1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tài chính ngân hàng thực trạng nợ công ở việt nam

28 477 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 190,5 KB

Nội dung

Nguồn vốn cho đầu tư công bắt nguồn từ các khoản thu của ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồng tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước Tín dụng nhà nước: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức và cơ quan thừa hành của chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Thu thuế: Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới , không phân biệt chế độ chính trị. Khoản thu này được xây dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân với nhà nước. Phí và lệ phí là một nguồn thu thường được đề cập đầu tiên trong các nguồn thu vốn có của NSNN vì nó trực tiếp gắn với chức năng cung cấp hàng hóa công.

Trang 1

I TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VN

1 Nguồn vốn, đối tượng và vai trò của đầu tư công

1.1 Nguồn vốn cho đầu tư công:

Nguồn vốn cho đầu tư công bắt nguồn từ các khoản thu của ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân

phối các nguồng tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nướcnhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước

Tín dụng nhà nước: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước

ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc cáckhoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quyđịnh của pháp luật

ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ

và cho vay với điều kiện ưu đãi ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nướcđang và kém phát triển được các cơ quan chính thức và cơ quan thừa hành của chínhphủ hoặc các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ

Thu thuế: Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại hầu hết các quốc gia

trên thế giới , không phân biệt chế độ chính trị Khoản thu này được xây dựng trên

cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân với nhà nước

Phí và lệ phí là một nguồn thu thường được đề cập đầu tiên trong các nguồn thu

vốn có của NSNN vì nó trực tiếp gắn với chức năng cung cấp hàng hóa công

1.2 Đối tượng của đầu tư công:

Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội,môi trường, quốc phòng, an ninh;

Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn

vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửachữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp

Trang 2

Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệpđược hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ

1.3 Vai trò của đầu tư công:

Vai trò đầu tư công ở Việt Nam gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo củakinh tế nhà nước nói chung và vai trò bà đỡ của bàn tay nhà nước nói riêng trongquá trình CNH-HĐH theo yêu cầu phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội

Thúc đẩy quá trình CNH-HĐH, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội:

Đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơcấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu thìđầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và góp phầnbảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua các gói kích cầu của Chính phủ

Định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia

Gia tăng tổng cầu của xã hội: Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư

của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên củađầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng

Gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế: Đầu tư công làm tăng năng lực sản

xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống cho phép tiêu dùng tăng.Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất phát triển và làm kinh tế- xã hội phát triển

Đầu tư mồi, tạo cú huých và duy trì động lực tăng trưởng: Đầu tư công định vị

và củng cố nền kinh tế của VN trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế Tạo niềmtin và động lực cho các nguồn đầu tư khác vào VN góp phần tăng trưởng kinh tế

Tạo việc làm cho xã hội

Trang 3

2 Hạn chế của đầu tư công và những nguyên nhân gây kém hiệu quả: 2.1 Hạn chế của đầu tư công:

Điểm lại từ ngày triển khai công cuộc đổi mới tới nay, nền kinh tế nước ta đã trảiqua nhiều đợt đầu tư "theo phong trào", nhiều "hội chứng đầu tư" đã xuất hiện Nào

là đua nhau đầu tư xây dựng nhà máy bia, thuốc lá, tiếp đến là xi măng lò đứng, míađường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn, đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khucông nghiệp và khu kinh tế, kể cả kinh tế cửa khẩu Kế đến là bột giấy, cán thép,thủy điện nhỏ và vừa, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị, "tận thu" khoáng sản, trường đạihọc, sân golf rồi sân bay

2.1.1 Hiệu quả đầu tư thấp

Với hệ số hiệu quả vốn đầu tư (ICOR) cho khu vực nhà nước giai đoạn

2000-2007 lên tới 7,8 - cao hơn nhiều so với mức trung bình 5,2 của nền kinh tế, đầu tưcông chẳng những chưa hoàn thành được vai trò “bã đỡ “ cho nền kinh tế mà còn trởthành “gánh nặng” khiến nợ công gia tăng và kéo theo lạm phát

Nghiên cứu thực nghiệm của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chothấy, chỉ số ICOR khu vực Nhà nước cao gấp đôi so với khu vực kinh tế ngoài Nhànước Một ví dụ rõ nét là năm 2007, để tạo thêm một đồng GDP, khu vực kinh tếNhà nước, trong đó có đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước phải mấttới 8,1 đồng vốn trong khi khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chỉ tốn 3,7 đồng vốn.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) công bố, 6 tháng đầu năm 2011 cả nước

đã có thêm 6.731 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được khởi công, tăng gần1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái Trong khi đó, số dự án hoàn tất và đưa vàokhai thác chỉ là 4.693 Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thựchiện từ nguồn ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2011 là 131.364 tỉ đồng,tăng gần 24% so với cùng kỳ năm trước Những con số này cho thấy: Mặc dù Chínhphủ quyết tâm thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công để chống lạm phát, nhưng

Trang 4

số dự án đầu tư công mới được triển khai thực hiện trong những tháng đầu năm nayvẫn tăng mạnh.

