Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
1,84 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐÀO HỒNG HẠNH SÀNG LỌC TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI FICUS L. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐÀO HỒNG HẠNH SÀNG LỌC TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI FICUS L. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: ThS. Lê Thanh Bình Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược liệu 2. Bộ môn Dược lực HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Lê Thanh Bình, TS. Nguyễn Quỳnh Chi, TS. Nguyễn Hoàng Anh những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô, các anh chị kỹ thuật viên của Bộ môn Dược liệu và Bộ môn Dược lực đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực nghiệm. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người thường xuyên động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận. Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân còn có hạn nên khóa luận này còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Đào Hồng Hạnh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2 1.1. VÀI NÉT VỀ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU 2 1.1.1. Khái niệm và phân loại 2 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ 3 1.1.3. Nguyên nhân bệnh sinh và yếu tố nguy cơ 4 1.1.4. Quá trình hình thành sỏi tiết niệu 5 1.1.5. Biến chứng 7 1.1.6. Điều trị và dự phòng 7 1.1.7. Bệnh sỏi tiết niệu theo quan điểm YHCT 8 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI FICUS L. 10 1.2.1. Đặc điểm chung của chi Đa (Ficus L.) 10 1.2.2. Một số dược liệu thuộc chi Ficus L. được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý đường tiết niệu 12 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ 15 2.1.1. Nguyên liệu 15 2.1.2. Thiết bị 16 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.3.1. Nguyên tắc 17 2.3.2. Cách tiến hành 17 2.3.3. Đánh giá tác dụng ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của dược liệu thử 19 2.3.4. Xử lý số liệu 20 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 21 3.1. CHUẨN BỊ DỊCH CHIẾT DƯỢC LIỆU 21 3.1.1. Quy trình chiết xuất 21 3.1.2. Chuẩn bị trước khi thử 21 3.2. KẾT QUẢ 22 3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ dịch chiết nước của 7 loài thuộc chi Ficus L. trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat 22 3.2.2. Ảnh hưởng của ethanol tới sự tạo thành tinh thể canxi oxalat 30 3.2.3. Ảnh hưởng của cắn ethanol 70% của 7 loài chi Ficus L. trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat 32 3.2.4. Khảo sát IC 50 của cắn ethanol 70% từ Trâu cổ 40 3.3. BÀN LUẬN 42 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU COM Canxi oxalat monohydrat COD Canxi oxalat dihydrat OD Mật độ quang OD 620nm Mật độ quang đo ở bước sóng 620 nm YHCT Y học cổ truyền DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Danh mục các loài thuộc chi Ficus L. được sử dụng để điều trị một số bệnh lý đường tiết niệu 12 2.1 Danh mục tên khoa học của 7 mẫu dược liệu nghiên cứu 15 2.2 Danh mục hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 16 3.1 Ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của dịch chiết dược liệu từ 7 loài thuộc chi Ficus L. 22 3.2 Ảnh hưởng của ethanol trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat 31 3.3 Ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của cắn ethanol 70% từ 7 loài chi Ficus L. 32 3.4 Các thông số dược lực học về tương quan nồng độ và tác dụng ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của cắn ethanol 70% từ Trâu cổ và natri citrat 41 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình Tên hình Trang 3.1 Quy trình chiết xuất dược liệu 21 3.2 Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành trong điều kiện không có chất thử và trong điều kiện có mặt chứng dương natri citrat 15mM (độ phóng đại x40) 23 3.3 Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành trong điều kiện không có chất thử và trong điều kiện có mặt dịch chiết nước dược liệu ở các độ pha loãng 1/16 – 1/2 (độ phóng đại x40) 24-27 3.4 Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành khi có mặt ethanol ở các nồng độ khác nhau (độ phóng đại x40) 31 3.5 Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành trong điều kiện không có chất thử và trong điều kiện có mặt cắn ethanol 70% từ 7 loài thuộc chi Ficus L. ở các nồng độ 1, 10 và 100µg/ml (độ phóng đại