Tình hình kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Trước đây, công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu chỉ gia công xuất khẩu phục vụ yêu cầu của Nhà nước. Từ khi cổ phần hoá năm 2004 đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Từ chỉ chú trọng sản xuất để gia công và xuất khẩu FOB, công ty đã chuyển hướng chú trọng nhiều hơn tới thị trường may mặc nội địa với cách điều hành kinh doanh cũng năng động và hướng tới thị trường nhiều hơn. Công ty có một phòng ban chuyên phụ trách về mảng tiêu thụ và bán hàng tại thị trường nội địa. Năm gần đây, trong quá trình tập đoàn hoá, công ty tổ chức theo hướng công ty mẹ và công ty con, công ty đã thành lập hẳn một công ty con thực hiện hoạt động thương mại và dịch vụ tại thị trường nội địa đó là Công ty công nghệ thương mại và dịch vụ Thăng Long viết tắt là TITC. Tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty với thương hiệu Thaloga được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin dùng. Trong nhiều năm, thương hiệu Thaloga luân nằm trong danh sách những thương hiệu dệt may

Việt Nam được nhiều người tiêu dùng bình chọn và đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.

Về sản phẩm :

Các sản phẩm chủ yếu mà công ty May Thăng Long sản xuất và cung cấp ra thị trường là

•Áo sơ mi nam

•Quần áo dệt kim các loại •Quần kaki

•Quần áo Jacket

•Quần áo khác như quần áo dành cho bảo hộ lao động

Với từng chủng loại, công ty còn phân chia ra các sản phẩm dành cho người lớn và cho trẻ em. Thaloga có tất cả 6 nhà máy sản xuất trên diện tích hơn 63,000 m2 đảm bảo việc làm cho khoảng 3,500 công nhân với năng lực sản xuất khoảng 1,000,000 sp/tháng. Trong đó, quần là 300,000sp; jacket là 100,000sp; áo sơ mi là 80,000sp; hàng dệt kim là 400,000sp va các loại khác là 120,000sp. Các sản phẩm sản xuất được chuyên môn hoá cho từng xí nghiệp tạo ra tính đồng bộ cao và tăng năng suất lao động. Áo sơ mi do xí nghiệp 1 phụ trách, quần áo dệt kim các loại của người lớn và trẻ em được sản xuất tại xí nghiệp 3, quần kaki và các loại quần khác như quần sooc, quần ngủ, quần bò sản xuất tại xí nghiệp may Nam Hải và xí nghiệp 2 sản xuất quần áo bảo hộ lao động. Trung bình doanh thu tại thị trường nội địa của công ty vào khoảng 15 tỉ một năm và tiêu thụ khoảng 1 triệu sản phẩm ở thị trường này với hơn 2000 mã hàng khác nhau.

Bảng: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. (Đơn vị: 1000 sản phẩm) TT SP chính 2005 2006 2007 SX TTNĐ % SX TTNĐ % SX TTNĐ % Tổng 3.670 466 12,7 4.065 591 14,5 5.390 363 6,7 1. SP dệt kim 1.137 87 7,6 1.257 111 8,8 1.667 68 4,1 2. Jacket 400 35 8,7 443 44 9,9 587 27 4,6 3. Sơmi 481 65 16,2 533 82 18,5 706 50 7,1 4. Quần 891 199 22,3 987 252 25,5 1.308 155 11,9 5. Quần áo khác 761 80 10,5 845 102 12 1.131 63 5,6

(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).

Từ bảng ta thấy, sản phẩm dệt kim và quần là hai mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Như vậy hai chủng loại sản phẩm này là mặt hàng chủ lực và mặt hàng thế mạnh. Tiêu thụ các sản phẩm của năm sau luôn cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của may Thăng Long luôn phát triển theo hướng tích cực.

Thị trường mục tiêu : Thị trường mục tiêu mà công ty nhắm tới là khách hàng và người tiêu dùng tầng lớp trung lưu với mức thu nhập trung bình trong xã hội. Các mức sản phẩm thường được bán ra với giá từ 70 000 đến 300 000 cho các sản phẩm thông thường và đắt hơn chút ít với những sản phẩm áo jacket hay bộ đồ veston. Công ty đang có chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trong những năm tới và có thể sẽ cho ra đời dòng sản phẩm cao cấp hướng tới tầng lớp doanh nhân thành đạt, mang hơi hướng sang trọng và lịch sự của thời trang công sở.

Thị phần : thị trường may mặc nội địa hiện đang nở rộ với sự đầu tư chú ý của các doanh nghiệp may mặc trong nước, chuyển hướng từ xuất khẩu sang đáp ứng ngay thị trường sân nhà. Do đó công ty cổ phần May Thăng Long phải đối mặt với cạnh tranh, mà có xu hướng ngày càng gay gắt hơn trong thời gian tới khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại toàn cầu WTO. Thị trường may mặc nội địa được chia thành nhiều phân khúc nhỏ, mà mỗi doanh nghiệp dệt may lại chiếm một thị phần trong đó. Các tên tuổi uy tín đã xác lập được vị thế của mình trên thị trường như áo sơ mi nam của May 10, áo Jacket của May Chiến Thắng, quần áo Jean của Việt Thắng, Việt Tiến hay Nhà Bè. Tuy nhiên chưa thật sự có doanh nghiệp trong nước nào chiếm ưu thế nổi trội chiếm lĩnh và dành được thị phần lớn ở mảng thị trường này. Các công ty may mặc trong đó có may Thăng Long mỗi công ty dành một mảng nhỏ trong miếng bánh thị trường nội địa. Ngoài ra không thể kể đến việc giành giật thị trường với các hàng thời trang Trung Quốc, Hàn Quốc và các hãng thời trang danh tiếng đang có xu hướng đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Đồ may mặc Trung Quốc hiện chiếm lĩnh khoảng 65% thị trường nội địa, 10% thuộc về hàng thời trang cao cấp và 5% dành cho hàng nhập lậu và 15% còn lại chia sẻ cho các doanh nghiệp may trong nước và 5% hàng khác. Như vậy là phần thị phần này rất nhỏ bé so với số lượng hàng trăm doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay. Cho thấy các doanh nghiệp nước ta nói chung và may Thăng Long nói riêng đang bỏ ngỏ thị trường sân nhà và chưa có sự đầu tư thật sự chiến lược cho phân khúc thị trường này.

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)