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong 10 năm qua, đầu tư củaNhà nước chiếm gần 46% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Cơ cấu đó cho thấy, vốn đầu

tư của Nhà nước là quan trọng nhất Tài trợ cho đầu tư công là ngân sách Theothống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tính cả trái phiếu Chính phủ thì bội chi ngânsách lên tới 9,7% GDP và 8,7% GDP trong hai năm 2009 và 2010, cao hơn rất nhiều

so với con số chính thức khoảng 5% GDP Trong khi đó, hiệu quả đầu tư nhà nướclại không cao so với các loại hình đầu tư khác

2.1.2 Đầu tư dàn trải

Thời gian vừa qua, do tình trạng đầu tư dàn trải, sai đối tượng hay cùng lúc triểnkhai quá nhiều các dự án vượt quá khả năng cân đối của nền kinh tế nên rất nhiềucông trình đầu tư dở dang, thời gian hoàn thành và đưa vào sử dụng bị kéo dài Hệquả là nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong 4 năm tới phải ở mứctrên 500 ngàn tỷ đồng, trong khi Quốc hội chỉ cho phép mỗi năm phát hành 45 ngàn

tỷ đồng Như vậy, sẽ có rất nhiều dự án bị “treo” lại trong những năm tới

Tổng hợp số liệu từ 63 tỉnh thành cho thấy có tới 638 dự án có sử dụng vốn ngânsách không thuộc đối tượng được khởi công mới trong năm 2011 nhưng vẫn được

bố trí 1.763 tỷ đồng để thực hiện Ngoài ra, có đến 2000 dự án khác sử dụng vốn củangân sách địa phương không thuộc đối tượng được khởi công mới trong năm 2011vẫn chưa được cắt giảm Thậm chí, nhiều dự án đáng lẽ phải cắt giảm nhưng khobạc nhà nước tại tỉnh, thành đã tiến hành giải ngân sớm hoặc địa phương cố tình xinkhông cắt giảm đối với các dự án đã khởi công

Chính vì sự đầu tư dàn trải, cùng một lúc triển khai thực hiện quá nhiều dự án,tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đang triển khai xây dựng vượt quá khả năngcấp vốn của nền kinh tế dẫn đến tình trạng đầu tư công kém hiệu quả

Trang 5

2.1.3 Chất lượng công trình thấp, tiến độ chậm, kéo dài

Qua kết quả giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2010 của Bộ KHĐT công

bố mới đây, thì tình trạng chậm tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn nhà nước cònkhá lớn, dù so với các năm trước đã giảm nhiều Cụ thể, trong số 34.607 dự án đangthực hiện đầu tư, thì có tới 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số dự án thựchiện trong kỳ

Điều đáng nói là trong số này có nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng quantrọng, có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây (tỉ lệ dự án chậm tiến độ năm

2009 là 16,9%, năm 2008 là 16,6% và 2007 là 14,8%)

2.1.4 Lợi ích nhóm, cục bộ, tư duy nhiệm kỳ

Do cơ chế và lợi ích cục bộ địa phương, tỉnh nào cũng muốn trở thành một thựcthể kinh tế "hoàn chỉnh" nông - công nghiệp - dịch vụ, kèm theo là trường đại học,bến cảng, sân bay, khu kinh tế mặc dầu không hội đủ điều kiện

Công nghiệp hóa đất nước không có nghĩa là tỉnh nào, huyện nào cũng côngnghiệp hóa mà cần có sự phân công lao động hợp lý phù hợp với lợi thế của từngvùng Trong khi đó, sự liên kết và quy hoạch vùng còn xa mới đáp ứng yêu cầu làmcho nguồn lực bị phân tán, trùng chéo, hiệu quả thấp, nền kinh tế nước nhà đã yếucàng yếu thêm Sở dĩ có tình trạng này một phần do sự lẫn lộn khái niệm, một phầnkhác do tâm lý địa phương chủ nghĩa, căn bệnh nhiệm kỳ và nhất là cách đánh giáthành tích, phân bổ ngân sách và vốn đầu tư từ trung ương đã thúc đẩy cuộc chạyđua về dự án, công trình, tốc độ tăng trưởng "GDP tỉnh-thành"

