Nghiên Cứu Thị Trường Thịt Heo Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Khái niệm về thị trường 4
1.2.5 Đường cầu thị trường 8
1.2.6 Độ co dãn của cầu theo giá 8
1.2.6.1 Khái niệm 8
1.2.6.2 Công thức tính 9
1.2.7 Độ co dãn tại các điểm trên đường cầu 10
1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu theo giá 11
1.2.9 Một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến cầu 12
1.2.9.1 Giá của hàng hóa liên quan 12
1.2.9.2 Thu nhập của khách hàng 13
1.2.9.3 Thị hiếu của người tiêu dùng 13
1.3.5 Đường cung thị trường 17
1.3.6 Độ co dãn của cung theo giá 17
1.3.7 Một số các yếu tố có ảnh hưởng đến cung 18
1.3.7.1 Công nghệ 18
Trang 21.3.7.2 Giá cả các yếu tố đầu vào 18
1.3.7.3 Chính sách vĩ mô 18
1.3.8 Sự dịch chuyển của đường cung 18
1.4 Sự cân bằng giữa cung và cầu 19
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THỊT HEO TẠI TP.HCM 21
2.1 Đặc điểm của ngành chăn nuôi heo 21
2.2 Đặc điểm của mặt hàng thịt heo 22
2.3.2.4 Thị hiếu của người tiêu dùng 26
2.3.2.5 Giá cả của hàng hóa liên quan 27
2.3.2.6 Yếu tố mùa vụ 27
2.3.3 Mô hình kinh tế lượng về hàm cầu 27
2.3.3.1 Mô hình hồi quy 28
2.3.3.2 Phân tích các biến trong mô hình 28
2.4.1 Hệ thống chăn nuôi heo tại Tp HCM 40
2.4.2 Tình hình phát triển đàn heo 41
2.4.3 Hệ thống chuồng trại 43
2.4.4 Thú y 43
2.4.5 Tình hình sản xuất thức ăn cho heo 44
2.4.6 Hiệu quả của việc chăn nuôi heo 46
Trang 32.4.7 Tình hình giết mổ 49
2.4.8 Tình hình phân phối thịt heo 51
2.4.9 Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh, giết mổ và vận chuyển gia súc 53
2.5 Một số nhận xét chung về thị trường thịt heo tại Tp HCM 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT HEO TRONG THỜI GIAN TỚI 57
3.1 Một số quan điểm định hướng cơ bản đối với thị trường thịt heo tại Tp HCM trong thời gian tới 57
3.2 Một số giải pháp nhằm định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới 58
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thịt 59
3.2.2 Nhóm giải pháp hạ giá thành sản phẩm 61
3.2.3 Nhóm giải pháp định hướng tiêu thụ 62
3.2.4 Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung 63
KẾT LUẬN 65
Trang 4DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Biểu cầu cà phê tại một địa phương 7
Bảng 2: Biểu cung cà phê tại một địa phương 16
Bảng 3: Lượng cầu về thịt gia súc, gia cầm tại Tp HCM từ 1998 đến 2003 22
Bảng 4: Thu nhập (GDP) và lượng cầu thịt heo tại Tp HCM qua các năm 25
Bảng 5: Dân số và sự phát triển dân số ở Tp HCM qua các năm 26
Bảng 6: Mô tả các biến 30
Bảng 7: Số mẫu ở từng quận 31
Bảng 8: Một số đặc điểm về các hộ gia đình 32
Bảng 9: Số hộ phân theo sở thích các loại thịt heo, bò, gà, vịt 33
Bảng 10: Số hộ phân theo sở thích các dạng thịt heo 33
Bảng 11: Các mặt hàng được các hộ sử dụng thay thế cho thịt heo 34
Bảng 12: Số hộ sử dụng các sản phẩm từ thịt heo 34
Bảng 13: Số hộ phân theo sở thích các loại thịt heo 35
Bảng 14: Nơi mua thịt heo của các hộ gia đình 36
Bảng 15: Kết quả hồi qui hàm cầu thịt heo 36
Bảng 16: Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp và thủy sản 1995–2004 39
Bảng 17: Một số chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi heo 41
Bảng 18: Đàn heo của Tp HCM từ 1999 – 2004 42
Bảng 19: So sánh đàn heo thịt và lượng heo kiểm soát giết mổ tại Tp HCM 42
Bảng 20: Giá TĂGS tại một số thời điểm 45
Bảng 21: Hiệu quả kinh tế của một trang trại nuôi 100 con heo 46
Bảng 22: Công suất của các hệ thống giết mổ gia súc tại Tp HCM 50
Trang 5DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Các đường cầu 8
Hình 2: Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường 8
Hình 3: Các đường cầu với độ co dãn khác nhau 10
Hình 4: Độ dốc, giá và lượng cầu thay đổi dọc theo đường cầu 11
Hình 5: Sự dịch chuyển của đường cầu 14
Hình 6: Các đường cung 16
Hình 7: Đường cung thị trường 17
Hình 8: Sự dịch chuyển của đường cung 19
Hình 9: Sự cân bằng giữa cung và cầu 19
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Thịt heo là một trong những thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) – nơi có dân số khoảng 6 triệu dân cùng một lượng lớn khách vãng lai và dân di cư tự do đến kiếm sống Do đó, lượng cầu thịt heo tại đây rất lớn Chính vì vậy mà trong những năm qua thị trường thịt heo ở đây đã diễn ra hết sức phức tạp Một số vấn đề yếu kém như ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ lây truyền bệnh… đã trở nên bức xúc, cần phải được giải quyết triệt để Mặc dù chính quyền thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp tác động đến thị trường này, nhằm hướng nó phát triển theo hướng hiện đại, hạn chế những tiêu cực, song vẫn không thể kiểm soát được sự bất ổn
Ngoài ra, theo kế hoạch phát triển đề ra đến năm 2010, Tp HCM phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính, thương mại của cả nước và trong khu vực Để đạt được mục tiêu này, một trong những việc phải làm là phát triển thị trường các loại thực phẩm (trong đó có thị trường thịt heo) theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp đảm bảo các yêu cầu của một đô thị văn minh và an toàn thực phẩm cho người dân thành phố cũng như du khách nước ngoài
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu thị trường thịt heo nhằm tìm ra những đặc điểm, nguyên nhân yếu kém… để từ đó đưa ra những giải pháp tác động hợp lý là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng
đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Thị Trường Thịt Heo Tại
Thành Phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề
nêu trên
Mục tiêu chung của đề tài này nhằm tìm hiểu tình hình cầu – cung thịt heo tại Tp.HCM nhằm xác định hướng sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới Phạm
Trang 7vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu chú trọng vào các vấn đề thuộc về cầu – cung thịt heo trên địa bàn Tp HCM
Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Tìm hiểu đặc điểm, thói quen tiêu dùng thịt heo của người dân Tp HCM
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại Tp HCM - Phân tích, đánh giá tình hình cung thịt heo
- Đưa ra một số giải pháp mang tính gợi mở về mặt chính sách nhằm định hướng sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới
Đề tài này sẽ sử dụng lý thuyết về cầu – cung, các phương pháp kinh tế lượng để phân tích, xác định các nhân tố chủ yếu tác động đến cầu, cung thịt heo Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra bảng câu hỏi - Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp mô hình kinh tế lượng
Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ các cơ quan chức năng như: Cục Thống kê, Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thương mại… Các số liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách điều tra mẫu tại các chợ đầu mối, siêu thị, người tiêu dùng
Thị trường bao gồm hai yếu tố cấu thành cơ bản là cung và cầu Về phía cầu sẽ được phân tích phần định tính dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được; phần định lượng được phân tích dựa trên số liệu điều tra mẫu thực tế Về phía cung, do giới hạn về khả năng và tài chính, đề tài chỉ đề cập đến phần phân tích thực trạng dựa trên các số liệu thứ cấp mà không phân tích phần định lượng
Trang 8CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về thị trường
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường được các nhà kinh tế học đưa ra Theo David Begg trong cuốn Economics:
