1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH, MAI SƠN, SƠN LA

28 1,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH, MAI SƠN, SƠN LA

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Điều 35 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi “Giáo dụcđào tạo là quốc sách hàng đầu Nhà nước phải triển khai Giáo dục nhằm nângcao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Nghị quyết TW 4 khoá VII của Đảng lần đầu tiên đã chỉ rõ vai trò quốcsách hàng đầu của Giáo dục đào tạo, đồng thời cũng chỉ rõ sứ mệnh của giáodục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là: “Cùng với Khoa học công nghệ,Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” Nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Nghị quyết TW 2 khoá VIII đặc biệt nhấn mạnh vai trò và vị trí của giáodục đào tạo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Nghị quyết đãđưa ra 6 tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong thời

kỳ CNH, HĐH đất nước mà hiện nay chúng ta coi đó như phương châm cho

sự phát triển của giáo dục đó là:

“Phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”

“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”

“Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung giáo dục”

“Phát triển giáo dục toàn diện vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như lời Bác Hồ

đã căn dặn”

“Từng bước thực hiện công bằng trong giáo dục”

Nghị quyết TW 6 khoá IX đã đánh giá xác đáng việc thực hiện nghị quyết

TW 2 khoá VIII và chỉ rõ những việc trước mắt cần thực hiện ngay để giáodục hoàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2010 đã thông qua báo cáo vềphương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 2006-2010 và

đã chỉ rõ những ưu tiên cho phát triển giáo dục

Trang 2

Hơn nữa hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động

“Hai không” với 4 nội dung và gắn liền với các cuộc vận động khác như:

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện chỉ thị

32 về An toàn giao thông,… Vì vậy công tác quản lý giáo dục lại càng cónhững nhiệm vụ nặng nề hơn do đó đòi hỏi người quản lý phải có nhữngphương pháp khoa học, phù hợp và mang tính khả thi nhất, đặc biệt vớinhững trường còn non trẻ

Căn cứ vào các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ 12; Nghịquyết Huyện Uỷ Mai Sơn – Sơn La lần thứ 17 và nghị quyết của Chi bộtrường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La nhiệm kỳ 2005-2007

Là một người quản lý trong trường THPT ở một tỉnh phía bắc của tổquốc, tôi nhận thấy cá nhân mình phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ củamột người quản lý để đưa nhà trường phát triển đi lên theo đúng tinh thần chỉđạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải năng động, sáng tạo trong việcnghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với thực tếcủa địa phương để giúp nhà trường phát triển vững chắc

Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nói trên, tôi mạnh dạn

lựa chọn đề tài “Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Chu Văn

Thịnh – Mai Sơn – Sơn La”.

2 Mục đích nghiên cứu.

Đề xuất và lý giải về các giải pháp nhằm quản lý tốt quá trình dạy họctrong trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Qua đề tài xác định cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học trong

trường THPT

3.2 Đánh giá thực trạng của việc quản lý quá trình dạy học trong trường

THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La

Trang 3

3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt quá trình dạy học trong trường

THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La

4 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý quá trình dạy học trong trườngTHPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La

5 Phương pháp nghiên cứu.

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng từ trung ươngđến địa phương; Các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạonhư Điều lệ trường trung học, chỉ thị năm học,…; Các văn bản,hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La về các vấn đề liênquan đến quá trình dạy học

- Nghiên cứu giáo trình, các tài liệu sư phạm lên quan đến quá trìnhdạy học trong trường THPT

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn quản lý quá trình dạy học của các cánhân và đơn vị điển hình; Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trongkhoá học Quản lý giáo dục khoá 53 - Học viện quản lý giáo dục

5.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

- Xử lý các số liệu, thống kê, lập các bảng biểu

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở khoa học của việc quản lý quá trình dạy học trong trường THPT 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.

1.1.1 Khái niệm quá trình dạy học.

“Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên

và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáoviên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằmthực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra”

Bản chất của quá trình dạy học là một thể thống nhất toàn vẹn bao gồmhai thành tố cơ bản quyết định, luôn tương tác với nhau đó là dạy và học.Dạy và học xen kẽ và thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, sinh thành ranhau

1.1.2 Cấu trúc của quá trình dạy học.

Theo tiếp cận hệ thống quá trình dạy học được cấu thành theo một hệthống đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính

xã hội Cấu trúc đó bao gồm các thành tố:

Trang 5

Sơ đồ cấu trúc quá trình dạy học

Hợp tác Giúp đỡ

Cấu trúc của hệ thống quản lý quá trình dạy học (QLQTDH)

QUÁ TRÌNH DẠY

Kết quả, hiệu quả

Hình thức dạy họcBài học

Nội dung dạy học

Điều kiện dạy học

Kiểm traK1K2

…KnPhương pháp học

Trang 6

1.1.3 Đặc điểm của quản lý quá trình dạy học.

- Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm

+/ Tính hành chính: Quản lý theo pháp luật và những nội qui, qui chế,qui định có tính chất bắt buộc trong hoạt động dạy học

+/ Tính sư phạm: Chịu sự qui định của các qui luật của quá trình dạy học,giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động và quan hệ Dạy - Học của thầy và trò làm đối tượng quản lý

- Mang tính đặc trưng của khoa học quản lý

+/ Nó vận dụng một cách có hiệu quả các chức năng của chu trình quản

lý trong việc điều khiển quá trình dạy học đó là:

+/ Có khả năng sử dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lýtrong quản lý quá trình dạy học

- Có tính xã hội hoá cao

+/ Chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế xã hội

+/ Có mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội

- Hiệu quả quản lý quá trình dạy học được tích hợp trong quá trình đào tạo.Kết quả đó được thể hiện qua các chỉ số:

+/ Số lượng học sinh đạt được mục đích học tập

+/ Chất lượng dạy học

+/ Hiệu quả dạy học (Hiệu quả trong và hiệu quả ngoài)

1.2 Cơ sở thực tiễn của quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.

Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT cần phải dựa trên cơ sởthực tiễn Một mặt để khai thác những nhân tố tích cực, tiến bộ của nó nhằmgóp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục Mặt khác điều chỉnh hoặc

Lập kế

hoạch

Tổ chức

Chỉ đạo

Kiểm tra

Trang 7

loại bỏ các yếu tố tiêu cực có ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình dạyhọc Những cơ sở thực tiễn nổi bật cần quan tâm đó là:

- Thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học ở trường THPT: Các trườngTHPT đã có nhiều cố gắng thực hiện kế hoạch dạy học với phân phốichương trình qui định nhưng thực tiễn vẫn còn lúng túng chưa đảm bảothực hiện đủ như phân phối chương trình yêu cầu Việc tổ chức dạy họcphân hoá bằng kết hợp phân ban với dạy tự chọn còn nhiều bỡ ngỡ, việcchỉ đạo dạy học tự chọn có nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả Đặc biệtcác bộ môn khoa học tự nhiên chưa đảm bảo thực hiện đủ các bài thínghiệm thực hành qui định trong chương trình

- Thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT: Tính đến năm học 2006-2007 độingũ giáo viên chưa đạt chuẩn ở môn Tin còn cao ( 27% Giáo viên Tinchưa đạt chuẩn); Tỷ lệ giáo viên/lớp so với định mức thiếu về số lượng(1,87); Cơ cấu giáo viên không đồng bộ, môn thì thừa giáo viên, môn thìlại thiếu giáo viên và phân bổ ở các địa phương không đều; Công tác bồidưỡng giáo viên còn nhiều bất cập, tỷ lệ giáo viên THPT tham gia bồidưỡng dạy lớp 10 đạt 100% nhưng hiệu quả còn hạn chế, nội dung tậphuấn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của giáo viên, ở những vùng khókhăn khó đảm bảo yêu cầu giảng dạy

- Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo đổi mới phương phápdạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường nănglực tự học của học sinh được các trường THPT quan tâm nhưng tỷ lệ giáoviên chủ động vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học trong thựchiện đổi mới phương pháp dạy học còn thấp Vai trò quản lý còn hạn chế,đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp chưa đồng bộ với đổi mới hìnhthức dạy học và kiểm tra đánh giá

Trang 8

- Thực trạng về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học: Mặc dù có sự quan tâmnhưng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường THPT vẫn chưa đápứng được yêu cầu Thiết bị dạy học về quá chậm, các phòng máy vi tính,phòng thí nghiệm, thực hành, thư viên trường học,… còn thiếu nên đã ảnhhưởng rất lớn tới chất lượng dạy học.

1.3 Cơ sở pháp lí về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.

- Phân phối chương trình kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT

- Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy của môn học

- Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học số 10227/THPTngày 14/9/2001

2 Thực trạng về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.

2.1 Đặc điểm.

Trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La nằm trên địa bàn xãChiềng Ban của huyện Mai Sơn, cách trung tâm thị trấn Hát Lót 26Km vàcách trung tâm thị xã Sơn La 18Km

Nhà trường được thành lập năm 2000 đến nay đã được 07 năm nhưng vẫncòn nhiều khó khăn Nhà trường được thành lập để phụ vụ nhu cầu học tậpcủa con em 12 xã vùng trong của huyện Mai Sơn Đây là vùng kinh tế rấtkhó khăn, đại đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông nghiệp, trình độdân trí thấp

Trang 9

Học sinh của nhà trường đại đa số là người dân tộc (dân tộc Thái 90,03%,dân tộc H’Mông 5,1%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 4,5%, còn lại là các dân tộckhác) Khoảng 1/3 số học sinh của nhà trường có nhà ở cách xa trường nênphải ở nội trú tại trường (Phòng ở của các em được dựng tạm với các vật liệutranh tre, nứa, lá do sự đóng góp của nhân dân trong địa bàn) Việc quản lý,hướng dẫn các em ăn, nghỉ, vệ sinh,… đều do giáo viên của nhà trường đảmnhận nhưng nhà trường và các giáo viên này không hề được hưởng một chế

độ nào cả mà chỉ thực hiện công việc với lòng thương yêu học sinh và chia

sẻ, thông cảm với các em

Đội ngũ giáo viên của nhà trường rất trẻ, đều là các giáo viên mới ratrường được phân công về công tác Đội ngũ Ban giám hiệu cũng rất trẻ, cóngười chưa từng qua công tác quản lý trong trường học

Nhà trường lại được xây dựng trên một vùng đất có rất ít dân sinhsống mà đa số giáo viên nhà ở xa và ở miền xuôi lên công tác vì vậy giáoviên phải ở tạm trong các căn phòng tranh tre được dựng tạm lên bằng sựđóng góp của nhân dân Điều kiện sinh hoạt cá nhân của giáo viên và họcsinh hết sức khó khăn (đặc biệt là vấn đề nước sinh hoạt rất thiếu thốn - phải

đi hơn một cây số mới lấy được nước)

Năm đầu thành lập, nhà trường có 05 lớp với 250 học sinh nhưng chotới nay, nhà trường đã có 29 lớp với 1450 học sinh Quá trình phát triển củanhà trường vẫn thường được ví là phát triển như Phù Đổng Quá trình pháttriển về số lượng lớp thì nhanh nhưng nhà trường lại không được đầu tư kịpthời về cơ sở vật chất Nhà trường luôn thiếu phòng học và phải học hai caSáng - Chiều Hàng năm, nhà trường đều phải vận động các xã đóng gópnguyên vật liệu để dựng thêm phòng học tạm và phòng ở nội trú cho họcsinh Do các phòng học tạm làm bằng tranh tre, trát đất nên ảnh hưởng rất

Trang 10

nhiều đến việc dạy và học Hiện nay, nhà trường có 21 phòng học thì chỉ có

09 phòng học là phòng kiên cố còn lại 12 phòng học là phòng học tạm

2.2 Một số kết quả đạt được về quản lý quá trình dạy học trong trường

THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La.

2.2.1 Ba năm đầu khi nhà trường mới thành lập (từ năm học 2000-2001

đến 2002-2003).

Với mục tiêu giữ trường, giữ lớp nhà trường tập trung vào việc vận độnghọc sinh đi học và huy động các nguồn lực trong dân để tiến hành dựngphòng học tạm và phòng ở nội trú cho học sinh bằng tranh tre trát đất

Giáo viên ban ngày lên lớp còn buổi tối làm bảo vệ cho học sinh nội trú(Vì địa bàn phức tạp, thanh niên hay vào gây rối trong khu nội trú mà trườngthì cách xa trung tâm huyện) vì vậy công tác chuyên môn của nhà trườngchưa được quan tâm đúng mức

Việc đánh giá học sinh mang nặng tính động viên khích lệ

Việc thực hiện nền nếp chuyên môn phần lớn dựa vào sự nhiệt huyết củađội ngũ giáo viên trẻ và tính tự giác của mọi người Quy chế chuyên mônchưa được xiết chặt

Việc quản lý, điều hành quá trình dạy học phần lớn được thực hiện thôngqua các cuộc họp

Công tác giáo dục học sinh chú trọng vào việc giáo dục đạo đức và pháttriển nhà trường thông qua các phong trào bề nổi như Văn nghệ, thể dục thểthao

Qua ba năm thành lập thì nhà trường đã thực hiện được mục tiêu ban đầu

là làm cho quy mô nhà trường phát triển một cách vượt bậc Từ 5 lớp với 250học sinh năm thứ nhất thành 21 lớp với 1050 học sinh ở năm thứ ba Nhàtrường được toàn Tỉnh biết đến thông qua thành tích phát triển trường lớp về

số lượng và thành tích Thể thao

Trang 11

2.2.2 Giai đoạn phát triển tiếp theo cho đến nay.

Nhà trường đặt ra mục tiêu phát triển tiếp theo là vừa làm tốt công tác xãhội hoá (vận động đóng góp để tiếp tục làm phòng học tạm và nhà ở nội trúcho học sinh), vừa dần đưa nền nếp dạy và học vào khuôn khổ

