1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Ba Đình

78 661 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 538 KB

Nội dung

Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên một hệ thống các nguồn lực trong đó vốn là nguồn lực không thể thay thế. Vốn ở đây bao gồm tiền tệ, vật tư, kỹ thuật, tri thức, khoa học. Trong cơ chế thị trường với các quan hệ kinh tế được tiền tệ hoá thì tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên một hệ thống cácnguồn lực trong đó vốn là nguồn lực không thể thay thế Vốn ở đây bao gồm tiền tệ,vật tư, kỹ thuật, tri thức, khoa học Trong cơ chế thị trường với các quan hệ kinh tếđược tiền tệ hoá thì tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất

Vì vậy việc tìm kiếm những giải pháp huy động vốn cho sự nghiệp Công nghiệphoá - Hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa rất quan trọng Một trong các nguồn huy độngvốn cơ bản là từ dân cư được thực hiện bởi các Ngân hàng thương mại

Là một Ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, vấn đề Ngân hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam (Vietcombank) hết sức quan tâm là làm thế nào để huy độngtối đa nguồn vốn trong dân cư nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xãhội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước

Vì vậy sau 3 tháng thực tập tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương BaĐình (Vietcombank Ba Đình), kết hợp với lý luận được học tại Học viện Ngân hàng,

bản thân thấy sáng tỏ thêm nhiều vấn đề nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một

số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Ba Đình”.

2 Mục đích của chuyên đề.

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa

lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn

- Khẳng định vai trò của nghiệp vụ huy động vốn trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng

- Đánh giá thực trạng nghiệp vụ huy động vốn (chủ yếu là bằng VND) tại chinhánh Vietcombank Ba Đình

- Nghiên cứu giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chinhánh

Trang 2

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

* Đối tượng: Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến

việc huy động vốn trong dân cư tại chi nhánh Vietcombank Ba Đình

* Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương phápduy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh…để đánh giá, phân tích các thôngtin, số liệu có liên quan đến việc huy động vốn tại chi nhánh

4 Kết cấu của chuyên đề.

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mụccác bảng biểu, chuyên đề được kết cấu thành 3 phần:

Chương 1: Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Với Hoạt Động Kinh Doanh Của NHTM Trong Nền Kinh Tế Thị Trường.

Chương 2: Thực Trạng Huy Động Vốn Trong Dân Cư Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Ba Đình.

Chương 3: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Huy Động Vốn Tại Chi Nhánh NHTM CP Ngoại Thương Ba Đình.

Là một sinh viên với năng lực nghiên cứu còn hạn chế, sự hiểu biết chưa sâunên nội dung của chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót Song với nguyện vọng

em muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp Vietcombank Ba Đình nói riêng

và của ngân hàng nói chung ngày càng mở rộng thu hút nhiều nguồn vốn trong dân cưhơn Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, ban lãnh đạo cùng tậpthể cán bộ nhân viên Vietcombank Ba Đình để chuyên đề của em được hoàn chỉnhhơn

Trang 3

CHƯƠNG I NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1.1 NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

1.1.1 Khái niệm NHTM.

Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nóichung và đối với từng cộng đồng dân cư nói riêng Có thể định nghĩa Ngân hàng theonhiều cách tiếp cận khác nhau, qua chức năng, qua các nghiệp vụ hoặc qua vai trò màngân hàng thực hiện trong nền kinh tế Tuy nhiên các yếu tố trên luôn không ngừngthay đổi Trong thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính đang cố gắng cung cấp các dịch vụcủa Ngân hàng, và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh cũng như đáp ứng được xuthế phát triển chung của thế giới, các Ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cungcấp dịch vụ của mình như bất động sản, môi giới chứng khoán và tham gia hoạt độngbảo hiểm…Cách tiếp cận thận trọng nhất là định nghĩa Ngân Hàng trên phương diện

những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài

chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất

so với bất kì tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng dễ dàng nhận thấy các NHTM

có chung một tính chất, đó là: Việc huy động tiền gửi (không kì hạn và có kỳ hạn) để

sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.

1.1.2 Chức năng của NHTM.

Đặc trưng của Ngân hàng được thể hiện rõ nhất ở loại hình NHTM thông qua 3chức năng sau:

Chức năng làm thủ quỹ xã hội.

Thực hiện chức năng này, NHTM nhận tiền gửi của công chúng, các doanhnghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút tiền vàchi tiền của họ Chức năng này xuất phát từ nhu cầu muốn bảo đảm an toàn cho tài sản

và mong muốn tích lũy giá trị của công chúng và các doanh nghiệp trong xã hội

Trang 4

Chức năng trung gian thanh toán.

Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầucủa khách hàng như trích TKTG của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặcnhập vào TKTG của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnhcủa họ NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở nó thực hiệnchức năng thủ quỹ cho xã hội Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thi, chi trêntài khoản tiền gửi của khách hàng là tiền đề để ngân hàng thực hiện vai trò trung gianthanh toán Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt độngkinh tế

Chức năng là trung gian tín dụng.

Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là “cầu nối” giữa người có vốn dưthừa và người có nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạmthời nhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay rồi đem chovay đối với nền kinh tế Với chức năng này Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đivay, vừa đóng vai trò là người cho vay Chức năng trung gian tín dụng xuất phát từđặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất xã hội Thông qua chứcnăng này, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên trong quan hệ là ngườigửi tiền, Ngân hàng, người đi vay và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế

Như vậy, các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợnhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất tạo cơ sở choviệc thực hiện các chức năng sau Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năngthủ quỹ và chức năng trung gian thanh toán lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng

mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng

1.1.3 Vai trò của NHTM.

Có thể khẳng định Ngân hàng là “mạch máu” quan trọng của nền kinh tế, khôngthể có một nền kinh tế mạnh mà hệ thống Ngân hàng lại yếu kém Ngược lại, một nềnkinh tế trì trệ và chậm phát triển thì khó có thể tồn tại một hệ thống Ngân hàng vữngmạnh

Vai trò của Ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: NHTM là nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Trang 5

NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Xuấtphát từ một trung gian tài chính, NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi vàtạm thời của mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế trong xã hội Thông quanghiệp vụ tín dụng, NHTM cung cấp vốn cho hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốnkịp thời cho quá trình tái sản xuất Như vậy, với khả năng cung ứng vốn, NHTM đãtrở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp

sẽ phải đối mặt với một môi trường năng động và có sự cạnh tranh gay gắt Để có thểtồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, pháthuy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân và trình độ quản lý doanhnghiệp Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính đểthỏa mãn các yêu cầu trên, do vậy buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng sẽ giúp doanhnghiệp có đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu tối đa của thị trường trên nhiều phương diện:giá cả, chất lượng chủng loại, thời gian, địa điểm…NHTM sẽ là cầu nối giữa doanhnghiệp và thị trường gần hơn cả về không gian và thời gian

Thứ ba: NHTM góp phần quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.

Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, doanh ngiệp vay vốn và ngân hàng đềuphải quán triệt nguyên tắc tín dụng Việc cho vay vốn của Ngân hàng được thực hiệntheo 3 nguyên tắc sau:

- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

- Tiền vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn

- Việc đảm bảo tiền vay được thực hiện theo quy định của Chính phủ và củaNHTW

Việc tuân thủ theo các nguyên tắc trên đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toánkinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí và tăng khả năng sinh lời…Đóchính là ngân hàng đã góp phần quản lý doanh nghiệp có hiệu quả

Trang 6

Thứ tư: NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của

NHTW.

Phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW chỉ được thực thi

có hiệu quả khi có sự hợp tác tích cực của các NHTM Từ việc chấp hành quy chế dựtrữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt, đến vệc nâng cao hiệu quả đầutư

NHTM góp phần ổn định giá cả khi có hiện tượng lạm phát xảy ra Để kiềmchế lạm phát, Ngân hàng sẽ thực hiện những biện pháp cấp bách bằng cách ngừngphát hàng tiền vào lưu thông và tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm.Biện pháp này đã thu hút được một lượng tiền khá lớn từ lưu thông vào ngân hàng,góp phần làm giảm cơn sốt lạm phát

Thứ năm: NHTM là cầu nối tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay thì vai trò này ngày càngngày được thể hiện một cách rõ rệt hơn, áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốcgia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lơn về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tàichính Thông qua các loại hình dịch vụ khác nhau của hệ thống NHTM như: thanhtoán quốc tế, nghiệp vụ ngoại hối, cho vay ủy thác đầu tư,… đã giúp cho luồng vào, ramột cách hợp lý, đưa nền tài chính nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế Đây làmột trong những điều kiện tiên quyết cho tiến cho tiến trình hội nhập kinh tế ở mỗiquốc gia trên thế giới

1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM.