“Thị trường là sự biểu hiện ngắn gọn cho quá trình theo đó mọi quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu thụ các hàng hóa thay thế nhau, quyết định của các hãng về sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào; quyết định của người lao động về việc làm bao nhiêu và làm cho ai được hoà hợp do sự điều chỉnh của giá cả” (A market is a shorthand expression for the process by which households’
decisions about consumption of alternative goods, firms’ decisions about what and how to produce, and workers’ decisions about how much and for whom to work are reconciled by adjustment of prices)
Theo Robert S Pindyck và Daniel L Rubinfeld trong cuốn icroeconomics:
“Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi” (A market is a collection of buyers and sellers,
that interact, resulting in the possibility for exchange)
Tuy nhiên, định nghĩa được nhiều người chấp nhận là: “Thị trường là những sự thỏa thuận mà thông qua đó người bán và người mua liên hệ, tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ”
Thị trường có thể là nơi người bán và người mua tiếp xúc trực tiếp (chợ đầu mối nông sản, cửa hàng thời trang) Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào người bán và người mua cũng phải tiếp xúc trực tiếp với nhau Ở một số thị trường (như thị trường chứng khoán chẳng hạn) hoạt động mua, bán chủ yếu thông qua những người trung gian Trong các siêu thị, người mua sẽ lựa chọn hàng hóa đã
Trang 9được niêm yết giá sẵn Tại các cuộc bán đấu giá người bán đóng vai trò bị động, người mua sẽ đấu giá với nhau để xác định giá của hàng hóa
Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế, thông qua nó các đơn vị trong nền kinh tế mới tương tác với nhau Khi một người nào đó tiến hành mua hoặc bán hàng hóa thì anh ta phải giao dịch với một đơn vị kinh tế khác trên thị trường
Nói đến thị trường ta nghĩ ngay đến cầu, cung Phân tích cầu – cung là một
công cụ hữu hiệu có thể được áp dụng để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế quan trọng
1.2 Cầu
1.2.1 Khái niệm
Cầu là lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
Cầu khác với nhu cầu Nhu cầu là những ước muốn vô hạn của con người Còn khi nói đến cầu, ta phải nghĩ đến hai yếu tố cơ bản của nó là khả năng mua và sự sẵn lòng mua Ví dụ, nếu một người nào đó muốn có một chiếc xe hơi (có nhu cầu), nhưng không có đủ tiền thanh toán, thì cầu của anh ta về xe hơi bằng không Ngược lại, giả sử anh ta có đủ tiền, nhưng lại không muốn mua thì cầu về xe hơi của anh ta cũng bằng không
Trong thực tế, lượng cầu của một loại hàng hóa hay dịch vụ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: giá cả của bản thân hàng hóa đó (P), giá cả hàng hóa có liên quan (Pr), thu nhập của người tiêu dùng (I), thị hiếu của người tiêu dùng (T), dân số (N)… Do đó nếu biểu diễn lượng cầu dưới dạng hàm số, nó sẽ là hàm nhiều biến:
QD = f(P, Pr, I, T, N,…)
Trang 10Cần phân biệt giữa hai khái niệm cầu và lượng cầu Lượng cầu là lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở một mức giá cụ thể trong một thời gian nhất định Còn cầu không phải là một số lượng cụ thể, nó thể hiện toàn bộ mối liên hệ giữa lượng cầu và giá Hay nói khác hơn, cầu diễn tả hành vi của người mua ở tất cả các mức giá
1.2.2 Luật cầu
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá của một mặt hàng tăng lên thì lượng hàng hóa được cầu giảm Ngược lại, khi giá của một mặt hàng giảm xuống thì lượng hàng hóa được cầu tăng lên Như vậy, giữa giá cả và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến Điều này có thể được giải thích bằng hai lý do sau:
- Khi giá của một hàng hóa giảm gây ra hai tác động Thứ nhất, nó làm tăng khả năng mua thật sự của người tiêu dùng; với một mức thu nhập không đổi, họ vẫn có thể mua được nhiều hàng hơn (tác động thu nhập) Thứ hai, họ sẽ tiêu thụ nhiều hơn hàng hóa nào trở nên rẻ hơn và tiêu thụ ít hơn hàng hóa nào trở nên mắc hơn một cách tương đối (tác động thay thế)
- Ngược lại, khi giá của một hàng hóa tăng cũng gây ra hai tác động Thứ nhất, nó làm giảm khả năng mua thật sự của người tiêu dùng; với một mức thu nhập không đổi, họ sẽ mua được ít hàng hơn (tác động thu nhập) Thứ hai, họ sẽ tiêu thụ ít hơn hàng hóa nào trở nên mắc hơn và tiêu thụ nhiều hơn hàng hóa nào trở nên rẻ hơn một cách tương đối (tác động thay thế)
1.2.3 Biểu cầu
Lượng cầu của một loại hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố Giả sử các yếu tố khác không đổi, ta thấy rằng lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến với giá cả Việc trình bày mối quan hệ này dưới hình thức bảng biểu gọi là biểu cầu Sau đây là ví dụ về biểu cầu cà phê tại một địa phương:
Trang 11Bảng 1: Biểu cầu về cà phê tại một địa phương
Đường cầu là hình thức diễn tả mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của một loại hàng hóa bằng đồ thị Nó cho ta biết phản ứng của người tiêu dùng đối với giá cả
Trục tung chỉ giá hàng hóa (P), tính bằng tiền trên mỗi đơn vị hàng Trục hoành chỉ số lượng hàng hóa (Q), tính bằng số lượng trong mỗi thời kỳ
Nếu lượng cầu được trình bày trong mối tương quan với giá của chính hàng hóa đó thì phương trình đường cầu có dạng: QD = f(P) Cụ thể, ở dạng tuyến tính, phương trình đường cầu là: QD = a + bP với b < 0
Do giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến nên các đường cầu có độ nghiêng dốc xuống từ trái qua phải (điều này đúng với hầu hết các mặt hàng) Tuy nhiên, hình dạng của đường cầu không nhất thiết phải là đường thẳng mà có thể là đường cong hoặc đường gấp khúc
Trang 121.2.5 Đường cầu thị trường
Đường cầu thị trường chính là tổng các đường cầu cá nhân trong thị trường đó Ở mỗi mức giá, lượng cầu của thị trường bằng tổng lượng cầu của mỗi cá nhân
Trên đồ thị, đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang lượng cầu của tất cả người tiêu dùng Do các đường cầu cá nhân có dạng dốc xuống, nên đường cầu thị trường cũng có dạng dốc xuống Tuy nhiên, đường cầu thị trường không nhất thiết phải là đường thẳng, mặc dù các đường cầu cá nhân đều là đường thẳng
Hình 2: Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường
1.2.6 Độ co dãn của cầu theo giá 1.2.6.1 Khái niệm
Hình dạng dốc xuống của đường cầu cho ta thấy rằng lượng cầu tăng lên khi giá của hàng hóa giảm Một câu hỏi được đặt ra là: lượng cầu sẽ tăng bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sử dụng công cụ độ co dãn
Độ co dãn là chỉ tiêu đo lường mức độ nhạy cảm của biến số này so với một biến khác Nó cho thấy phần trăm thay đổi của biến số này khi biến khác thay đổi 1%
Độ co dãn của cầu theo giá là chỉ tiêu đo lường mức độ nhạy cảm của lượng hàng hóa mà người mua muốn mua đối với sự thay đổi của giá chính hàng hóa
Trang 13đó Nó cho biết lượng cầu của một loại hàng hóa sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm khi giá của chính hàng hóa đó thay đổi 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Hay nói khác hơn, nó cho chúng ta thấy thái độ của người tiêu dùng đối với sự thay đổi của giá cả
Có ba trường hợp của cầu co dãn theo giá:
- Co dãn nhiều: khi tỷ lệ phần trăm giảm trong lượng cầu lớn hơn tỷ lệ phần
trăm tăng của giá
- Co dãn ít: khi tỷ lệ phần trăm giảm trong lượng cầu ít hơn tỷ lệ tăng của giá
- Co dãn đơn vị: khi tỷ lệ phần trăm giảm trong lượng cầu bằng với tỷ lệ tăng
của giá
1.2.6.2 Công thức tính
Để tính độ co dãn của cầu theo giá, người ta dùng hệ số co dãn của cầu theo giá
Gọi EDP là hệ số co dãn của cầu theo giá
% biến đổi của giá % biến đổi của lượng cầu EDP =
Hoặc:
Do giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến (khi giá hàng hóa tăng, số lượng hàng được cầu giảm), nên ΔQ/ΔP là số âm Và do đó, từ công thức (1) ta thấy rằng EDP sẽ luôn luôn âm Để đơn giản, ta chỉ quan tâm đến giá trị tuyệt đối của EDP.
