40 CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THAM KHẢO -3 MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 Giáo viên sọan trắc nghiệm: Lưu Thị Đẹp - Trường THPT BC Thị xã Tây Ninh Giáo viên phản biện: Võ Thị Thu Cúc - Trường THPT Tây Ninh ( chuyên viên SGD). Ma trận TNKQ: STT Tên chương BIẾT HIỂU VDỤNG CỘNG GHI CHÚ 1 Rượu – Phenol – Amin 3 0 1 3 2 Andeehit – Axit – Este 2 0 2 4 3 Glixerin – Lipit 2 0 1 2 4 Gluxit 1 0 1 2 5 Amino axit và protit 1 0 0 1 6 Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime 2 0 0 2 7 Nội dung tổng hợp các chương hóa hữu co 0 5 2 7 8 Đại cương về kim loại 3 0 1 4 9 Kim loại nhóm IA, IIA và nhôm 4 0 2 6 10 Sắt 2 0 1 3 11 Nội dung tổng hợp các chương hóa vô cơ và đại cương 0 5 2 7 Tổng cộng 18 45% 10 25% 12 30% 40 100% Câu hỏi TNKQ : Câu 1 (2, 3, biết): Rượu no đơn chức khi bị oxi hóa bởi CuO nung nóng tạo ra xeton là: A. rượu bậc nhất *B. rượu bậc hai. C. rượu bậc ba. D. Cả ba rượu bậc 1, 2, 3. Câu 2 (4, 6, biết): Chất tác dụng với natri và dung dịch NaOH là: A. C 2 H 5 OH B. C 6 H 5 NH 2 *C. C 6 H 5 OH D. C 6 H 5 CH 2 OH Câu 3 (8,v dụng): Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ chứa oxi tác dụng với dung dịch nước brom thì cần đúng 200ml dung dịch nước brom 1,5M. Hỗn hợp X gồm các chất: A. C 6 H 5 OH và p- CH 3 C 6 H 4 OH B. C 6 H 5 CH 2 OH và C 3 H 5 OH *C. C 6 H 5 OH và C 2 H 5 OH D. C 6 H 5 OH và CH 2 =CH-O-CH 3 Câu 4 (10, bi ết): Anđehit no đơn chức tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư, đung nóng tạo ra Ag và các chất vô cơ đơn giản và quen thuộc là: A. HCOOH B. C 6 H 5 CHO C. CH 3 CHO *D. HCHO Câu 5 (17, biết): Những dãy chất tham gia phản ứng este hoá là: A. rượu etylic, phenol, axit axetic. *B. etanol, axit stearic, axit nitric. C. axit clohiđric, axit acrylic,anđehic axetic. D. rượu metylic, axit fomic, metyl fomiat. Câu 6 (11, v dụng): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anđehit (X) cần đúng 12,8g oxi, sinh ra 18,6g hỗn hợp khí cacbonic và hơi nước theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo của X là: *A. C 2 H 5 CH=O B. C 3 H 6 O C. CH=O D. C 2 H 2 O 2 | CH=O Câu 7 (13, v dụng): Hỗn hợp (Y) gồm hai axit cùng dãy đồng đẳng và hơn kém nhau 1 cacbon. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 đun nóng thì được Ag kết tủa. Y là: A. HCOOH và (COOH) 2 *B. HCOOH và CH 3 COOH C. HOOC – COOH và CH 2 (COOH) 2 D. CH 3 COOH và C 2 H 3 COOH Câu 8 (19, biết): Cho các chất: C 3 H 5 (OCOC 17 H 35 ) 3 (1), (CH 3 COO) 3 C 2 H 5 (2), (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 (3), C 17 H 33 COỌC 4 H 5 (4), (C 17 H 31 COO) 2 C 2 H 4 (5), C 3 H 5 (OCOC 11 H 23 ) 3 (6). Những chất béo là: *A. 