1.2.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại.

Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được,dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Về thực chất, thì nguồn vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dântạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sởhữu để thực hiện các mục đích khác nhau gửi vào ngân hàng Và như vậy ngân hàng

đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, tăng nhanh

Trang 7

1.2.2 Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại.

Vốn tự có

Vốn điều lệ

Là số vốn lớn hơn hoặc bằng số vốn pháp định (vốn tối thiểu để thành lập mộtngân hàng), được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Đối với Ngân hàng Quốcdoanh thì nguồn vốn này do Nhà nước cung cấp Nếu là Ngân hàng cổ phần thì nguồnvốn được hình thành từ sự đóng góp từ các cổ đông

Vốn tích luỹ (quỹ dự trữ)

Là số vốn do ngân hàng tạo ra từ kết quả kinh doanh tổng hợp và các hoạt độngcủa ngân hàng Theo pháp lệnh của Ngân hàng và dự thảo luật Ngân hàng thì mọiNgân hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam đều phải thành lập quỹ dự trữ sau:

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Theo quy định của Nhà nước, hàng năm ngânhàng phải trích 5% trên lợi nhuận ròng để lập quỹ này Quỹ được lập cho đến khi bằng50% vốn điều lệ tại thời điểm trích lập quỹ

- Quỹ dự trữ đặc biệt: Là bộ phận quỹ dùng để dự phòng bù đắp cho các rủi rotrong quá trình hoạt động, được trích lập hàng năm bằng 10% lợi nhuận ròng Quỹnày được trích lập cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ thực có tại thời điểm trích lậpquỹ

Ngoài ra vốn tích luỹ còn bao gồm: lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm dođánh giá lại tài sản, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi

Vốn huy động

Vốn huy động là phương tiện tiền tệ do các ngân hàng quản lý và huy động từchức năng và nghiệp vụ nhận tiền gửi của các đối tượng giao dịch với ngân hàng Vốnhuy động là nguồn vốn chủ yếu và chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn ngânhàng (khoảng 70-80%) Tuy nhiên các NHTM không được phép huy động quá 20 lầnvốn tự có

Nguồn vốn huy động của một NHTM được thực hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau: qua việc mở tài khoản thanh toán, huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và

Trang 8

không kỳ hạn, huy động thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, huy động từ các tổchức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư

Vốn trong thanh toán

Vốn trong thanh toán là vốn do Ngân hàng tạo lập được khi thực hiện làmtrung gian thanh toán cho nền kinh tế Quá trình thanh toán giữa các doanh nghiệp,các cá nhân đã hình thành các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời

Vốn khác

Ngoài những nguồn vốn nêu trên, Ngân hàng còn có thể nhận được nhữngnguồn vốn khác như: vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư và các nguồn vốn khác trong quátrình hoạt động kinh doanh của mình

Như vậy, nhìn một cách tổng quát, ta có thể kết luận rằng nguồn vốn của Ngân

hàng chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn huy động trong quá trình tập trung một

bộ phận tiền tệ của khu vực dân cư, của các tổ chức kinh tế Nguồn vốn này là nềntảng cơ bản nhất để Ngân hàng cấp tín dụng cho nền kinh tế Do đó Ngân hàng cần cónhững biện pháp thích hợp để huy động được nhiều nhất, đặc biệt từ khu vực dân cư,với chi phí bỏ ra là thấp nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cao

1.2.3 Một số nội dung về huy động vốn trong dân cư.

Trang 9

1.2.3.1 Vai trò của vốn huy động từ dân cư đối với hoạt động kinh doanh của

NHTM.

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng thì nguồn vốn nóichung và nguồn gửi tiền nói riêng không những giữ vai trò quan trọng mà còn mangtính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng Vì vậy việc quantâm, chăm lo công tác huy động vốn để khơi tăng tạo thêm ngày càng nhiều nguồn gửitiền làm cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mởrộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hoá, đa dạng hoá kinh doanh phù hợp với địnhhướng phát triển của ngành Vốn tham gia hoạt động kinh doanh của Ngân hàng baogồm nhiều nguồn, một trong những nguồn vốn được coi là yếu tố tạo ra mặt bằng vốn

ổn định và có tiềm năng tăng trưởng mạnh, đó là nguồn vốn huy động

Trong công tác huy động vốn cho nền kinh tế thì huy động vốn dân cư là mộtkênh huy động vốn rất quan trọng, là nền tảng vốn vững chắc, mặt khác nó có tácdụng phát huy nọi lực kinh tế

Nguồn vốn huy động từ dân cư tuy lẻ tẻ, phân tán, khó huy động nhưng lànguồn vốn có tiềm năng lớn Qua điều tra của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Tổng cục hệthống cho thấy:

- 44% tiền để dành của dân là để mua vàng và ngoại tệ

- 20% tiền để dành của dân là để mua nhà, đất và cải thiện điều kiện sinh hoạt

- 17% tiền để dành của dân là để gửi tiết kiệm (chủ yếu là tiết kiệm ngắn hạn)

- 19% tiền để dành của dân được dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư nhưng phầnlớn là đầu tư ngắn hạn

Như vậy, Chính phủ mới chỉ huy động được 36% vốn hiện có trong dân dànhcho đầu tư phát triển, còn riêng ngành Ngân hàng chỉ mới huy động được 17% trong

số đó

Huy động vốn dân cư dưới hình thức phát hàng các công cụ nợ như trái phiếu,

kỳ phiếu, tiết kiệm là các chứng chỉ nhận nợ của Ngân hàng để huy động vốn nhàn rỗitrong tầng lớp dân cư (đối tượng huy động chủ yếu là các tầng lớp dân cư)

Trang 10

Vốn huy động trong dân cư thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tựhuy động (khoảng từ 40% - 60%), góp phần vào việc kinh doanh có hiệu quả và gópphần tăng tổng tài sản của Ngân hàng.

1.2.3.2 Các hình thức huy động vốn dân cư.

 Huy động qua tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào Ngân hàng nhằmmục đích hưởng lãi

Từ lâu, tiền gửi tiết kiệm đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thốngcủa các NHTM Hình thức phổ biến và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ.Đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền được Ngân hàng cấp cho một cuốn sổ dùng

để ghi tiền gửi vào và rút tiền ra Đồng thời quyển sổ này cùng xác nhận số tiền đãgửi Loại hình này vẫn còn tồn tại cho đến nay, nó có thể chuyển sang tài khoản séc dễdàng Do vậy, nó có khả năng thanh toán cao

Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng rất lớntrong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư

Ở Việt Nam có các hình thức tiền gửi tiết kiệm phổ biến là:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền mà khách hàng có thể gửi nhiều

lần và rút ra bất cứ lúc nào khi có nhu cầu Tuy nhiên số dư tài khoản này thườngkhông lớn, nhưng có ưu điểm hơn so với các tài khoản tiền gửi giao dịch ở chỗ: số dưnày ít biến động Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này, các Ngân hàng thường phảitrả lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán Song, khác với tiền gửi không kỳ hạn làtiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không được ký phát séc để thanh toán Ngày này, ởcác Ngân hàng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng giảm vì ngườidân đã chuyển sang mở tài khoản tiền gửi cá nhân để tiện lợi hơn trong thanh toán

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi được rút ra sau một thời hạn nhất

định Tuy vậy, khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn cùng có thể được đáp ứng vớimức lãi suất được hưởng thấp hơn hoặc thậm chí không được hưởng lãi

- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Thường là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn

Trang 11

lãi còn được Ngân hàng cho vay bổ sung thêm vốn để mua, xây nhà với lãi suất ưuđãi.