Cầu được gọi là co dãn nếu ⎜EDP⎜ > 1, được gọi là co dãn ít khi ⎜EDP⎜ < 1, được gọi là co dãn một đơn vị khi ⎜EDP⎜ = 1
1.2.7 Độ co dãn tại các điểm trên đường cầu
Từ công thức (1) ta thấy rằng sự co dãn của cầu phụ thuộc vào ΔQ/ΔP (sự thay đổi lượng cầu gắn với sự thay đổi của giá) và P/Q (tỷ lệ giá trên lượng
Trang 14hàng) Khi di chuyển dọc đường cầu hai đại lượng ΔQ/ΔP và P/Q sẽ thay đổi, vì vậy làm cho độ co dãn của cầu cũng thay đổi theo1
Công thức (1) có thể được viết lại như sau:
Hình 4 cho thấy rằng khi di chuyển dọc theo đường cầu từ trên xuống, độ dốc sẽ giảm dần, giá cũng giảm, nhưng lượng cầu tăng lên Do đó, một lần nữa cho chúng ta thấy rằng độ co dãn của cầu thay đổi dọc theo đường cầu
Những phân tích trên đây chỉ ra rằng, độ co dãn của cầu phải được xét tại một điểm cụ thể trên đường cầu Tuy nhiên trong thực tế, ta thường nghe nói về các loại hàng hóa với độ co dãn cao hoặc thấp (ví dụ: dầu lửa có độ co dãn của cầu theo giá thấp, nước hoa có độ co dãn của cầu theo giá cao…) mà không thấy đề cập đến vị trí nào trên đường cầu Thực ra khi nói như vậy ta đã ngầm đề cập đến những phần trên đường cầu tương ứng với những mức giá đặc thù của các hàng hóa đó
1 ΔQ/ΔP là cố định khi di chuyển dọc theo đường cầu tuyến tính
Trang 151.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu theo giá
- Khả năng thay thế của sản phẩm Những mặt hàng nào ít có khả năng thay
thế bởi mặt hàng khác trong tiêu dùng thì có độ co dãn của cầu theo giá thấp, và ngược lại sẽ có độ co dãn lớn hơn
- Đặc tính của sản phẩm Sản phẩm nào càng thiết yếu thì có độ co dãn của
cầu theo giá càng thấp; các sản phẩm cao cấp, xa xỉ có độ co dãn của cầu theo giá lớn
- Tỷ phần chi tiêu của sản phẩm đó trong tổng mức chi tiêu Mặt hàng nào có tỷ
phần trong tổng mức chi tiêu càng lớn thường có độ co dãn của cầu theo giá lớn và ngược lại
- Mức giá ở vị trí nào trên đồ thị Nếu mức giá được xem xét ở phần trên của
đường cầu thì độ co dãn lớn hơn so với ở phía dưới
- Thời gian xem xét Độ co dãn của cầu theo giá phụ thuộc vào độ dài thời gian
người tiêu dùng thay đổi cơ cấu chi tiêu của họ khi giá biến động Khi giá tăng hoặc giảm, người tiêu dùng cần có thời gian để thay đổi cơ cấu chi tiêu Do đó nếu xét sự thay đổi giá trong dài hạn, độ co dãn của cầu theo giá lớn hơn so với trong ngắn hạn
1.2.9 Một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến cầu
Ngoài giá cầu của hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu Một số yếu tố cơ bản được kể ra là:
1.2.9.1 Giá của hàng hóa liên quan
Lượng cầu đối với một loại hàng hóa chịu tác động của giá cả các mặt hàng khác có liên quan Ví dụ, khi giá thịt gà tăng, một số người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng thịt heo, do đó, lượng cầu về thịt heo tăng Ví dụ khác, khi giá xăng tăng, người ta sẽ giảm bớt đi ô tô con, làm cho lượng cầu về ô tô con giảm
Trang 16Hàng hoá có liên quan có hai loại Khi tăng giá mặt hàng này làm cho lượng cầu của mặt hàng khác giảm, hai hàng hóa này được gọi là bổ sung cho nhau; ngược lại khi giá của một mặt hàng tăng làm cho lượng cầu của hàng hóa khác tăng, hai hàng hóa đó được gọi là thay thế nhau
Để đo độ nhạy cảm của lượng cầu hàng hóa này đối với sự thay đổi về giá
của một hàng hóa liên quan, người ta dùng chỉ tiêu độ co dãn chéo Nó cho biết
phần trăm thay đổi lượng cầu của hàng hóa X do sự thay đổi 1% giá cả của hàng hóa Y Công thức tính độ co dãn chéo như sau:
ΔPY/PY ΔQX/QX
- Những hàng hóa ít liên quan đến nhau có EXY rất nhỏ, đặc biệt nếu EXY=0 thì hai hàng hóa hoàn toàn không liên quan đến nhau
- Những hàng hóa càng thay thế tốt cho nhau có EXY càng lớn và >0
- Những hàng hóa có tính bổ sung cho nhau càng cao có ⎜EXY⎜ càng lớn và EXY<0
1.2.9.2 Thu nhập của khách hàng
Dễ thấy rằng, khi thu nhập của khách hàng tăng, họ sẽ muốn mua nhiều hàng hóa hơn Tuy nhiên đối với từng mặt hàng cụ thể lượng cầu sẽ thay đổi khác nhau, có loại tăng nhiều, có loại tăng ít, thậm chí có loại có thể giảm Ví dụ, khi thu nhập tăng, lượng cầu xe máy và xe hơi tăng, trong khi đó lượng cầu xe đạp lại giảm.Để đo lường phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu
nhập, người ta dùng chỉ tiêu độ co dãn của cầu theo thu nhập Độ co dãn của cầu
theo thu nhập của một hàng hóa là phần trăm thay đổi trong lượng cầu (Q) tương ứng với 1% thay đổi của thu nhập (I)
Công thức tính độ co dãn của cầu theo thu nhập như sau:
ΔI/I ΔQ/Q
Trang 17- Hàng hóa nào có EI>0 được gọi là hàng hóa bình thường - khi thu nhập tăng
thì cầu của hàng hóa đó cũng tăng theo
- Hàng hóa nào có EI<0 được gọi là hàng hóa cấp thấp - khi thu nhập tăng thì
cầu của hàng hóa đó giảm
Ngoài ra, hàng hóa bình thường cũng được chia làm hai loại: Nếu: EI>1 được gọi là hàng hóa xa xỉ
EI<1 được gọi là hàng hóa thiết yếu
1.2.9.3 Thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu của người tiêu dùng là một nhân tố có ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa Thị hiếu của người tiêu dùng được tạo ra bởi phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống, tôn giáo, quảng cáo… Ví dụ, do tôn giáo mà cầu về thịt bò tại Trung Đông thấp; do tác động của quảng cáo thông qua phim ảnh mà cầu về nhộm tóc theo kiểu Hàn Quốc tại Việt Nam tăng
Khi các yếu tố tạo nên thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi thì thị hiếu của họ cũng thay đổi, và do đó, lượng cầu về một loại hàng hóa nào đó cũng thay đổi theo Thông thường, thị hiếu được tạo ra từ phong tục tập quán, tôn giáo, truyền thống thay đổi chậm; thị hiếu do quảng cáo tác động thay đổi rất nhanh
1.2.9.4 Dân số
Thông thường, dân số càng đông thì lượng cầu càng lớn Ta thử so sánh cầu về thịt heo của Tp HCM với cả nước Việt Nam Ở mỗi mức giá, lượng cầu thịt heo của cả nước đều cao hơn, đơn giản là vì dân số của cả nước đông hơn nhiều so với Tp HCM
1.2.10 Sự dịch chuyển của đường cầu
Đường cầu được xây dựng trên cơ sở các yếu tố khác có ảnh hưởng đến cầu không đổi Khi các yêu tố này thay đổi sẽ làm đường cầu dịch chuyển (sang phải hoặc sang trái) Lúc đó lượng cầu ở mỗi mức giá sẽ thay đổi
Trang 18Cung là lượng hàng hóa mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
