1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cơ sở ngôn ngữ học ngữ âm và chữ viết

26 6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 262 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA THƯ VIỆN-VĂN PHÒNG  TIỂU LUẬN CỞ SỞ NGÔN NGỮ HỌC ĐỀ TÀI: NGỮ ÂM-CHỮ VIẾT Giảng viên : Nguyễn Văn Bằng Tên sinh viên : Mã số sinh viên : 3114390059 Lớp : DKV1142 TP. Hồ Chí Minh 5/2015 Tiểu luận ngôn ngữ MỤC LỤC MỤC LỤC Trang 1 Phần I: MỞ ĐẦU Trang 2 CHƯƠNG I: CÁC SỰ KIỆN CỦA LỜI NÓI Trang 3 I. Âm thanh của lời nói: bản chất và cấu tạo Trang 3 II. Nguyên âm Trang 8 III. Phụ âm Trang 10 IV. Các hiện tượng ngôn điệu Trang 13 1. Thanh điệu Trang 14 2. Trọng âm Trang 15 3. Ngữ điệu Trang 16 V. Sự biến đổi ngữ âm trong lời nói Trang 17 1. Sự biến đổi lịch đại Trang 17 2. Sự biến đổi đồng đại Trang 18 CHƯƠNG II: SỰ KHU BIỆT TRONG MẶT MẶT BIỂU ĐẠT CỦA NGÔN NGỮ Trang 18 I. Âm vị Trang 18 II. Âm tố Trang 19 III. Biến thể của âm vị Trang 20 IV. Nét khu biệt Trang 20 CHƯƠNG III CHỮ VIẾT Trang 21 I. Định nghĩa Trang 21 II. Phân loại Trang 21 1.Chữ viết ghi ý Trang 23 2. Chữ viết ghi âm Trang 23 KẾT LUẬN Trang 25 THƯ MỤC THAM KHẢO Trang 25 Phần I: MỞ ĐẦU Ngay từ khi từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh. Con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ hình thức vật chất này. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ. Nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Và hình thức âm thanh của ngôn ngữ Trang 1 Tiểu luận ngôn ngữ được gọi là ngữ âm, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ. Và ngôn ngữ âm thanh, trong một thời gian dài đã trở thành công cụ duy nhất để con người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh. Tuy nhiên việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải không có những hạn chế nhất định. Khi hai người giao tiếp bằng lời, ảnh hưởng của ngôn ngữ âm thanh chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất định. Ngoài phạm vi ấy, người này không thể nghe được tiếng nói của người kia. Như vậy là ngôn ngữ âm thanh có sự hạn chế nhất định về mặt không gian. Mặt khác, “ lời nói gió bay”, mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra. Hết thời điểm ây, nó không tồn tại nữa. Chính vì thế mà đến ngày nay ta không còn được nghe tiếng nói của các bậc anh hung như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trải,… Xét về mặt này, ngôn ngữ âm thanh cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách của thời gian. Để khắc phục hai mặt hạn chế đó của ngôn ngữ âm thanh, con người đã tìm ra hình thức mới: thông tin bằng chữ. Chữ viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và nhu câu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh về mặt thời gian. Ngữ âm học đưa ra những cơ sở khoa học để xây dựng âm chuẩn cho một ngôn ngữ, đặt chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân tộc đã có chữ viết từ trước. Như vây, chữ viết ra đời sau lời nói, vậy chữ viết phải phụ thuộc lời nói. Phần II: NỘI DUNG Chương I: CÁC SỰ KIỆN CỦA LỜI NÓI Trang 2 Tiểu luận ngôn ngữ I. Âm thanh của lời nói : bản chất và cấu tạo Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ là một công cụ mang tính toàn dân, phổ cập cao. Mọi người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… đều sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp, tư duy, nhận thức… hàng ngày của mình. Đó là tài sản chung của xã hội và ai cũng có khả năng sở hữu. Khi ta sử dụng ngôn ngữ là lời nói thì âm thanh phát ra. Âm thanh là những sóng âm được truyền trong môi trường nhất định, thường là không khí.Trong ngôn ngữ học, người ta gọi hình thức âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm. Âm thanh của lời nói con người (ngữ âm) hay còn gọi là âm thanh ngôn ngữ là những âm thanh phát ra từ bộ máy cấu âm và phải là tín hiệu. Những âm thanh đó được quy ước cho nội dung nào đó.Ngữ âm vì vậy là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ. Tuy nhiên không phải bất kì âm nào do con người phát ra là ngữ âm. Ví dụ : tiếng nấc, tiếng ho, tiếng ợ,… vì chúng không phải là phương tiện biểu đạt ngôn ngữ không có khả năng giao tiếp. * Sơ đồ Trang 3 Âm thanh của lời nói(ngữ âm): Bản chất và cấu tạo Âm học Sinh lý học Chức năng xã hội Tiểu luận ngôn ngữ 1. Âm học a. Cao độ Do tần số dao động của vật thể quyết định. Dây thanh chấn động nhanh cho ta những âm cao, chấn động chậm cho ta những âm thấp. Tần số dao động của dây thanh quản quy định độ cao giọng nói con người.Ở các ngôn ngữ có thanh điệu (như tiếng Việt, tiếng Hán,…) cao độ thể hiện rất rõ ở cách phát âm từng âm tiết. Ví dụ: âm tiết bà thấp hơn âm tiết bá (trong tiếng Việt)….Ở các ngôn ngữ không có thanh điệu, cao độ thuộc ngữ điệu, thể hiện qua cách phát âm các từ, các ngữ đoạn. b.Cường độ (độ mạnh của âm thanh) Do biên độ dao động của vật thể xát định. Biên độ dao động càng lớn phát âm càng mạnh. Trong ngôn ngữ phụ âm thường phát mạnh hơn nguyên âm. Trang 4 Độ mạnh Các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu Dây thanh Âm sắc Độ dài Cao độ Miệng Yết hầu Mũi Bộ máy phát âm Cơ quan hô hấp Tiếng động và tiếng thanh Tiểu luận ngôn ngữ Trong lời nói cường độ tương đối giữa các bộ phận mơi quan trọng. Nó là yếu tố cơ bản tạo nên hiên tượng trọng âm. c. Trường độ (hay độ dài của âm thanh) Phụ thuộc vào sự chấn động lâu hay chóng của các phần tử không khí. Độ dài của âm thanh tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói. Nó là yếu tố tạo nên trọng âm, tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, ví dụ /a/ trong hai dài hơn /a / trong hay. d. Âm sắc Là bản sắc là sắc thái riêng biệt của một âm. Âm sắc trong ngữ âm thường được gọi đơn giản là giọng .Cùng một bài hát và hát ở cùng một độ cao như nhau nhưng tiếng hát của Thanh Hoa vẫn khác với tiếng hát của Thu Hiền, đó cũng là sự khác nhau về âm sắc. Âm sắc khác nhau là do: Vật tạo ra âm khác nhau, chặng hạn vật bằng đồng như chuông âm sẽ khác với vật bằng gỗ như mõ .Cách làm cho vật phát ra âm khác nhau, ví dụ : dùng phim đánh đàn, dùng tay bật đàn , dùng cung kéo nhị,v.v.v Hiện tượng cộng hưởng khác nhau như tiếng nói của một người ở nhà xây và ở nhà gỗ.v.v… đây là lý do giải thích vì sao các nhà hát phải có một kiến trúc đặc biệt. e. Tiếng động và tiếng thanh Các phân tử không khí khi chấn động tạo ra các chuyển động âm thanh nhịp nhàng, điều hoà, có chu kì sẽ có tiếng thanh .Ngược lại,các chuyển động không nhịp nhàng , điều hoà sẽ tạo ra tiếng động. Thường thường, các nguyên âm cho nhiều tiếng thanh, các phụ âm cho nhiều tiếng động. 