2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:

2.2.1 Về cơ chế chính sách và thủ tục:

Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lýđầu tư xây dựng cơ bản, nhằm tạo cơ sở pháp lý trong điều hành và quản lý dự án.Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phù

Trang 6

hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc áp dụng rất khác nhau, gây khó khăn choviệc hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dựán: Công tác chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện các bước (Giám sát thi công, lập

hồ sơ mời thầu, kiểm toán, ) phải thực hiện đúng quy trình quy định của Luật, mấtnhiều thời gian

Việc phân cấp, phân quyền đầu tư cho các địa phương, cơ sở kinh tế mà thiếu sựkiểm soát lại gây ra tình trạng đầu tư dàn trải trầm trọng hơn, đôi khi đầu tư không

vì mục đích kinh tế Địa phương đua nhau xây dựng công nghiệp tràn lan (xây dựngnhà máy đường, luyện cán thép, xi măng, cảng biển, ), phá vỡ quy hoạch và cơ cấucủa nền kinh tế

Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án vẫn chưa hợp lý: Việc phân bổ vốn chocông trình chưa tính đến công tác bồi thường, tái định cư đến khi khai triển đầu tưxây dựng bị vướng thì mới bắt đầu tính đến; đa số các dự án đều vượt thời gian cânđối vốn theo quy định Từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngânvốn đầu tư, đều kéo dài thời gian đầu tư của dự án gây lãng phí và kém hiệu quả.Công tác quy hoạch: Triển khai chưa kịp thời, chưa theo kịp với quá trình thayđổi của các yếu tố khách quan Một số quy hoạch ngành, sản phẩm quan trọng cònchưa được tiến hành xây dựng hoặc đang trong quá trình nghiên cứu; chất lượng một

số dự án quy hoạch chưa cao chưa có tầm nhìn xa, một số công trình đề ra trong quyhoạch còn mang tính giải quyết tình thế

Chính sách đầu tư chỉ quan tâm đến các dự án đầu tư mới, không quan tâm đếncông tác bảo dưỡng, vận hành để khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư công Cáccông trình được đầu tư luôn cần một lượng chi phí thường xuyên để vận hành và bảodưỡng Thế nhưng thời gian qua, Việt Nam chưa chú trọng đúng mực cho chi vậnhành và bảo dưỡng Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triểnđược soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công Hậu

Trang 7

quả là trong một số ngành, phần lớn các công trình qui mô lớn không mang lại hiệuquả do thiếu duy tu, bảo dưỡng.

2.2.2 Về phía đơn vị đầu tư:

Điều kiện năng lực hoạt động, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư, Ban quản

lý, đơn vị tư vấn chưa phù hợp với các quy định của nhà nước, còn hạn chế, việcquản lý chưa thường xuyên, chưa kiên quyết, còn nể nang, chưa cập nhật hoặc nắmbắt hết các quy định mới của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, sự kiểm tra giámsát của các ngành chức năng chưa được thường xuyên liên tục, dẫn đến công táctham mưu, điều hành chưa sát với thực tế, chưa phát hiện những sai sốt trong quátrình đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời

Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng tham nhũng đã xà xẻo nguồn vốn đầu tư Cónhiều ý kiến phản ảnh, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công, thường tập trung ởgiai đoạn thực hiện đầu tư Đối với giai đoạn lập và phê duyêt kế hoạch đầu tư chưađược phát hiện nhiều, tuy nhiên đây lại là then chốt Giám sát đầu tư công phải đượcthực hiện trên cơ sở qui định của pháp luật, tuy nhiên, vấn đề là ý chí của nhà quản

lý có quyết tâm thực hiện việc giám sát để đảm bảo đầu tư công một cách hiệu quả,chống tham nhũng, lãng phí hay không

3 Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam

3.1 Tình hình nợ công ở Việt Nam

Việt Nam mở cửa kinh tế được 25 năm và đã đạt được những bước phát triểnvượt bậc Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32.7

tỷ USD năm 2001 lên 201 tỷ USD năm 2010 Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhómcác nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặtbằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông nghiệp thô

và công nghiệp nhẹ là chủ yếu Do đó, hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay

nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói chung la một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn

Trang 8

rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từcác tổ chức đơn phương, đa phương trên thế giới để phát triển nề kinh tế hơn nữa.

