1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào

118 1,9K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 580 KB

Nội dung

Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, là người chăm sóc và nuôi dưỡng thế hệ tương lai, họ cũng là có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước

Trang 1

MỞ ĐẦU

1: Tính cấp thiết của đề tài

Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới và có vai trò quan trọng trongtừng bước phát triển của xã hội loài người Phụ nữ vừa có thiên chức làm vợ,làm mẹ, là lao động chính trong gia đình, tham gia xây dựng và bảo vệ đấtnước Song ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các Quốc gia kém và đang pháttriển, phụ nữ rất ít khi được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước.Chính vì vậy phụ nữ chưa thật sự được phát huy hết năng lực của mình vàphấn đấu để thể hiện được sự bình đẳng với nam giới Đây là mục tiêu chungcủa toàn thể phụ nữ trên thể giới

Với 51% dân số cả nước, phụ nữ Lào đã có những đóng góp rất quantrọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Công lao đó đã được Đảng,Nhà nước và lịch sử ghi nhận Đó là: người mẹ hiền, người vợ trung hậu, đảmđang những người lao động cần cù, năng động, sáng tạo, là người chiến sĩ anhhùng, trung kiến bất khuất, người hoạt động xã hội tận tụy, kiên nhẫn, tàinăng, là người tạo dựng và gìn giữ tổ ấm gia đình

Ngày nay đất nước đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độclập tự do, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều này, đòi hỏi toàn dânphải nỗ lực phấn đấu đem hết tài năng và sức lực phục vụ Tổ Quốc và đòi hỏi

bộ máy nhà nước phải trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệuquả Muốn vậy, phải có một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyênmôn, ngoại ngữ, tin học giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng, năng độngsáng tạo, có khả năng hội nhập cao Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làyêu cầu sống còn của mọi cơ quan, tổ chức nhà nước và là mối quan tâm hàngđầu của Đảng và chính phủ Lào

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo,quản lý nói chung, cán

bộ công chức nữ nói riêng tỉnh Bolykhămxay còn nhiều bất cập về năng lựclãnh đạo, quản lý Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ

Trang 2

cũng gắn với công tác cán bộ chung của Đảng và được khẳng định trong Đạihội Đảng VII, VIII “ Chúng ta phải coi trọng công tác xây dựng và nâng caonăng lực cán bộ và đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng cán bộ lãnh đạocấp cao, cán bộ nữ và dân tộc có đủ trình độ năng lực, sức khỏe, tinh thần để

có thể tham gia và các lĩnh vực ngày càng tăng lên”

Trong rất nhiều chính sách của mình, Đảng và Nhà nước cũng đã rấtquan tâm đến công tác vận động và phát triển phụ nữ nói chung và cán bộ,công chức nữ nói riêng Song với rất nhiều nguyên nhân, vai trò và vị trí củaphụ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức Điều này, thể hiện ở số lượng cán

bộ, công chức nữ làm việc trong cơ quan nhà nước còn ít Đặc biệt, là sốlượng phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo nhất là các cương vị cao còn rất ít, tỉnhBolykhămxay cũng không nằm ngoài quy luật đó Điều đó, do nhiều nguyênnhân trong đó có nguyên nhân do năng lực lãnh đạo,quản lý của các côngchức nữ của Lào nói chung, tỉnh nói riêng, còn chưa đáp ứng được yêu cầu,đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Với mong muốn nghiêncứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộcông chức nữ, đặc biệt là năng lực của công chức lãnh đạo nữ, tôi đã lựa

chọn đề tài: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức

nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2: Tình hình nghiên cứu

Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, là người chăm sóc và nuôidưỡng thế hệ tương lai, họ cũng là có những đóng góp rất quan trọng vào sựphát triển chung của đất nước Vì vậy, đã có rất nhiều công trình khoa họcnghiên cứu những khía cạnh khác nhau về vai trò của phụ nữ trong xã hội,

Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu điều tra thựctrạng đội ngũ cán bộ nữ tham gia gia hoạt động trong cơ quan hành chính Nhànước các cấp, cụ thể là:

- PTS.Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạochủ chốt của Đảng các cấp ở Tây Nguyên

Trang 3

-TS Nguyễn Duy Hùng (1999-2002), Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnhđạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (2003) Luận cư khoa học cho việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước

- PGS.TS Trần Xuân Sầm (1998) Xãc định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộlãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị

- Nguyễn Kim Thành: Giải pháp đào tạo cán bộ lãnh đạo nữ người dântộc thiếu số, Tạp chí xây dựng Đảng (Số 7), năm 1998

Tại Lào đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và trung ương, nhưng chủ yếu là xác địnhgiải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, chưa có công trình nào nghiêncứu và chỉ ra thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của đội ngũ cán

bộ nữ và những giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ này một cách toàndiện

-Ních khăm(2003): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hộiliên hiệp phụ nữ ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới hiện nay

-Đệt Tạ Kon Phi La Phăn Đệt (2004): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo chủ chốt các ban nghành ở Thành phố Viêng Chăn

-Khăm chăn khăm vông chay(2006): Giải pháp nâng cao năng lực quản

lý của cán bộ chủ chốt tỉnh Phong sa ly

Bên cạnh đó còn nhiều tạp chí, bản tin, bài viết, website của các việnnghiên cứu, các trung tâm thông tin, các văn kiện về vấn đề này.Tuy nhiên,chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực lãnh đạo và quản lýcủa cán bộ công chức này Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài trên để nghiên cứu

3: Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đội ngũ nữ cán bộ, công chức giữcương vị lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnhBolykhămxay

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 4

+ Cán bộ công chức nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong UBND từcấp tỉnh đến cấp bản (Chủ tịch, phó chủ tịch UBND); Giám đốc, PGĐ các Sở,ban, ngành, trưởng, phó các phòng ban trực thuộc UBND cấp tỉnh đến bản).

+ Cán bộ công chức nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong cơ quan tưpháp từ cấp tỉnh đến cấp bản, bao gồm: (GĐ, PGĐ sở Tư pháp và trưởng phóphòng, ban thuộc Sở và trưởng, phó phòng Tư pháp huyện; Chánh án, phóchánh án TAND tỉnh và trưởng phòng, ban thuộc TAND tỉnh; Chánh án, phóchánh án TAND huyện và trưởng phòng, ban thuộc TAND huyện; Việntrưởng, phó viện trưởng VKSND tỉnh và trưởng, phó phòng thuộc ViệnKSND tỉnh, Viện trưởng, phó viện trưởng VKSND huyện và trưởng, phóphòng thuộc Viện KSND huyện)

4: Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức vàxác định vị trí, vai trò của cán bộ nữ trong sự nghiệp đổi mới, phân tích vàđánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức nữ tại tỉnh BolyKhămxay đềxuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo vàquản lý của cán bộ nữ

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:

- Nghiên cứu và làm rõ khái niệm cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo,năng lực và năng lực lãnh đạo và quản lý

- Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ côngchức

- Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý của độingũ cán bộ công chức nữ

- Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ, côngchức nữ tại tỉnh Bolykhămxay và tìm ra nguyên nhân của kết quả đã đạt đượccũng như những mặt còn tồn tại của công chức lãnh đạo nữ ở tỉnhBolykhămxay

Trang 5

- Đề ra các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữtrong thời kỳ mới.

5: Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩaMácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, pháp luật, chính sách củaĐảng và Nhà nước Lào về công tác cán bộ và năng lực cán bộ Kết hợp vớicác phương pháp phân tích, so sách, lôgic và tổng kết thực tiễn, hệ thống hóa,khảo sát thực tế để đưa ra kiến nghị và giải pháp

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu luận văn có sử dụng và kế thừa kếtquả nghiên cứu của các công trình đã có trong nước và ngoài nước có liênquan làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra

6: Những đóng góp của luận văn

Dựa trên cơ sở phân tích các nguồn tư liệu trong nước và ngoài nướcphân tích và làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phụ nữ trong quản lý nhà nước;năng lực và năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ công chức nữ và việc cầnthiết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nữ Trên cơ sở phân tích thựctrạng năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức nữ tại tỉnhBolykhămxay để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và cung cấp cho các

cơ quan chức năng của Tỉnh những bức tranh toàn cảnh về thực trạng nănglực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức nữ và kinh nghiệm giảiquyết của nước ngoài làm tiền đề cho việc đưa ra một số giải pháp nhằm gópphần xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ

nữ trong điều kiện nay

7: Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về năng lực lãnh đạo, quản lý và sự cần thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ.

Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ, công

Trang 6

chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bolykhămxay

CHDCND Lào

Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

CÔNG CHỨC NỮ

1.1 Năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức

Năng lực là một khái niệm luôn gắn liền với một chủ thể nhất định, đó

là năng lực của một tổ chức hay một cá nhân, năng lực lãnh đạo của cán bộcông chức gắn liên với chủ thể là cán bộ, công chức nhà nước Vì vậy, trướckhi đi nghiên cứu năng lực năng lực của đội ngũc này cần phải làm rõ kháiniệm cán bộ công chức, cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định : “ Cán bộ là cái gốc của

mọi công việc ” “ cán bộ là tiền vốn của đoàn thể , có vốn mới làm ra lãi ,bất

cứ chính sách ,công tác gì, nếu có cán bộ tốt thì thành công tức là có lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc tức là lỗ vốn”[33,tr 20]

1.1.1 Cán bộ, công chức

Quan niệm cán bộ công chức là quan niệm mang tính lịch sử, chính trị.Nội hàm của nó phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của nền công vụ của từngquốc gia, cũng như từng giai đoạn cụ thể của từng quốc gia đó Vì vậy trongthực tế, khó có một quan niệm về cán bộ công chức một cách thống nhất chotất cả các quốc gia, mà ngay trong một quốc gia thì khái niệm cán bộ côngchức cũng khác nhau trong từng thời kỳ

1.1.1.1 Quan niệm về cán bộ, công chức chung

Trang 7

- Ở nước ngoài

Tại Pháp quan niệm về cán bộ công chức đầu tiên được xác định bằng “

lệ quan”, song trong đó khái niệm cán bộ công chức cũng chưa thật sự rõràng, đến năm 1984 bằng việc ra đời bộ luật mới: “ Luật địa vị nói chung củacông chức” Thì nội hàm từ cán bộ công chức cũng như địa vị, quyền và nghĩa

vụ công chức mới được xác định rõ ràng hơn Theo luật nay, cán bộ côngchức của Pháp bao gồm toàn bộ những người được nhà nước hoặc cộng đồnglãnh thổ (công xã, tỉnh, lĩnh vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trongmột công sử nhà nước hoặc một công sử tự quản, kể cả các bệnh viện và đượcbiên chế vào một ngạch của nền hành chính công Công chức được gọi chung

là nhân viên công chức bao gồm: nhân viên làm việc trong Bộ máy Hànhchính Nhà nước, các Quan toà, nhân viên sự nghiệp quốc doanh, nhân viênđơn vị quân sự và nhân viên làm việc trong Quốc hội.Nhưng không phải tất

cả nhân viên công chức đều chịu sự điều chỉnh bởi luật công chức, mà chỉ cónhân viên giữ các chức vụ thường xuyên trong Bộ máy Hành Chính Nhànước, còn lại các nhân viên được điều chỉnh bằng luật lao động, Luật hợpđồng họ được bảo vệ về mặt chức nghiệp

Tại Anh, năm 1895 thuật ngữ “công chức” là những người do Vua Anhtrực tiếp bổ nhiệm hoặc được Uỷ ban dân sự cấp giấy chứng nhận hợp lệ chophép tham gia công tác của cơ quan dân sự và những người mà toàn bộ tiềnlương được hưởng từ ngân sách thống núât của Vương quốc liên hợp hoặc vàcác khoản khác được Nghị viện thông qua Đến năm 1977, quan niệm côngchức được giải thích rõ hơn đó là những người thay mặt Nhà nước giải quyếtcông việc công Những người không có được vị trí trong Bộ máy nhà nướcđược pháp luật quy định thì không phải là công chức, Ví du: nhân viên Chínhtrị, nhân viên Tư pháp…

Tại Trung Quốc cán bộ dùng chung để chỉ những nhân viên, công chức

để phân biệt với nhân viên tập sự, bình linh, công nhân; còn một nghĩa nữa làchuyên chỉ những người có trách nhiệm lãnh đạo và công chức không lãnh

Trang 8

đạo, được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước thông quan một chế độ thituyển rất khắt khe Bằng cách liệt kê cụ thể những ngạch công chức khônglãnh đạo, và những chức danh của công chức lãnh đạo, Trung Quốc đã chỉ ra

cụ thể những đối tượng là công chức

Tại Nhật Bản hiện nay từ cán bộ phần lớn được dùng trong quân đội đểchỉ những người đóng vai trò bộ khung, còn để chỉ công chức hay viên chức

họ dùng từ “quan liêu”, theo nghĩa phổ biến là những người làm việc trong bộmáy nhà nước

Tại Việt Nam khái niệm cán bộ công chức được thay đổi theo từng thời

kỳ Ban đầu từ “cán bộ” được dùng để chỉ những người có chức vụ, vai trò vàcương vị nòng cốt trong một tổ chức, có ảnh hưởng tác động đến hoạt độngcủa tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, đónggóp phần định hướng phát triển của tổ chức Đồng thời có thể hiểu rằng: cán

bộ là khái niệm chỉ những người làm việc, công tác có chức vụ trong một cơquan, một bộ máy nhất định của Đảng và Nhà nước, là người được đào tạo,rèn luyện thử thách và trưởng thành trong quá trình thi hành đường lối, nhiệm

vụ chính trị của Đảng và Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Cán bộ

là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho quần chúng hiểu rõ và thio hành, đồng thời đem tình hình người dân báo cáo cho Đảng và Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng ”, “Vì vậy cán bộ là

cái gốc của mọi việc” [33,tr.26] Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng củamình, Người luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Người nói:

Việc đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ là “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân tài,trọng cán bộ, trọng những người có ích cho công việc chung của chúng ta” [33,tr32].

Hiện nay, theo Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998 và pháp lệnh sửađổi bổ sung năm 2003 qui định tại điều 1: Cán bộ, công chức Nhà nước làcông dân Việt Nam được đào tạo, tuyển dụng, được sắp xếp vào ngạch, bậc

Trang 9

nhất định nhằm thưc hiện một nhiệm vụ thường xuyên trong bộ máy nhà nước

và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm:

a)Những người do bầu cử để đảm nhiệm một chức vụ theo nghiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương (sau đay gọi là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện)

b) Nhứng người được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, tỉnh, huyện;

c) những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức, hoặc được giao giữ nhiệm một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, tỉnh, huyện;

d) Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;

e) thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; f) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ tường xuyên làm việc trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phảI là sĩ quan, hạk sĩ quan chuyên nghiệp

g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm

kỳ trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nhiệm vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã

Theo Nghị định 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam thì các đốitượng được coi là công chức bao gồm:

Trang 10

-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thườngxuyên làm việc trong tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấphuyện;

-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm và một nghạch viên chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,quân nhân quốc phòng, làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp

Theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP qui định nhóm đối tượng sau đâyđược gọi là viên chức: Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào mộtnghạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sựnghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội

Trong chuyên đề nghiên cứu về cán bộ, công tác cán bộ thuộc đề tàiKHXH.05.03, Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KHXH.05 củaXHCN Việt Nam, chúng tôi nhận thấy nội dung của khái niệm cán bộ đượchiểu là:

Thứ nhất, là những người hoạt động trong hệ thống chính trị, trong các

cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước, được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn đểđảm đương chức trách trong bộ máy đó Nhưng không phải tất cả nhữngngười được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn đều là cán bộ, mà chỉ những ngườiđược đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học trở lên mới gọi là cán bộ Mặt khác,