1, 3 v à 6 B. 1, 2 v à 3 C. 4, 5 v à 6 D. 2, 4 v à 6 Trang 1 Câu 9 (22 – 25, bi ết): Chọn câu phát biểu đúng: A. Gluxit là hợp chất hữu cơ đa chức, trong phân tử có nhiều nhóm hiđroxyl và nhóm cacbonyl. B. Tất cả các gluxit đều tham gia phản ứng tráng gương. *C. Gluxit còn gọi là hiđrat cabon, có công thức tổng quát là C n (H 2 O) m D. Tất cả các gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân tạo sản phẩm sau cùng là glucozơ Câu 10 (24, v dung) Hoà tan 6,12g hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch (G). Cho G tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 3,24g Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là: A. 2,7 gam B. 3,24 gam C. 2,16 gam *D. 3,42 gam Câu 11 (26, biết): Amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime [ HN – CH(CH 3 ) - CH 2 CO ] n là: A. H 3 N – CH(CH 3 ) – CH 2 – COOH B. Axit - γ - amino butiric C. Axit - β − amino butanoic *D. HOOC – CH(CH 3 ) – CH 2 – NH 2 Câu 12 (30, biết) Chọn phương án sai. Nilon – 6 có công thức [ HN – (CH 2 ) 5 – CO ] n được điều chế từ: A. Capro lactam bằng phản ứng trùng hợp. *B. Axit adipic và hexa metylen diamin bằng phản ứng trùng ngưng. C. Axit -ε- amino caproic bằng phản ứng trùng ngưng. D. Axit – 6 – amino hexanoic bằng phản ứng trùng ngưng. Câu 13 (29, biết): Cho: Cột I: Cấu trúc của polime Cột II: Tên hợp chất polime 1) Dạng mạch thẳng ( không phân nhánh) a) cao su lưu hoá. 2) Dạng mạch phân nhánh b) poli vinyl clorua. 3) Dạng mạch mạng không gian c) amilo pectin d) cao su isopren e) nhựa Bakelit Hãy chọn các chữ ở cột II ghép vào các số ở cột I cho phù hợp. Kết quả là: A. 1-b và e; 2-c và d; 3-a. B. 1-b; 2-c và d; 3-a và e. *C. 1-b và d; 2-c; 3-a và e. D. 1-b và d; 2-c và e; 3-a. Câu 14 (32, hiểu): Số phản ứng tối thiểu để điều chế etyl axetat (CH 3 COOC 2 H 5 ) từ etylen và các chất vô cơ cần thiết, điều kiện phản ứng có đủ, là: A. 1 B. 2 C. 4 *D. 3 Câu 15 (32, hiểu): Cho các chất etanol (1), tinh bột (2), axetylen (3), vinyl axetylen (4). Những chất có thể điều chế cao su buna bằng 2 phản ứng là: *A. 1 và 4 B. 2 và 3 C. 1 và 2 D. 3 và 4 Câu 16 (32, hiểu) Cho các chất: C 6 H 5 OH (1), C 6 H 5 COOH (2), C 6 H 5 NH 2 (3), CH 2 =CH – COOH (4), CH 3 CH=O (5). Những chất tác dụng được với dung dịch nước brom là: A. Cả 5 chất trên. B. 1, 2, 3 và 4. *C. 1, 3 và 4. D. 2, 4 và 5 Câu 17 (32, hiểu): Cho sơ đồ phản ứng: Xenlulozơ 2 H O men + → A menruou → B 2 0 O Cu,t + → C → B → D → poli etylen. Các chất A, B, C, D lần lượt là: A. C 6 H 12 O 6 , C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, C 2 H 4 . *B. C 6 H 12 O 6 , C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, C 2 H 4. B. β – glucozơ, rượu etylic, axit axetic, etylen. C. α – glucozơ, rượu etylic, anđehit axetic, propylen. Câu 18 (32, hiểu): Cho: Cột I : Loại phản ứng Cột II : Chất tham gia phản ứng a) Phản ứng cộng với H 2 ( xt: Ni, t 0 ) 1) axit metacrylic. b) Phản ứng trùng hợp 2) axit amino axetic. c) Phản ứng trùng ngưng 3) axit oleic. d) Phản ứng xà phòng hoá 4) etylen glycol. 