Nghiên cứu định tính một số thành phần dược liệu và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng vĩ ngân

63 562 3
Nghiên cứu định tính một số thành phần dược liệu và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng vĩ ngân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG DẠ THẢO NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU VÀ TÁC DỤNG GIẢM HO, LONG ĐỜM CỦA CAO LỎNG VĨ NGÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG DẠ THẢO NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU VÀ TÁC DỤNG GIẢM HO, LONG ĐỜM CỦA CAO LỎNG VĨ NGÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. TS. Bùi Hồng Cường 2. DS. Nguyễn Thị Thu Trang Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược học cổ truyền Trường Đại học Dược Hà Nội 2. Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Bùi Hồng Cường, người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn DS. Nguyễn Thị Thu Trang đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận. Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh – Trưởng Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội cùng các anh chị ở Bộ môn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm thực nghiệm. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, thầy cô và các anh chị ở Bộ môn Dược học cổ truyền đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Dương Dạ Thảo MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………1 Chương 1 . TỔNG QUAN………………………………………………………….2 1.1. Sinh lý bệnh viêm họng ………………………………….………… 2 1.2. Phương thuốc Vĩ Ngân…………………………………………………… 3 1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc…………………………………………….…….4 1.3.1. Xạ can………………………………………………… ……………………4 1.3.2. Kim ngân hoa……………………………………………………………… 5 1.3.3. Húng chanh………………………………………………………………….7 1.3.4. Bạc hà…………………… …………………………………………………8 1.3.5. Cam thảo…………………………………………………………………….9 1.3.6. Núc nác…………….……………………………………………………….11 1.3.7. Cát cánh………… ……………………………………………………… 12 1.3.8. Huyền sâm………….………………………………………………………13 1.3.9. Mạch môn………….………………………………………………………14 1.3.10. Thiên môn………… ……………………………………………………15 1.3.11. Bàng đại hải……………………………………………………………….16 1.3.12. Sinh địa……………………………………………………………………16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… ……… 18 2.1. Nguyên liệu………… ………………………………………………………… 18 2.2. Phương tiện……… …………………………………………………………… 18 2.2.1. Thiết bị…………………………………………………………………… 18 2.2.2. Hóa chất……………………………………………………………….……19 2.2.3. Động vật thí nghiệm…………………………………………….………….19 2.3. Nội dung nghiên cứu ………… …………………………………………………19 2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… …… 19 2.4.1. Định tính thành phần hóa học của một số dược liệu và cao lỏng Vĩ Ngân 19 2.4.2. Nghiên cứu tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng Vĩ Ngân………….19 Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN. ………………………21 3.1. Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học……………………………… 21 3.2. Định tính so sánh cao và vị thuốc bằng sắc ký lớp mỏng……………………… 27 3.2.1. Kim ngân hoa…… ……………………………………………………… 27 3.2.2. Cam thảo………… ……………………………………………………….29 3.2.3. Xạ can……… …………………………………………………………….30 3.2.4. Núc nác…………………………………………………………………… 32 3.2.5. Huyền sâm…….…………………… …………………………………….33 3.2.6. Cát cánh, mạch môn, thiên môn……………………………………………35 3.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học …………… …………………………………….37 3.3.1. Tác dụng giảm ho……………………………………………………… …37 3.3.2. Tác dụng long đờm ……………………………………………………… 39 3.4. Bàn luận………….……………………………………………………………….42 3.4.1. Thành phần hóa học………….…………………………………………….42 3.4.2. Tác dụng sinh học……………………….