Tương tự như cầu, khi nói đến cung ta cũng phải nghĩ tới hai yếu tố cơ bản đó là khả năng bán và sự sẵn lòng bán Ví dụ, nhà sản xuất có đủ hàng hóa để bán ra thị trường, nhưng vì giá rẻ họ không muốn bán, do đó cung lúc này bằng không
Ngoài ra, ta cần phân biệt giữa hai khái niệm cung và lượng cung Lượng cung là lượng hàng hóa mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở một mức giá cụ thể trong một thời gian nhất định Còn cung không phải là một số lượng cụ thể, nó thể hiện toàn bộ mối liên hệ giữa lượng cung và giá Hay nói khác hơn, cung diễn tả hành vi của người bán ở tất cả các mức giá
1.3.2 Luật cung
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá của một mặt hàng tăng lên thì lượng hàng cung ứng ra thị trường tăng Ngược lại, khi giá của một mặt hàng giảm xuống thì lượng hàng cung ứng ra thị trường giảm xuống Như vậy, giữa giá cả và lượng cung có mối quan hệ đồng biến Lý do để giải thích điều này là lợi nhuận Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu giá tăng lên thì lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ cao hơn, do đó họ sẽ tăng lượng hàng sản xuất Bên cạnh đó, lợi nhuận tăng sẽ lôi kéo thêm nhà sản xuất mới
1.3.3 Biểu cung
Trang 19Lượng cung của một loại hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố Giả sử các yếu tố khác không đổi, ta thấy rằng lượng cung có mối quan hệ đồng biến với giá cả Việc trình bày mối quan hệ này dưới hình thức bảng biểu gọi là biểu cung Sau đây là ví dụ về biểu cung cà phê tại một địa phương:
Bảng 2: Biểu cung về cà phê tại một địa phương
ĐƠN GIÁ (đ/kg) LƯỢNG CUNG (kg/ngày)
Đường cung là hình thức diễn tả mối quan hệ giữa lượng hàng mà doanh nghiệp sẵn sàng bán ra thị trường và giá cả của hàng hóa đó bằng đồ thị Nó cho ta biết phản ứng của nhà sản xuất đối với giá cả
Trục tung chỉ giá hàng hóa (P), tính bằng tiền trên mỗi đơn vị hàng Trục hoành chỉ số lượng hàng hóa (Q), tính bằng số lượng trong mỗi thời kỳ
Do giữa giá và lượng cung có mối quan hệ đồng biến nên các đường cung có độ nghiêng dốc lên từ trái qua phải (điều này đúng với hầu hết các mặt hàng) Tuy nhiên, hình dạng của đường cung không nhất thiết phải là đường thẳng mà có thể là đường cong hoặc đường gấp khúc
Hình 6: Các đường cung
1.3.5 Đường cung thị trường
Trang 20Trong ngắn hạn, đường cung thị trường cho biết sản lượng cung cấp của một ngành ở mỗi mức giá Sản lượng của một ngành chính là tổng sản lượng của tất cả các xí nghiệp trong ngành đó Do đó, trên đồ thị đường cung thị trường chính là tổng các đường cung của các xí nghiệp
1.3.6 Độ co dãn của cung theo giá
P
Đường cung thị trường S1 S2 S3 S1
Hình 7: Đường cung thị trường
Độ co dãn của cung theo giá là phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1% Nó cho biết phản ứng của nhà sản xuất khi giá thay đổi Do giữa giá và lượng cung có mối quan hệ đồng biến nên độ co dãn của cung thường là số dương Để tính độ co dãn của cung theo giá, người ta dùng hệ số co dãn của cung theo giá
Gọi ESP là hệ số co dãn của cung theo giá
% biến đổi của giá % biến đổi của lượng cung ESP =
Hoặc:
Có ba trường hợp co dãn: ESP >1: cung co dãn nhiều
Trang 211.3.7 Một số yếu tố có ảnh hưởng đến cung
Ngoài giá của chính hàng hóa đó, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến cung Một số yếu tố có ảnh hưởng cơ bản đó là:
1.3.7.1 Công nghệ
Công nghệ là một trong những yếu tố góp phần làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao sản xuất… từ đó giảm chi phí sản xuất Với công nghệ đã được cải tiến, các yếu tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ sẵn sàng cung ứng ra thị trường một lượng sản phẩm nhiều hơn trước ở mỗi mức giá
1.3.7.2 Giá cả các yếu tố đầu vào
Giá cả các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung ứng sản phẩm của nhà sản xuất Việc giảm giá các yếu tố đầu vào (lương thấp hơn, chi phí nguyên liệu thấp hơn) sẽ làm cho việc sản xuất trở nên hấp dẫn hơn, và nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều sản phẩm hơn Ngược lại khi giá các yếu tố đầu vào tăng cao, nhà sản xuất sẽ giảm bớt mức cung sản phẩm ra thị trường
1.3.7.3 Chính sách vĩ mô
Chính phủ có thể tác động làm thay đổi mức cung của nhà sản xuất bằng hai chính sách vĩ mô chủ yếu là: thuế và trợ cấp Một mức thuế cao sẽ làm cho thu nhập của nhà sản xuất giảm, do đó họ sẽ hạn chế cung ứng sản phẩm ra thị trường, ngược lại, một mức thuế thấp sẽ làm cho nhà sản xuất cung ứng sản phẩm nhiều hơn Trái ngược với thuế, nếu chính phủ tiến hành trợ cấp cho một ngành nào đó thì các nhà sản xuất trong ngành này sẽ tích cực mở rộng sản xuất
1.3.8 Sự dịch chuyển của đường cung
Khi các yếu tố có ảnh hưởng đến cung ngoài giá thay đổi sẽ làm cho đường cung dịch chuyển (sang phải hoặc sang trái) Khi đường cung đã dịch chuyển, với mức giá như cũ, các nhà sản xuất sẽ cung cấp nhiều hoặc ít hàng hóa hơn (tùy theo dịch chuyển sang phải hay trái)
Trang 221.4 Sự cân bằng giữa cung và cầu
Giả sử giá ban đầu là P1 cao hơn giá cân bằng Nhà sản xuất sẽ tung ra thị trường một số lượng sản phẩm nhiều hơn số lượng người mua sẵn lòng mua Một sự dư thừa xảy ra, và để tiêu thụ hết số hàng dư thừa hoặc ít ra ngăn không cho nó tăng thêm, nhà sản xuất sẽ phải giảm giá bán Cuối cùng, giá sẽ giảm, lượng cầu tăng lên và lượng cung giảm xuống cho đến khi đạt được giá cân bằng PE Trường hợp ngược lại sẽ xảy ra khi giả sử giá ban đầu là P2 thấp hơn giá cân bằng Sự thiếu hụt sẽ xảy ra vì ở mức giá này, người tiêu dùng sẽ muốn mua một số lượng hàng nhiều hơn số lượng nhà sản xuất cung cấp Điều này gây áp lực tăng giá khi người mua này cố tình trả giá cao hơn người khác để mua cho bằng được hàng hóa mình cần Nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách tăng giá và mở rộng sản xuất Cuối cùng giá sẽ trở về mức giá cân bằng PE
Với mức giá PE, ta có điểm cân bằng E Tại đây các lực lượng hoạt động trên thị trường cân bằng nhau, không có sự dư thừa hay thiếu hụt nên không có áp lực thay đổi giá
Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết nêu trên, sau đây chúng tôi sẽ tiến hành phân tích tình hình cầu – cung thịt heo tại Tp HCM trong những năm qua nhằm tìm hiểu đặc điểm, phát hiện một số yếu kém để từ đó đề xuất giải pháp thực