x40) 34-37 3.6 Đồ thị biểu diễn tác dụng ức chế tạo thành tinh thể canxi oxalat của natri citrat và cắn ethanol 70% từ Trâu cổ theo nồng độ 40 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở đường tiết niệu trên, trong những điều kiện lý hóa nhất định [9]. Sự hình thành sỏi ở đường tiết niệu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sỏi gây tắc nghẽn đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới suy thận và đe dọa tính mạng của người bệnh. Hiện có khoảng 2-12% dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề về sỏi tiết niệu [6], [7]. Trước đây, điều trị sỏi tiết niệu chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật cổ điển. Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp điều trị hiện đại đã được nghiên cứu, phát triển và áp dụng như: tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL), tán sỏi qua da (PCNL), lấy sỏi qua ống soi niệu quản… Tuy có thể áp dụng với hầu hết các loại sỏi nhưng các phương pháp này vẫn còn hạn chế như gây đi tiểu ra máu, nhiễm khuẩn máu, tổn thương niệu quản sau tán sỏi làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau lấy sỏi. Mặt khác, tỷ lệ tái phát sỏi sau can thiệp ngoại khoa rất cao, hơn 50% trong vòng 10 năm [4]. Trong khi đó chưa có liệu pháp điều trị nội khoa tiêu chuẩn nào giúp ngăn ngừa tái phát bệnh. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự hình thành sỏi đường tiết niệu, không gây đau đớn cho người bệnh đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm. Từ xa xưa, dược liệu đã được coi như một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng giúp dự phòng, điều trị nhiều loại bệnh khác nhau và là nguồn chủ yếu để phát triển thuốc mới. Chi Ficus L. là chi rất đa dạng về loài của họ Dâu tằm (Moraceae). Nhiều loài của chi này đã được sử dụng theo kinh nghiệm của nhân dân nhiều nước trong điều trị các bệnh của hệ tiết niệu, trong đó có sỏi tiết niệu [5], [12], [16], [17]. Với mục đích sàng lọc, từ đó xác định dược liệu có tiềm năng trong điều trị sỏi tiết niệu để nghiên cứu sâu hơn về dược lý và hóa học trong chi, chúng tôi thực hiện đề tài “Sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của một số loài thuộc chi Ficus L.” với mục tiêu đánh giá tác dụng ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của một số loài thuộc chi Ficus L. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. VÀI NÉT VỀ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU 1.1.1. Khái niệm và phân loại 1.1.1.1. Khái niệm: Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản [3]. 1.1.1.2. Phân loại: Có thể phân loại sỏi tiết niệu theo nhiều cách khác nhau Theo thành phần hóa học: chia thành 5 loại chính[7] • Sỏi canxi oxalat: đây là thành phần phổ biến nhất trong sỏi tiết niệu (khoảng 75%), gồm hai dạng Whewellite (canxi oxalat monohydrat) và Weddellite (canxi oxalat dihydrat) [34], [39]. + Whewellite (COM): hình que dài 6 cạnh hoặc bầu dục có nhân, có khả năng kết tụ cao và gắn chặt vào tế bào biểu mô ống thận, giữ lại tạo điều kiện hình thành sỏi [34]. + Weddellite (COD): hình vuông, góc kết nối bằng đường giao nhau, không kết tụ thành các khối bền vững, không gắn vào tế bào biểu mô ống thận, dễ dàng bị cuốn theo nước tiểu, khó tạo thành sỏi tiết niệu [34]. • Sỏi canxi phosphat: phổ biến nhất là dạng apatit. Sỏi apatit đơn thuần thường có hình tròn hoặc hình dạng bất thường, có màu từ trắng đến nâu. • Sỏi cystin: thường tròn, màu vàng lục, tính cản quang trung bình. • Sỏi acid uric: thường tròn, nhẵn, màu vàng cam, thường không cản quang. • Sỏi struvit: là chất kết tinh tạo từ magnesi amoni phosphat, thường hình san hô, kích thước lớn, màu trắng, có tính cản quang. Một số tài liệu chỉ chia thành hai loại chính là sỏi canxi và sỏi không canxi. Trong đó, sỏi canxi là phổ biến nhất, chiếm khoảng 75%, có thể là sỏi canxi oxalat (50%), canxi phosphat (5%) hoặc hỗn hợp cả hai loại (45%) [9], [39]. Theo vị trí giải phẫu sỏi khu trú: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang…[6] [...]