 Huy động qua phát hành các giấy tờ có giá

- Phát hành kỳ phiếu:

Việc phát hành kỳ phiếu có cùng bản chất với việc huy động tiền gửi có kỳ hạn,nhằm huy động tiền vốn nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư Song, đứng trên quan điểmcủa Ngân hàng (người huy động vốn) thì việc phát hành kỳ phiếu là loại chủ động thugom (vốn chủ động vay)

Huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu thường là huy động với thời hạn ngắn: 3tháng, 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng Tuy hình thức này mới được áp dụng trong vàinăm trở lại đây nhưng đã sớm trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốncủa các Ngân hàng Hiện nay, ở các NHTM Việt Nam thường áp dụng hình thức pháthành kỳ phiếu theo mệnh giá ghi trên kỳ phiếu, lãi và gốc lĩnh một lần khi đáo hạn.Riêng hình thức kỳ phiếu có thể chiết khấu đang được xem xét đưa vào sử dụng trongthời hạn tới

Điểm tiện lợi nổi bật của hình thức huy động này là tùy theo tình hình cân đốinguồn vốn vay và cho vay tại từng thời kỳ với một tỷ lệ lãi suất đủ sức hấp dẫn, Ngânhàng có thể chủ động huy động được một lượng vốn như mong muốn trong một thờigian ngắn, vì thế giúp Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh

- Phát hành trái phiếu.

Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dướihình thứcgiấy nhận nợ do các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đócam kết trả lãi và gốc cho người mua (hoặc người sở hữu) sau một thời gian nhất định

Về phía người mua, trái phiếu Ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn vàquyền được hưởng thu nhập của người bán trên số tiền mua trái phiếu Ngân hàng.Việc phát hành trái phiếu cũng giống như phát hành kỳ phiếun gân hàng đềunhằm vào huy động những nguồn tiền để dành và tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư.Tuy nhiên khác với kỳ phiếu là huy động vốn ngắn hạn, trái phiếu là hình thức huyđộng vốn dài hạn, với các kỳ hạn: 3 năm, 5 năm, 10 năm…nhằm đáp ứng vốn cho các

Trang 12

dự án đầu tư phát triển dài hạn Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao về thời gian sửdụng và lãi suất.

Hình thức huy động vốn này cũng giúp cho các Ngân hàng chủ động trong việchuy động vốn, giúp các Ngân hàng tạo vốn một cách nhanh chóng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn.

1.3.1 Nhân tố khách quan.

Pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Là một loại hình doanh nghiệp hoạt động Ngân hàng trong lĩnh vực rất nhạy cảm

và có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, nên hoạt độngNgân hàng càng chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước Bêncạnh luật ngân hàng, luật các TCTD trực tiếp điều chỉnh hoạt động Ngân hàng thì cácluật, các quy định, chính sách của Nhà nước, của chính phủ cũng có ảnh hưởng rấtnhiều đến hoạt động Ngân hàng như luật đầu tư, luật thương mại, các chính sáchkhuyến khích đầu tư phát triển kinh tế…Ngoài ra, trong từng thời kỳ, mục tiêu chínhcuả chính sách tiền tệ của NHTW là mở rộng hay thắt chặt cũng tác động trực tiếp đếnhoạt động huy động vốn của ngân hàng

Sự ổn định kinh tế chính trị xã hội.

Một xã hội, một nền kinh tế được đánh giá là ổn định khi nền kinh tế phát triểnvới tốc độ ổn định lâu dài và duy trì qua các năm, tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép, cóchế độ chính trị ổn định, bền vững, đảm bảo trật tự an toàn xã hội Nền kinh tế tăngtrưởng kém, lạm phát cao, thu nhập của người lao động giảm, xu hướng người dân giữngoại tệ mạnh hoặc là hàng hóa thay vì gửi tiền vào ngân hàng Điều này gây ảnhhưởng đến nghiệp vụ huy đống vốn của NHTM

Tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư.

Hoạt động huy động vốn của NHTM chủ yếu được hình thành từ việc huy độngcác nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, do đó công tác huy động vốn của Ngân hàngchịu ảnh hưởng rất lớn của nhân tố này Việc người dân có gửi nguồn tiền nhàn rỗicủa mình vào Ngân hàng hay không lại phụ thuộc vào tâm lý thói quen của họ Nếu họ

có thói quen tích trữ tiền mặt hay mua vàng, bất động sản do tâm lý không tin tưởngvào Ngân hàng, lo sợ giá tri của đồng tiền không ổn định thì việc huy động vốn của

Trang 13

Ngân hàng sẽ gặp khó khăn Mặt khác thói quen thanh toán tiền mặt từ lâu đời cũngảnh hưởng đến lượng tiền gửi vào ngân hàng.

1.3.2 Nhân tố chủ quan.

Chính sách lãi suất của NHTM.

Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu chủ yếu khi một cá nhân hay một tổ chứckinh tế nào đó muốn gửi tiền vào Ngân hàng Chính vì vậy để tạo được nhiều vốn, đápứng được các nhu cầu sử dụng của mình, các Ngân hàng phải hoạch định chính sáchlãi suất linh hoạt, phù hợp với tín hiệu thị trường, kích thích người gửi tiền Mức lãisuất huy động phải thấp hơn lãi suất cho vay để đảm bảo quyền lợi của Ngân hàngnhưng mức lãi suất này không được thấp hơn tỷ lệ lạm phát để đảm bảo cho người gửitiền mới vẫn có một mức thu nhập hợp lý

Chất lượng hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốntiền gửi vào hệ thống ngân hàng, nếu nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ thu hútcác nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn làm nhiệm vụđưa các nguồn vốn đảm bảo sản xuất kinh doanh, dịch vụ…để đem lại khả năng sinhlời, thu lợi nhuận về cho ngân hàng Do vậy, nếu hoạt động sử dụng vốn không hiệuquả, tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp Ngược lại, hoạt động tín dụng cóhiệu quả, thu nhập xã hội tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống dân cư được cải thiện,tạo điều kiện cho Ngân hàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư ngày càngnhiều để thực hiện đầu tư cho các chu kì tiếp theo

Hoạt động Marketing của Ngân hàng.

Hoạt động Marketing rất quan trọng đối với Ngân hàng, giúp cho Ngân hàngnắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng Từ đó, đưa ra các hình thức vốnhuy động, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng… cho phù hợp Đồng thời, cácNHTM phải có thông tin đầy đủ, kịp thời giúp cho người có tiền nhàn rỗi hiểu rõ mìnhnên gửi tiền vào đâu và gửi như thế nào là có lợi, giúp cho khách hàng lựa chọn hìnhthức gửi tiền vào Ngân hàng phù hợp nhất và Ngân hàng có thể khai thác tối đa nguồntiền nhàn rỗi của dân cư

Chất lượng công nghệ ngân hàng.

Trang 14

Nếu tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên, Ngân hàng sẽ thu hút đượcnhiều tiền trong nền kinh tế vào hệ thống Để thực hiện vấn đề này, Ngân hàng phảitrang bị những công nghệ hiện đại vào hoạt động huy động vốn, thanh toán cho kháchhàng Mặt khác, phải nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động vốn thích hợp, chặtchẽ Từ đó, tạo khâu thanh toán nhanh chóng và kiểm soát được thuận tiện.

Trình độ nghiệp vụ, thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng.

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng càng cao thì trong quá trình hoạtđộng kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ càng được thực hiện nhanh chóng, chính xác

và hiệu quả, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng kinh doanh, giảm chi phí hoạt động

và thu hút được khách hàng Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của cán bộ Ngân hàng cũng

là yếu tố tác động đến quy mô tiền gửi Nhân viên Ngân hàng cởi mở, nhiệt tình đốivới khách hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ tạo được lòng tin với khách hàng,ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch gửi tiền

Uy tín Ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, các NHTM phải có uy tíntrên thị trường Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho kháchhàng, ở chất lượng dịch vụ khách hàng Chính vì vậy, các Ngân hàng không ngừngnâng cao, đảm bảo uy tín của mình trên thị trường, từ đó, có điều kiện mở rộng hoạtđộng kinh doanh, thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân và doanh nghiệp

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Như vậy, trong Chương 1 của chuyên đề đã làm rõ được những vấn đề cơ bản

về huy động vốn nói chung và huy động vốn trong dân cư tại NHTM, bao gồm:

- NHTM và hoạt động huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường

- Hoạt động huy động vốn của NHTM

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn

Những lý luận này sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng huy động vốn trong dân

cư tại Vietcombank Ba Đình trong Chương 2, từ đó nêu các giải pháp, kiến nghị trongChương 3

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG BA ĐÌNH2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn và hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Ba Đình.