hiện hợp lý
Trang 23CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THỊT HEO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Đặc điểm của ngành chăn nuôi heo
Tùy theo đối tượng sản xuất là các loại động vật hay thực vật mà nông nghiệp được chia làm hai phân ngành lớn là trồng trọt và chăn nuôi Trong đó, chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm chủ yếu cho xã hội Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trong việc cung cấp trứng, thịt, sữa cho xã hội, và cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến Ngoài ra chăn nuôi còn cung cấp phân bón, sức kéo cho trồng trọt và góp phần giải quyết việc làm
Trong chăn nuôi, chăn nuôi heo là ngành cung cấp phần lớn nhu cầu thịt cho xã hội Có thể nói, đối với người Việt Nam heo là gia súc rất quen thuộc và phổ biến Chăn nuôi heo có những đặc điểm sau:
- Gắn liền với những thực thể sinh học là những con heo có những yêu cầu cụ thể về môi trường và điều kiện ngoại cảnh Do đó, muốn sản xuất đạt được kết quả và hiệu quả cao, ngoài việc phải kết hợp hợp lý các yếu tố còn phải biết tường tận các quy luật sinh học của con vật
- Heo là gia súc dễ nuôi, ăn tạp cho nên có thể tận dụng được thức ăn thừa và các phụ phẩm từ các ngành khác để chăn nuôi, dễ thích nghi với môi trường - Heo sinh trưởng nhanh cung cấp lượng thịt lớn, thịt heo cung cấp nhiều năng lượng và giàu chất dinh dưỡng
- Ngoài sản phẩm chính là thịt, heo còn cung cấp các sản phẩm phụ khác như: da, mỡ dùng cho công nghiệp chế biến, phân heo cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
Trang 24- Heo có khả năng sinh sản cao, chu kỳ sinh sản ngắn, vòng quay vốn nhanh, một năm đẻ hơn hai lứa, một lứa có thể cho từ 8-12 con
- So với các loại thịt gia súc khác, thịt heo có thị trường rộng lớn nhất, đặc biệt ở nước ta
2.2 Đặc điểm của mặt hàng thịt heo
Để tạo ra năng lượng trong bữa ăn hàng ngày, mỗi người cần cung cấp đầy đủ thành phần: chất đạm, chất béo, chất bột… Muốn đạt được như vậy đòi hỏi phải có một cơ cấu ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng Bên cạnh thức ăn từ thực vật, thức ăn từ động vật cung cấp một lượng năng lượng rất dồi dào cho cơ thể Trong các loại thức ăn động vật thì thịt heo là thực phẩm chứa một lượng lớn chất đạm và chất béo Thịt heo là loại thịt được nhân dân ta ưa chuộng hơn thịt trâu, bò hay gà vì cung cấp nhiều năng lượng, dễ chế biến và nó đã trở thành sản phẩm quen thuộc đối với mọi người dân
Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, thịt heo được xem như là một trong những sản phẩm thiết yếu nằm trong danh sách các nhu yếu phẩm được phân phối định lượng Và ngày nay cũng vậy, thịt heo hầu như là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình của người Việt Nam nói chung và người dân Tp HCM nói riêng Điều này đã được thể hiện trong thực tế là: tại Tp HCM trong những năm qua lượng cầu thịt heo luôn luôn cao so với thịt bò, trâu, gà, vịt
Bảng 3: Lượng cầu về thịt gia súc, gia cầm tại Tp.HCM từ 1998 đến 2003
1998 1999 2000 2001 2002 2003
Nguồn: Phương án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Tp HCM đến năm 2010, Sở Thương Mại
Trang 252.3 Cầu
Trong phần này tôi sẽ phân tích tình hình tiêu thụ thịt heo trong những năm qua tại Tp HCM nhằm hiểu được tình hình cầu thịt heo; sau đó sẽ phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng tới cầu để biết được xu hướng tăng, giảm của cầu Cuối cùng trên cơ sở số liệu thu thập được từ cuộc điều tra mẫu, tôi sẽ phân tích các đặc điểm, thói quen tiêu dùng của người dân và kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
2.3.1 Tình hình tiêu thụ:
Tp HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, với dân số không ngừng tăng tăng lên hàng năm cùng với một lượng khách vãng lai và dân di cư cũng ngày một tăng Do đó, nhu cầu tiêu thụ các loại thịt nói chung và thịt heo nói riêng tăng lên qua các năm là điều tất nhiên
Hiện nay, theo tập quán lâu đời, người dân vẫn thích sử dụng thịt nóng (dạng thịt tươi sống) trong sản xuất và tiêu dùng, chưa có thói quen sử dụng sản phẩm thịt đông lạnh hoặc thịt đã qua chế biến
Lượng thịt heo tiêu thụ tại thành phố có nhiều nguồn gốc khác nhau, một phần nhỏ được chăn nuôi trong thành phố, còn phần lớn được nhập từ các tỉnh lân cận, thậm chí ở các tỉnh xa (khoảng 40 tỉnh, thành phố trên cả nước) Thịt heo tiêu thụ chủ yếu tập trung vào các chợ đầu mối (chiếm 80-90% lượng thịt tiêu thụ toàn thành phố), đó là chợ An Lạc (Q Bình Tân), chợ Phạm Văn Hai (Q Tân Bình), chợ Bàu Nai (Q Tân Bình), chợ sỉ thịt gia súc (H Hóc Môn), sau đó sẽ tiếp tục phân phối cho các chợ bán lẻ để bán cho người tiêu dùng
Hiện nay, đàn heo tại thành phố chỉ đáp ứng 10% lượng cầu tiêu thụ Đàn heo ở đây đa phần dùng thức ăn hỗn hợp, được mua từ các nhà máy chế biến thức ăn gia súc nên có sức tăng trọng nhanh Bên cạnh đó, công tác tiêm phòng cũng như chữa trị diễn ra thường xuyên và vệ sinh thú y cũng được kiểm tra
Trang 26tương đối chặt chẽ nên chất lượng đàn heo tốt, ít dịch bệnh, có độ an toàn cao cho người tiêu dùng
Khoảng 90% lượng cầu thịt heo tại thành phố được cung cấp từ các tỉnh khác Do đó, đàn heo từ các tỉnh ảnh hưởng rất lớn đến thị trường thịt heo tại thành phố Ở các tỉnh, chăn nuôi ít nhiều mang tính rủi ro, bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, sự thay đổi thất thường về thời tiết, công tác thú y không được kiểm soát chặt chẽ làm cho chất lượng và số lượng đàn heo không ổn định Điều đó trong các năm qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và sản lượng tiêu thụ ở thành phố
Về tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ thịt heo, so các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, khả năng tiêu thụ thịt chế biến tại thành phố khá cao, chiếm khoảng 90% sản lượng thịt chế biến Tuy nhiên, lượng thịt tiêu thụ ở thành phố vẫn còn ít do giá cả của các sản phẩm này thường đắt đỏ so với thu nhập của đa số dân cư, chẳng hạn dăm bông thượng hạn 75.000 đồng/kg, da bao 50.000 đồng/kg, xúc xích các loại 49.000-58.000 đồng/kg Hơn nữa, đa số cư dân chưa có tập quán tiêu dùng các sản phẩm từ thịt heo cho các bữa ăn chính, họ chỉ sử dụng chúng vào những dịp lễ, tết hay tiệc mừng hơn là sử dụng cho nhu cầu dinh dưỡng