2. Sinh lý học a. Cơ qua hô hấp Trang 5 Tiểu luận ngôn ngữ Là các cơ quan ở lồng ngực : cách, phế quản, thanh quản, phổi,….Nhiệm vụ của các cơ quan hô hấp là cung câp mức không khí cần thiết để tạo ra các dao động âm thanh và truyền âm thanh ra ngoài. b.Thanh hầu (thanh đới) Là cơ qua phát ra âm thanh. Thanh hầu có câu tạo như một cái hộp da bốn miếng sụn hợp lại, bên trong có dây thanh. Dây thanh có thể rung động theo hướng nâng lên hay chùn xuống, mở hay khép vào vì nó gồm hai mảng mỏng giống như đôi môi. Dây thanh chính là nguồn âm. Dây thanh phụ nữ , trẻ em thường mảnh và căng hơn của đàn ông, người già, do đó phát âm ra nghe cao hơn. Thanh hầu là khoan công hưởng đầu tiên của bộ máy phát âm c. Khoang miệng Là một hợp cộng hưởng động, ở đây có các cơ quan ngôn ngữ quan trọng như mõi, ngạc , lợi, răng và đặc biệt là lưỡi. d. Lưỡi Lưỡi có thể vân hành linh hoạt theo mọi hướng: tiến ra trước, lùi lại sau, nâng cao lên, hạ xuống thấp, do đó mà làm cho khoang miệng luôn luôn thay đổi;… thậm chí, co nhiều ngôn ngũ từ lưỡi đã được dùng để biểu hiên ý nghĩa “ngôn ngữ, tiếng nói” chẳng hạn: tiếng pháp : langue, tiếng anh tongue,… càng với lưỡi, hoạt động của môi, hàm dưới, cũng làm cho hình dáng và thể tích của khoang miệng thay đổi, vì vậy đã tạo sự muôn màu muôn vẻ cho các âm phát ra. * Các cơ quan chính trong bộ máy phát âm: Trang 6 Tiểu luận ngôn ngữ . Tất cả các cơ quan phát âm có thể chia thành hai loại cơ quan chủ động và cơ quan thụ động. Thuộc loại chủ động là những cơ quan vân động được và đóng vai trò chính khi cấu tạo các âm, ví dụ: dây thanh, lưỡi, môi, lưỡi con, ngạc mén. Những cơ quan thụ động không vận động được và khi cấu âm chúng giữ vai trò hỗ trọ, kèm theo sự vận động của cơ quan chủ độn, ví dụ: lợi, răng, ngạc cứng. các cơ quan này thường là điểm tựa để cho các cơ quan chủ động hướng tới. Hai mặt âm học và sinh vật học của ngữ âm đã tạo nên mặt tự nhiên của nó. Ngữ âm là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu những phương thức cấu tạo và những thuộc tính âm học của lời nói con người. Tuy nhiên nó không phải là hiện tượng tự nhiên, nó là mặt biểu đạt của ngôn ngữ. 3. Mặt chức năng xã hội Cùng một đặc trung âm học trường độ nhưng xã hội này lại coi trọng, xã hội khác lại xem thường. Đó là tính chất của ngữ âm. Tính chất của ngữ âm giúp ta giải thích được vì sao số lượng nguyên âm và phụ âm ở các ngôn ngữ Trang 7 Tiểu luận ngôn ngữ trên thế giới không giống như nhau tiếng Nga có 34 phụ âm và 5 nguyên âm, tiếng Việt có 22 phụ âm và 16 nguyên âm, v.v.v… Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm và các ngôn ngữ trên thế giới trở nên đa dạng, nhiều vẻ. Vì vậy, khi xem xét các hiện tượng ngữ âm, người nghiên cưu không thể không quan tâm thích đáng đến chức năng xã hội của chúng. II .Nguyên âm 1. Đặc trưng chung: Về bản chất âm học: Nguyên âm do thanh cấu tạo nên . Nó có đường cong biểu diễn tuần hoàn Về mặt cấu âm: Nguyên âm được tạo nên bởi luồng hơi ra tự do. 2. Xác định các nguyên âm: Là xát định các âm sắc dựa vào 3 tiêu chuẩn: 1) Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép 2) Lưỡi trước hay sau. 3) Môi tròn hay dẹt. Theo tiêu chuẩn 1, có thể chia ra 4 nhóm: Nhóm nguyên âm thấp hay nguyên âm mở. Vd: âm “a” trong Tiếng Việt. Nhóm nguyên âm