Tăng cường công tác nghiên cứu tạo mốt

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 72)

61 THỦY 53 TÍN VIÊN

3.3.7 Tăng cường công tác nghiên cứu tạo mốt

Sản phẩm đóng vai trò quyết định ảnh hưởng tới lựa chọn mua của người tiêu dùng. Nguyên nhân chính khiến cho thương hiệu của các doanh nghiệp may mặc nội địa nước ta chưa là lựa chọn của đa số người tiêu dùng là do kiểu dáng và mẫu mã chưa đa dạng phong phú đáp ứng thị hiếu may mặc của họ. Để sản xuất và tiêu thụ thành công sản phẩm thời trang, các doanh nghiệp

phải rất kì công. Từ việc chọn liệu vải độc đáo, có đội ngũ thíêt kế kiểu dáng chuyên nghiệp, tổ chức đội ngũ nhận diện khuynh hướng… Tuy nhiên nếu như khâu này được đầu tư thích đáng thì sẽ mang lại thành công không nhỏ cho doanh nghiệp. Thực trạng hiện nay tại công ty may Thăng Long cũng tương tự như các doanh nghiệp may khác trong nước đó là chưa chú trọng đầu tư vào đội ngũ thiết kế sản phẩm, tạo mẫu nắm bắt khuynh hướng thời trang người tiêu dùng. Khắc phục được nhược điểm này, công ty sẽ tạo ra được dòng sản phẩm độc đáo đặc trưng riêng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình bán hàng nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN

Thị trường may mặc nội địa là một thị trường với tiềm năng lớn tuy nhiên chưa nhận được sự đầu tư thích đáng của các doanh nghiệp may mặc trong nước. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trước đây chỉ chú trọng vào xuất khẩu và làm gia công xuất khẩu, công ty may Thăng Long cũng mắc phải sai lầm là chưa chú trọng phát triển để chiếm lĩnh thị trường nội địa màu mỡ này. Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt hơn, thị trường may mặc nội địa chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt các nhãn hiệu thời trang nước ngoài từ hàng giá rẻ bình dân Trung Quốc đến hàng cao cấp của những thương hiệu thời trang lớn. Do đó công ty May Thăng Long cần nhanh chân thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và bán hàng tại thị trường nội địa, lấy thị trường nội địa làm nền tảng và thị trường xuất khẩu chỉ là động lực. Hiện nay, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động bán hàng của công ty còn tồn tại nhiều khuyết điểm về hệ thống phân phối, hoạt động quảng bá, hay các dịch vụ trong trước và sau khi bán hàng còn yếu kém. Công ty cần nỗ lực khắc phục những điểm yếu này để hoàn thiện hơn nữa nhằm đưa sản phẩm của mình tới khách hàng một cách nhanh chóng và dần chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng với thương hiệu may thời trang Thaloga.

Qua thời gian thực tập ở công ty Cổ phần may Thăng Long, em đã nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng của hoạt động bán hàng tại thị trường nội địa của công ty và từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các cán bộ công nhân viên của công ty, các anh chị trong phòng kinh doanh nội địa của công ty và đặc biệt là thầy giáo Cấn Anh Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Marketing thương mại. PGS. TS Nguyễn Xuân Quang 2. Quản trị bán hàng_ Sales Management

James M. Comer Nhà xuất bản thống kê

3. Quản trị tiếp thị. Công cụ hoạch định chiến lược Marketing ở doanh nghiệp

TS. Lưu Thanh Đức Hải Nhà xuất bản giáo dục

4. Kĩ năng và quản trị bán hàng Lê Đăng Lăng

Nhà xuất bản Thống kê

5. Nghệ thuật quản lí_ marketing_ bán hàng hiện đại Nguyễn Dương_ Anh Tuấn

Nhà xuất bản Thống Kê

6. Chìa khóa để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh Trần Xuân Kiên

Nhà xuất bản Thống kê 1998 7. Tạp chí Thương Mại số 30/2007

8. Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số năm 2007

9. Tạp chí dệt may và thời trang Việt Nam các số năm 2007

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Bán hàng tại thị trường nội địa của công ty cổ phần may Thăng Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w