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội quận Ba Đình.

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế đất nước, kinh tế Hà Nội đã có bướctăng trưởng đáng kể, mặc dù những năm gần đây do cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ khu vực, kinh tế Hà Nội cũng bị ảnh hưởng nhiều nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thờicủa các cấp, các ngành cùng với sự sáng tạo của các nhà kinh tế, doanh nghiệp vànhân dân nên nền kinh tế vẫn chuyển biến tích cực và tương đối toàn diện Trên địabàn Hà nội tính đến nay có trên 30.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 600 doanhnghiệp nhà nước, hầu hết là những doanh nghiệp tiềm lực tài chính và lĩnh vực hoạtđộng rộng với đủ các thành phần kinh tế và các ngành nghề Các doanh nghiệp khôngngừng đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất thực hiện chủ trương “Công nghiệp hóa –Hiện đạo hóa” đất nước Ngoài ra còn phải kể đến có khoảng 63.000 số hộ kinh doanhthương nghiệp và cá thể cùng tiến hành sản xuất kinh doanh Đây là một nơi có tiềmnăng về vốn lớn, đồng thời là nơi có hoạt động ngân hàng sôi nổi với 4 NHTM quốcdoanh có gần 30 chi nhánh hoạt động, 12 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 3 Ngânhàng liên doanh, 15 Ngân hàng cổ phần

Ba đình là một quận lớn nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội có diện tích 9,244 km²với dân số khoảng 228.352 người, mật độ dân số 24.703 người/km² Đây là nơi tậptrung đủ các thành phần kinh tế và cơ quan quản lý hành chính từ trung ương đến địaphương Trên địa bàn không có sản xuất nông nghiệp, do đó Ba Đình cũng nằm trongquĩ đạo phát triển chung của thủ đô Hà Nội Trên địa bàn quận có tới hàng chục chinhánh ngân hàng cùng hoạt động, cũng có dịch vụ tín dụng cơ bản giống nhau, cùngcạnh tranh, tồn tại và cùng phát triển VCB Ba đình là một ngân hàng trong số ấyđược ra đời trước đòi hỏi bức xúc của cơ chế thị trường

Những thuận lợi và khó khăn.

* Thuận lợi: Mục tiêu chủ yếu của quận Ba Đình là xây dựng thế trận an ninhquốc gia vững chắc, giữ ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; tiếp tục nâng

Trang 16

cao đời sống của nhân dân; duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển lựclượng sản xuất, củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình mới…đãtạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển cho các doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh nói chung và chi nhánh VCB Ba Đình nói riêng.

* Khó khăn:

- Chịu rất nhiều sức ép cạnh tranh từ những ngân hàng khác cùng địa bàn

- Quận Ba Đình là trung tâm chính trị của Hà Nội, do vậy mật độ dân cư tham gia hoạtđộng kinh doanh thương mại không nhiều so với các quận khác

Ý thức được những thuận lợi và khó khăn trên, tập thể lãnh đạo và cán bộ côngnhân viên chi nhánh VCB Ba Đình luôn nỗ lực phấn đấu hết mình, thực hiện hoànthành vượt mức các mục tiêu kinh doanh đề ra, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế củaquận phát triển

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.

2.1.2.1 Quá trình hình thành.

Tổng quan về Vietcombank:

Thành lập ngày 01/04/1963, Vietcombank được nhà nước xếp hạng là một trong

23 doanh nghiệp đặc biệt, giữ vai trò chủ lực trong Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam

Sau 44 năm hoạt động Ngân hàng đã có vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngânhàng, bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanhnghiệp lớn bên cạnh đó Ngân hàng còn xây dựng thành công nền tảng phân phối rộnglớn và đa dạng phục vụ hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ cho các doanh nghiệpvừa và nhỏ (kinh doanh vốn, tài trợ thương mại….) Thông qua các công ty con, Ngânhàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanhbất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…

Mạng lưới hoạt động của Vietcombank rộng khắp và đa dạng đáp ứng nhu cầu củatừng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể gồm có:

 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc;

 4 Công ty con ở trong nước:

- Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing)

- Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Trang 17

- Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC)

- Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower)

 1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – VinaficoHongkong

 2 Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris

 3 Công ty liên doanh:

- Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF)

- Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina

- Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành

Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giaodịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lýtại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ Bên cạnh các hoạt động kinh doanh,Vietcombank Việt Nam còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hộiNgân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viênđầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Năm 2007 đã mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Ngân hàngvới việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Sự chuyển đổi này chínhthức được quyết định theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàngNhà nước quyết định cấp ngày 23/5/2007 Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam (Vietcombank) chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình củamột ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng “mới” được cấp giấy phép có tên đầy đủ bằng tiếng Việt là Ngânhàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); được thành lậpdưới hình thức công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam, với vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 VND

Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộngloại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vàocông nghệ sẽ góp phần trong việc VCB Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành mộttrong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm

2015 – 2020

Trang 18

Quá trình hình thành và phát triển của VCB Ba Đình:

Ngày 15/09/2004, NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam đã khai trương chinhánh cấp II Ba Đình (có địa chỉ tại 39 Đào Tấn - Ba Đình - Hà Nội), đây là Chinhánh cấp II thứ 4 trên địa bàn Thủ đô trực thuộc Chi nhánh NHTM CP NgoạiThương Hà Nội (Vietcombank Hà Nội) Và tới ngày 17/01/2007 chi nhánh cấp II Bađình đã được điều chỉnh và nâng cấp thành các chi nhánh trực thuộc VietcombankViệt Nam (tức là trở thành chi nhánh cấp I.)

Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Ba Đình cung cấp tới khách hàng các sảnphẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa năng, có chất lượng cao, bao gồm: huy độngtiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, thanh toán trong nước trực tuyến và thanh toán quốc tế,cấp tín dụng và bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, phát hành và thanh toán các loại thẻ tíndụng, thẻ rút tiền tự động, trả lương tự động…và đặc biệt giao dịch sẽ được thực hiệnthuận tiện, nhanh chóng hơn khi được giải quyết chỉ tại một cửa Mọi giao dịch củachi nhánh Ba Đình đều được xử lý trực tuyến bằng hệ thống công nghệ ngân hànghiện đại, kết nối với hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cả nước

Ngày 7/8/2007, Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Ba Đình (Vietcombank

Ba Đình) đã khai trương Phòng giao dịch Trần Duy Hưng tại số 148 Trần Duy Hưng,quận Cầu Giấy, Hà Nội và ngày 18/12/2007, khai trương Phòng giao dịch Tây Hồ tạiđịa chỉ 98 - 100 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội Cả hai địa bànnày đều có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, là khu vực đông dân cư với trình độ dântrí cao, sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để huy động vốn và phát triển mở rộng cácsản phẩm ngân hàng hiện đại Những sự kiện này cho thấy một tầm nhìn chiến lượccủa Vietcombank Ba Đình trong việc mở rộng mạng lưới để phát triển đẩy mạnh cácdịch vụ bán lẻ và đầu tư theo định hướng của Tập đoàn Vietcombank ngay sau khithực hiện cổ phần hoá

Phòng Giao dịch Trần Duy Hưng và Tây Hồ đi vào hoạt động sẽ cung cấp chokhách hàng các dịch vụ chất lượng cao, bao gồm: huy động tiền gửi, tiết kiệm, kỳphiếu, trái phiếu, thực hiện thanh toán trong nước trực tuyến, chuyển tiền trong vàngoài nước, cấp tín dụng cho các cá nhân và hộ gia đình, mua bán ngoại tệ, phát hành

và thanh toán các loại thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động, trả lương tự động với các giao