ở các đơn vị cơ sở cấp xã, thị trấn có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý chưađược đào tạo trình độ cao đẳng, đại học… Vì vậy cán bộ là khái niệm rấtrộng, bao quát nhiều người hoạt động trong bộ máy của Đảng và Nhà nước

Thứ hai, là người có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức của hệthống chính trị (Cán bộ lãnh đạo,quản lý) Với đặc trưng này thì cán bộ làngười khác với người không có chức vụ Bộ phận cán bộ này được hình thànhthông qua con đường bầu cử dân chủ hoặc đề bạt bổ nhiệm

Vì vậy có thể nói cán bộ là: người làm công tác chuyên môn trong một

Trang 11

cơ quan, một tổ chức của HTCT, có trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học trởlên Và những người làm công tác có chức vụ trong một tổ chức lãnh đạo,quản lý để tổ chức và phối hợp hành động của các thành viên trong mộtnhóm, một tập đoàn người nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ công tác vađạt mục tiêu đề ra[5,tr.13]

Ở Lào quan niệm cán bộ, công chức cũng khác nhau trong từng thời kỳ.Ban đầu từ “ Cán bộ” được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiếnchống Pháp và được dùng nhiều trong quân đội để phân biệt chiến sĩ và cán

bộ Từ cán bộ dùng để chỉ những người làm nhiệm vụ chỉ huy từ tiểu đội phótrở lên, dần dần từ “cán bộ” được dùng để chỉ tất cả những người hoạt độngkháng chiến thoát ly, để phân biệt với người dân

Hiện tại, khái niệm “ cán bộ, công chức” được hiểu đồng nhất giữa hai

từ này Song cán bộ công chức được hiểu tương tự như quan niệm của ViệtNam Theo điều 2 pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 qui định: Đó lànhững người mang quốc tịch Lào và được tuyển, bổ nhiệm làm việc thườngxuyên trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ trung ương đến địa phương

và các tổ chức đại diện CHĐCN Lào tại nước ngoài được hưởng lương từngân sách Nhà nước.Bao gồm:

Cán bộ công chức của Lào qui định tại điều 2 pháp lệnh cán bộ côngchức bao gồm những người được tuyển dụng và bổ nhiệm làm việc thườngxuyên trong các cơ quan Đảng, đòn thể, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị-xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức đại diện của Lào ở nướcngoài

Đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh là một bộ phận cấu thành đội ngũcông chức của cả nước, bao gồm:

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một nghạch công chức,hoặc giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở cấptỉnh

- Những người được tuyển bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường

Trang 12

xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở cấp tỉnh

- Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một ngạch viên chức

hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp củaNhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian trong quá trình nghiên cứu luận vănchỉ tập trung nghiên cứu một nhóm đối tượng, đó là cán bộ công chức nữ giữcương vị lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước ở tỉnh Bolykhămxay như trongphạm vi nghiên cứu mà luận văn đã đề cập

Như vậy có thể thấy, mỗi quốc gia lại có một quan niệm khác nhau vềcán bộ công chức, có quốc gia thì giới hạn công chức bao gồm cả nhữngngười làm việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp dịch vu,nhưng cũng có nước chỉ quan niệm công chức trong phạm vị quản lý nhànước, thi hành pháp luật Tuy nhiên nhìn chung theo quan niệm của đa sốquốc gia thì công chức nhà nước có đặc điểm sau:

- Cán bộ công chức là công nhân của quốc gia

- Được tuyển dụng hay bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong mộtcông sở nhà nước từ trung ương đến địa phương, ở trong nước cũng như nướcngoài

- Được giữ một chức vụ nhất định trong hệ thống công vụ hành chínhnhà nước

- Được hưởng lương phụ cấp từ ngân sách nhà nước

1.1.1.2 Quan niệm về cán bộ, công chức lãnh đạo và quản lý

Trước khi nghiên cứu khái niệm cán bộ công chức lãnh đạo,quản lýchúng ta hãy phân định sự giống nhau và khác nhau giữa cụm từ “lãnh đạo”

và “ quản lý” và mỗi quan hệ giữa chúng Về cơ bản lãnh đạo là khái niệmrộng hơn quản lý, quản lý được coi là một loại lãnh đạo đặc biệt, trong đó chútrọng đến hoạt động tổ chức, điều hành, sử dụng các phương tiện và nguồnlực nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

“Lãnh đạo” là khả năng ảnh hưởng, thu hút và tập hợp những người

Trang 13

cùng chung với một hướng, theo đuổi một hoặc một số mục tiêu nhấtđịnh.Người lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức, vạch ra phương hướng,chiến lược phát triển cho tổ chức, thuyết phục và vận động mọi người cùngthực hiện.

Theo giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, Học viện hành chínhquốc gia[Hà nội,1998,tr,61] “Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huyđiều hành, hướng dẫn, các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của conngười để hướng đến mục đích, đúng ý trí và phù hợp với quy luật kháchquan”

“Quản lý ” là hoạt động tổ chức, điều hành, điều chỉnh, chỉ đạo các cácnguồn lực của tổ chức theo những cách thức nhất định nhằm thực hiện đượcmục tiêu của tổ chức.[Hà nội,2002,tr,134]

Theo thuật ngữ hành chính,Viện nghiên cứu hành chính[Hà nội,2002,tr136] “Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động có ý thức của con người nhằm sắpxếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra…Các quá trình xã hội

và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật

xã hội, đạt được mục tiêu đã xác định theo ý trí của nhà quản lý với chí phíthấp nhất”

Giữa“ Lãnh đạo và Quản lý” đều giống nhau ở chỗ cả hai đều biểu hiệnnhững tác động tự giác của chủ thể lãnh đạo, quản lý đến đối tượng ( kháchthể ) lãnh đạo quản lý trên cơ sở những quy luật khách quan vốn có của đốitượng, nhằm đảm bảo cho đối tượng vận động và phát triển một cách tối ưutheo những mục tiêu đã định trước Mặc dù lãnh đạo và quản lý có điểmgiống nhau nhưng không thể nói là giống nhau hoàn toàn nó có những điểmkhác biệt nhau Trước hết “ Quản lý” là sự điều khiển vận hành một hoạt độngnào đó, đối tượng của nó vừa có thể là con người, vừa có thể là công cụ Còn

“ Lãnh đạo” là quá trình làm thức tỉnh hành vi của con người vừa có thể địnhhướng hoạt động của con người và xã hội Như vậy đối tượng tác động củalãnh đạo là con người mà thôi Hơn thế nữa trong “lãnh đạo” con người vừa là

Trang 14

chủ thể vừa là khách thể của mọi sự tác động.Nói cách khác matt người lẫnhđạo tốt phải là người có uy tín cao trong tập thể Chủ tịch Hồ Chí Mình đãtừng nói: Sự lãnh đạo của Đảng phải xuất phát từ quần chúng và trở lại nơiquần chúng vì thế phải là phương pháp dân chủ Lãnh đạo phải bằng cáchthuyết phục và nêu gương như Đảng chỉ rõ Vì vậy trong quản lý, sự tác độngmang tính điều khiển vận hành thông qua những thiết chế mang tính pháplệnh Do đó mệnh lệnh hành chính là phương pháp đặc trưng của quản lý [ 50,

tr 106] Sự phân biệt giữa “ Quản lý và Lãnh đạo ” ở đây cũng chỉ là tươngđối không mang tính máy móc, nhưng lại có quan hệ mật thiết và tác động lẫnnhau trong từng đối tượng tác động và từng nội dung tác động của nó Do đócũng không khác gì một giám đốc làm kinh doanh một xí nghiệp nao đó vừa

là nhà quản lý giỏi đồng thời là nhà lãnh đạo có uý tín Cho nên lãnh đạo vàquản lý là hai lĩnh vực khác nhau nhưng không hoàn toàn tách biệt, mà lại gắn

bó mất thiết với nhau, thống nhất chặt chẽ trong hoạt động của những người

có chức vụ trong hệ thống tổ chức xã hội Đó chính là CBLĐ,QL

Theo cách hiểu thông thường và được phổ biến hiện nay khái niệm cán

bộ lãnh đạo còn gắn liền với khái niệm cán bộ quản lý được hiểu là nhữngngười có chức vụ và trách nhiệm điều hành, cầm đầu trong các cơ quan, các

tổ chức sự nghiệp, kinh doanh như giám đốc, vụ trưởng, viện trưởng Nội hàmkhái niệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý đều là chủ thể ra quyết định,điều khiển hoạt động của một tổ chức, người cán bộ lãnh đạo cũng phải thựchiện chức năng quản lý và một người bộ quản lý cũng phải thực hiện chứcnăng lãnh đạo