Các tiêu trí thi đua, đánh giá giáo viên được xây dựng và chỉnh sửa, bổsung qua từng năm học

Các buổi ngoại khoá chuyên môn thường xuyên được tổ chức

Hội thi giáo viên giỏi cấp trường thu hút được đông đảo giáo viên thamgia Công tác ôn luyện học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thiÔlimpic cấp tỉnh cũng được chú trọng Nhà trường đã có học sinh đạt giảitrong các kỳ thi Ôlimpic cấp tỉnh ở các bộ môn Sinh, Địa, Sử; Có học sinhđạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh vòng 1 ở bộ môn Văn

Việc kiểm tra thực hiện nội dung chương trình được xiết chặt thông quaviệc kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổ đầu bài, lấy ý kiến học sinh,…Trong vấn đề tổ chức thực hiện dạy học phân hoá bằng kết hợp phân banvới dạy tự chọn: Bước đầu tổ chức thực hiện nhà trường có rất nhiều bỡ ngỡ

và lúng túng Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nhà trường đã thành lậpmột ban chỉ đạo thực hiện gồm:

- Hiệu trưởng - làm trưởng ban

- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - làm phó ban

- Thư ký hội đồng – làm thư ký

- Các tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn và Đoàn thanh niên – làm

uỷ viên

Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, hướng dẫnchỉ đạo về việc tổ chức dạy học phân hoá; Căn cứ vào tình hình thực tế củađội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và đối tượng học sinh để lập kế hoạch dạyhọc phân hoá theo hình thức kết hợp phân ban với dạy tự chọn; Trình duyệt

Trang 12

kế hoạch này với UBND huyện và Sở Giáo dục đào tạo; Tuyên truyền vềtinh thần phân ban và dạy học tự chọn đến tất cảc các giáo viên, học sinhtrong nhà trường, phối kết hợp với chính quyền địa phương và hội Cha mẹhọc sinh của nhà trường để tuyên truyền đến nhân dân trong địa bàn Vì vậybước đầu thực hiện kế hoạch phân ban và dạy học tự chọn của nhà trường đãdiễn ra tương đối tốt (Nhà trường chỉ tiến hành mở một ban là ban Cơ bản,việc dạy học tự chọn tiến hành theo hình thức dạy tự chọn bám sát theochương trình chuẩn).

Chất lượng học sinh dần được thắt chặt Ngay năm học 2005-2006 nhàtrường đã thực hiện thắt chặt chất lượng bằng cách tiến hành đánh giá họcsinh chặt hơn, sát với thực chất hơn Đặc biệt trong năm học 2006-2007 nhàtrường đã rất mạnh dạn và tiến hành thực hiện tương đối triệt để cuộc vậnđộng “Hai không” do Bộ Giáo dục phát động

Công tác tuyên truyền về cuộc vận động “Hai không” được thực hiệntương đối tốt Cụ thể nhà trường đã thành lập ra ban chỉ đạo thực hiện cuộcvận động “Hai không” Ban chỉ đạo bằng các hình thức tuyên truyền, biệnpháp cụ thể đã làm cho cán bộ giáo viên trong trường hiểu và bước đầu thựchiện tương đối tốt Đối với học sinh và phụ huynh học sinh phần lớn đã hiểuđược chất lượng học sinh các năm gần đây giảm về số lượng học sinh Khá,Giỏi là một việc thiết thực, thể hiện việc đánh giá thực chất hơn; Chủ trươngcuộc vận động của Bộ giáo dục và việc làm của nhà trường là xoá bỏ nhữngviệc dối trá trước đây để đi đến cái thực chất và tiến tới nâng cao chất lượngtrong các năm tới

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ được chú trọng Nhà trường đãcho phép giáo viên đi học chuẩn hoá trình độ chuyên môn (môn Thể dục,môn KTCN, môn Tin); Cho giáo viên đi học thạc sĩ (môn Toán, môn Sinh,môn Sử)

Trang 13

Công tác quản lý được đổi mới một cách cơ bản Phó hiệu trưởng và các

Tổ trưởng được trao nhiều quyền lực hơn Việc phân công, phân cấp rõ rànghơn

Qua đó, nền nếp dạy và học đã được hình thành và duy trì tương đối tốt,không còn hiện tượng dồn ép, cắt xén chương trình; Hiện tượng vào muộn,

ra sớm, quên giờ, nhầm thời khoá biểu đã giảm nhiều,…; Việc đổi mớiphương pháp dạy học và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã đượcchú trọng