5) stearin. Hãy ghép các số ở cột II vào các chữ ở cột I cho phù hợp. Kết quả là: *A. a-1 và 3; b-1; c-2 và 4; d-3 và 5. Trang 2 B. a-1 và 3; b-1 và 3; c-2; d-4 và 5. C. a-1; b-1 và 3; c-2 và 4; d-4 và 5. D. a-1 và 3; b-1 và 3; c-2 và 4; d-5. Câu 19 (32 v dụng): Người ta điều chế rượu etylic từ tinh bột. Biết hiệu suất chung của toàn bộ quá trình là 62%. Khối lượng rượu etylic thu được từ 100kg nguyên liệu chứa 70% tinh bột là: A. ~ 1393,87g B. ~64,119 kg C. ~ 535,8g *D. ~ 24,647 kg Câu 20 (32, v dụng): Đốt cháy hoàn toàn 8,8g hỗn hợp gồm ankanalvà một ankanol có cùng số nguyên tử cacbon thì thu được 19,8g CO 2 và 9g H 2 O. Công thức cấu tạo của các chất trong hỗn hợp là: A. CH 3 OH và HCH=O *B. C 3 H 7 OH và C 2 H 5 CHO C. C 2 H 5 OH và CH 3 CHO D. C 2 H 5 OH và C 2 H 5 CHO Câu 21 (34, biết): Các nguyên tố A,B, C, D, E, G, X có cấu hình electron nguyên tử sau: A: 1s 2 2s 2 2p 1 B: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 C: [Ne]3s 2 3p 1 D: 1s 2 E: [Ar]4s 2 G: 1s 2 2s 2 2p 2 X: [Kr]4d 10 5s 2 5p 1 Những nguyên tố kim loại là: A. A, B, C, E. B. A, B, C, D, E. C. A, B, C, E, X. *D. B, C, E, X. Câu 22 (36, biết): Các phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của các kim loại đều thuộc loại phản ứng: A. Thế. *B. Oxi hoá - khử. C. Trao đổi. D. Hoá hợp. Câu 23 (38-39, biết): Chọn phát biểu sai: A.Bản chất của sự ăn mòn kim loại: xảy ra quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị oxi hoá biến thành ion dương kim loại (M-ne M n+ ). B.Nguyên tắc điều chế kim loại: thực hiện sự khử cation kim loại thành kim loại tự do ( M n+ +ne M). C.Nguyên tắc chống ăn mòn kim loại: làm triệt tiêu hoặc kìm hãm sự ảnh hưởng của môi trường lên kim loại. *D. Cũng như kim loại, trong các hợp kim chỉ có liên kết kim loại. Câu 24 (36, v dụng): Ngâm một lá kẽm sạch vào trong 100ml dung dịch AgNO 3 2M, sau khi phản ứng kết thúc, lấy lá kẽm ra rữa nhẹ và làm khô, thì khối lượng lá kẽm . . . A. giảm 15,1g. B. tăng 4,3g. *C. tăng 15,1g. D. giảm 4,3g. Câu 25 (44, biết): Các kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất, nguyên nhân do: *A. Kim loại kiềm có năng lượng nguyên tử hoá và năng lượng ion hoá nhỏ hơn so với các kim loại khác trong cùng chu kì. B. Kim loại kiềm có năng lượng nguyên tử hoá và năng lượng ion hoá lớn hơn so với các kim loại khác trong cùng