b Ở thực vật, muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải sử dụng phép lai nào?. b Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tấ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi gồm 01 trang
(Ngày thi: 06/12/2014)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen DDEE; ddee Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen Ddee (biết rằng các gen trội hoàn toàn)
b) Ở thực vật, muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải sử dụng phép lai nào?
Câu 2 (1,5 điểm)
Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen (ký hiệu 2 cặp gen
là A, a và B, b), mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn
+ Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết + Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau
a) Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên?
b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất
cả các trường hợp
Câu 3 (2,0 điểm)
a) Ở những loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào? Tại sao?
b) Ở ruồi giấm cặp NST số 1, 3 mỗi cặp NST chứa một cặp gen dị hợp, cặp số 2 chứa 2 cặp gen dị hợp, cặp số 4 là cặp NST giới tính
+ Viết kí hiệu bộ NST của ruồi giấm cái
+ Khi giảm phân bình thường (không có hiện tượng trao đổi đoạn) cơ thể ruồi giấm cái nói trên có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Viết các loại giao tử đó?
Câu 4 (1,5 điểm)
a) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?
b) Trong 3 loại ARN thì tARN khi thực hiện chức năng sinh học thường xoắn lại Cho
biết ý nghĩa của hiện tượng đó?
C©u 5 (2,0 điểm)
a) Kiểu bộ NST giới tính XO có ở những dạng cơ thể nào? Cơ chế hình thành những
dạng cơ thể đó?
b) Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội?
C©u 6 (1,0 điểm)
Cơ thể có bộ NST được kí hiệu AaBD
bd XY Một tế bào sinh tinh giảm phân cặp Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường; các cặp NST còn lại phân li bình thường sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Viết các loại giao tử đó?
Hết
-Họ và tên học sinh: ……… Số báo danh:……… …
Chữ ký giám thị 1: …… …… Chữ ký giám thị 2: …… ………
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM
NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC 9 (04 trang)
1
(2,0đ)
a
- Cho lai hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen DDEE với ddee F1: 100%
DdEe
- Cho F1 lai với nhau F2 : 9 D-E- : 3 D-ee : 3 ddE- : 1ddee
- Kiểu hình 3 D-ee có 2 kiểu gen DDee và Ddee vì vậy muốn chọn ra kiểu gen Ddee thì cần thực hiện phép lai phân tích Cho các cá thể có kiểu hình D-ee lai với cá thể ddee theo dõi sự di truyền của từng cặp lai ở FB
- FB nào mà con lai có tỉ lệ phân tính 50% : 50% thì cá thể D-ee đó có kiểu gen Ddee
0,25 0,25 0,25
0,25
b
Sử dung 2 phép lai:
- Dùng phép lai phân tích: Cho cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
+ Nếu kết quả phép lai phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
- Cho cơ thể mang tính trạng trội đó tự thụ phấn:
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
0,25 0,125 0,125 0,25 0,125 0,125
2
(1,5đ) a Xác định tỉ lệ phân ly kiểu gen của hai phép lai: + Phép lai 1: Hai cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng và di
truyền liên kết
P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb)
* Trường hợp 1: P: AB
AB ab
F1: Tỷ lệ kiểu gen: 1AB
AB : 2
AB
ab : 1
ab ab
* Trường hợp 2: P: Ab
Ab aB