Trong ba năm gần đây, sự phát triển của nhà trường được thể hiện quabảng số liệu sau:

Bảng thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ

kiên cố

Phòng tạm

Phòng chức năng

Phòng thiết bị

Phòng máy tính

Phòng thí nghiệm thực hành

Thư viện

Bảng thống kê về chất lượng học sinh

Năm học Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 12

2004-2005 1400 1 0.07 89 6.36 1252 89.43 57 4.07 1 0.07 71.50%

2005-2006 1600 0 0.00 92 5.75 1432 89.50 71 4.44 5 0.31 75.25%

2006-2007 1700 1 0.06 95 5.59 1392 81.88 201 11.82 11 0.65 21.10%

2.3 Một số tồn tại trong quản lý quá trình dạy học trong trường THPT

Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La.

Trang 14

- Nền nếp dạy học đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa tốt do một sốnguyên nhân như: Do không có đủ phòng ở tập thể cho giáo viên và trongđịa bàn dân cư thưa nên giáo viên đều phải đi về hàng ngày qua mấy chục

Km do đó nhiều khi xe hỏng, tai nạn rồi điều kiện sức khoẻ,… ảnh hưởngđến việc lên lớp của giáo viên; Đội ngũ giáo viên trẻ nên đôi lúc còn tuỳtiện trong việc thực hiện giờ giấc, quy chế chuyên môn, thực hiện phânphối chương trình; Giáo viên của nhà trường giới Nữ chiếm đông mà lạiđang trong độ tuổi sinh nở mà giáo viên của một số môn lại thiếu nhiềunên số tiết giảng dạy của các giáo viên trong năm vượt định mức quánhiều do đó giáo viên không có thời gian đầu tư cho chuyên môn; Giáoviên mới ra trường lương thấp và không có thu nhập thêm nên kinh tế gặpnhiều khó khăn cũng ảnh hưởng đến nhiệt huyết nghề nghiệp

- Công tác lập kế hoạch chuyên môn chưa hợp lý: Kế hoạch năm học mangtính hình thức; Kế hoạch chuyên môn phần lớn được đưa ra theo từngtuần nên các bộ phận thực hiện rất bị động mà không phát huy được tínhchủ động, sáng tạo của các thành viên trong Hội đồng Sư phạm

- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa hiệu quả: Do giáo viên trẻ, thiếukinh nghiệm trong công tác giảng dạy; Chất lượng đầu vào của học sinhhàng năm rất thấp (năm học 2007-2008 vừa qua học sinh thi vào lớp 10với 3 môn Văn, Toán, Lịch Sử với môn Toán và Văn nhân hệ số 2 nhưngđiểm trúng tuyển vào trường chỉ là 6,5 điểm tổng của 3 môn sau khi đãnhân hệ số) Động cơ học tập của học sinh chưa rõ ràng; Dân trí trongvùng còn thấp; Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nhân dân đếnviệc học tập của con em mình là chưa cao, hầu như chỉ phó mặc cho nhàtrường

- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh còn bất cập: Việc đánh giá học sinh còntuỳ tiện, mang tính chiếu lệ, chưa thực chất

Ngày đăng: 13/04/2013, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức dạy học Bài họcNội dung dạy học Điều  kiện  dạy  học Kiểm traK1K2…KnPhương pháp học - QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH, MAI SƠN, SƠN LA
Hình th ức dạy học Bài họcNội dung dạy học Điều kiện dạy học Kiểm traK1K2…KnPhương pháp học (Trang 5)
Sơ đồ cấu trúc quá trình dạy học - QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH, MAI SƠN, SƠN LA
Sơ đồ c ấu trúc quá trình dạy học (Trang 5)
Qua đó, nền nếp dạy và học đã được hình thành và duy trì tương đối tốt, không còn hiện tượng dồn ép, cắt xén chương trình; Hiện tượng vào muộn,  ra sớm, quên giờ,  nhầm thời khoá  biểu  đã giảm nhiều,…;  Việc  đổi mới  phương pháp dạy học và áp dụng công  - QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH, MAI SƠN, SƠN LA
ua đó, nền nếp dạy và học đã được hình thành và duy trì tương đối tốt, không còn hiện tượng dồn ép, cắt xén chương trình; Hiện tượng vào muộn, ra sớm, quên giờ, nhầm thời khoá biểu đã giảm nhiều,…; Việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng công (Trang 13)
Bảng thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ - QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH, MAI SƠN, SƠN LA
Bảng th ống kê số lượng và chất lượng đội ngũ (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w