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại Tp.HCM 2.3.2.1 Giá thịt heo
Ta biết rằng số lượng được yêu cầu của một mặt hàng phụ thuộc nhiều yếu tố Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu chỉ nghiên cứu số lượng được yêu cầu của mặt hàng với giá cả của nó thì thấy rằng giữa chúng luôn có mối quan hệ nghịch biến nhau Nếu giá càng cao thì số lượng được yêu cầu càng ít và ngược lại Mặt hàng thịt heo cũng không nằm ngoài quy luật trên Tuy nhiên do nó được xem là mặt hàng thiết yếu nên phần trăm tăng hoặc giảm của lượng
Trang 27cầu sẽ thấp hơn phần trăm tăng hoặc giảm của giá Do cầu kém co dãn nên khi cung thay đổi sẽ tác động rất lớn đến sự tăng giảm của giá
2.3.2.2 Thu nhập của người dân
Thu nhập là một trong những yếu tố tác động đến cầu thịt heo Tuy nhiên, do thịt heo là một trong những mặt hàng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân thành phố nên khi thu nhập tăng lượng cầu thịt heo sẽ tăng nhưng với một tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập Thực tế cho thấy rằng, trong những năm qua cùng với việc thu nhập của người dân thành phố tăng lên, lượng cầu thịt heo cũng tăng qua các năm
Bảng 4: Thu nhập (GDP) và lượng cầu thịt heo tại Tp HCM qua các năm
GDP theo giá so
sánh 1994 (tỷ đồng) 45.683 48.402 52.754 57.787 63.670 70.947 79.170 Tốc độ tăng GDP 9,0% 6,0% 9,0% 9,5% 10,2% 11,4% 11,6% Lượng cầu thịt heo
(tấn/ngày) 214 235 273 315 324 332 410*
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Tp HCM 2004; Phương án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Tp HCM đến năm 2010, Sở Thương Mại
*Tính toán từ lượng heo kiểm soát giết mổ của Chi cục Thú y
Số liệu từ Bảng 4 cho thấy rằng trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2004, tốc độ tăng thu nhập của người dân khá cao (bình quân 9,53%), lượng cầu thịt heo hàng năm cũng tăng Lượng cầu tăng này do nhiều yếu tố tác động, trong đó có thu nhập
2.3.2.3 Dân số
Dân số càng đông thì lượng cầu về hàng hóa càng cao Tp HCM trong những năm qua luôn là địa phương có dân số đông nhất nước (hiện nay khoảng 6
Trang 28triệu người) Bên cạnh đó, hàng năm có hàng triệu người là khách vãng lai và dân di cư tự do đến đây kiếm sống mà chính quyền thành phố không thể kiểm soát hết, đã làm cho lượng người vốn đã đông lại càng đông hơn Theo các cơ quan chức năng, tại các quận như Bình Tân, Tân Phú số dân sống theo diện tạm trú chiếm hơn 50% tổng dân số của quận
Bên cạnh yếu tố dân đông, Tp HCM còn là nơi tập trung phần lớn các ngành công nghiệp chế biến có nguyên liệu đầu vào là thịt heo, từ đó làm cho lượng cầu thịt heo ở đây rất lớn Lượng cầu thịt heo tăng trong những năm qua chủ yếu do yếu tố dân số gây ra
Bảng 5: Dân số và sự phát triển dân số ở Tp HCM qua các năm
Nguồn: Cục Thống kê Tp HCM, Niên giám Thống kê 2004
2.3.2.4 Thị hiếu của người tiêu dùng
Ta biết rằng thị hiếu của dân chúng là một nhân tố quan trọng tác động đến số lượng cầu bất kỳ hàng hóa nào Cũng như người dân cả nước, người dân Tp HCM rất ưa chuộng thịt heo vì có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau Bên cạnh đó, vấn đề tôn giáo cũng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng Ở Tp HCM, tỷ lệ người theo các tôn giáo kiêng ăn thịt heo rất thấp - đa phần theo Đạo phật hoặc Đạo thiên chúa không kiêng thịt heo và có số ngày ăn chay trong năm ít Trong các ngày lễ hoặc tết cổ truyền, lượng cầu thịt heo thường tăng đột biến so với ngày bình thường
Ngoài các yếu tố trên đây, tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến cầu Hiện nay, đa phần người dân thích sử dụng thịt tươi sống (thịt nóng) trong chế
Trang 29biến thức ăn, chưa có thói quen sử dụng thịt đông lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn Bên cạnh đó, họ cũng chưa quen với việc lựa chọn những sản phẩm đảm bảo vệ sinh, thịt được bày bán ở đâu cũng mua được, cứ nhìn bề ngoài “bắt mắt” là được Vì vậy, lượng cầu thịt heo tiêu thụ hàng ngày chủ yếu là thịt tươi sống, trong khi lượng cầu thịt đông lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn lại rất thấp Có thể nói, đây là tập quán không thể thay đổi ngay được, mà cần có thời gian để người dân làm quen với việc tiêu dùng thịt lạnh
2.3.2.5 Giá cả của hàng hóa liên quan
Cầu thịt heo không chỉ phụ thuộc vào giá cả của nó mà còn phụ thuộc vào giá cả của các hàng hóa liên quan Hàng hóa có liên quan gồm hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung, ở đây ta xét hàng hóa thay thế
Một số hàng hóa được cho là có thể thay thế thịt heo trong bữa ăn hàng ngày của người dân Tp HCM là: thịt gà, thịt bò, thịt vịt, cá Khi giá cả của các mặt hàng này tăng thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều thịt heo hơn, nhưng nếu vì lý do nào đó giá cả các mặt hàng này giảm thì người ta sẽ giảm tiêu dùng thịt heo và dùng nhiều hơn các thực phẩm này
2.3.2.6 Yếu tố mùa vụ
Yếu tố mùa vụ có tác động trực tiếp tới cầu thịt heo Tại Tp HCM, vào những dịp lễ, tết lượng cầu thịt heo thường tăng đột biến so với ngày bình thường (tăng từ 20 – 30%) Trái lại vào thời điểm ăn chay (tháng 7 âm lịch hoặc các ngày 1, 15 âm lịch hàng tháng), lượng cầu thịt heo lại giảm sút rõ rệt
2.3.3 Mô hình kinh tế lượng về hàm cầu
Những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại Tp HCM trên đây chỉ mang tính định tính, dựa vào số liệu thu thập được, tình hình thực tế và lý thuyết kinh tế vi mô Việc kiểm định về mặt thực nghiệm được tiến hành bằng mô hình kinh tế lượng Qua phân tích ở trên ta thấy nếu viết dưới dạng hàm số, cầu thịt heo phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Trang 30Q = [Giá thịt heo (P), thu nhập (I), dân số (N), giá hàng hóa liên quan (Pr), thị hiếu của người tiêu dùng (T)]
2.3.3.1 Mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy bội để thể hiện hàm cầu thường có dạng tuyến tính: Q = a + bP + cI + dPr + eT + ε
Hoặc bán lôgarít:
Ln (Q) = a + bP + cI + dPr + eT + ε