…………………………………44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…… ……………………………………………… 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CC : Cát cánh CT : Cam thảo EtOAc Ethylacetat EtOH Ethanol HS : Huyền sâm KNH : Kim ngân hoa MeOH Methanol MM : Mạch môn NN : Núc nác SĐ : Sinh địa SKLM : Sắc ký lớp mỏng TB Trung bình TM : Thiên môn TT : Thuốc thử XC : Xạ can YHCT : Y học cổ truyền DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 3.1. Kết quả định tính hóa học các nhóm chất trong cao lỏng và dược liệu…… 26 Bảng 3.2. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và KNH ở bước sóng 366 nm………….28 Bảng 3.3. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và CT ở bước sóng 254 nm……………30 Bảng 3.4. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và XC sau khi phun thuốc thử…………31 Bảng 3.5. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và NN ở bước sóng 254 nm……………33 Bảng 3.6. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và HS sau khi hiện màu…………….….34 Bảng 3.7. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và CC, TM, MM sau khi hiện màu…….36 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của cao lỏng Vĩ Ngân lên thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho…38 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của cao lỏng Vĩ Ngân lên tổng số cơn ho…………………….….39 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cao lỏng Vĩ Ngân lên mật độ quang……………………… 40 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Trang Hình 2.1. Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5………… 18 Hình 3.1. Sắc ký đồ cao-KNH ở bước sóng 366 nm………………………………28 Hình 3.2. Sắc ký đồ cao-CT ở bước sóng 254 nm……… ………………………30 Hình 3.3. Sắc ký đồ cao-XC sau khi hiện màu…………………………………….31 Hình 3.4. Sắc ký đồ cao-NN ở bước sóng 254 nm……………………………… 33 Hình 3.5. Sắc ký đồ cao-HS sau khi hiện màu…………………………………… 34 Hình 3.6. Sắc ký đồ CC- cao- TM- MM sau khi hiện màu………………… 36 Hình 3.7. Biểu đồ biểu thị thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho ở chuột………….38 Hình 3.8. Biểu đồ biểu thị tổng số cơn ho ở chuột…………………… …………39 Hình 3.9. Biểu đồ biểu thị mật độ quang ở bước sóng 265 nm……………………41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm họng là một bệnh lý viêm nhiễm thường gặp trong đời sống. Ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm,… là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển. Bệnh gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em, có thể tái phát nhiều lần trong năm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus và vi khuẩn. Viêm họng được đặc trưng bởi các triệu chứng như phù nề niêm mạc họng, họng sưng đau, đỏ rát, kèm theo sự tăng tiết đờm, ho Các thuốc được sử dụng trong điều trị thường là thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau… cùng với thuốc giảm ho, long đờm. Thực tế, việc sử dụng thuốc tân dược trong điều trị viêm họng, nhất là đối với viêm họng mạn tính, có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi như kháng thuốc, hại gan, thận, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày… Do vậy, việc nghiên cứu, sử dụng thuốc đông dược để điều trị viêm họng ngày càng được quan tâm nhằm hạn chế tác dụng phụ, mang lại ý nghĩa thiết thực đối với người bệnh và góp phần phát triển nền đông dược Việt Nam. Xuất phát từ điều đó, Công ty Dược phẩm Hoa Linh đã nghiên cứu bào chế cao lỏng Vĩ Ngân để điều trị viêm họng từ phương thuốc gồm các dược liệu như: kim ngân hoa, xạ can, bạc hà, húng chanh, núc nác, cam thảo, cát cánh, thiên môn… Hiện nay, cao lỏng Vĩ Ngân đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để cho ra đời chế phẩm. Do đó, nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá tác dụng sinh học của chế phẩm, đề tài “Nghiên cứu định tính một số thành phần dược liệu và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng Vĩ Ngân” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể: - Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh cao lỏng và một số thành phần dược liệu, góp phần xây dựng tiêu chuẩn bài thuốc. - Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của cao lỏng Vĩ Ngân liên quan tới điều trị viêm họng: giảm ho, long đờm. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Sinh lý bệnh viêm họng  Theo quan điểm Y học hiện đại: - Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây viêm ở các vùng lân cận như viêm mũi, viêm xoang mặt làm dịch tiết chảy xuống họng hay do vi khuẩn gây sâu răng lan đến họng. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất trong thời gian dài, hút thuốc lá, uống rượu, thay đổi thời tiết… gây tổn thương niêm mạc họng, làm họng mất chức năng bảo vệ. - Phân loại: + Viêm họng cấp: là viêm cấp tính niêm mạc họng, nguyên nhân do virus (60- 80%) và vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau khi nhiễm virus) với các triệu chứng: đau họng kèm theo cảm giác nóng rát, nuốt đau, sốt cao, mệt mỏi,… + Viêm họng mạn: là tình trạng viêm họng kéo dài, do ảnh hưởng của nghẹt, tắc mũi, phải thở bằng miệng, nhất là về mùa lạnh; viêm xoang, viêm amidan mạn; hút thuốc lá, uống rượu, tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi; cơ địa: dị ứng, đái tháo đường, suy gan…với các triệu chứng: cảm giác họng khô, nóng, rát; ngứa họng, vướng họng tăng lên khi nuốt, có ít nhầy quánh, thường bị ho vào ban đêm, khi lạnh [10], [22].  Theo quan điểm YHCT: - Hầu đảm nhiệm chức năng hít thở thuộc phế, họng là cửa đường ra của vị, cửa ngõ của các tạng. Viêm họng do khí nhiệt gây đờm kết, là chứng bệnh sưng, nóng, đỏ, đau gọi là hầu tý [20]. - Nguyên nhân: Ngoại tà xâm nhập, ăn uống không điều độ, tình chí bị tổn thương, phủ tạng mất điều hòa… [17], do nhiệt độc phế vị xông lên và nhiễm khí độc dịch lệ, tổn thương phế âm [6]. - Phân loại: + Thể phong nhiệt xâm nhập: họng khô, sưng nóng, đỏ đau, nuốt khó, phát sốt, khát nước, ho hen, rêu lưỡi vàng Điều trị: dùng thuốc sơ phong thanh nhiệt. [...]... hóa học của một số dược liệu và cao lỏng Vĩ Ngân + Định tính các nhóm chất trong cao lỏng và dược liệu bằng phản ứng hóa học + Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh giữa cao lỏng và dược liệu - Thử tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng Vĩ Ngân 2.4 Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1 Định tính thành phần hóa học của một số dược liệu và cao lỏng Vĩ Ngân Mẫu nghiên cứu: Cao lỏng Vĩ Ngân, các dược liệu: xạ... kim ngân hoa, cam thảo, núc nác, cát cánh, thiên môn, mạch môn, huyền sâm, sinh địa - Chiết xuất: Xay thô các dược liệu, chiết cao lỏng và dược liệu bằng dung môi thích hợp để định tính các nhóm chất hữu cơ bằng thuốc thử chung của từng nhóm chất - Định tính so sánh cao lỏng và một số dược liệu bằng sắc ký lớp mỏng 2.4.2 Nghiên cứu tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng Vĩ Ngân 2.4.2.1 Tác dụng giảm. .. Mẫu cao lỏng và dược liệu: núc nác, kim ngân hoa, cát cánh: xuất hiện tủa bông trắng (Phản ứng dương tính) + Ống 3: Thêm 5 giọt gelatin 1% Kết quả: Mẫu cao lỏng và dược liệu: núc nác, kim ngân hoa, cát cánh: xuất hiện tủa bông trắng (Phản ứng dương tính) Nhận xét: Cao lỏng và dược liệu: núc nác, kim ngân hoa, cát cánh có tanin 3.1.7 Định tính acid hữu cơ Lấy 2ml dịch lọc cho vào ống nghiệm to Thêm một. .. thiên môn: dung dịch có màu tím sẫm (Phản ứng dương tính) Nhận xét: Cao lỏng và dược liệu: huyền sâm, sinh địa, thiên môn có acid amin 26 Kết quả định tính các nhóm chất trong cao lỏng và dược liệu bằng phản ứng hóa học được tóm tắt ở Bảng 3.1 Bảng 3.1 Kết quả định tính hóa học các