thấp vừa hay nguyên âm mở vừa. Vd: âm “e”, “o” trong TV. Nhóm nguyên âm cao vừa hay nguyên âm khép vừa. Vd: âm “ê”, “o” trong TV. Nhóm nguyên âm cao hay nguyên âm khép. Vd: “i”, “u”, “ư” trong TV Theo tiêu chuẩn 2 (trước- sau) có thể chia thành 3 nhóm: Nguyên âm trước: “i”, “ê”, “e” trong TV. Nguyên âm giữa: nguyên âm trong từ “ bird” trong Tiếng Anh. Nguyên âm sau: “u”, “ư”, “ô”, “ơ” trong TV. Theo tiêu chuẩn 3 (tròn- dẹt) có thể chia thành 2 nhóm: Nguyên âm tròn: “u”, “ô”, “o” trong TV. Trang 8 Mặt chức năng xã hội Tiểu luận ngôn ngữ Nguyên âm dẹt: “i”, “ê”, “ơ” trong TV. 3. Các nguyên âm chuẩn: Các âm tố nguyên âm có số lượng vô hạn. Theo các tiêu chuẩn người ta định ra 1 số nguyên âm tiêu biểu lập thành một biểu đồ, từ đó có thể lấy làm căn cứ để tiện cho việc định danh và miêu tả các nguyên âm cụ thể. Biểu đồ nguyên âm chuẩn là 1 tứ giác mà điểm cao nhất của góc trái biểu thị nguyên âm cao nhất và trước nhất, còn điểm cực thấp của góc phải biểu thị nguyên âm thấp nhất và sau nhất. Cũng như vậy, 2 góc còn lại biểu thị những phẩm chất cực đoan của nguyên âm. 4. Các nguyên âm chuẩn hạng thứ: Để phân biệt với 8 nguyên âm chuẩn ban đầu về mức độ tròn môi ta có nguyên âm chuẩn hạng thứ từ (9). Các nguyên âm này phân biệt với 8 nguyên âm chuẩn ban đầu ở chỗ một đằng tròn môi, một đằng không tròn môi. 5. Hình thang nguyên âm quốc tế: Ba vạch đứng biểu thị ba hàng nguyên âm trước, giữa, sau.Bên trái mỗi vạch đứng dành cho ký hiệu của các nguyên âm không tròn, bên phải mỗi vạch đứng là chỗ ghi các nguyên âm tròn.Trên mỗi vạch đứng từ trên xuống dưới lần lượt ghi các nguyên âm cao đến các nguyên âm thấp hơn. 6. Cách miêu tả 1 nguyên âm: Trang 9 [...]... nhau Ngữ âm học đưa ra những cơ sở khoa học để xây dựng âm chuẩn cho một ngôn ngữ, đặt chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân tộc đã có chữ viết từ trước Như vây, chữ viết ra đời sau lời nói, vậy chữ viết phải phụ thuộc lời nói Khi giữa lời nói và chữ viết không có sự phù hợp thì phải cải tiến chữ viết chứ không phải cố tìm cách phát âm theo chữ viết hiện... thừa và phát huy ,học tập lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động + Thúc đẩy quá trình thống nhất ngôn ngữ, chuẩn hóa ngôn ngữ II Phân loại Chữ viết là hệ thống kí hiệu ghi lại ngôn ngữ Ngôn ngữ có hai mặt: ngữ âm và ý nghĩa.Vì vậy, chữ viết cũng có hai loại là: chữ ghi ý và chữ ghi âm 1 Chữ ghi ý a Khái Niệm: Chữ ghi ý là chữ viết cổ nhất của loài người, là loại chữ viết mà mỗi chữ biểu thị một... với chữ ghi ý,số lượng chữ ghi âm tiết ít hơn nhiều,nó tương ứng với số lượng âm tiết trong ngôn ngữ Chữ ghi âm tố : là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tố trong từ Chữ ghi âm tố đầu tiên là chữ ghi phụ âm, các phụ âm biểu thị các căn tố,nguyên âm biểu thị các dạng thức ngữ pháp.Người ta dùng chữ cái để biểu thị phụ âm, vài dấu phụ để biểu thị nguyên âm Giai đoạn tiếp theo là chữ ghi cả phụ âm. .. phụ tố.Những chữ ghi ý này dễ được liên hệ với âm hưởng của các phụ tố b Những bước phát triển của chữ ghi âm: Trang 23 Tiểu luận ngôn ngữ Chữ ghi âm tiết: là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết ở trong từ Chữ ghi âm tiết cổ nhất là chữ Su Me hậu kì(2000 năm trước CN),sau đó là chữ Atsiri- Babilon ,chữ triều tiên và chữ Nhật