Đường cầu được thành lập bằng cách sử dụng hồi quy OLS, với biến được giải thích là Q hoặc Ln(Q); các biến giải thích là P, I, N, Pr, T
ε: Đại diện cho những yếu tố không có trong mô hình
2.3.3.2 Phân tích các biến trong mô hình Cầu thịt heo
Thông thường đối với người dân Tp HCM, thịt heo tiêu thụ hàng ngày sẽ được một người đóng vai trò là nội trợ mua về rồi dùng chung cho cả nhà Do đó, cầu thịt heo trong mô hình sẽ là cầu thịt heo của hộ gia đình trong một tuần
Giá thịt heo
Mô hình hồi quy đòi hỏi số liệu ở các biến phải có sự biến động thì các hệ số hồi quy mới có ý nghĩa thống kê Qua số liệu thu thập được tại chợ đầu mối An Lạc, ta thấy rằng từ năm 2003 đến giữa tháng 03/2005 giá cả thịt heo ít có sự biến động trong thời gian dài, mỗi lần biến động chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, do đó nếu dùng số liệu này để chạy hàm hồi quy thì sẽ cho ra hệ số b không đáng tin cậy Do vậy, số liệu về giá thịt heo tại các chợ đầu mối không thể được sử dụng cho mô hình này Vả lại, đây chưa phải là mức giá bán lẻ cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả
Thực tế, thịt heo từ các chợ đầu mối sẽ được các chủ sạp tại các chợ bán lẻ mua về bán cho người tiêu dùng Căn cứ vào tình hình chi phí cụ thể của mình (chi phí thuê sạp, chi phí vận chuyển, thuế, tiền vệ sinh…), các chủ sạp sẽ tăng giá bán lẻ so với giá mua tại chợ đầu mối sao cho có thể bù được chi phí và có lời Chi phí mà các chủ sạp phải chịu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm chợ, vị trí của sạp trong chợ… Do đó, giá cả mà người tiêu dùng phải trả sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nơi trong thành phố Hơn nữa, nếu hai
Trang 31chủ sạp có chi phí như nhau thì giá bán lẻ mà họ đưa ra cũng có thể khác nhau, do việc tính toán mức lời của mỗi người không giống nhau Thông thường, tại những khu vực mà mức sống của người dân cao hơn, giá thịt heo sẽ cao hơn Thực tế cho thấy rằng chênh lệch giá bán lẻ thịt heo giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất trên địa bàn thành phố khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg
Do đó trong mô hình này, biến giá thịt heo sẽ là giá bán lẻ mà người tiêu dùng tại các địa điểm khác nhau trong thành phố phải trả Số liệu về giá cả sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi
Thu nhập
Thông thường, đối với người Việt Nam nói chung và người dân Tp HCM nói riêng, cả gia đình thường dùng chung bữa ăn hàng ngày Do đó, lượng cầu thịt heo sẽ phụ thuộc vào thu nhập của cả gia đình chứ không phải của một người
Biến thu nhập trong mô hình sẽ là thu nhập của hộ gia đình Dữ liệu để chạy hàm hồi quy sẽ được thu thập thông qua bảng phỏng vấn
Dân số
Ở cấp độ gia đình, cầu thịt heo phụ thuộc vào số lượng thành viên dùng chung bữa ăn hàng ngày Gia đình nào có số người dùng chung bữa ăn càng đông thì lượng cầu thịt heo càng tăng và ngược lại Vì vậy biến dân số trong mô hình này sẽ là số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình của mỗi hộ
Giá hàng hóa thay thế
Hàng hóa có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày có nhiều loại: thịt bò, thịt gà, thịt vịt, cá Tuy nhiên đối với từng người, chưa hẳn các loại thịt này đều có thể thay thế được cho thịt heo Có người vì lý do sức khoẻ hoặc không có sở thích mà không sử dụng một loại thịt nào đó Do đó, đối với mỗi
Trang 32người các sản phẩm có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày sẽ khác nhau
Vì vậy giá hàng hóa thay thế sử dụng trong mô hình là giá trung bình của các sản phẩm thay thế của từng hộ gia đình cụ thể Dữ liệu sẽ được lấy từ bảng phỏng vấn của từng hộ
Sở thích đối với thịt heo
Để xác định ảnh hưởng của sở thích đối với cầu thịt heo, biến sở thích đối với thịt heo sẽ được dùng kỹ thuật biến giả (dummy variable) Sở thích đối với thịt heo bằng 1 khi người tiêu dùng không xếp hạng thịt heo là thực phẩm được ưa chuộng nhất, bằng 0 khi thịt heo không được xếp hạng nhất
Bảng sau đây mô tả các biến của mô hình:
Bảng 6: Mô tả các biến
Số thành viên
Lượng cầu thịt heo của hộ gia đình Giá bán lẻ thịt heo
Thu nhập của hộ gia đình
Giá trung bình của các h/hóa thay thế Bằng 1 nếu thích thịt heo nhất, 0 nếu không thích thịt heo nhất
Số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình
“-”: Dấu mong đợi là dấu âm “+”: Dấu mong đợi là dấu dương
2.3.3.3 Chọn mẫu
Để có được thông tin về người tiêu dùng và dữ liệu dùng để chạy hàm hồi quy, một cuộc điều tra được tiến hành trực tiếp tại một số quận trên địa bàn Tp HCM với quy mô 79 mẫu Dữ liệu của cuộc điều tra được thu thập thông qua Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về:
Trang 33- Giá thịt heo, hàng hóa thay thế cho thịt heo, thu nhập và sở thích của người tiêu dùng
- Các yếu tố về đặc điểm, thói quen tiêu dùng của người dân thành phố
Để đảm bảo tính đại diện, việc chọn mẫu phải được thực hiện tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng và tài chính, trong luận văn này, việc chọn mẫu chỉ được tiến hành tại một số quận như: quận 3, quận 1, quận 4, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận 7, quận Phú Nhuận, quận Bình Tân Phương pháp chọn mẫu là phương pháp ngẩu nhiên Bảng sau đây cho biết chi tiết số mẫu được chọn ở từng quận
Bảng 7: Số mẫu ở từng quận
Nguồn: *Niên giám Thống kê Tp HCM năm 2004, **Số liệu điều tra
2.3.3.4 Kết quả điều tra về đặc điểm, thói quen của người tiêu dùng tại Tp HCM
Kết quả điều tra mẫu cho biết một số đặc điểm của các hộ gia đình tại Tp HCM như ở bảng sau đây:
Trang 34Bảng 8: Một số đặc điểm về các hộ gia đình
Đặc điểm Trung bình Độ lệch chuẩn Trung vị Thấp nhất Cao nhất
Số người trong hộ 4,51 1,96 4 2 10 Thu nhập của hộ
(đồng) 5.196.203 2.248.101 4.500.000 1.500.000 10.500.000 Tiêu thụ thịt heo 1
tuần của hộ (kg) 4,09 1,76 4 1,1 8 Tiêu thụ thịt bò 1
tuần của hộ (kg) 0,88 0,59 1 0 2,5 Tiêu thụ thịt gà 1
tuần của hộ (kg) 0,48 0,57 0,25 0 2 Tiêu thụ thịt vịt 1
tuần của hộ (kg) 0,13 0,27 0 0 1