... tiết niệu Theo thống kê từ các tài liệu [2], [5], [12], [16], [17], có 24 loài thuộc chi Ficus L đã được sử dụng để điều trị các bệnh trên đường tiết niệu Danh sách cụ thể được trình bày ở bảng 1.1 12 Bảng 1.1: Danh mục các loài thuộc chi Ficus L được sử dụng để điều trị một số bệnh l đường tiết niệu Stt 1 2 Tên khoa học[2] F auriculata Lour F benghalensis L Tên Việt Nam[2] Bộ phận dùng và công dụng. .. canxi oxalat Đánh giá tác dụng in vitro trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của cắn ethanol 70% từ 7 loài thuộc chi Ficus L Xác định IC50 của cắn ethanol 70% của một dược liệu có tác dụng tốt trên sỏi tiết niệu trong 7 loài nghiên cứu và so sánh với natri citrat 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng mô hình in vitro trên bản nhọn 96 giếng theo mô tả của Gohel và Wong [30], với nước tiểu nhân tạo... 1mg/ml, rồi pha loãng thành các nồng độ 10µg/ml, 100µg/ml với dung môi l ethanol 20% 22 3.2 KẾT QUẢ 3.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ dịch chi t nước của 7 loài thuộc chi Ficus L trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat Để xác định mối liên quan giữa nồng độ dịch chi t nước của các dược liệu tới tác dụng ức chế hình thành sỏi canxi oxalat, thí nghiệm được bố trí song song đánh giá tác dụng của dịch chi t... tinh thể Hình ảnh tinh thể canxi oxalat 20 Để đánh giá ảnh hưởng của dịch chi t trên tinh thể sỏi tạo thành cũng như sự phụ thuộc giữa tác dụng và nồng độ của dịch chi t cần tiến hành so sánh hình ảnh chụp được giữa l trắng sỏi với các l thử; giữa các l thử với nhau về: + Số l ợng tinh thể: l thử có số l ợng ít hơn thì dược liệu có khả năng ức chế hình thành sỏi tiết niệu thông qua ức chế số l ợng... bệnh l , bệnh l u, tiểu đường, rối loạn lipid máu với bộ phận dùng rất phong phú đa dạng, có khi l quả, l l , cũng có khi l vỏ thân, rễ phụ, có khi còn l nhựa mủ [8] Ngày nay, một số loài còn được trồng l m cây bóng mát, cây cảnh được ưa chuộng như Si (F microcarpa L. ), Sanh (F benjamia L. ), Trâu cổ (F pumila L. ), Đa l ng (F pubilimba Merr.) 1.2.2 Một số dược liệu thuộc chi Ficus L đã được sử dụng. .. Olympus CKX41 kết nối máy ảnh Canon, Nhật • Một số thiết bị khác: Cân phân tích Precisa, cân kỹ thuật Sartorius, tủ sấy, tủ l nh, bản nhọn 96 giếng … 17 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đánh giá tác dụng in vitro trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của dịch chi t nước từ 7 loài thuộc chi Ficus L Khảo sát ảnh hưởng của dung môi ethanol tới sự hình thành tinh thể canxi oxalat Đánh giá tác dụng in vitro. .. mỗi l như sau: + L trắng sỏi: 160 l nước tiểu nhân tạo + 20 l dung môi* + 20 l dung dịch acid oxalic + L trắng dịch chi t: 160 l nước tiểu nhân tạo + 20 l nước + 20 l dịch chi t dược liệu + L thử: 160 l nước tiểu nhân tạo + 20 l dịch chi t dược liệu + 20 l dung dịch acid oxalic + L chứng dương: 160 l nước tiểu nhân tạo + 20 l dung dịch natricitrat + 20 l dung dịch acid oxalic Chú ý: Dịch chi t... có tác dụng l i thấp; l có tác Xộp, Cơm l nh, dụng tiêu thũng [5] Dây xộp, • Thân, cành, l có tác dụng khư Sung thằn l n, Bị phong, l i thấp, tiêu thũng; rễ có l , Vẩy ốc tác dụng khư phong, trừ thấp [17] 9 F racemosa L Sung, Cọ đưa, Ưu • Nhựa, l và vỏ cây có tác dụng l i tiểu, tiêu thũng [5], [17] đàm thụ 10 F religiosa L Đa bồ đề, Bồ đề, Đề 11 F variolosa Lind ex Benth Sung rỗ • Dùng tua rễ l m... rất nhiều loài Hiện nay, ước tính trên thế giới có khoảng 1000 loài [17] Hầu hết các loài thuộc chi Ficus L phân bố ở các khu vực thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chỉ rất ít loài sinh trưởng ở vùng ôn đới Tuy nhiên, Malaysia được coi l trung tâm phân bố l n nhất, bởi sự có mặt của 50% tổng số loài [26] Ở Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê mô tả tóm tắt cho 75 loài (species), 2 phân loài (subspecies)... yếu l F septica Burn [37] Các alcaloid hầu hết có cấu trúc khung phenanthroindolizidin Ngoài ra còn có nhiều hợp chất thuộc các nhóm: lipid, steroid, amino acid được phân l p hoặc nhận biết bằng các phương pháp GC-MS và HPLC-MS [37] 1.2.1.4 Bộ phận dùng và công dụng Không chỉ đa dạng về loài mà bộ phận dùng và công dụng của các loài thuộc chi Ficus L cũng rất phong phú, đem l i nhiều giá trị kinh . dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của một số loài thuộc chi Ficus L. ” với mục tiêu đánh giá tác dụng ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của một số loài thuộc chi Ficus L. 2 CHƯƠNG 1 SÀNG L C TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI FICUS L. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: ThS. L Thanh Bình Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược liệu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐÀO HỒNG HẠNH SÀNG L C TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI FICUS L. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2013