Bản hiện nay cũng là chữ ghi âm tiết Một số chữ ghi âm tiết trong... người viết Là loại chữ khoa học nhất,thuận lợi nhất Chữ viết ghi âm hiện nay đều đã hoàn thiện đến mức đơn giản nhất Chữ viết ra đời là một sáng tạo kì diệu của con người,trải qua một qua trình phát triển lâu dài ,chữ viết đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong giao tiếp của xã hội loài người Phần III: KẾT Trang 24 LUẬN Tiểu luận ngôn ngữ Ngữ âm và chữ viết có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngữ âm. .. cao-thấp” Nét khu biệt của phụ âm là “tắc, xát, bên, mũi, rung…” Nhưng theo truyền thống nét khu biệt chỉ phân biệt các âm vị, làm nên nội dung của âm vị, còn âm vị mới là đơn vị âm học cơ bản CHƯƠNG III CHỮ VIẾT Trang 20 Tiểu luận ngôn ngữ I Khái niệm Chữ viết là hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các kí hiệu hay các biểu tượng Chữ viết dựa trên ấn tượng... thụ bằng thính giác, và bất kì âm nào được dùng trong lời nói đều là âm tố Phân biệt âm vị và âm tố Trang 18 Tiểu luận ngôn ngữ Âm tố Âm vị Là hình thức thể hiện vật chất của âm Nằm trong âm tố và được thể hiện qua vị, là đơn vị cụ thể, thuộc lời nói âm tố, là đơn vị trừu tượng, thuộc ngôn ngữ Gồm cả những đặc trưng khu biệt và Chỉ gồm những đặc trưng khu biệt không khu biệt Nói đến âm tố là nói đến mặt... Nhận xét : Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống thanh điệu riêng với số lượng khác nhau và xếp theo 1 trật tự riêng VD: TV có 6 thanh điệu nhưng tiếng Thái chỉ có 5 thanh điệu 2 Trọng âm Trang 14 Tiểu luận ngôn ngữ a Khái niệm Là biện pháp âm thanh làm nổi bậy 1 đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn âm tố (âm tiết, từ, ngữ, hoặc đoạn câu) để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ học khác ở cùng cấp độ.Trọng âm là sự nêu... một đơn vị lớn hơn âm tố gọi là những hiện tượng ngôn điệu (những sự kiện siêu đoạn tính) .Âm tiết là đơn vị mang những sự kiện ngôn điệu như thanh điệu và trọng âm Âm tiết là khúc đoạn của âm thanh được cấu tạo bởi hạt nhân, đó là nguyên âm cùng với những Trang 13 Tiểu luận ngôn ngữ âm khác bao quanh đó là phụ âm. Phân loại âm tiết: cần căn cứ vào cách kết thúc âm tiết để phân loại: Âm tiết mở khi tận... đa trong ngôn ngữ âm thanh nhờ đường nét âm điệu riêng Là nét đặc trưng của từng ngôn ngữ: Có thể nói, ngữ điệu cũng như những đặc điểm cú pháp học, hình thái học và các đặc điểm khác là 1 trong những tiêu chí làm cho 1 ngôn ngữ nào đó khác với những ngôn ngữ khác Căn cứ vào ngữ điệu, có thể xác định được người ta đang nói bằng thứ tiếng gì, thậm chí ngay cả khi không nghe rõ từ V Sự biến ngữ âm trong . âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ. Nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Và hình thức âm thanh của ngôn ngữ Trang 1 Tiểu luận ngôn ngữ được gọi là ngữ âm, ngữ. dựng âm chuẩn cho một ngôn ngữ, đặt chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân tộc đã có chữ viết từ trước. Như vây, chữ viết ra đời sau lời nói, vậy chữ. tiện biểu đạt ngôn ngữ không có khả năng giao tiếp. * Sơ đồ Trang 3 Âm thanh của lời nói (ngữ âm) : Bản chất và cấu tạo Âm học Sinh lý học Chức năng xã hội Tiểu luận ngôn ngữ 1. Âm học a. Cao độ

Ngày đăng: 27/07/2015, 23:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w