F1: Tỷ lệ kiểu gen: 1Ab
Ab : 2
Ab
aB : 1
aB aB
* Trường hợp 3: P: Ab
AB ab
0,25
0,25
0,25
Trang 3F1: tỷ lệ kiểu gen: 1AB
Ab : 1
AB
aB : 1
Ab
ab : 1
aB ab + Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau
G: AB : Ab : aB : ab AB : Ab : aB : ab Học sinh lập khung Pennet xác định được tỷ lệ phân ly kiểu gen:
1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb:1aaBB: 2aaBb:
1aabb
(HS có thể áp dụng nhân tích tỉ lệ của các cặp gen để tìm ra kết quả, hoặc chỉ viết ra tỷ lệ phân li kiểu gen đúng vẫn cho 0,25 điểm )
0,25
b
Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp:
+ Phép lai 1: AB
AB ;
AB
Ab ;
AB
aB ;
AB
ab ;
Ab
aB ( 5 kiểu gen) + Phép lai 2: AABB ; AABb ; AaBB ; AaBb ( 4 kiểu gen )
0,25 0,25
3
(2,0đ)
a
- Do sự kết hợp các cơ chế nhân đôi, phân ly, tổ hợp của các cặp nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Qua nguyên phân, NST nhân đôi 1 lần rồi phân li 1 lần nên bộ NST 2n từ hợp tử được sao chép cho các tế bào trong cơ thể
- Qua giảm phân, NST nhân đôi 1 lần nhưng phân li 2 lần tạo nên giao
tử đơn bội (n)
- Qua thụ tinh giữa giao tử đực(n) và giao tử cái(n) tạo thành hợp tử (2n), vì thế bộ NST lưỡng bội được phục hồi
0,125 0,25 0,25 0,25
b
Kí hiệu bộ NST của ruồi giấm cái:
AaBD
bd EeXX hoặc AaBd
bDEeXX
- Giảm phân bình thường cho 2n = 23 = 8 loại giao tử
- Kiểu gen AaBD
bd EeXX cho 8 loại giao tử ABDEX, ABDeX, AbdEX, AbdeX, aBDEX, aBDeX, abdEX,abdeX
- Kiểu gen AaBd
bDEeXX cho 8 loại giao tử:
ABdEX, ABdeX, AbDEX, AbDeX, aBdEX, aBdeX, abDEX,abDeX
(Viết sai một giao tử không cho điểm)
0,5 0,125 0,25 0,25
4
(1,5đ)
a Vì trình tự các nu trên mARN bổ sung với trình tự các nu trên mạchkhuôn của gen cấu trúc và sao chép nguyên vẹn trình tự các nu trên
mạch đối diện trừ 1 chi tiết T trên mạch khuôn được thay bằng U
0,5
b
Ý nghĩa:
- Tạo thành nhiều đoạn xoắn kép tạm thời theo nguyên tắc bổ xung (A – U, G – X)
- Tạo nên các tARN có hai bộ phận đặc trưng đó là bộ 3 đối mã và đoạn mang axit amin tương ứng
0,5 0,5
5
(2,0đ) a *NST giới tính XO có ở các loại sâu bọ cánh cứng và cánh thẳng, conđực chỉ có 1 NST X (dạng XO)
0,25
Trang 4Ở một số cơ thể do rối loạn phân bào giảm phân như dạng XO ở
người
*Cơ chế hình thành:
- Ở một số loài, một giới tính là XX, khi giảm phân tạo ra một giao tử
X, còn giới kia là XO khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử X và O Sự
phối hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử thuộc 2 giới tính nhờ thụ tinh
đã hình thành 2 kiểu hợp tử XO, XX tính trên quy mô lớn xấp xỉ 1
đực: 1 cái
P: XO x XX
Gp: X, O X
F1: 1 XX : 1 XO
- Ở các loài, một số giới tính là XX, Giới tính kia là XY Do quá trình
giảm phân rối loạn ở một tế bào sinh dục đực hoặc tế bào sinh dục cái
mà một giới tính tạo nên 2 loại giao tử không bình thường Chúng kết
hợp với giao tử bình thường sẽ tạo nên hợp tử XO (học sinh có thể
viết 1 hoặc 2 sơ đồ)
P: XX x XY
GP: XX, O X, Y
F1: 1 XXX : 1 XO : 1 XXY : 1 YO
0,25 0,25
0,25 0,25
0,25
b
* Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu hình
thái, sinh lý của cơ thể, đa bội thường có kích thước tế bào to, các cơ
quan sinh dưỡng lớn hơn dạng lưỡng bội
- Làm tiêu bản, đếm số lượng bộ NST của loài
0.25 0,25
6
(1,0đ)
- Các giao tử được tạo ra là 2 loại trong số 8 loại:
AaBDX và bdY hoặc AaBDY và bdX hoặc AabdX và BDY hoặc
AabdY và BDX
(Viết đúng 8 loại giao tử nhưng không phân thành cặp trừ 0,25 điểm)
0,25 0,75