Cán bộ lãnh đạo được hiểu theo hai thành phần sau:

Thứ nhất, được hiểu là những ai giữ chức vụ và trách nhiệm cao trongmột tổ chức có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức, của bộ máy, có vaitrò tham gia định hướng, điều khiển hoạt động cả bộ máy Ví dụ : Các uỷ viênban chấp hành, ban thường vụ, trưởng, phó các cơ quan đơn vị

Cán bộ lãnh đạo chính là những người đứng đầu, có chức vụ cao nhất

Trang 15

trong một tập thể có quyền ra quyết định về chủ trương, có trách nhiệm vàquyền điều hành một tập thể một đơn vị, một tổ chức để thực hiện nhữngnhiêm vụ của tập thể tổ chức ấy, thập chí có thể chi phối dẫn dắt toàn bộ hoạtđộng của tổ chức và của cả hệ thống chính trị Tuy nhiên khái niệm lãnh đạo

và quản lý không hoàn toàn đồng nhất với nhau Trong quá trình lãnh đạo,hoạt động chủ yếu là định hướng cho khách thể thông qua hệ thống cơ chế,đường lối chủ trương chính sách làm thức tính hành vi của đối tượng, địnhhướng hoạt động của đối tượng và xã hội Còn hoạt động quản lý mang tínhđiều khiển, vận hành thông qua những thiết chế có tính pháp lệnh được quyđịnh từ trước

Cán bộ quản lý là những người điều hành, nhà quản lý là những người

có chức và nhiệm vụ điều khiển, tổ chức và phối hợp thực hiện hoạt độngchuyên môn trong một khâu, một công đến, một chương trình dự án

Xét cho cùng hoạt đọng quản lý là sự tiếp nối của hoạt động lãnh đạo làkhâu tất yếu để thực hiện sự lãnh đạo, sự phân biệt này chỉ là tương đối nhưngrất cần thiết cho công tác cán bộ, làm cơ sở cho việc xác định tiêu chuẩn,chức năng của CBLĐ, bộ máy lãnh đạo với tiêu chuẩn chức năng của ngườicán bộ quản lý, bộ máy quản lý tranh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các cơquan lãnh đạo và quản lý

Thành phần thứ hai; trong khái niệm CBLĐ là những người cầm đầu tổchức, quốc gia Họ là nhóm người lãnh đạo ở tầm vĩ mô Thế giới hiện đại gọi

là nhóm lãnh đạo chính trị quốc gia, hay còn gọi là CBLĐ cao cấp, chủ chốt.Nhìn lại lịch sử ở bất kỳ thời đại nào cũng thấy sự thể hiện vai trò quyết địnhvận mệnh quốc gia, dân tộc theo hai hướng: Khi tích cực, vai trò ấy là sự địnhhướng đúng, thúc đẩy xã hội tiến bộ, dân tộc có cuộc sống văn minh, huyđộng và quy tụ được tài đức xã hội để chấn hưng, đổi mới đất nước Khi tiêucực vai trò ấy là kìm hãm, đẩy lùi tiến bộ xã hội, gây nên tình trạng trì trệ,khung hoảng Trên thực tiễn nước ta khi bước vào thế kỳ mới đòi hỏi phảinâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên cơ sở một quan niệm mới về phân

Trang 16

loại, phân định chức danh của các nhóm cán bộ và công chức, phải xây dungtiêu chuẩn, quy chế hoạt động cho tong loại, từ đó có sự đổi mới về chínhsách tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đại ngộ và quản lý phù hợp.

Như vậy khi nói đến CBLĐ, QL trước hết phải phân định rõ giữa lãnhđạo và quản lý vì hai từ này quan hệ mật thiết với nhau Về cơ bản lãnh đạo

là khái niệm rộng hơn quản lý, quản lý được coi là một loại lãnh đạo đặc biệt,trong đó việc đạt được mục tiêu mới quan trọng

CBLĐ,QL là người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan nào đó,mộtnghành trong cơ quan nhà nước các cấp từ trung ương đến cơ sở CBLĐ lànhững người được tập thể lãnh đạo uỷ nhiệm có quyền thay mặt tập thể giảiquyết và xử lý các vụ việc, tình huống diễn ra có liên quan đến tổ chức mà họ

phụ trách Lênin cho rằng “ cán bộ phải là người có tài tổ chức, có bộ óc sáng suốt, có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn và trung thành với CNXH”

( bất chấp sự hỗn loạn và ồn ào) tổ chức công tác chung vững chắc và nhịp

nhàng Lênin còn nhấn mạnh “ đội ngũ cán bộ nói chung cán bộ lãnh đạo ”

giữ vị trí hết sức quan trọng vì họ là hạt nhân, là những người lãnh đạo chủyếu, được giao những nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng nhất trong tổ chứccủa Đảng và Nhà nước

Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm cán bộ lãnhđạo, quản lý như sau:

Cán bộ lãnh đạo và quản lý là những người có chức vụ, có vai trò và cương vị nòng cốt trong một cơ quan, một tổ chức;có ảnh hưởng tác động đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng phát triển của tổ chức theo các mục tiêu

đã đề ra.

Để thật sự là người định hướng, dẫn đắt sự phát triển của tổ chức, cán

bộ lãnh đạo, quản lý phải là người vững vàng về chính trị, có đức có tài, cóphong cách lãnh đạo, làm việc khoa học, có đủ năng lực trí tuệ và thực tiễn,biết phát huy tiềm năng thế mạnh của đất nước, của địa phương, của tổ chức,

Trang 17

biết khơi dậy và phát triển nguồn lực nội sinh, quan triệt các chủ trương, nghịquyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận dụng vào điều kiện

cụ thể của đất nước, của địa phương , của cơ quan, tổ chức mình một cách chủđộng, sánh tạo, biết khai thác, huy động trí tuệ, tài năng của các thành viêntrong tổ chức và quần chúng nhân dân, đề ra chủ trương sát hợp, tổ chức thựchiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra

Đảng NDCM Lào luôn luôn coi cán bộ là vấn đề có tính then chốt, mắtxích quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng cũng như trong sự nghiệp đổimới vì nó có liên quan trực tiếp đến việc đào tạo, bố trí lực lượng, gắn liền vớiviệc củng cố bộ máy tổ chức, đường lối tổ chức không chỉ phục vụ đường lốichính trị mà còn là nhân tố tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng.Vấn đề cán bộ nói chung gắn liền trực tiếp với việc củng cố năng lực lãnhđạo, quản lý của Đảng và Nhà nước Nếu có cán bộ lãnh đạo và quản lý giỏi

và tốt sẽ nâng cao uy tín vai trò lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mỗi quan hệgiữa Đảng và quần chúng, ngăn chặn các hiện tượng quan liêu cửa quyền,tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác có cán bộ tốt mới có tổ chứcvững mạnh đảm bảo sự đoàn kết thống nhất giữa các tầng lớp người và các bộtộc, phát huy năng lực của quần chúng trong thực hiện đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước

Trong tình hình đổi mới ở Lào hiện nay, đối với CBLĐ,QL các cấp, cácngành, Đảng NDCM Lào luôn coi trọng và đặt liên hàng đầu tiêu chuẩn chínhtrị, đồng thời rất coi trọng tiêu chuẩn chuyên môn hoá, khá năng lãnh đạo,phong cách và lề lối làm việc của họ Vì CBLĐ,QL là rường cột của Đảng,như “bộ điều khiển” “ người cầm lái” một con tàu là lực lượng có tráchnhiệm tham gia xây dựng đường lối chính sách, là người giúp cho đườnglối,chính sách được quan triệt đúng đắn, đồng thời là những người tuyệt đốichung thành với đảng với nhân dân, là người có ý trí mãnh liệt đưa dân tộc vàđất nước mình tiến lên và phát triển tong bước Họ là những người có bản lĩnhchính trị vững vàng, là người gương mẫu về đạo đức lối sống và là người có

Trang 18

kiến thức về khoa học, lãnh đạo và quản lý trên tất cả các lĩnh vực công táccủa Đảng và Nhà nước.

