào nguồn dầu lửa của Ảrập Xê út, vì thế Mỹ đã chiếm ưu thế vượt trội so với các cường quốc khác trong việc chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ quan trọng số một này. Tuy nhiên, trong cơn khát dầu và với 60% dầu nhập khẩu từ Trung Đông như hiện nay, Trung Quốc không ngần ngại lao vào cuộc cạnh tranh với Mỹ tại khu vực chiến lược này. Trung Quốc xâm nhập vào đây thông qua việc cung cấp công nghệ và phụ tùng phục vụ cho việc chế tạo vũ khí của các nước như: Iran, Irắc, Xyri. Cuộc tranh giành ở Trung Đông giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu diễn ra ở Arập Xêút, nơi chiếm 1/4 trữ lượng dầu mỏ thế giới. Chính sách cơ bản của Mỹ với nước này là đảm bảo an ninh cơ bản cho Ảrập Xêút để nước này có thể cung cấp giá dầu tương đối hợp lý cho thị trường năng lượng thế giới, đảm bảo ổn định thị trường dầu lửa. Sau ngày 11/9/2009, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ với Arập Xêút đã tạo ra cho Trung Quốc cơ hội tốt để tạo ảnh hưởng với nước này. Rất có thể Trung Quốc sẽ là ứng cử viên phù hợp và sẵn lòng với vai trò người bảo trợ mới của Ảrập Xêút. 10 [...]... năm Ở nhiều nước, năng lượng điện nguy n tử giữ vai trò chủ chốt trong chiến lược an ninh năng lượng Ở Pháp, điện nguy n tử cung cấp 80% tổng nhu cầu điện năng quốc gia; ở Hàn Quốc con số này là 46% (tính đến 2005); Nhật Bản và Mỹ: 25%, Nga: 16%… Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân có nhược 12 điểm là thiếu sự an toàn (đã xảy ra sự cố xảy ra ở Mỹ, Nga, Nhật Bản), nguy cơ bị chủ nghĩa khủng bố quốc tế đánh... sinh học Tuy nhiên, mỗi một dạng năng lượng này đều có những nhược điểm, thậm chí là rất lớn Về năng lượng hạt nhân, đến nay đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ (dân số gần 4 tỉ người) có nhà máy điện hạt nhân với 441 tổ máy, công suất đạt 36 7.197 MW, cung cấp 16,4% sản lượng điện toàn cầu Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng nguy n tử quốc tế (IAEA), tổng thời gian vận hành tích luỹ của các tổ máy điện... nguồn năng lượng mới, kêu gọi tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu, khí đốt, than, điện và giải quyết xung đột ở các điểm nóng Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế của nó và cần có thời gian cũng như tiền bạc Một là, giải pháp đa dạng hoá các nguồn cung cấp năng lượng Thế giới đã và đang tập trung phát triển năng lượng hạt nhân, năng lượng tái sinh và năng lượng sinh học Tuy nhiên, mỗi một dạng năng. .. thêm tính chất phức tạp và khó lường III Lời giải cho bài toán an ninh năng lượng Trước tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết khu vực đã tích cực nghiên cứu, triển khai các giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng Các nhà phân tích cho rằng, các giải pháp gây áp lực buộc OPEC phải tăng sản lượng khai thác dầu để hạ giá dầu chỉ là biện pháp trước mắt... điện nguy n tử Hai là, năng lượng tái sinh cũng được các quốc gia hướng tới Hiện có ít nhất 45 quốc gia đang sử dụng loại năng lượng này, 60 nước có chương trình quốc gia phát triển năng lượng tái sinh, 19 nước khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng và sưởi ấm Theo ước tính, đến năm 2010, các nước muốn thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguy n liệu hoá thạch sẽ nhận được 30 % sản lượng. .. Quốc là một ví dụ điển hình); năng lượng gió và năng lượng mặt trời lại bị phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết và chế độ gió, số giờ nắng vốn hết sức thất thường, không phải ở đâu cũng sản xuất được điện từ gió và nắng Ba là, phát triển năng lượng sinh học như sản xuất ê-ta-nôn, dầu diezen từ dầu cọ và lương thực Năng lượng sinh học được xem như một loại năng lượng xanh” bởi nó ít thải ra khí... tiêu thụ dầu mỏ ngang ngửa với Mỹ thì một cuộc va chạm giữa hai siêu cường đang lấp ló ở đâu đó Không những ở Trung Đông, mà ở nhiều khu vực dầu mỏ thế giới như Trung Á, Nam Mỹ, biển Đông, châu Phi, cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hai nhà nhập khẩu dầu khổng lồ này Vì vậy, Mỹ ngày càng tăng cường quan hệ kinh tế, hợp tác an ninh và quan tâm nhiều hơn đến tình hình an ninh, tự do chính... trường Tuy nhiên, giải pháp này đang bị các nhà khoa học, bảo vệ môi trường phản đối Sản xuất diêzen sinh học sẽ cướp đi một diện tích đất canh tác (hiện nay là 14 triệu ha, chiếm 1%, và sẽ là 3, 5% vào năm 2 030 diện tích đất canh tác của thế giới, bằng cả diện tích Pháp và Tây Ban Nha cộng lại) sẽ làm làm giảm sản lượng lương thực, trong khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng lương thực Không thể chấp... cọ làm nguy n liệu sản xuất dầu diêzen sinh học lớn nhất thế giới tại In-đô-nê-xi-a trị giá 8 tỉ USD 13 Ngoài ra, tiết kiệm năng lượng cũng là một giải pháp được các gia ưu tiên, điển hình là ở Nhật Bản Tuy tiết kiệm là một ưu tiên hàng đầu, nhưng nó không thể làm giảm được nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng của thế giới Người ta vẫn phải tìm ra loại năng lượng khác để thay thế dầu lửa, than đá,... về Trung Quốc qua Myanma, chính quyền Bush đã lập tức liệt Mianma vào danh sách các nước bạo ngược tiền tiêu Giới phân tích Mỹ cho rằng, nguy cơ Trung Quốc vươn lên thành đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Đông và việc Ảrập Xêút có thể thay đổi liên minh là những điều Mỹ cần quan tâm khi xác định những mục tiêu và ưu tiên chiến lược trong thế kỷ 21 Nếu không có một chiến lược toàn diện ngăn chặn . ĐỀ TÀI: AN NINH NĂNG LƯỢNG TOÀN CẦU – NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG LẦN 3 I. Đại cương về năng lượng 1. Vai trò của năng lượng với đời sống con người Năng lượng được định nghĩa là năng lực. toàn thế giới vì một nền an ninh năng lượng toàn cầu. 2. Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng trên thế giới – Nguy cơ khủng hoảng năng lượng lần 3 II.1. Tình hình khai thác và sử dụng năng. nhu cầu đun nấu, thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt khác, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn. II. An ninh năng lượng – Nguy cơ khủng hoảng năng lượng thế giới lần 3 1. An ninh năng lượng-

Ngày đăng: 30/07/2015, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w