Trang 19

dịch được thực hiện chỉ tại một cửa sẽ tạo ra sự thuận tiện và nhanh chóng cho kháchhàng

Với 3 năm hoạt động và phát triển, Vietcombank Ba Đình đã tạo được uy tínrất lớn trong hoạt động kinh doanh, mở rộng nhiều lĩnh vực và quy mô hoạt động, liênkết với nhiều đối tác là khách hàng, ngân hàng và các tổ chức tài chính, kinh tế, tạođược nhiều kết quả trong kinh doanh: huy động vốn năm 2007 đạt hơn 1.164 tỷ VNĐ;

dư nợ tín dụng đạt hơn 300 tỷ VNĐ; các mặt nghiệp vụ khác như thanh toán quốc tế,thanh toán điện tử ngân hàng và IBT online, kinh doanh ngoại tệ, thẻ…cũng khôngngừng tăng trưởng, mức phát hành thẻ Visa ghi nợ đạt 250% kế hoạch được giao

2.1.2.2 Bộ máy tổ chức

- Ban giám đốc gồm 2 người:

+ Bà Trịnh Huyền Minh – Giám đốc VCB Ba Đình là người điều hành chungmọi hoạt động của ngân hàng

+ Bà Tạ Thị Thục Oanh – Phó Giám Đốc kiêm về kế toán ngân hàng có tráchnhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng khi Giám đốc đi vắng

- Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ gồm 30 người thực hiên các chức năng sau:

*Đối với kế toán tài chính

Giám đốc chi nhánh

Phó giám đốc

Phòng quan

hệ khách hàng

Phòng hành chính nhân

sự và tin học

Trang 20

+ Bộ phận “ Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền”: thực hiện các giao dịch chuyển tiền.+ Bộ phận “Quản lý tài khoản”: Quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và cáctài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản.

+ Bộ phận “Quản lý chi tiêu nội bộ”: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đếnchi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác

+ Bộ phận “Thông tin khách hàng”: Phục vụ tài khoản khách hàng là tổ chứckinh tế

+ Bộ phận “Kế toán giao dịch”: Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoảncủa các khách hàng là tổ chức kinh tế

*Đối với dịch vụ ngân hàng:

+ Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hànhséc cá nhân và các loại chứng từ có giá khác

+ Thu hồi ngoại tệ tự do chuyển đổi, séc du lịch…

+ Chi trả kiều hồi, chuyển tiền nước ngoài cho các khách hàng cá nhân

+ Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư…

- Phòng ngân quỹ gồm 6 người thực hiện các chức năng sau:

+ Thu chi các loại ngoại tệ, tiền VNĐ, giám định tiền thật, tiền giả

+ Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Vietcombank.+ Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá

+ Điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trongnội bộ Vietcombank

+ Phân loại và thực hiện các giao dịch đối với tiền mặt trong lưu thông

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

-Phòng quan hệ khách hàng gồm 13 người thực hiện các chức năng sau

+ Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

+ Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch

+ Đầu mối trong quan hệ với khách hàng

+ Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng.+ Phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Trang 21

-Phòng hành chính nhân sự và phòng tin học gồm 8 người thực hiện các chức năng

về công tác tổ chức cán bộ, công tác hành chính, quản trị và thực hiện công tác nghiêncứu, phát triển công nghệ Ngân hàng, quản lý và bảo mật thông tin…

2.1.3.Đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh của VCB Ba Đình.

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình.

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Xuất phát

từ tầm quan trọng của nguồn vốn, ngay từ đầu Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy

động vốn và xác định “ tăng trưởng nguồn vốn trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn”.

Tốc độ phát triển liên

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Trong giai đoạn 2005-2007, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suấttrong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốngiữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTMnói chung và hệ thống Vietcombank Việt Nam nói riêng, đặc biệt là giai đoạn cuốinăm 2007 có sự biến động rất lớn về lãi suất tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa cácngân hàng Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Vietcombank BaĐình đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung – cầu vốn thịtrường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay – huy động, cải thiện quản trịthanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy độngvốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo

Trang 22

an ) Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân,doanh nghiệp cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối vớiviệc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng

là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Hiện nay, thị phần vốn huy động của VCB Ba Đình chiếm tỷ trọng rất lớntrong tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn quận Ba Đình Tổng nguồnhuy động của VCB Ba Đình năm 2005 là 488.846.581.997 VND; năm 2006 là673.583.023.906 VND và năm 2007 là 1.164.860.411.156 VND Số liệu này cho tathấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng tương đối nhanh và đều đặn quacác năm, năm sau cao hơn năm trước Nếu lấy năm 2005 làm gốc thì tổng nguồn vốnhuy động năm 2006 tăng gấp 1,4 lần (tương đương với 138%), tăng tuyệt đối là184.736.441.909 VND, năm 2007 tăng gấp hơn 2 lần (tương đương với 238,3%), tăngtuyệt đối là 676.013.829.159 VND Nếu lấy năm sau so sánh năm trước ta thấy nguồnvốn huy động năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 38%, năm 2007 so với năm 2006tăng lên 72,93% Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm đã phảnánh đúng tình hình huy động vốn thực tế của VCB Ba Đình, ngay sau khi thành lập,VCB Ba Đình đã khẳng định vị thế và uy tín của một Ngân hàng lớn và có tiềm năngtrong hoạt động, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng mạnh qua các năm,

và năm 2007 là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn, đạt trên 1.100 tỷđồng thông qua các hình thức huy động tiền gửi (Không kỳ hạn, có kỳ hạn, ), tiền gửithanh toán, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu, )

Đồ thị biểu diễn Tổng nguồn vốn huy động của VCB Ba Đình:

Trang 23

Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn.

Tỷ trọng (%)

Cơ cấu theo kỳ hạn 488,846,581,997 100.0% 673,583,023,906 100.0% 1,164,860,411,156 100.0%

Huy động Không kỳ

hạn 41,893,142,897 8.6% 95,943,675,862 14.2% 353,115,455,655 30.3%Vốn HĐ có kỳ hạn

< 12 tháng 206,067,536,522 42.2% 299,416,130,567 44.5% 480,677,308,052 41.3%Vốn HĐ có kỳ hạn

>= 12 tháng 240,885,902,577 49.3% 278,223,217,477 41.3% 331,067,647,449 28.4%

Tổng vốn huy động

có kỳ hạn 446,953,439,099 91.4% 577,639,348,044 85.8% 811,744,955,501 69.7%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Bảng 2 cho thấy nguồn vốn huy động không kỳ hạn của VCB Ba Đình chiếm

tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhưng là nguồn vốn huy động có

sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2007, nguồn vốn huy động không kỳ hạnchiếm 30,3% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2005 nguồn vốn huy động không

hỳ hạn là 41.893142.897 VND, chiếm tỷ trọng 8,6% Năm 2006 nguồn vốn này là95.943.675.862 VND, chiếm tỷ trọng 14,2%, tăng 129,02% so với năm 2005 Đến

Trang 24

năm 2007 nguồn tiền này là 257.171.779.793 VND tăng 3,7 lần so với năm 2006.Nguồn vốn huy động không kỳ hạn có sự tăng trưởng nhanh cho thấy Ngân hàngVCB Ba Đình không những đã thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán nhằm thu hútnguồn tiền gửi không kỳ hạn mà còn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán,thẻ thanh toán, thực hiện tiếp thị hiệu quả, phân phối và cung ứng dịch vụ tiện ích chodân cư, tổ chức kinh tế Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có tính ổn định không cao vìkhách hàng có thể rút ra để thực hiện thanh toán, do vậy Ngân hàng cần chủ động cócác biện pháp đảm bảo nhu cầu thanh toán của người dân, tổ chức và đảm bảo hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn huy động không kỳ hạn có chi phí huyđộng vốn thấp hơn vốn huy động có kỳ hạn, nguồn vốn nằy tăng sẽ làm hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng tăng lên.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng khá lớntrong tổng nguồn vốn huy động, căn cứ vào số liệu về giá trị và tỷ trọng trong Bảng 2,

ta thấy vốn huy động có kỳ hạn của VCB Ba Đình trong cả 3 năm đều chiếm lớn hơn60% Năm 2005, vốn huy động có kỳ hạn đạt 446,953,439,100 VND chiếm 91.4%;năm 2006: 577,639,348,044 VND chiếm 85.8% và năm 2007 đạt 811,744,955,501VND chiếm 69.7% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Tốc độ tăng trưởng củanguồn vốn huy động có kỳ hạn đều chiếm một tỷ trọng lớn qua các năm thể hiện Ngânhàng đã thực hiện đã có chính sách lãi suất huy động phù hợp với điều kiện kinh tế, uytín trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng được nâng cao Nguồn vốnnày có tính chất ổn định, điều này giúp cho Ngân hàng chủ động hơn trong việc sửdụng nguồn vốn để cho vay, đầu tư các dự án phát triển tăng hiệu quả sử dụng nguồnvốn huy động