chu kì. C. Kim loại kiềm có 1e lớp ngoài cùng và có bán kính nhỏ hơn so với các kim loại khác trong cùng chu kì. D. Khi tham gia phản ứng kim loại kiềm có khả năng nhường 1 electron để thành ion dương kim loại (M-1eM 0 ) Câu 26 (44,45 biết): Cho kim loại natri vào dung dịch CuSO 4 thì hịên tượng xảy ra là: A. Màu xanh của dung dịch nhạt dần và có kim loại đồng màu đỏ xuất hiện. B. Chỉ thấy có kết tủa màu xanh lam xuất hiện. *C.Có khí không màu thoát ra và có kết tủa màu xanh lam xuất hiện. D. Không có dấu hiệu gì. Câu 27(45,46,biết): Cho các dung dịch muối: NaCl, Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , K 2 CO 3 .Muối tác dụng được với hai dung dịch axit clohidric và natri hidroxit là: A. K 2 CO 3 *B. NaHCO 3 C. Na 2 CO 3 D. NaCl Câu 28 ( 49, biết) Cho các chất: Na 2 CO 3 , NaOH, HCl, NaCl.Số chất được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời chứa muối Mg(HCO 3 ) 2 là: *A. 2 B. 1 C.3 D.4 Câu 29 (47, vdụng): Cho 68,5g một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thu được 12,22lít khí hidrô đo ở 25 0 C và 1 atm. Tên của kim loại kiềm thổ đó là: A. Magie B. Canxi C. Stronti *D. Bari Câu 30 ( 52,53, vdụng): Đổ một dung dịch chứa a mol NaOH vào một dung dịch chứa b mol AlCl 3 . Điều kiện để kết tủa thu được cực đại là: A. b = a B. a = 2b *C. a = 3b D. a = 4b Trang 3 Câu 31 (58, biết): Kim loại tác dụng được với Cl 2 , dung dịch HCl tạo hai loại muối khác nhau là: A. Cu B. Zn C.Al *D. Fe Câu 32 ( 59,60, biết) Cho các phương trình hoá học: a/ 2 FeCl 2 + Cl 2 → 2FeCl 3 b/ 4Fe(OH) 2 + 2H 2 O + O 2 → 4Fe(OH) 3 ↓ c/ 2 FeO + 4 H 2 SO 4,đ 0 t → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 4 H 2 O + SO 2 ↑ d/ Fe(OH) 2 + H 2 SO 4 loãng → FeSO 4 + 2 H 2 O e/ 2 FeCl 3 + Cu → CuCl 2 + 2 FeCl 2 Chọn kết luận sai về vai trò của chất tham gia phản ứng: A.Các hợp chất sắt (II) thể hiện tính chất khử trong các phản ứng: a, b, c. B. Hợp chất sắt (II) có tính bazơ trong phản ứng d. *C. Hơp chất sắt (III) thể hiện tính oxi hoá trong các phản ứng a và e . D. Cl 2 ,O 2 , H 2 SO 4,đặc là những chất oxi hoá mạnh. Câu 33 ( 61,62, vdụng): Ngâm a gam hỗn hợp Fe và Fe 2 O 3 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thì thu được 2,24 lit khí H 2 (đo ở đktc). Cho lượng khí CO đi qua a gam hỗn hợp Fe và Fe 2 O 3 trên,đun nóng, thu đươc 16,8 gam Fe. Khối lượng của a gam hỗn hợp là: A. 37,6 g B. 40,03 g C. 29,6 g *D. 21,6g Câu 34 (65, hiểu): Hoà tan hỗn hợp bột hai kim loại Fe và Mg vào dung dịch CuSO 4 , sau phản ứng thu được một chất rắn A gồm hai kim loại, và dung dịch B chứa 3 loai ion khác nhau.Phản ứng kết thúc khi: A. Mg và sắt vừa tan hết và CuSO 4 vừa hết. *B. Mg tan hết, Fe chưa tan hết