Quy mô nợ công

Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ

144 USD Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tươngđương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ côngtrên trung bình Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đãtăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm Nếu tiếp tục với tốc

độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượtquá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng nợ công gầnđây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%) Nợ công đạt trên 100% GDP là một con

số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộcnhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam

Cơ cấu nợ công

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm tất

cả các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địaphương Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 - 2010 gồm nợ chính phủ chiếm78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Trong

nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1% Trong nợnước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm

nợ chính phủ chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chínhquyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%,trong đó có 85% là ODA

Tình hình nợ công

Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu

Trang 9

như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ratrên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần quacác năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn 6,53% năm 2010 Trong khi đó, quy môcủa các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm;mặt khác, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập nhưchậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự ánđầu tư Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.

3.2 Một số đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam

Phát triển nội lực nền kinh tế

Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượnggiá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệucho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành côngnghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu đượcnhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thô hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiếnthương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sảnphẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới

Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả

- Công khai, minh bạch về tài chính

Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quảntrị công nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản trị nợ công Theohướng dẫn quản lý nợ công của IMF (2003) cũng như Cẩm nang minh bạch tàikhóa (2007), cần đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơ bản như sau:

Thứ nhất, xác định rõ vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của Chính

phủ Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạchđịnh và thực thi chính sách tài khóa

Thứ hai, khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của

Trang 10

khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế; chính sách và vai trò quản lý của khuvực công phải rõ ràng và được công bố công khai.

Thứ ba, về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng

cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọncác công cụcần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ(nếu luật không quy định rõ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững; thiếtlập và kiểm soát cơ quan/tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặcnằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ

Thứ tư, luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh Luật cũng

phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹchứng khoán không bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ Tất

cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tracủa Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công

bố đầy đủ cho công chúng Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phảixác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển

nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và công khaicho công chúng

Ngoài ra, cần đảm bảo rằng thông tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiệntại và dự tính cho tương lai Điều này hết sức cần thiết vì thông tin công khai về nợcòn nhằm tăng cường khả năng can thiệp và phòng ngừa tình huống xấu xảy ra

- Cải cách hành chính

Việc cải cách hành chính nhà nước cần được thực hiện trên tất cả các nội dung:Thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối vớihoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hànhchính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến,

Trang 11

phản hồi của người dân Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giảnhóa và thông tin đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của bộ, địa phương để tạothuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồngthời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hànhchính Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằmtạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụhành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động ngân hàng, cụ thể:

+ Về hoạt động kiểm toán: Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý

nợ hàng năm

+ Về hoạt động ngân hàng: Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng cán

bộ tín dụng Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyênmôn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo

hợp đồng và văn hoá kinh doanh Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩnhoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khácnhững cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếukiến thức chuyên môn nghiệp vụ

Thay đổi cơ cấu nợ công

Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợtrong nước nhiều hơn nữa Để thay đổi cơ cấu nợ công, Chính phủ Việt Nam nênphát hành trái phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn Để nâng cao chất lượngcác đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suấtphù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư

Kiểm soát nợ công ở mức an toàn

Để kiểm soát nợ công ở mức an toàn, cần phải xác định được đâu là mức an

Trang 12

toàn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/GDP và nợ nước ngoài/GDP).Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ công Đó là: nợchính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nềnkinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy nhữngnước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp Ví dụ:Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Thái Lan(1996) chỉ có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%

Sử dụng hiệu quả nợ công

Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:

- Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý Vay nợ công phải được chi chođầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ Chỉ những dự án thực sự đem lạihiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện Tăng cường thanh tra,giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạng tham nhũng, quan liêu

- Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa đượcnhững nhà thầu có năng lực nhất Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu tráchnhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước

- Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán

bộ trong các doanh nghiệp nhà nước

4 Khó khăn khi cắt giảm đầu tư công:

Tính đến ngày 26.8.2011, tất cả các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phươngđều đã thực hiện và có báo cáo về kết quả cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư trong kếhoạch năm 2011 Cả nước đã thực hiện ngừng khởi công mới, cắt giảm, điều chuyểnvốn của 2.103 dự án với tổng số vốn là 6.532,7 tỷ đồng Điểm mới đáng lưu ý là,theo Tổng cục Thống kê, những ước tính ban đầu về hiệu quả đầu tư sau loạt chínhsách cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ nhiều dự án đầu tư công đã cho thấy dấu hiệutốt hơn Nếu loại trừ yếu tố giá, khối lượng đầu tư thực chất là giảm, trong khi hiệu