Năm 2007 tăng 40.53% ( số tuyệt đối 234.105.604.457 VND) so với năm 2006.Trong đó, nguồn vốn CKH <12T tăng 1,6 lần và nguồn vốn CKH > 12T tăng gần 1,2lần so với 2006

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn < 12 tháng của Ngân hàng về cơ bản không có

sự tăng trưởng nhiều về tỷ trọng mà có sự ổn định nhưng xét trên giá trị huy động thì

có sự tăng đáng kể Năm 2005: 206.067.536.522 VND; năm 2006: 299.416.130.567

Trang 25

VND và năm 2007 đạt giá trị: 480.677.308.052 VND Nguồn vốn huy động có kỳ hạn

> 12 tháng tuy có sự tăng về giá trị nhưng tỷ trọng huy động vốn > 12 tháng có xuhướng giảm trong thời gian vừa qua, năm 2005: 240,885,902,577 VND chiếm 49.3%trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, năm 2006: 278,223,217,477 VND,chiếm 41.3% ; năm 2007 đạt 331,067,647,449 VND chiếm 28.4% Tỷ trọng vốn huyđộng giảm xuống có nguyên nhân do sự biến động về lãi suất huy động trong hệ thốngngân hàng (lãi suất cơ bản và lãi suất huy động chung trên thị trường) đặc biệt làkhoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2007, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng về lãi suấtnhằm tăng lượng vốn huy động dẫn đến tâm lý của người dân, khách hàng gửi tiền ởmức kỳ hạn ngắn để có thể thay đổi kỳ hạn dễ dàng Nguồn vốn huy động có kỳ hạn >

12 tháng tuy có tính ổn định cao nhưng chí phí huy động vốn lớn nhất, nên việc giảm

tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn cũng không làm ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng VCB Ba Đình

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta cũng nhận thấy tỷ lệ huy động vốn theo kỳ hạncủa Ngân hàng VCB Ba Đình khá hợp lý với nguồn vốn huy động < 12 tháng là chủyếu, nguồn vốn không kỳ hạn có sự tăng trưởng và chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trongtổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng giảm dần về

tỷ trọng nhưng vẫn có sự tăng trưởng giá trị huy động cho thấy chính sách huy độngvốn của ngân hàng linh hoạt, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng thời

kỳ qua đó thu hút một lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế (đạt hơn 1.100 tỷ trong năm2007)

Biểu đồ biểu thị nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của VCB Ba Đình.

Trang 26

Vốn huy động theo kỳ hạn

100,000,000,000

Biểu đồ tỷ trọng nguồn vốn huy động năm 2007

Vốn huy động theo kỳ hạn năm 2007

30.31%

41.26%

28.42%

Huy động Không kỳ hạn Vốn HĐ có kỳ hạn < 12 tháng

Vốn HĐ có kỳ hạn >=

12 tháng

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế.

Cơ cấu theo

Trang 27

các TCTD

Huy động

nguồn khác 1,274,673,845 0.3% 3,935,300,561 0.6% 28,971,009,705 2.5%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Căn cứ vào số liệu tại Bảng 3, nguồn vốn huy động của VCB Ba Đình tậptrung chủ yếu từ nguồn tiền huy động của dân cư, nguồn vốn huy động của dân cưluôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng (>70%).Năm 2005: 460.164.261.459 VND chiếm 94,1%; năm 2006 đạt 605.478.200.143VND chiếm 89,9% và đến năm 2007 đạt 807.002.847.405 VND, chiếm 69,3% tổngnguồn vốn huy động Tỷ trọng nguồn vốn huy động của dân cư có chiều hướng giảmqua các năm nhưng xét về giá trị huy động vốn lại có sự tăng trưởng cao Tỷ trọnghuy động vốn dân cư giảm là do có sự chuyển dịch và tăng trưởng của nguồn vốn huyđộng từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội, năm 2005 Ngân hàng VCB Ba Đình chỉhuy động được 27.407.646.693 VND từ các tổ chức, chiếm 5,6% tổng vốn huy động,năm 2006: 64.169.523.202 VND, chiếm 9,5% nhưng đến năm 2007 vốn huy động từ

tổ chức đạt: 328.796.938.474 VND chiếm 28,2% tổng vốn huy động, đã có một sựtăng trưởng mạnh cả về tỷ trọng và giá trị, điều này cho thấy uy tín của Ngân hàngVCB Ba Đình tăng lên trong hoạt động kinh doanh Các sản phẩm của ngân hàng:thanh toán, dịch vụ, ngân quỹ, thẻ,… đang ngày càng phù hợp và đáp ứng được cácnhu cầu hoạt động của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội

Vốn huy động qua các nguồn khác của ngân hàng VCB Ba Đình: tiền vay từcác tổ chức tín dụng, tiền gửi ký quỹ, … chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốncủa ngân hàng VCB Ba Đình đang xây dựng kế hoạch và chiến lược nhằm tăngtrưởng nguồn vốn trên để phục vụ cho hoạt động tương ứng, cũng nhằm đa dạng cácsản phẩm cung cấp cho khách hàng

Biểu đồ biểu diễn Vốn Huy Động theo thành phần kinh tế:

Trang 28

Vốn huy động theo thành phần kinh tế

100.000.000.000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tiền gửi dân cư

TG TCKT, TCXH

TG, tiền vay các TCTD

Huy động nguồn khác (TG ký quỹ, mua bán ngoại tệ, QH nội

bộ NH)

Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng vốn của các thành phần kinh tế năm 2007

Tỷ trọng vốn huy động theo thành phần kinh tế năm 2007

bộ NH)

2.1.3.2 Về công tác sử dụng vốn.

Nếu nguồn vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng thì hoạtđộng tín dụng đóng vai trò không kém Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của

Trang 29

NHTM, nó mang lại phần lớn thu nhập cho các ngân hàng Chính vì lẽ đó, các NHTMluôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức cho vay, một mặt để đáp ưng nhu cầu về vốncho nền kinh tế, mặt khác góp phần đem lại thu nhập cho Ngân hàng.

Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh luôn thực hiện mục tiêu “tăng trưởng tín

dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng”.

Bảng 4: Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng VCB Ba Đình.

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

Tổng Dư nợ

cho vay 163.492.587.302 210.880.463.298 28,98% 309.806.259.190 46,91%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Số liệu ở bảng trên cho thấy tổng dư nợ cho vay từ năm 2005-2007 tăng lên.Năm 2005 dư nợ tín dụng: 163.492.587.302 VND, năm 2006 đạt 210.880.463.298VND tăng 47.387.875.996 VND (tương đương 28,98%) so với năm 2005; đến năm

2007 tổng dư nợ là 309,806,259,190 VND, tăng 89% (tương đương 98,925,795,892VND) so với năm 2006 Điều này cho thấy, sau 3 năm hoạt động mặc dù địa bàn hoạtđộng có tính canh tranh cao, các ngân hàng trên địa bàn liên tục hạ lãi suất cho vay đểthu hút khách hàng nhưng với sự cố gắng chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng, tạolập quan hệ đối tác với nhiều công ty, tập đoàn, liên kết và mở rộng lĩnh vực cấp tíndụng, sản phẩm tín dụng đa dạng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của tầng lớp dân

cư nên kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng VCB Ba Đình vẫn đạt mức tăngtrưởng khá Hiện tại Ngân hàng đã thu hút được một số khách hàng như Tập đoànVinashin, công ty FPT…

Trang 30

Biểu đồ thể hiện mức Tổng Dư Nợ cho vay qua các năm.

Tổng Dư nợ cho vay

163.492.587.302

210.880.463.298

309.806.259.190

50.000.000.000

Xét cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian.

Bảng 5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian.

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

Cơ cấu theo

kỳ hạn cho

vay 163.492.587.302 100,00% 210.880.463.298 100,00% 309.806.259.190 100,00%

Cho vay

ngắn hạn 139.586.827.742 85,38% 174.902.295.161 82,94% 235.209.620.965 75,92%Cho vay

trung hạn 23.905.759.559 14,62% 35.978.168.137 17,06% 57.023.638.225 18,41%Cho vay dài

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Qua Bảng 5 cho thấy cơ cấu dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

dư nợ Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 85,38% trên tổng dư nợ; trong khi đó dư nợđầu tư trung và dài hạn chỉ chiếm 14,62%; sang hai năm 2006, 2007 tỷ trọng đầu tưngắn hạn có giảm nhẹ giao động trên 70% (năm 2006 chiếm 82,94% tổng dư nợ, năm

2007 chiếm 75,92% tổng dư nợ), tuy nhiên, dư nợ cho vay ngắn hạn của VCB BaĐình luôn chiếm tỷ trọng cao do hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình,một quận trung tâm thành phố với nhiều tổ chức hoạt động kinh doanh, hộ tiểu thươngbuôn bán nhỏ do vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu trong ngắn hạn,

Trang 31

không những phù hợp với mô hình hoạt động và nhu cầu của khách hàng mà còn hợp

lý với nguồn vốn Ngân hàng huy động được Dư nợ đầu tư trung và dài hạn lại chiếm

tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ của ngân hàng nhưng có xu hướng tăng lên, năm 2006 tăng17,06% (tương ứng là 12.072.408.578 VND) so với năm 2005, năm 2007 dư nợ chovay trung dài hạn đạt 74.596.638.225 VND, chiếm 24,08% (tương ứng là38.618.470.088 VND) so với năm 2006 Ngân hàng VCB Ba Đình đã biết kết hợpgiữa nguồn vốn ngắn hạn với huy động vốn trung dài hạn để bổ sung cho nhau, hoạtđộng đầu tư vào các dự án dài hạn của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng cao

Biểu đồ thể hiện Cơ Cấu Dư Nợ cho vay theo kỳ hạn.

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

50.000.000.000

Xét cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành.

Bảng 6 Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

Cơ cấu cho

dùng 13.955.891.300 8,54% 17.933.320.320 8,50% 27.682.336.000 8,94%Cho vay đầu

(phát hành

134.889.248 0,08% 223.646.373 0,11% 469.287.309 0,15%

Trang 32

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Số liệu bảng trên cho thấy: hoạt động tín dụng của ngân hàng VCB Ba Đình tậptrung chủ yếu cho vay các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, đây làhoạt động phổ biến của các đơn vị, tổ chức, hộ kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình

Tỷ trọng cho vay trong ngành này khá ổn định (khoảng > 70% tổng dư nợ của ngânhàng) Năm 2005: 129.019.896.429 VND chiếm 78,91%; năm 2006: 163.037.244.217VND chiếm 77,31%, đến năm 2007 dư nợ cho vay đạt 228.702.418.791 VND chiếm73,82% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng VCB Ba Đình

Cho vay tài trợ thanh toán hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ của tổchức kinh tế cũng là một thế mạnh của ngân hàng VCB Ba Đình, dư nợ cho vay đốivới ngành này chiếm một tỷ lệ khá lớn và khá ốn định trong tổng dư nợ cho vay củangân hàng Năm 2005: 20.381.910.325 VND, chiếm 12,47%; năm 2006, đạt29.686.252.388 VND chiếm 14,08% và đến năm 2007: 45.171.576.301 VND, chiếm14,58% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Cùng với đầu tư sản xuất kinh doanh,dịch vụ, tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu là lĩnh vực đầu tư lớn và đem lại nguồn lợiđáng kể cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng

Bên cạnh đó, hoạt động cho vay tiêu dùng và cung cấp tín dụng cho hoạt độngđầu tư bất động sản, thực hiện thanh toán, cho vay thanh toán qua phát hành thẻ củaNgân hàng VCB Ba Đình cũng đạt được những kết quả nhất định, đa dạng sản phẩmtín dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, dân cư trên địa bàn quận

Trang 33

Biểu đồ thể hiện Cơ Cấu Cho Vay theo ngành

Cơ cấu cho vay theo ngành

50.000.000.000

-100.000.000.000

150.000.000.000

200.000.000.000

250.000.000.000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Cho vay sản xuất kinh doanh, DV Cho vay tiêu dùng

Cho vay đầu tư Bất động sản Cho vay xuất nhập khẩu Cho vay khác (phát hành thẻ thanh toán)

Nợ quá hạn

Xét về chất lượng tín dụng.

Bảng 7: Chất lượng tín dụng tại VCB Ba Đình.

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Đầu năm 2007, Chi nhánh cấp II Ba đình được điều chỉnh và nâng cấp thànhcác chi nhánh trực thuộc Vietcombank Việt Nam (chi nhánh cấp I.) nên khoản nợ quáhạn của Chi Nhánh đều được kết chuyển hạch toán sang VCB Hà Nội, do vậy, khoản

nợ quá hạn của năm 2005 và 2006 không được trình bày và nhận xét ở đây Theo bảngtrên, năm 2007 tổng dư nợ tín dụng của VCB Ba Đình là 309.806.259.190 VNDnhưng nợ quá hạn của Ngân hàng là 3.087.140.789 VND, chỉ chiếm khoảng 1% tổng

dư nợ cho vay, điều này cho thấy ngân hàng VCB Ba Đình đã đảm bảo được chấtlượng lượng tín dụng tốt Cụ thể, ngân hàng đã thực hiện các giải pháp đồng bộ:

- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, nhu cầuvay vốn

- Đầu tư những dự án có hiệu quả

- Tăng cường kiểm tra trước và sau khi cho vay

- Thành lập tổ thu nợ do một thành viên ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo

Trang 34

- Giao, khoán chỉ tiêu thu nợ xấu đến từng cán bộ tín dụng.

- Giám sát và quản lý các khoản nợ xấu nhằm thu hồi tối đa các khoản nợ đã quáhạn

2.1.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng VCB Ba Đình.

Bảng 8 Kết quả tài chính của VCB Ba Đình.

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007 )

Nhìn vào bảng số liệu tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng VCB BaĐình trong 3 năm từ 2005-2007 ta thấy: hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có sựtăng trưởng rất lớn cả về giá trị và tỷ trọng tăng trưởng Năm 2005, thu nhập của Ngânhàng đạt: 23,935,701,994 VND, đến năm 2006, thu nhập là: 40,334,963,712 VNDtăng 68.51% so với năm 2005; năm 2007 thu nhập từ hoạt động kinh doanh:82,186,156,678 VND tăng so với năm 2006 là 103.76% VCB Ba Đình là một Ngânhàng hoạt động thuần tuý các nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống do vậy, thu nhập từcác khoản thu từ lãi cho vay, các khoản có tính chất lãi chiếm tỷ trọng khá cao trongtổng thu của Ngân hàng (trên 80%) Bên cạnh đó, khoản thu ngoài lãi (thu từ các

Trang 35

khoản phí thanh toán, phí cung cấp dịch vụ, … ) cũng chiếm một tỷ trọng khá trongtổng thu nhập (khoảng 20%), giá trị thu nhập khá lớn, năm 2005: 4,7 tỷ đồng, năm2006: 6,2 tỷ đồng và đến năm 2007: 12 tỷ đồng Hoạt động của VCB Ba Đình khá đadạng trong rất nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.