Từ những quan niệm trên có thể hiểu các chức danh cán bộ lãnh đạocấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay bao gồm: Từ trưởng Bản,Huyện trưởngđến Tỉnh trưởng, giám đốc,phó giám đốc sở, ban, nghành, phó phòng cácphòng ban trực thuộc UBND cấp tỉnh đến bản

1 Bí thư tỉnh uỷ (Tỉnh trưởng)là người giữ cương vị lãnh đạo cao nhấtcủa tổ chức của Đảng NDCM Lào tại một tỉnh

2 Phó Bí thư tỉnh uỷ (Phó tỉnh trưởng) là người được giao trọng tráchgiải quyết các công việc hàng ngày của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnhtheo lĩnh vực đã được phân công, có thể thay thế tỉnh trưởng giảiquyết công việc quan trọng khi Tỉnh trưởng vắng mặt

3 Uỷ viên thường vụ kiêm trưởng các ban nghành trong tỉnh là nhữngngười được Ban cấp hành Đảng bộ tỉnh giao trọng trách lãnh đạocác ban nghành trọng yếu của một tỉnh, thực hiện các chức năngtham mưu, đề xuất, đóng góp vào sự lãnh đạo chung của tỉnh uỷ,của thường vụ tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh

4 Trưởng ban, phó trưởng ban thư ký và trưởng, phó các phòng bantrực thuộc đại diện tổ chức hoạt động của quốc hội cấp tỉnh và cấphuyện;

5 Cán bộ công chức giữ cương vị lãnh đạo,quản lý trong cơ quan Tưpháp từ cấp tỉnh đến cấp bản, bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc sở

tư pháp và trưởng phó phòng, ban thuộc sở và trưởng, phó phòng Tưpháp huyện, chánh án, phó chánh án TAND tỉnh và trưởng phòngban thuộc TAND tỉnh đến huyện; Viện trưởng, phó viện trưởng,phòng ban thuộc Viện KSND tỉnh đến huyện;

Trên thực tế, các chức danh này ở CHDCND Lào có sự kiêm nhiệm,như Bí thư tỉnh uỷ kiêm tỉnh trưởng, phó bí thư kiêm Phó trưởng tỉnh Ngoài

ra theo Hiến pháp CHDCND Lào 1991 thì cơ cấu chính quyền nhà nước ở cấp

Trang 19

tỉnh không áp dụng chế độ HĐND Do đó các chức danh như Chủ tịchHĐND, Phó chủ tịch HĐND ở Lào không có, thay vào đó là các chức danhnhư trưởng ban thư ký đại diện tổ chức hoạt động của Quốc hội cấp tỉnh Tuynhiên do chức danh này không ổn định nên luận văn không đề cập.

Nói tóm lại cán bộ và CBLĐ,QL là những người được đào tạo theonghề nghiệp chuyên môn nhất định và là những người hoạt động trong những

tổ chức bộ máy nhất định Vậy khi xây dựng cơ cấu và tiêu chuẩn cấp uỷ từngcấp cũng như việc đánh giá,bố trí, sử dụng và đào tạo đội ngũ này phải gắnchặt với việc xây dựng cơ cấu tiêu chuẩn đội ngũ CBLĐ QL Vì họ có vai tròquyết định và chi phối mọi hoạt động của tổ chức, của ban, nghành ở tỉnhBolykhămxay là người chịu trách nhiệm về đội ngũ cán bộ ở cấp, lĩnh vựcmình phụ trách, là một nhân tố quyết định tới chất lượng mọi mặt của đội ngũcán bộ tốt hay kém lại quyết định trực tiếp tới chất lượng đội ngũ cán bộ

1.1.1.3 Quan niệm về năng lực lãnh đạo và quản lý

Trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay một vấn đề đang đặt racần phải thực hiện giải quyết hàng loạt biện pháp gắn với việc chỉnh đốn vàđổi mới một bước về tổ chức và phân công lao động, cần phải có đội ngũvững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi, tươngxứng với yêu câu phát triển đất nước Một trong những nhiệm vụ cấp báchhàng đầu là phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐ,QL) vững vàng về chính trị, có đức có tài, có phong cách lãnh đạo, làm việckhoa học, có đủ năng lực trí tuệ và thực tiễn, biết phát huy tiềm năng thếmạnh của đất nước, biết khơi dậy và phát triển nguồn lực nội sinh, quan triệtcác chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vậndụng vào điều kiện cụ thể của đất nước một cách chủ động , sáng tạo, biếtkhai thác, học tập trí tuệ, tài năng của đảng viên và quần chúng nhân dân, đề

ra chủ trương sát hợp, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồidưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, Người đã khẳng định: “Cán bộ

Trang 20

là cái gốc của mọi việc” “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi, bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công tức là có lãi, không có cán bộ tốt thì hang việc tức là lỗ vốn” [33,tr20] Vậy năng lực là

gì?

*Quan niệm chung về năng lực

Khi nói tới năng lực nó luôn gắn liền với phẩm chất đạo đức về trí nhớ,tính nhảy cảm, trí tuệ,tính cách của mỗi cá nhân con người(Năng lực conngười) Năng lực là một từ ngữ rất trừu tượng, và khó định lượng và có rấtnhiều quan điểm khác nhau :

- Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Giáo dục thìnăng lực là khả năng làm việc tốt

- Theo Từ điển Tiếng Việt Nam của viện ngôn ngữ học ( NXB Đà nẵng

và trung tâm từ điển học, 2000), năng lực được hiểu là khả năng điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có; phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.

-Theo thuật ngữ hành chính[Hà nội,2002,tr,118, viện nghiên cứu hành

chính]; Năng lực là khả năng về thể chất và trí tuệ của cá nhân con người, hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện được các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nước hay chủ thể khác với kết quả tốt nhất.

- Theo từ điển tâm lý học, Viện tâm lý học, năm 2007; Năng lực là tập hợp các tính chất, hay phẩm chất của tâm lý cá nhân,đóng vai trò làm điều kiện kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt nội dung hoạt động nhất định Người có năng lực là người đạt được hiệu suet hoạt động cao trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau

- Theo Christian Batal thì “ Năng lực là sự kết hợp đồng thời nhữngkiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để hoàn thành tốt một vai trò hay mộtcông việc được giao” [ Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, tr

Trang 21

Trên thực tế cuộc sống hàng ngày của chúng ta năng lực gồm có nănglực suy nghĩ, năng lực làm việc, năng lực hoạt động…Các dạng năng lực nàythể hiện ở nhiều hình thức khác nhau nhưng về bản chất nó là khả năng củamột cá nhân phải có mới có thể hoàn thành tốt công việc nào đó Xét về phạm

vi, có năng lực của cá nhân và năng lực của tổ chức Tuy nhiên, trong phạm vịcủa luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu năng lực của cá nhân, mà trực tiếp lànăng lực của đội ngũ cán bộ công chức nữ lãnh đạo, quản lý mà thôi

Xét dưới góc độ pháp lý: Năng lực của một chủ thể có thể bao gồmnhiều yếu tố, nhưng trong đó có hai yếu tố chủ yếu đó là năng lực hành vi vànăng lực pháp luật

*Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể có được các quyền vàphải thực hiện những nghiã vụ cũng như phải chịu trách nhiệm mà nhà nướcquy định cho các cá nhân hay tổ chức, trước khi họ tham gia vào các quan hệpháp luật nhất định Năng lực pháp luật của từng chủ thể thường phụ thuộcvào các điều kiện của từng cá nhân, tổ chức, đồng thời cũng phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau; trong đó quan trọng nhất là ý chí của nhà nước, mà ýchí của nhà nước lại phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội quy định Vìvậy với một con người cụ thể, có địa vị xã hội khác nhau, giống nhau nhưngcấu trúc của quốc gia khác nhau, thì năng lực pháp luật của những người đócũng có đặc điểm khác nhau, bởi do chính hệ thống pháp luật mà con người

đó phải lệ thuộc và bị điều chỉnh

*Năng lực hành vi là khả năng hoạt động của một cá nhân, một tổ chứchay một công đồng, có thể tự mình tạo lập, tự thực hiện các hành vi, xử sựcủa bản thân và tự mình trực tiếp tham gia vào các quan hệ xã hội theo ý chícủa mình và của nhà nước

Năng lực thường có quan hệ mật thiết với quyền lực, hiệu lực, hiệu quả.Nếu một cá nhân hay tổ chức nào đó có một khối quyền hạn to lớn, do cơquan nhà nước có them quyền giao cho, nhưng bản thân họ lại không có khả

Trang 22

năng hạot động hoặc hoạt động yếu kém, thì họ không thể biến khối thẩmquyền đó thành hiện thực, có nghĩa là không thể thực hiện được quyền lực củamình.

Mặc dù, năng lực còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song giữavẫn có những đặc điểm chung đó là:

- Thứ nhất, năng lực bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định, có thể

là một cá nhân hay là một tổ chức

- Thứ hai, các yếu tố tạo nên năng lực của một cá nhân là một tập hợptất cả các yếu tố tâm lý và sinh lý, tạo ra con người khả năng hoàn thành mộthoạt động nào đó có kết quả cao.Đó là các yếu tố về thể chất, năng khiếu bẩmsinh, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ,phẩm chất đạo đức,quan hệ xã hội, quan hệ tốt với cấp trên, định hướng giá trị cá nhân…

- Thứ ba, năng lực của mỗi cá nhân có thể có được là do các yếu tố bầmsinh, sinh trưởng tự nhiên mà có, tuy nhiên chủ yếu vẫn là do tác động từ bênngoài thông qua đào tạo, bồi dưỡng hay là từ rèn luyện, tính luỹ kinh nghiệmcủa mỗi cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minhcũng đã nhận xét rằng: năng lực củacon người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà phần lớn là do côngtác tập luyện tạo nên

- Thứ tư, năng lực của mỗi cá nhân là yếu tố cần thiết, đảm bảo chomọi công việc, hoạt động được haòan thành một cách có kết quả cao Mộtngười có năng lực cao thì khả năng thực hiện hoàn thành công việc đạt kếtquả cao hơn so với những người không có năng lực Trong xã hội luôn vạnđộng và phát triển mỗi người chúng ta không ngừng tìm tòi,rèn luyện, học tập

để nâng cao năng lực để có thể đáp ứng với yêu cầu của công việc

Vậy năng lực của con người chính là tổng hoà những điều kiện, nhữngnhân tố chủ quan tiềm năng bên trong con người cùng tham gia vào công việcgiải quyết, thực hiện các mục tiêu đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu công việc củabản thân và cộng đồng

Trong hoạt đông quản lý nhà nước, năng lực của cán bộ công chức

Trang 23

chính là khả năng của cán bộ công chức thực hiện có kết quả hoạt động tácđộng có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước nhằm sắp xếp, tổchức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… Các quá trình xã hội và hoạtđộng của con người để hướng dẫn chúng phát triển phù hợp với trật tự hànhchính quy định và xác định theo ý chí của nhà quản lý một cách có hiệu quả.Tuy nhiên, năng lực luôn gắn liền với một chủ thể, một cá nhân nhất định (đó

là khả năng của cá nhân đưa ra sáng kiến có giá trị, dám chịu trách nhiệm,sáng tạo, khả năng phân biệt được cái gì là quan trọng đối với công việc, cái

gì là không quan trọng và có khát vọng đạt được kết quả trong quá trình thựcthi công vụ)

Nói cách khác, năng lực thực thi công vụ chính là khả năng thực tế củamỗi cán bộ công chức trong việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như kiến thức,

kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi… Để hoàn thành công việc được giao, xử lýtình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu xác định Như vậy, nănglực thực thi công công vụ không chỉ bao gồm các yếu tố như tình độ, kiếnthức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử mà còn bao hàm cả khả năng kết hợphài hoà các yếu tố đó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt đượckết quả cao nhất với chí phí thấp nhất

* Quan niệm về năng lực lãnh đạo và quản lý

Trong hoạt động quản lý Nhà nước, năng lực lãnh đạo và quản lý củacán bộ công chức chính là năng lực của những người đứng đầu trong một địaphương, một tổ chức hay một cơ quan thực hiện nhiệm vụ một cách có kếtquả cao Người định hướng, dẫn dắt, các hoạt động của tổ chức đạt được cácmục tiêu mà tổ chức đã để ra

Một người lãnh đạo, quản lý có năng lực trước hết phải là người cán bộcông chức có năng lực tức là phải có kiến thức, có kỹ năng và thái độ và hành

vi ứng xử đúng đắn với công việc được phần công Không những thế cán bộlãnh đạo, qủan lý còn bao gồm các yếu tố về trình độ, kiến thức,chuyên mônhoá cao, kỹ năng thực thi công vụ, kinh nghiệm, thái độ hành vi,mà còn có

Trang 24

khả năng hoạch định, chiến lược, có tầm nhìn xa và khả năng bầm sinh, biếtđược tâm lý của mỗi nhân viên để thu hút mọi người, có khả năng dạy bảo đểxây dựng và bố trí, sử dụng lực lượng đó Vì vậy năng lực lãnh đạo và quản lýkhông chỉ là tổng thể các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà còn là sự quy tụ,đồng thời, là sự phối hợp chặt chẽ các yếu tố phù hợp với những điều kiệnhoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao

Để có thể làm rõ hơn năng lực của người lãnh đạo, quản lý thì chúng ta

có thể làm rõ hơn về kỹ năng

Kỹ năng hành chính là khả năng của con người có trí thức, biết vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính để có được tập hợp các thao tác trong tư duy và hành động, tạo thành phương thức hành động thích hợp với điều kiện, môi trường nhằm thực hiện một nhiệm vụ, một công việc, dựa trên cơ sở thành thực các kỹ thuật hành chính, nghiệp vụ hành chính kết hợp với công nghệ hiện đại nhằm đạt được kết quả tốt nhất là chi phí các nguồn lực thấp nhất.[Hà nội,2002, tr116,thuật ngữ hành chính]

Kỹ năng lãnh đạo, là quá trình gây ảnh hưởng Người lãnh đạo giỏi làngười gây được cảm hứng cho người khác, khuyến khích người khác tham giavào quá ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực thi quyết định đó Kỹnăng lãnh đạo sẽ giúp quá trình lập và triển khai kế họch phát triển kinh tế-xãhội đạt hiệu quả mà nhà quản lý mong muốn

Ngoài ra năng lực của người lãnh đạo, quản lý còn phải có những phẩmchất đặc biệt đó là:

-Khả năng tư duy, thể hiện ở tầm nhìn xa, sâu và rộng Tức là người cókhả năng tiên đoán, dự báo những việc sẽ xảy ra trong tương lai để đưa ra cácchiến lược, các chương trình, kế hoạch các mục tiêu cho tổ chức, cho địaphương, đơn vị mình một cách hiện thực và có hiệu quả

-Khả năng thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp, có chức năng,nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng và hoạt động có hiệu quả Muốn vậynhà lãnh đạo, quản lý phát biết phát hiện năng lực của các thành viên trong tổ

Trang 25

chức để đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và lôi cuốn họ tham gia vào các công việcchung nhằm đạt được mục tiêu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

-Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính quyết đoán cao, có tính kỷluật cao và thực sự làm tầm gương để cấp dưới đi theo

-Phải có mỗi quan hệ tốt với cấp trên, cùng cấp, cấp dưới và các đối táckhác

Tuy nhiên, với mỗi cấp độ, mỗi vị trí lãnh đạo khác nhau lại có nhữngyêu cầu riêng về năng lực Chẳng hạn đối với người đứng đầu một tỉnh đồihỏi có tầm nhìn chiến lược, khả năng phán đoán và quyết đoán cao hơn cấphuyện và bản Ngay trong cùng cấp lãnh đạo thì người lãnh đạo, quản lý đứngđầu các cơ quan kinh tế, tài chính, thương mại cũng đòi hỏi khả năng suyđoán, đưa ra quyết định mau lệ hơn một số nghành ít chịu sự biến động của cơchế thị trường như nghành giáo dục…Ngược lại, ở các cấp thấp hơn như cấpbản là người trực tiếp đưa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vàocuộc sống lại cần đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải thật am hiểu về phápluật, có phương pháp tiếp cận mềm dẻo, tỉ mỉ, cụ thể và thuyết phục để ngườidân có thể hiểu và tự giác chấp hành Thậm chí ngay trong cùng một cơ quan,thì mỗi vị trí và thời gian lãnh đạo khác nhau cũng đòi hỏi các cấp độ nănglực khác nhau, phương pháp, kỹ năng khác nhau Ví dụ Trong một sở thìgiám đốc Sở là người có vai trò quyết định moị hoạt động của Sở vì vậy phải

có khả năng bao quát, khả năng tiên đoán cao hơn các phó giám đốc, ngườichỉ huy chịu trách nhiệm về một phần việc được phân công

Năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước là khả năng xử lý công việc đượcgiao theo chức năng, nhiệm vụ của công chức và khả năng xử lý các tỉnhhuống đặt ra trong quá trình giải quyết công việc của quản lý nhà nước vàđiều hành, năng lực quản lý nhà nước còn được xem là khả năng điều kiệnchủ quan hoặc tự nhiên, sẵn sàng có thể thực hiện một hoạt động nào đó, hoặctheo nghĩa khác nào đó hoặc theo một nghĩa khác đó là “ phẩm chất, tâm lý vàsinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất

Trang 26

lượng cao”

Năng lực quản lý nhà nước là là những tiêu chuẩn chung mang tínhkhái quát cho mỗi đối tượng cán bộ trong mọi thời kỳ có những biểu hiệnkhác nhau, đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh năng lực, phẩm chấtđược biểu hiện như sau:

- Phải có trình độ chuyên môn về công việc của mình đảm nhiệm.Ngoài ra còn phải thể hiện ở trí tuệ, trình độ hiểu biết ngoại ngữ, tin học, có tưduy nhảy bén linh hoạt và sáng tạo trong cuộc cách mạng khoa học-công nghệ

để có thể đáp ứng được xu hướng quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng hệthống điện tử

- Phải có nhận thức về vị trí vai trò của văn hoá vì đây là cơ sở thể hiệnnăng lực quản lý nhà nước của cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm cho họ có cáchứng xử văn minh, khoa học, dân chủ, tạo môI trường quan trọng thu hút quânchúng tham gia phong trào cách mạng, làm việc có chất lượng hiệu quả, thúcđẩy nền kinh tế ngày càng phát triển

1.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo quản lý của nữ cán bộ công chức

Năng lực như đã phân tích ở phần trên đó là sự kết hợp giữa kiến thức,

kỹ năng và hành vi ứng xử của mọi người Nó phụ thuộc vào các đặc điểmtâm sinh lý của từng người, vào khả năng bầm sinh và quá trình rèn luyện màlên Phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng có những đặc điểm tâm sinh lýkhác với nam giới và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực củaphụ nữ

 Các nhân tố khách quan

Yếu tố tâm sinh lý: Phụ nữ nhìn chung có thể lực yếu hơn nam giới,hơn nữa phụ nữ còn có thiên chức làm mẹ nên ở độ tuổi sinh sản phụ nữ ít cóđiều kiện để tham gia học tập, sinh hoạt cộng đồng, khó có thể đi công tác xanhà đây là một yếu tố làm cản trở để cất nhắc đề bạt Nhưng bù lại, thôngthường phụ nữ có tính chăm chỉ, làm việc có kế hoạch, khả năng kiên trì, bình

Trang 27

tĩnh và thường có cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt, có khả năng thuyết phụcnhất là người khác giới nên cũng dễ gây cảm tình đối với người lãnh đạo vàmọi người xung quanh Phụ nữ cũng ít bị xa ngã trước những cảm dỗ nên ít bịsai phạm trong quá trình làm việc Đây là một tố chất cần thiết đối với cán bộlãnh đạo, quản lý.

Quan hệ xã hội: Hầu hết các quốc gia nhất là các quốc gia chậm pháttriển vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, hiện nay ở Lào tư tưởng trọngnam khinh nữ, thể hiện như: sự phân biệt phụ nữ kể cả các hoạt động củacông tác cán bộ, ở một số nơi môi trường làm việc của cán bộ nữ cũng như sựủng hộ của gia đình, chồng con chưa tạo điều kiện cho phụ nữ được tham giađào tạo, bồi dương đúng mức, từ khi sinh ra cũng bị coi thường, hơn thế nữacán bộ nữ cũng bị cấm đi công tác cùng với cán bộ nam ở trong nước cũngnhư nước ngoài, là do ảnh hưởng của tàn dư phong kiến và phong tục tậpquan lạc hậu, phụ nữ chỉ có thiên chức làm vợ, mẹ Về vấn đề kết hôn dùpháp luật quy định 18 tuổi trở lên mới được lập gia đình, nhưng một số nơiphụ nữ 13 tuổi có thể kết hôn

Về mặt giáo dục, văn hoá đối với phụ nữ và cán bộ nữ, khi mới nhậphọc số lượng nữ học sinhtương đương với nam giới Nhưng đến cấp II, CấpIII thì số nữ học sinh cũng giảm đi rất nhiều, và cán bộ nữ được đi bồi dưỡngnâng cao trình độ đại học ở trong nước và ngoài nước càng thấp, thậm chí ởmột số nghành hầu như không có phụ nữ Nguyên nhân một mặt là sự phấnđấu vươn lên của phụ nữ Lào còn thấp, mốt số chị em chưa có quyết tâm cao,trong việc tự phấn đấu nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị và chuyênmôn nghiệp vụ và còn mang tính tự ty Mặt khác do lãnh đạo các cấp các địaphương nhất là vùng sâu, vùng xa hẻo lánh chưa thật sự quan tâm tạo mọiđiều kiện cho chị em vươn lên thực hiện địa vị và vai trò của mình

 Các nhân tố chủ quan

Một số chị em phụ nữ từ vùng giải phóng đã trải qua quá trình thửthách trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Sau khi đất nước tiến hành

Trang 28

công cuộc đổi mới toàn diện thì họ không đáp ứng được yêu cầu trong tìnhhình mới, nhất là về trình độ học vấn và năng lực còn có nhiều bất cập làmcho họ không tự tin để đảm nhiệm công việc cho nên họ xin thôi việc và nghỉhưu và nhưng người chưa đủ tuổi nghỉ hưu họ lại xin thôi việc để làm kinh tếgia đình Một số chị em khi chưa lập gia đình họ tích cực tham gia công tácrất hăng hái, sau khi kết hôn và sinh đẻ họ không hằng hái, không thiết tha,không tích cực tham gia công tác, do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn và dochồng ngăn cản không cho vợ làm công tác nữa, yêu cầu vợ về phục vụ giađình, chồng con cuối cùng đã xin thôi việc

Mặt khác tư tưởng hẹp hỏi,đố ky, níu kéo, hiện tượng quần chúng vàngay cả quần chúng là nữ cũng như gia đình không uỷ hộ cán bộ nữ vẫn cònphố biến