nhóm chất trong cao lỏng và dược liệu TT Nhóm chất Phản ứng Kết quả Cao CC HS SĐ +++ - - - - - +++ - - + - - +++ +++ +++... tính) Nhận xét: Cao lỏng và các dược liệu không có coumarin 3.1.3 Định tính Saponin - Quan sát hiện tượng tạo bọt: Lấy 0,1g cao lỏng hoặc 1g bột dược liệu vào ống nghiệm to, thêm 10 ml nước, đun nóng nhẹ, lắc mạnh trong 2 – 3 phút, để yên Kết quả: Mẫu cao lỏng và các dược liệu cát cánh, kim ngân hoa, mạch môn, thiên môn, cam thảo: cột bọt cao 2-3 cm, bền vững hơn 15 phút (Phản ứng dương tính) 23 Chiết... Tác dụng sinh học + Tác dụng kháng khuẩn, an thần [24] + Tác dụng điều trị tốt đối với viêm họng mạn tính [24] + Tác dụng tăng huyết áp và cường tim nhẹ trên thỏ, liều cao có tác dụng ngược lại, hạ đường huyết [16] + Tác dụng cải thiện nhận thức do ức chế acetylcholinesterase, chống oxy hóa ở liều 2mg/kg thể trọng trên chuột [32], bảo vệ tế bào thần kinh [36] e, Tác dụng và công dụng theo YHCT - Tính. .. khí (Phản ứng âm tính) Nhận xét: Cao lỏng và các dược liệu không có acid hữu cơ 3.1.8 Định tính polysaccharid Cho 2ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 2 giọt thuốc thử Lugol Kết quả: Tất cả các mẫu: xuất hiện tủa màu xanh đen (Phản ứng dương tính) Nhận xét: Cao lỏng và các dược liệu có polysaccharid 3.1.9 Định tính đường khử Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch lọc, thêm 1 ml dd Fehling A (TT) và 1ml dd Fehling... d, Tác dụng sinh học Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với cả 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm Tác dụng ức chế tương đối khá trên phế cầu, yếu hơn trên các chủng: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis [25] e, Tác dụng và công dụng theo YHCT - Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát [25] - Quy kinh: Tâm, phế, vị [11], [16] - Công năng, chủ trị: Nhuận phế, giảm ho,. .. đun cách thủy Kết quả: mẫu cao lỏng và dược liệu sinh địa, thiên môn, huyền sâm, cam thảo, cát cánh: xuất hiện tủa đỏ gạch (Phản ứng dương tính) Nhận xét: Cao lỏng và dược liệu: sinh địa, thiên môn, huyền sâm, cam thảo, cát cánh có đường khử 3.1.10 Định tính acid amin Lấy 2ml dịch lọc, thêm 3 giọt thuốc thử Ninhydrin, đun cách thủy 2-3 phút Kết quả: Mẫu cao lỏng và dược liệu: huyền sâm, sinh địa, thiên... d, Tác dụng sinh học - Trên lâm sàng, saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày, đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài [4], [15], [16], [24] - Saponin của cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh Ngoài ra, có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho, chống loét, chống viêm [16] - Tác . TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG DẠ THẢO NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU VÀ TÁC DỤNG GIẢM HO, LONG ĐỜM CỦA CAO LỎNG VĨ NGÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ . TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG DẠ THẢO NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU VÀ TÁC DỤNG GIẢM HO, LONG ĐỜM CỦA CAO LỎNG VĨ NGÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ . dược liệu và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng Vĩ Ngân được thực hiện với các mục tiêu cụ thể: - Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh cao lỏng và một số thành phần

Ngày đăng: 28/07/2015, 21:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Bìa chính.doc

  • 2. Bìa phụ.doc

  • 3. Lời cảm ơn..doc

  • 4. Muc luc VN.doc

  • 5. DANH MỤC kí hiệu..doc

  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG..doc

  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.doc

  • 8. KL Vĩ Ngân mới.doc

  • 9.TLTK Vĩ Ngân.doc

  • 10. phụ lục.doc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan