Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), hàng dệt may Trung Quốc chiếm đến 65% thị phần tại Việt Nam, hàngcủa Hàn Quốc cũng chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ cùng với các thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu.
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), hàng dệt may Trung Quốc chiếm đến 65% thị phần tại Việt Nam, hàngcủa Hàn Quốc cũng chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ cùng với các thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu. Trong những năm qua, thực tế cho thấy là các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang mải mê chinh phục thị trường nước ngoài trong khi bỏ ngỏ thị trường trong nước cho các sản phẩm nước ngoài chiếm lĩnh. Việt Nam là một đất nước với diện tích không lớn nhưng dân số đông thực sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà cung cấp sản phẩm may mặc. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp may mặc nội địa đã nhận thức được điều này và đầu tư nhiều nỗ lực hơn cho thị trường nội địa. Một ví dụ điển hình cách đây không lâu, toàn bộ khu bán hàng Trung Quốc trong một trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM đã phải nhường chỗ cho hàng Việt Nam vì không cạnh tranh nổi với hàng Việt Nam. Công ty cổ phần May Thăng Long trước kia tập trung vào các hoạt động gia công và xuất khẩu thì nay cũng chú trọng hơn tới thị trường trong nước. Công ty đã xây dựng được hệ thống cửa hang trên thị trường miền Bắc và đạt được doanh thu khả quan. Tuy nhiên công ty cần nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa đặc biệt là trong hoạt động bán hàng. Hoạt động bán hàng hiện nay được coi là hoạt động quyết định là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên ở nước ta các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động này, thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó các giải pháp phát triển thị trường nội địa và hoạt động bán hàng tại thị trường này là vấn đề cấp bách và là lí do mà em chọn đề tài: Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp. Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 1 Chuyên đề tốt nghiệp 2.Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng thị trường may mặc nội điạ của Việt Nam trong những năm gần đây, những tiềm năng và cơ hội. Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ở thị trường trong nước Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Cổ phần May Thăng Long tại thị trường này Phân tích và đánh giá công tác bán hang của công ty cổ phần May Thăng Long cho thị trường trong nước và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt độn bán hang của công ty 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: hoạt động bán hang tại hệ thống thương mại, trung tâm thời trang và các cửa hang của công ty Cổ phần May Thăng Long. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu môi trường kinh doanh gồm có tiềm năng và nhu cầu của thị trường may mặc nội địa và hoạt động kinh doanh của công ty may thăng long cùng công tác bán hang tại thị trường này của công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao và hoàn thiện hơn hoạt động bán hang của công ty tại hệ thống cửa hang và trung tâm thời trang. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận cơ bản là phương pháp luận duy vật biện chứng Phương pháp cụ thể là điều tra nghiên cứu thị trường, thông qua nguồn thông tin tài liệu thực tế của Công ty May Thăng Long và các doanh nghiệp may mặc khác kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp những số liệu thống kê và số liệu thực tế của hoạt động bán hang của công ty. Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 2 Chuyên đề tốt nghiệp 5. Nội dung cơ bản Gồm các chương sau Chương I: Thực trạng thị trường may mặc nội địa của Việt Nam và giới thiệu khái quát về công ty May Thăng Long Chương II: Thực trạng kinh doanh và bán hàng trên thị trường nội địa của công ty may Thăng Long Chương III: Giải pháp nâng cao hoạt động bán hang thị trường nội địa của công ty cổ phần May Thăng Long Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 3 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MAY MẶC NỘI ĐỊA CỦA VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1 Thực trạng thị trường may mặc nội địa 1.1.1 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng hàng may mặc của thị trường Việt Nam Việt Nam là một nước đông dân cư, dân số trên 80 triệu người với 54 dân tộc khác nhau. Đây là một thị trường có tiềm năng lớn, đặc biệt là đối với ngành may mặc do mặc là một nhu cầu không thể thiếu của bất kì người dân nào. Thời gian trước khi nước ta mở cửa về kinh tế, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng chủ yếu bằng hình thức phân phối nên hạn chế các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Quần áo may sẵn thời đó còn khan hiếm, phần lớn người tiêu dùng được phát vải để may quần áo. Các doanh nghiệp may mặc thời trang chưa phát triển. Một số doanh nghiệp dệt may quốc doanh ra đời nhưng tập trung gia công cho thị trường nước ngoài chứ chưa quan tâm phục vụ nhu cầu trong nước. Từ khi kinh tế mở cửa theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, thì thị hiếu của người tiêu dùng về ngành hàng dệt may cũng chuyễn biến rõ rệt. Không chỉ hướng tới sự ngon và sự đẹp tức là phần cứng của sản phẩm, người tiêu dùng ngày nay còn đòi hỏi cao hơn về sản phẩm mềm tức là các dịch vụ hỗ trợ mua bán hàng hoá. Xu hướng chung của họ là tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng lớn, tự chọn và nhu cầu mua sắm vào dịp cuối tuần tại các trung tâm thương mại hiện đại tăng lên rõ rệt. Khác với thời bao cấp khi tất cả đều được phân phối một thứ vải giống nhau, mặc quần áo tương tự nhau thì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu của khách hàng là đa dạng và phong phú. Khách hàng được chia thành nhiều dạng khác nhau • Khách hàng là trẻ em Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 4 Chuyên đề tốt nghiệp • Khách hàng là giới trẻ • Khách hàng là nhân viên công sở • Khách hàng là giới doanh nhân • Khách hàng là người cao tuổi…. Mối dạng khách hàng lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng. Tuy nhiên nhìn chung các sản phẩm may mặc thời trang với mẫu mã đẹp, màu sắc và chủng loại đa dạng, giá cả phù hợp luôn là lựa chọn của số đông người tiêu dùng. Thời gian gần đây, người dân Việt Nam khá ưa chuộng dòng hàng thời trang cao cấp. Đây sẽ là xu hướng tiêu dùng mới mà các doanh nghiệp dệt may thời trang Việt Nam cần chú ý để phát triển mở rộng thị phần của mình tại thị trường may mặc nội địa màu mỡ này. 1.1.2 Cạnh tranh của hàng nước ngoài tại thị trường may mặc nội địa: Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, thị trường tiêu thụ nội địa có tiềm năng rất lớn. Năm 2007, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%, nhưng thực tế chỉ chiếm ¼ năng lực sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đến xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới như AFTA hay WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào thị trường nước ta thì các doanh nghiệp dệt may trong nước mới chợt sực tỉnh nhớ ra thị trường may mặc nội địa bị bỏ ngỏ cho hàng ngoại chiếm lĩnh dẫn đến tình trạng Thị trường ngoại thì làm thuê còn Thị trường nội thì bỏ bê. Thị trường may mặc trong nước đang đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt từ hàng dệt may Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và cả hàng nhái, hàng lậu lẫn hàng hiệu của những thương hiệu thời trang danh tiếng. Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 5 Chuyên đề tốt nghiệp Theo thống kê, hàng Trung Quốc chiếm khoảng 70% thị phần tại thị trường Việt Nam. Khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường nội địa cũng đứng trước những áp lực cạnh tranh mới, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc. Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam chỉ còn 10%, thay vì 40- 50% như trước đây. Và cuộc đổ bộ của hàng Trung Quốc là rất rõ nét, bởi họ nhận thấy được thị trường nội địa rất tiềm năng mà Việt Nam có được. Các sạp di động bán hàng dệt may Trung Quốc nhan nhản dọc các phố, phố Trần Nhân Tông theo khảo sát gần như 100% đồ Jean và váy đều nhập từ Trung Quốc. Hàng Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Thời gian gần đây, hàng loạt đại gia thời trang đã có mặt tại Việt Nam như Gucci, CK, Timberland, Levis… chiếm lĩnh một phân khúc của thị trường nội địa mà các doanh nghiệp trong nước không nhanh chân sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường của chính mình. Giá bán sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng này không rẻ nhưng vẫn thu hút khá đông khách hàng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường hàng may mặc thời trang cao cấp Việt Nam đều tăng trưởng khá mạnh ở mức hai con số hàng năm. Thị phần của các thương hiệu thời trang trẻ có tên tuổi trong nước như Ninomax, PT 2000, Blue Exchange… đang bị cạnh tranh gay gắt dù giá bán của Mango, Bossini, Giordano cao gấp 2 đến 3 lần. Một chiếc áo phông của Adidas chất liệu tốt khoảng 350 000, còn áo phông của Hoàng Tuấn hay Foci thấp hơn đôi chút nhưng kiểu dáng không thể sánh được. Nguyên nhân của việc các doanh nghiệp may mặc trong nước lép vế là do qui mô còn nhỏ, thiết bị công nghệ kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may mặc. Ngoài ra các sản phẩm nội địa mẫu mã vừa ít vừa không bắt mắt, hoạt động quảng cáo đơn điệu, không gây ấn tượng với khách và đặc biệt khâu bán hàng và công tác dịch vụ bán hàng còn thiếu chuyên nghiệp. Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 6 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.3 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may mặc trong nước tại thị trường nội địa: Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp dệt may trong nước là rất nhiều, theo thống kê có khoảng 326 doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hầu hết thuộc sự quản lí của Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex. Năm 2007 vừa qua chứng kiến sự quan tâm sâu sắc của các công ty hay hãng thời trang nội địa tới thị trường trong nước và một số lượng lớn đã nhận được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 2007 được nhiều người tiêu dùng bình chọn: Công ty may Việt Tiến Công ty TNHH TM DV TV TK Thời trang Việt Công ty TNHH Thời trang Xanh Cơ bản Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sơn Kim Công ty cổ phần May 10 Công ty TNHH SX TM DV Việt Thy Công ty TNHH SX TM Nguyên Tâm Foci Công ty TNHH May thêu giày XNK An Phước Công ty cổ phần dệt may Thành Công (TCM) Công ty Kinh Doanh Hàng Thời Trang Việt Nam - Vinatex Công ty cổ phần May Việt Thắng Công ty TNHH May & in Hoàng Tấn Công ty dệt may Hà Nội Công ty cổ phần May Sài Gòn 2 – Sanding Công ty cổ phần May Thăng Long Công ty cổ phần May Hai Công ty Dệt kim Đông Xuân Công ty Dệt len Mùa Đông Công ty TNHH TM DV thiết kế thời trang Nguyễn Long Xí nghiệp May Khatoco Công ty TNHH May và in AD.V Cơ sở Nón Bay Công ty TNHH Việt Pháp Công ty TNHH X.Q. Đà Lạt Công ty TNHH Bá Thiên Công ty TNHH May Nhật Tân Công ty liên doanh Coats Phong Phú Công ty cổ phần Giày da & May mặc xuất nhập khẩu - Legamex Công ty TNHH Vina Chang Tai Công ty cổ phần May Phương Đông Công ty May 28 - Agtex Công ty cổ phần Kinh doanh len Sài Gòn Công ty TNHH Phạm Tường 2000 Công ty TNHH Tây Đô Việt Nam Công ty cổ phần May Nhà Bè Công ty Triumph Int'l (Vietnam) Ltd. Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 7 Chuyên đề tốt nghiệp Trong những năm vừa qua thị trường dệt may trong nước tăng trưởng bình quân tốc độ 6% cho sản phẩm dệt và 8% cho sản phẩm may mặc. Tuy nhiên thực trạng là bất cứ ai quan tâm đến mảng thời trang nội địa cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay một số thương hiệu hiện đang mạnh tay và thật sự chú trọng tới thị trường này như Việt Tiến, Phương Đông, Thái Tuấn, Nhà Bè hay May 10. Việt Tiến hiện được coi là doanh nghiệp may nội địa chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường trong nước so với các doanh nghiệp khác. Năm vừa rối doanh số của công ty chiếm 15% thị trường này và dự tính đạt mức doanh số gấp hai 30% vào năm 2010. Hiện công ty có đến 5 thương hiệu Việt Tiến, Vee Sendy, T- up, San Sciaro và Manhattan đang khá thành công trên thị trường. Việt Tiến cũng là doanh nghiệp rất nhanh nhạy và quan tâm tới công tác thị trường và bán hàng. Không những không ngừng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn đầu tư nhiều vào công tác PR, tài trợ cho các show diễn thời trang và các cuộc thi thời trang lớn trong nước tiêu biểu như Vietnam Collection Grandprix 2007 vừa qua. Điều đó cho thấy công ty đang dần xây dựng một thương hiệu, một tên tuổi lớn tại thị trường trong nước trong tương lai gần. Những năm gần đây thời trang dệt may Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc. Những tên tuổi nhãn hiệu thời trang shop như Nino- Max, PT 2000, Việt Thy, Hoàng Tấn, Canifa… được ưa chuộng và là nhãn hiệu thời trang đã khẳng định được tên tuổi nhờ tạo phong cách riêng cho từng đối tượng. Hanoisimex cũng đang có nhiều nỗ lực chinh phục người tiêu dùng trong nước bằng việc đầu tư cửa hàng thời trang tại đường 3-2 hồ chí minh, thiết kế hàng chục mẫu mã quần kaki, quần áo jean… theo sát khuynh hướng thời trang thế giới. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định một thực trạng là các công ty may mặc nội địa vẫn chiếm một thị phần nhỏ bé và dường như một số doanh nghiệp khá hài lòng với thực tế này mà chưa thực sự có chiến lược xúc tiến để thâm Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 8 Chuyên đề tốt nghiệp nhập sâu và chiếm lĩnh nó. Tất cả những động thái, hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu trên thị trường còn trong giai đoạn ấp ủ, chưa định hình. Nhãn hiệu T- up của Việt Tiến ra đời hơn năm nay vẫn chưa tạo được vị trí trong lòng người tiêu dùng dù được đầu tư nhiều. Thương hiệu F- house của Công ty May Phương Đông cũng nhắm vào thị trường thời trang trong nước nhưng còn trầy trật vì chưa tạo được dấu ấn riêng, độc đáo, đặc biệt là trang phục dành cho giới trẻ vì mẫu mã thiết kế còn đơn điệu. May An Phước với thương hiệu Pierre Cardin nhượng quyền từ tập đoàn thời trang Pháp chuyên về áo chemise cao cấp cũng chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn. Gần đây nhất là may Nhà Bè đã chuyển sang dịch vụ may đo veston cho khách hàng để mở rộng thêm thị phần về mặt hàng cao cấp này. Tính cạnh tranh giữa các thương hiệu may mặc và thời trang Việt tại thị trường trong nước còn chưa cao. Nguyên nhân chính là chúng ta mới bắt đầu quan tâm tới thị trường này. Nhiều phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ, các doanh nghiệp tìm cách lấp đầy chỗ trống thị trường trước nên cạnh tranh và xâm lấn thị trường của nhau chưa khốc liệt. Nhìn nhận rõ thực tế và nguy cơ, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phấn đấu cho các công ty dệt may trong nước trong đó nhấn mạnh việc phát triển thị trường nội địa (nội địa hoá 50%); đầu tư sản xuất tơ, sợi, cải tiến mẫu mã nguyên liệu để tăng khả năng phục vụ nhu cầu nội địa và nâng cao tính cạnh tranh. 1.2 Giới thiệu khái quát về công ty 1.2.1 Giới thiệu chung Thành lập năm 1958, cái tên THALOGA được mọi người biết đến với tinh thần luôn đổi mới và nhãn hiệu chất lượng về sản xuất công nghiệp trong số các nhà cung cấp sản phẩm may mặc hơn 45 năm qua. Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 9 Chuyên đề tốt nghiệp Công ty may Thăng Long được phát triển từ nhà máy may xuất khẩu Thăng Long thuộc sở hữu nhà nước, là thành viên của VINATEX, có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Kể từ đó, Thaloga luôn không ngừng phát triển các chủng loại sản phẩm cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu lên tới hơn 40 nước và lãnh thổ bao gồm các thi trường chính và truyền thống như là Mỹ, EU. Nhật, Hàn Quốc, Nga và châu Phi. Cung cấp các sản phẩm may mặc chất lượng cao, giá cả hợp lý của Việt nam, giao hàng đúng tiến độ đã làm cho Thaloga trở thành một trong những công ty sản xuất hàng đầu quen thuộc với các nhãn hiệu thời trang cao cấp Từ khi trở thành công ty cổ phần vào năm 2004, Thăng Long ngày càng chú ý đến việc sản xuất hàng thời trang chất lượng cao bằng cách áp dụng Quản lý chất lượng đồng bộ và Quản lý dây chuyền cung cấp để đảm bảo tiến độ giao hàng và tăng số lượng bán hàng trực tiếp đến các khách hàng nước ngoài trên toàn thế giới trong thời đại của internet và môi trường kinh doanh toàn cầu. THALOGA hy vọng sẽ sớm trở thành nhà sản xuất hàng may mặc chất lượng cao trên thế giới bằng cách liên tục tập trung và phát triển không ngừng thế mạnh của công ty về quy mô sản xuất lớn và các chủng loại sản phẩm chính có uy tín như là hàng bò, áo jacket, hàng dệt kim và quần áo thể thao. Biểu tượng Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn 10 [...]