Trang 13

quả đầu tư thông qua tỷ lệ đầu tư so với GDP và tốc độ tăng trưởng GDP có sự cảithiện Tuy nhiên, trong khi nhiều bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chủtrương cắt giảm đầu tư công, thì đến nay, vẫn còn một số bộ, ngành, tỉnh, thành phốchần chừ không thực hiện cắt giảm, thậm chí vẫn bố trí vốn cho cả những dự án khởicông mới không thuộc đối tượng Nghị quyết 11

Tuy nhiên, cần chú ý tới mặt trái phát sinh khi cắt giảm đầu tư công không nêncứng nhắc quá trong cắt giảm, nhất là với các dự án đã hoàn thành tới 70 - 80%,thậm chí 90% Trường hợp dự án dở dang chưa thể làm tiếp, cần chọn điểm dừng thicông thích hợp, tiện cho việc nghiệm thu, thanh toán, hạn chế chi phí phát sinh vàkhó khăn đối với dân cư trên địa bàn, nhất là các dự án giao thông Người lao độngxây dựng, các doanh nghiệp và nhà thầu chia sẻ khó khăn chung, lên phương án tìmthêm việc làm, bảo toàn đội ngũ, nhất là thợ lành nghề, để khi có điều kiện, tiếp tụcphát huy tay nghề theo đúng sở trường Cắt giảm đầu tư công có ảnh hưởng nhấtđịnh đến mức tăng trưởng và lợi ích của ngành, địa phương, doanh nghiệp Do đó,phải thực hiện một cách khách quan và triệt để trên cơ sở lợi ích chung, không đểcác biểu hiện chạy vạy, xin - cho, tư tưởng cục bộ chi phối và tránh làm phong trào

Như vậy, việc cắt giảm đầu tư công không hề dễ dàng do: thứ nhất, nhu cầu thực

tế cao về vốn đầu tư phát triển ở nhiều địa phương và đơn vị là có thực; thứ hai, sự

phân cấp mạnh quản lý nhà nước cho các địa phương và việc cắt giảm lại do chính

các địa phương thực hiện theo hướng dẫn chung của cơ quan chức năng; thứ ba,

việc phân cấp đầu tư cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước đã

không đi kèm với một cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; thứ tư, các tiêu chí hướng

dẫn cắt giảm đầu tư công chưa thật cụ thể, nhất là tiêu chí về hiệu quả của dự án đầu

tư Hơn nữa, việc đánh giá hiệu quả lại giao cho chính chủ đầu tư, là các bộ, địaphương, tập đoàn và tổng công ty nhà nước thực hiện, không có sự tham gia của các

tổ chức độc lập và sự giám sát xã hội

Trang 14

5 Các biện pháp tái cấu trúc đầu tư công và nợ công:

Các giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém hiện nay của đầu tư công tại VN:

Thứ nhất, giảm quy mô đầu tư và đầu tư công cho phù hợp với sức của nền kinh tế,

từ bỏ mô hình tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư và gia công sảnxuất, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu

Thứ hai, giảm thu, giảm chi, tái cơ cấu thu chi ngân sách, thay đổi cơ cấu chi tiêu

ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh” và đồng thời tăngcường chức năng “nhà nước phúc lợi”

Thứ ba, đổi mới phân bổ đầu tư công, gắn với tài chính công, và tái cấu trúc nền

kinh tế bắt đầu với chính sách tài khóa, quan trọng nhất là kỷ luật tài khóa

Thứ tư, sửa Luật Ngân sách 2002, ban hành và hoàn thiện Luật Đầu tư công, tiến tới

Luật Ngân sách hàng năm, cải cách thể chế để khắc phục tình trạng thể chế đi sautăng trưởng kinh tế

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Quy hoạch cần tôn trọng tính tự

phát triển của địa phương nhưng cũng cần phải hướng về sự phát triển tổng thể nềnkinh tế

Thứ sáu, cần sửa đổi cơ chế phân cấp ngân sách, phân cấp đầu tư, tăng cường hơn

vai trò tổng cân đối chung của Chính phủ

Thứ bảy, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, bằng cách giảm quy mô và tăng hiệu quả

của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cần xác định lại vai trò kinh tế củaNhà nước, giới hạn hoạt động của DNNN, buộc các doanh nghiệp này phải cạnhtranh bình đẳng thông qua đẩy mạnh cổ phần hóa, chấm dứt tình trạng đầu tư ngoàingành…

Thứ tám, đổi mới cơ chế tín dụng, kể cả vay nước ngoài để cho vay lại, kết hợp với

đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại

Ngày đăng: 27/07/2015, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w