Tương tự thu nhập, chi phí của ngân hàng chủ yếu là chi phí trả lãi huy động vàcác khoản có tính chất thanh toán lãi Giá trị có tăng lên trong 3 năm nhưng xét về tỷtrọng thì chi phí có sự giảm xuống, nguyên nhân do Ngân hàng đã có sự linh hoạttrong việc huy động vốn, phân bổ theo kỳ hạn hợp lý, đồng thời tạo ra nhiều kênh huyđộng vốn một cách hợp lý, giảm thiểu chi phí văn phòng, sắp xếp cán bộ nhân viên,phát huy năng lực làm việc của cán bộ giảm thiểu các chi phí Nâng cao hiệu quảtrong hoạt động kinh doanh

Tổng chi phí hoạt động kinh doanh

15,265,707,584

29,506,187,258

51,026,507,797

10,000,000,000

Trang 36

Lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng có sự tăng trưởng cao cả về giá trị và tỷtrọng tăng trưởng, năm 2005, lợi nhuận Ngân hàng đạt: 8,669,994,409 VND, năm2006: 10,828,776,453 VND tăng 24.90% so với năm 2005 và đến năm 2007, lợinhuận kinh doanh của Ngân hàng đạt 31,159,648,880 VND, tăng 187.75% so với năm2006.

Lợi nhuận kinh doanh

8,669,994,409 10,828,776,453

31,159,648,880

5,000,000,000

2.2 Thực trạng huy động vốn trong dân cư tại VCB Ba Đình.

2.2.1 Quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư.

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất củaNgân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và

tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Hoạt động của NHTMphục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp

và các tổ chức khác trong xã hội

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của NHTM, chínhđặc thù này đã giúp cho Ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: là trunggian là cầu nối về vốn giữa các thành phần kinh tế về vốn, cung ứng vốn cho nền kinhtế, Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững khi nguồn tiền để đầu

tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế Do vậy, muốntăng trưởng phải đầu tư, muốn có vốn đầu tư phải có tiết kiệm, trong đó huy động vốntiết kiệm trong dân là hết sức quan trọng, là nhiệm vụ của hệ thống NHTM nói chung

và của Ngân hàng VCB Ba Đình nói riêng

Trang 37

Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư luôn được Ban lãnh đạo cũng nhưtập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh VCB Ba Đình coi là nhiệm vụ quan trọng vàchủ chốt Hơn nữa, đây không phải là nghiệp vụ độc lập mà nó còn có mối quan hệmật thiết đối với các nghiệp vụ khác như sử dụng vốn, thanh toán chuyển tiền…Nguồn vốn phải luôn phù hợp với mục đích nhu cầu sử dụng vốn thì hoạt động kinhdoanh của ngân hàng mới thực sự hiệu quả Nhận thức được điều đó, Ngân hàng đãtích cực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn để thu hút được ngày càng nhiều hơnnguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư Bởi lẽ, chỉ tính riêng địa bàn quận Ba Đình,nguồn vốn nhàn rỗi trong dân là rất lớn, trong khi đó số lượng tiền gửi tiết kiệm củadân chúng vào Ngân hàng VCB Ba Đình còn rất khiêm tốn Trong những năm qua,nguồn vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 9 : Tình hình huy động vốn tiền gửi từ dân cư.

(Đơn vị: VND)

Vốn huy động 488.846.581.997 673.583.023.906 1.164.860.411.156Tiền gửi dân cư 460.164.261.459 605.478.200.143 807.002.847.405

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Qua số liệu cho thấy nguồn vốn huy động của dân cư trên địa bàn của ngân hàngnăm 2005: 460.164.261.459 VND, chiếm tỷ trọng 94,1%; năm 2006 đạt605.478.200.143 VND chiếm 89,9% và năm 2007: 807.002.847.405 VND chiếm69,3% tổng nguồn vốn huy động Số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của dân cư

có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trọng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, tuynhiên về giá trị vẫn thể hiện sự tăng trưởng mạnh, năm 2006 tăng 145.313.938.684VND so với năm 2005; năm 2007 tăng 201.524.647.262 VND so với năm 2006, điềunày cho thấy, việc giảm tỷ trọng không phải do hoạt động huy động của Ngân hànggiảm xuống mà do hiệu quả huy động vốn của VCB Ba Đình đối với các thành phầnkinh tế khác (đặc biệt là tổ chức) có sự tăng trưởng, uy tín của Ngân hàng đối với cácthành phần kinh tế khác trong các nghiệp vụ tăng lên Huy động vốn trong dân cư lànguồn huy động mà Ban lãnh đạo VCB Ba Đình đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách

Trang 38

huy động hợp lý: chính sách lãi suất linh hoạt, nhiều kỳ hạn với nhiều mức lãi suất phùhợp, huy động qua phát hành chứng chỉ tiền gửi cá nhân, tiết kiệm dự thưởng,… nhằmtăng cường giá trị huy động vốn dân cư, nguồn vốn huy động trong dân luôn chiếm một

tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động (khoảng 70%)

Thực tế cho thấy, huy động vốn từ dân cư là một ưu thế nổi trội của VCB BaĐình, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá cácsản phẩm mang tính tiện ích cao hơn hẳn so với các NHTM khác Đó là việc ứng dụngngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán lẻ đã rút ngắn thời gian giao dịch chokhách hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung, năng động, được đàotạo về kỹ năng giao tiếp văn minh đã góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn hoạt độngcủa Chi nhánh

Quan sát tổng quan qua bảng số liệu cho thấy, cùng với sự tăng trưởng củanguồn vốn huy động, bộ phận tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh có xu hướng tăng lênqua các năm Cụ thể, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 145.313.938.684 VNĐ đạtmức tăng trưởng 131,58% Đến năm 2007 tăng gấp 1,33 lần (tức tăng thêm201.524.647.262 VNĐ) so với 2006, đạt mức tăng trưởng 133,28%

Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớnnhất Số liệu thống kê cho thấy, năm 2005, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng94% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2006 là 90% và năm 2007 là 69% Điềunày hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng Do đóng trên địa bàn thành phố,dân cư đông đúc, phần lớn là cán bộ công nhân viên chức có thu nhập khá ổn định chonên nguồn gửi tiền chủ yếu huy động dưới dạng tiết kiệm Hơn nữa, mức lãi suất mà

hệ thống VCB áp dụng từ tháng 12/07 cũng đã thực sự thu hút được khách hàng đếngửi tiền tiết kiệm cũng như mở tài khoản cá nhân

Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, nguồn gửi tiền tiết kiệm của Chi nhánhtăng về số tuyệt đối qua các năm song cùng phải đối mặt rất nhiều thách thức Khi đờisống, thu nhập của dân cư cao hơn, họ có điều kiện để tích lũy và do đó nguồn tiềngửi của họ vào ngân hàng tăng lên Nhưng đồng thời, nền kinh tế phát triển, tạo điềukiện mở rộng sản xuất kinh doanh, mang đến những cơ hội đầu tư mới cho cả những

Trang 39

người dân với số vốn không nhất thiết thật lớn Thêm vào đó, ngày càng có thêmnhiều ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơncùng với nhiều lý do khác khiến cho công tác huy động vốn từ dân cư của Chi nhánhcần phải nỗ lực hơn nữa, tìm mọi cách tăng nguồn vốn này nhằm củng cố sức mạnhcho Ngân hàng và giữ vị thế chủ động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn ngàymột tăng của nền kinh tế.

Theo kinh nghiệm của nhiều ngân hàng và thực tế hoạt động tại Chi nhánh chothấy, tỷ trọng nguồn vốn này nếu duy trì ở mức cao và với tính chất của nó, mặc dù cónhiều ưu điểm song cũng gây ra một số bất lợi cho ngân hàng về mặt trả lãi suất huyđộng (vì đầy là bộ phận huy động mà ngân hàng phải trả lãi cao nhất) Đây có lẽ cũng

là một trong những lý do khiến cho tiền gửi tiết kiệm trong những năm gần đây có tuy

có tăng về số tuyệt dối nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động lại có xuhướng giảm xuống

Biểu đồ biểu thị vốn huy động dân cư của VCB Ba Đình.

Tiền gửi dân cư

460,164,261,459

605,478,200,143

807,002,847,405

100,000,000,000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

2.2.2 Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời hạn.

Bảng 10 Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời hạn.

(Đơn vị: VND)

Năm

Chỉ tiêu

Tổng tiền gửi

dân cư 460,164,261,459 100% 605,478,200,143 100% 807,002,847,405 100%

Ngày đăng: 13/04/2013, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w