... chợ, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm Phòng kinh doanh nội địa: Quản lí thị trường nội địa, thực hiện công tác tạo nguồn hàng và theo dõi hoạt động bán hàng tại các cửa hàng và trung tâm thương mại Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn Chuyên đề tốt nghiệp 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG 2.1 Thực trạng kinh doanh của công ty 2.1.1 Đánh... gia công và xuất khẩu FOB, công ty đã chuyển hướng chú trọng nhiều hơn tới thị trường may mặc nội địa với cách điều hành kinh doanh cũng năng động và hướng tới thị trường nhiều hơn Công ty có một phòng ban chuyên phụ trách về mảng tiêu thụ và bán hàng tại thị trường nội địa Năm gần đây, trong quá trình tập đoàn hoá, công ty tổ chức theo hướng công ty mẹ và công ty con, công ty đã thành lập hẳn một công. .. Long Cty cổ phần may Thăng Long 1 Cty cổ phần may Thăng Long 2 Cty CP sợi Thăng Long Cty CP sản xuất phụ liệu ngành may Thăng Long Công ty liên kết Công ty CP đầu tư phát triển Khoa học Công nghệ môi trường Thăng Long Công ty cổ phần đầu tư bất động sản * Chức năng và nhiệm vụ: Công ty mẹ là doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2005, pháp luật có liên quan và điều lệ tổ... Vốn của công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết tại thời điểm chuyển đổi hạch toán tập trung của công ty cổ phần may Thăng Long, phần lợi nhuận sau thuế được tái đầu tư và trích bổ sung vào vốn điều lệ nếu có) Tổng số lao động của công ty mẹ: 62 người * Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Đầu tư và kinh doanh vốn, quản lí vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết, đơn vị... doanh và kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết, công ty hạch toán phụ thuộc Căn cứ mục tiêu chuyển đổi, ngành nghề kinh doanh, mối quan hệ kinh tế nói trên của công ty và qui mô phần vốn nắm giữ Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Thăng Long lựa chọn phương án hình thành công ty mẹ trên cơ sở nền tảng là cơ quan quản lí của Công ty. .. lệ của công ty mẹ và công ty con: Trực tiếp sản xuất (khi có đủ điều kiện), kinh doanh thương mại, dịch vụ và công nghiệp Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết,… và các ngành kinh tế khác Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, dự báo thị trường, xúc tiến đầu tư và thương mại, dịch vụ hướng phát triển thị trường Tổ chức phối hợp kinh doanh giữa công ty mẹ, công ty con và. .. quản lí của Công ty cổ phần May Thăng Long và các đơn vị hạch toán phụ thuộc, theo đó công ty mẹ là Tập đoàn tài chính công nghiệp và dịch vụ Thăng Long, tách riêng các đơn vị làm nhiệm vụ kinh Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S Cấn Anh Tuấn Chuyên đề tốt nghiệp 15 doanh và các xí nghiệp thành viên của công ty thành công ty con Theo mô hình này, trước mắt Công ty cổ phần May Thăng Long thực hiện đồng thời... chức: công ty mẹ và công ty con Công ty mẹ: * Tên gọi chính của công ty mẹ: Tập đoàn tài chính công nghiệp và dịch vụ Thăng Long * Tên tiếng Anh: tập đoàn Thăng Long * Tên viết tắt là tên giao dịch: TIFSC * Trụ sở chính: 250 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội * Vốn của công ty mẹ: 370 tỷ đồng (Ba trăm bảy mươi tỷ đồng) * Vốn điều lệ của công ty mẹ bao gồm: Vốn của công ty. .. thành lập hẳn một công ty con thực hiện hoạt động thương mại và dịch vụ tại thị trường nội địa đó là Công ty công nghệ thương mại và dịch vụ Thăng Long viết tắt là TITC Tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty với thương hiệu Thaloga được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin dùng Trong nhiều năm, thương hiệu Thaloga luân nằm trong danh sách những thương hiệu dệt may Hoàng Thị Thu Hà GVHD: Th.S... mi nam của May 10, áo Jacket của May Chiến Thắng, quần áo Jean của Việt Thắng, Việt Tiến hay Nhà Bè Tuy nhiên chưa thật sự có doanh nghiệp trong nước nào chiếm ưu thế nổi trội chiếm lĩnh và dành được thị phần lớn ở mảng thị trường này Các công ty may mặc trong đó có may Thăng Long mỗi công ty dành một mảng nhỏ trong miếng bánh thị trường nội địa Ngoài ra không thể kể đến việc giành giật thị trường . Công ty cổ phần May Sài Gòn 2 – Sanding Công ty cổ phần May Thăng Long Công ty cổ phần May Hai Công ty Dệt kim Đông Xuân Công ty Dệt len Mùa Đông Công ty TNHH. Thương mại Thăng Long Cty cổ phần may Thăng Long 1 Cty cổ phần may Thăng Long 2 Cty CP sợi Thăng Long Cty CP sản xuất phụ liệu ngành may Thăng Long