và CuSO 4 vừa hết. C. Mg tan hết, Fe chưa phản ứng và CuSO 4 vừa hết. D. Mg chưa tan hết, Fe chưa phản ứng và CuSO 4 vừa hết. Câu 35 (65, hiểu): Phương trình hoá học sai là: *A. Ba + CuCl 2 → BaCl 2 + Cu ↓ B. 2 FeCl 3 +Fe → 3 FeCl 2 C. 2 NaHCO 3 + 2 KOH → Na 2 CO 3 + K 2 CO 3 + 2 H 2 O D. Fe 3 O 4 + 8 HCl → FeCl 2 + 2 FeCl 3 + 4 H 2 O Câu 36 (65, hiểu) Chọn câu sai sau đây: Dung dịch trong nước của muối: A. NaCl có pH = 7 , không làm đổi màu quì tím. B CH 3 COOK có pH > 7, làm xanh quì tím. C. Al 2 (SO 4 ) 3 có pH< 7, làm hồng quì tím. *D. NaHCO 3 có pH < 7, làm hồng quì tím. Câu 37 (65,hiểu): Cho các phương trình hoá học: 1/ Al 2 (SO 4 ) 3 + 6 NH 3 + 6 H 2 O → 3 (NH 4 ) 2 S O 4 + 2 Al(OH) 3 ↓ 2/ Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 + 2 H 2 O 3/ Al(OH) 3 + 3HCl → AlCl 3 + 3 H 2 O 4/ NaAlO 2 + 2 H 2 O + CO 2 → Al(OH) 3 ↓ + NaHCO 3 5/ 8Al + 3 Fe 3 O 4 0 t cao → 4 Al 2 O 3 + 9 Fe Từ đó, người ta rút ra các kết luận sau: A. Al(OH) 3 là hiđroxit lưỡng tính. B. Al(OH) 3 là axit yếu, yếu hơn H 2 CO 3 . C. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt. *D.Các phản ứng trên đều thuộc phản ứng trao đổi. Hãy chọn kết luận sai. Câu 38 ( 65, hiểu) Có 5 dung dịch mất nhãn đựng trong 5 lọ riêng biệt: NaCl, FeCl 2 , FeCl 3 , MgCl 2 , AlCl 3 .Người ta có thể phân biệt 5 dung dịch đó bằng một thuốc thử sau: A. Dung dịch AgNO 3 . B.Giấy quì tím. *C. Dung dịch NaOH. D.Dung dịch NH 3. Trang 4 Câu 39 (65, vdụng) Cho 34,25 g hỗn hợp bột kim loại nhôm và sắt tác dụng hết với H 2 SO 4 đặc dư,đun nóng thì thu được 18,45 lít khí SO 2 đo ở 2 atm và 27 0 C. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: *A. 59,124% và 40,876% B. 75% và 25% C. 19,708% và 80,292% D. 68,8% và 31,2% Câu 40 (65, vdụng) Hoà tan 2,8 426g một đinh thép trong dung dịch H 2 SO 4 loãng ,dư ,sau khi phản ứng xong , lọc bỏ chất kết tủa , thu được dung dịch A. làm mất màu 100ml dung dich KMnO 4 0,1 M. Biết rằng trong thành phần của thép chỉ có sắt tác dụng với axit. Hàm lượng sắt nguyên chất trong đinh thép là: A.9.85% *B.98,5% C.49,25% D.4,925% Trang 5 . 40 CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THAM KHẢO -3 MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 Giáo viên sọan trắc nghiệm: Lưu Thị Đẹp - Trường THPT BC Thị xã Tây Ninh Giáo. dung tổng hợp các chương hóa vô cơ và đại cương 0 5 2 7 Tổng cộng 18 45% 10 25% 12 30% 40 100% Câu hỏi TNKQ : Câu 1 (2, 3, biết): Rượu no đơn chức khi bị oxi hóa bởi CuO nung nóng tạo ra xeton. lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: *A. 59 ,124 % và 40, 876% B. 75% và 25% C. 19,708% và 80,292% D. 68,8% và 31,2% Câu 40 (65, vdụng) Hoà tan 2,8 426g một đinh thép trong dung dịch