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Từ bảng trên ta thấy rằng, số lượng người trung bình dùng chung bữa ăn gia đình là 4,09 Con số này phù hợp với thực tế là trong bữa ăn gia đình thường gồm các thành viên: cha, mẹ và hai con Thu nhập bình quân của hộ gia đình là 5.196.203 đồng, cao hơn trung bình cả nước Điều này dễ hiểu, vì Tp HCM là địa phương có thu nhập cao nhất nước Trong các loại thịt (thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt) thì thịt heo được tiêu thụ nhiều nhất Lý do để giải thích cho tình trạng này là thịt heo được người dân ưa chuộng hơn các loại thịt khác Có 58% số đối tượng được phỏng vấn cho rằng họ thích thịt heo nhất trong các loại thịt
Bảng 9: Số hộ phân theo sở thích các loại thịt heo, bò, gà, vịt
Tổng số mẫu 79 100
Trang 35Về tập quán tiêu dùng, kết quả điều tra cho thấy, có đến 94,9% đối tượng được phỏng vấn cho rằng, họ thích sử dụng thịt tươi hơn thịt đông lạnh hoặc thịt đã qua chế biến Kết quả này một lần nữa chứng minh rằng, đa phần người dân Tp HCM hiện nay vẫn thích dùng “thịt nóng” trong sử dụng và chế biến thức ăn
Bảng 10: Số hộ phân theo sở thích các dạng thịt heo
Tổng số mẫu 79 100
Đông lạnh 1 1,3
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về các mặt hàng thay thế cho thịt heo, số liệu điều tra cho biết, có 72 trong 79 hộ (chiếm 92%) sử dụng cá để thay thế cho thịt heo Do đó có thể nói cá là thực phẩm được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất để thay thế cho thịt heo
Bảng 11: Các mặt hàng được các hộ sử dụng thay thế cho thịt heo
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về tình hình sử dụng các sản phẩm từ thịt heo, chỉ một số ít hộ gia đình sử dụng thường xuyên, còn đa phần các hộ còn lại đều thỉnh thoảng hoặc hiếm khi
Trang 36sử dụng Họ chỉ sử dụng chúng trong những dịp lễ, tết hay các dịp đặc biệt nào đó mà thôi
Bảng 12: Số hộ sử dụng các sản phẩm từ thịt heo
Thường xuyên sử dụng 12 15 Thỉnh thoảng sử dụng 45 57 Hiếm khi sử dụng 20 25 Chưa từng sử dụng 2 3
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về sở thích, kết quả điều tra cho thấy phần lớn mọi người đều thích sử dụng thịt nạc (chiếm 59% trong số đối tượng được phỏng vấn), không thích thịt mỡ Đây là xu hướng tiêu dùng hiện đại, trong đó người dân trở nên “kén ăn” hơn, do đó đòi hỏi chất lượng thịt heo cũng phải cao hơn
Bảng 13: Số hộ phân theo sở thích các loại thịt heo
Tổng số mẫu 79 100
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
Về nơi mua thịt, phần lớn số hộ trong mẫu điều tra (64 hộ) mua thịt heo ở chợ là chủ yếu Điều này cho thấy phần lớn người dân vẫn còn thói quen mua thịt ở chợ, mặc dù chất lượng thịt cũng như vấn đề vệ sinh ở đây kém xa so với tại các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sạch Mặt khác vấn đề này cũng cho thấy, người dân vẫn chưa ý thức cao trong việc chọn mua những sản phẩm thịt sạch, có độ an toàn vệ sinh cao, nguồn gốc rõ ràng, được bày bán ở những nơi hợp vệ sinh Theo kết quả điều tra, trong số 71 hộ không thường xuyên mua thịt ở siêu thị có 17 hộ cho rằng lý do là chất lượng thịt bán ở siêu thị cũng giống như ở nơi khác; 30 hộ cho rằng do đi lại không thuận tiện; 6 hộ cho rằng họ không
Trang 37quen đi siêu thị mua thịt; 16 hộ cho rằng do giá thịt ở siêu thị cao Đây là vấn đề các cơ quan chức năng cần quan tâm nhằm đưa ra các giải pháp trong việc định hướng tiêu thụ cho người dân trong thời gian tới
Bảng 14: Nơi mua thịt heo của các hộ gia đình
Tiệm bán gần nhà 7 9
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra
2.3.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Trong phần này, phương pháp hồi quy được sử dụng để kiểm tra giả thiết cầu thịt heo tại Tp HCM phụ thuộc vào giá thịt heo (P), thu nhập (I), giá cả hàng hóa thay thế (Pr), sở thích (T), dân số (N) Phần mềm EXCEL được sử dụng để chạy hàm hồi quy (kết quả ở phần phụ lục) Bảng sau đây trình bày tóm lược các hệ số của các biến trong mô hình
Bảng 15: Kết quả hồi quy hàm cầu thịt heo
Biến phụ thuộc Q Ln(Q)
Hằng số (a) 2,689549 (1,65) 1,246150 (2,4)** Giá thịt heo (P) -9,09E-05 (-2,18)** -3,1E-05 (-2,36)** Thu nhập (I) 2,01E-07 (4,4)*** 5,52E-08 (3,79)*** Giá hàng hóa thay thế (Pr) 7,91E-06 (1,04) 1,46E-06 (0,6)
Sở thích (T) 0,583305 (3,59)*** 0,207278 (4)*** Số người trong hộ (N) 0,704043 (13,87)*** 0,176154 (10,89)*** Số quan sát 79 79
Chỉ số F 92,33 59,05
Nguồn: Tính từ số liệu điều tra Ghi chú:
Chỉ số t nằm trong ngoặc đơn **: Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Trang 38***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Trong hai dạng mô hình, tất cả các hệ số của các biến đều có dấu đúng như mong đợi Tuy nhiên, dạng mô hình tuyến tính được chọn vì có hệ số R2 lớn hơn Hệ số R2 = 0,86 của mô hình tuyến tính cho biết các biến trong mô hình giải thích 86% sự thay đổi của lượng cầu thịt heo
Giá thịt heo
Hệ số ước lượng có dấu như mong đợi và chỉ số thống kê t trong bảng trên cho thấy giá cả thịt heo có tác động nghịch biến lên cầu thịt heo Do đó nếu giá tăng thì người dân sẽ mua thịt heo ít hơn và ngược lại Mặt khác hệ số b = -9,09E-05 rất nhỏ nên hệ số co dãn của cầu theo giá [EP = (∂Q/∂P)(P/Q) = b(P/Q)] sẽ nhỏ hơn 1 Do đó, cầu thịt heo của người dân Tp HCM kém co dãn đối với giá của chính nó Như vậy, việc kiểm định trong thực tế đã chứng minh rằng thịt heo là hàng hóa thiết yếu
Thu nhập
Hệ số c của biến thu nhập có dấu dương đúng như mong đợi và có ý nghĩa thống kê Điều này có nghĩa là nếu thu nhập của hộ gia đình tăng lên họ sẽ tiêu dùng nhiều thịt heo hơn và ngược lại Ngoài ra, hệ số c = 2,01E-07 rất nhỏ nên hệ số co dãn của cầu theo thu nhập [EI = (∂Q/∂I)(P/Q) = c(P/Q)] sẽ nhỏ hơn 1 Như vậy, cầu thịt heo kém co dãn đối với thu nhập Nếu thu nhập tăng lên thì lượng cầu thịt heo sẽ tăng nhưng mức tăng nhỏ hơn Một lần nữa, nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh cho giả thuyết cầu thịt heo kém co dãn đối với thu nhập Trong những năm tới khi thu nhập của người dân thành phố tăng lên thì lượng cầu thịt heo cũng sẽ tăng theo nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ của thu nhập
Giá hàng hóa thay thế
Hệ số d của biến giá cả hàng hóa thay thế có dấu dương Tuy nhiên, chỉ số t cho thấy hệ số này không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là giữa giá cả hàng hóa