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán

bộ, công chức

Khi nói đến năng lực của một người bình thường hay là một cán bộ,cán bộ lãnh đạo là vấn đề rất khó định lượng được Dựa trên phần trình bàytrên năng lực bao gồm các yếu tố sau: Thể chất, tố chất, năng khiếu bầm sinh,kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,kinh nghiệm, thái độ, phẩm chất đạo đức, quan hệ

xã hội, định hướng giá trị cá nhân, khả năng xử lý các tình huống…Tuy nhiênhiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định về tiêu chí đánh giá mà chỉ đánhgiá theo các yếu tố sau:

Hiện nay trình độ của cán bộ công chức được hình thành qua quá trìnhđào tạo trước khi được tuyển dụng và trong khi công tác Trong khi công tácngười công chức không còn đáp ứng với yêu cầu thực tế thì người đó đượcđào tạo bồi dưỡng lại để nâng cao năng lực Hai điều kiện này là điều kiện cần

và đủ Vì vậy, để đáp ứng được tiêu chí của nghạch, bậc và yêu cầu của chứcdanh, người công chức phải được đào tạo và đào tạo lại

 Trình độ đào tạo:

Là học vấn, là kiến thức là tiền đề để hình thành năng lực của người

Trang 29

cán bộ công chức, có được do đào tạo bồi dưỡng tạo cho con người những cấp

độ kiến thức, các kỹ năng và được thể hiện thông qua các văn bằng, chứngchỉ, chứng nhận đào tạo cho con người một thể giơí quan khoa học, óc nhậnxét, khả năng tư duy xét đoán và quyết định hành động đúng quy luật, đúngmức độ và đúng thời cơ Người có trình độ càng cao, chứng tỏ họ có khả năngthực hiện công việc càng phức tạp Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cótrình độ cao cũng là những người có năng lực thực tế cao, và ai có trình độthấp là người có khả năng giải quyết công việc thấp Trình độ đào tạo của cán

bộ công chức bao gồm:

- Trình độ văn hoá: Là yếu tố cơ bản và là yêu cầu tối thiểu đối với mọicông chức, nó thể hiện trình độ khả năng tổng hợp củ công chức trên mọi lĩnhvực Trên thực tế trình độ văn hoá được biểu hiện trên những văn bằng: Tiểuhọc, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là những kiến thức, khả năng, kỹnăng của mỗi người công chức trong một nghành nghề , một lĩnh vực nhấtđịnh Đối với mọi cán bộ công chức trình độ chuyên môn đóng vai trò quantrọng nhất, vì đây là những kiến thức liên quan với công việc, và hiện nayviệc tuyển dụng cán bộ công chức chủ yếu dựa vào trình độ chuyên môn

- Trình độ ngoại ngữ và tin học là một yếu tố cần thiết cho hoạt độngcủa công chức trong điều kiện hội nhập hiện nay Đối với công chức yêu cầu

cơ bản là có khả năng nghe, nói đọc, viết, và có thể sử dụng thành thảo phầnmềm Microsoft Ofiec, vì đây là cách công chức có thể thu thập, quản lý thôngtin một cách có hiệu quả

- Trình độ lý luận chính trị phản ánh mức độ trí thức về những vấn đề

cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh về chế độ xã hội, bảnchất của Nhà nước, chủ trương đường lối chính sách và về vai trò, sứ mệnhcủa Đảng cộng sản trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, trình độ lý lụânchính trị giúp cho đội ngũ cán bộ công chức nâng cao ý thức, bản lĩnh chínhtrị, kiến định mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

Trang 30

minh mà Đảng và nhà nước đã chọn Có được những kiến thức đó cán bộ sẽhoạt động đúng hướng và đạt được hiệu quả cao

- Trình độ Quản lý Nhà nước vì hoạt động của các chức danh là hoạtđộng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nên mỗi người cán bộ, công chứcphải trang bị cho mình về vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật, nềnhành chính nhà nước, nắm vững và vận dụng thành thạo các công cụ, kỹ năng,phương pháp điều hành, quản lý nhà nước Những kiến thức này sẽ giúp cho

họ hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn về nhiệm vụ quyền hạn của mình để giảiquyết công việc có kết quả cao

 Kỹ năng nhiệm vụ:

Là tổng hợp những cách thức, phương thức, biện pháp tổ chức và thựchiện giải quyết công việc của công chức, điều này thể hiện ở khả năng vậndụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm vững nhgiệp

vụ, chỉ một số ít kỹ năng nghiệp vụ cơ bản mang tính lý thiết của cá nhânđược hình thành trong quá trình đào tạo trong lớp, còn phần lớn các kỹ năngmang tính thực tế cần thiết cho quá trình giải quyết công việc được hình thànhtrong quá trình công tác đó là kinh nghiệm thực tế, người nào có có nhiềukinh nghiệm thực tế thì người đó càng có nhiều kỹ năng và mức độ thành thảocác kỹ năng càng cao hoăc các kỹ năng đó có thể có được do sự truyền đạt ,trao đổi cho nhau Kỹ năng của công chức bao gồm :

Kỹ năng chung, kỹ năng quản lý và kỹ năng chuyên môn, ngoài ratrong việc giải quyết các công việc hàng ngày còn có: Kỹ năng lập kế hoạch,

kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp

và làm việc theo nhóm, kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại,kỹ năngsoạn thảo văn bản, kỹ năng thiết trình, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng thuhút được cấp dưới và các kỹ năng bầm sinh khác phụ thuộc vào kiến thức,trình độ từng người

 Kiến thức hiểu biết xã hội:

Ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo thông qua lớp học, mỗi cán

Trang 31

bộ công chức phải trang bị cho mình các kiến thức hiểu biết về ntình hìnhkinh tế, văn hoá, chính trị xã hội và đường lối chính sách,cải cách hành chínhcủa Đảng và Nhà nước điều này giúp cho chúng ta có tầm nhìn bao quát, đadiện, giúp đánh giá giải quyết vấn đề một cách khách quan và chuẩn xác hơn.

 Thái độ, ý thức, hành vi:

Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của cán bộ côngchức Nhờ có hành vi, thái độ, ý thức phù hợp mà công việc được giải quyếtnhanh hơn, hiệu quả hơn và nhận được sự ủng hộ của các cá nhân khác Điềunày phụ thuộc vào các yếu tố thể chất và tâm lý của cá nhân, cùng chung mộthiện tượng nhưng người khác nhau sẽ có quan điểm và cách ứng xử và hành

vi khác nhau Ngoài ra còn phụ thuộc vào tác phong làm việc, văn hoá tổ chức

và động lực làm việc của công chức

 Hiệu qủa giải quyết công việc:

Là cái đạt được trong hoạt động của một người đối với một công việc,một vấn đề nào đó Nó là sự so sánh giữa kết quả tạo ra với chi phí cần thiếtcho việc thực hiện Điều này phản ánh chính xác về năng lực công chức, nếumột người công chức giải quyết công việc tốt, hiệu quả cao chính tỏ họ cónăng lực tốt, còn người kia không hoàn thành nhiệm vụ chứng tỏ họ có nănglực kém hơn, hoặc hai người có cùng một kết quả giải quyết công việc nhưnhau, nhưng với hoàn cảnh môi trường khác nhau thì người có hoàn cảnh khókhăn hơn là người có năng lực hơn

 Khả năng thu hút cấp dưới:

Được thể hiện ở sự điều khiển và tích cực hoá hoạt động của các cánhân trong tổ chức, điều khiển người khác, khiến cho họ thay đổi hành vi củamình theo mục tiêu đã xác định, tích cự hoá hoạt động của người khác khiếncho họ làm việc nhiệt tình, say mê và tự giác, đây là kết quả khả năng lantruyền nghị lực và ý trí của người lãnh đạo đến các thành viên trong tổ chức

Để có thể thúc đẩy và thu hút được cấp dưới tham gia, người lãnh đạo phải cótính kiên quyết xã hội, có yêu cầu cao đối với bản thân và đối với mọi người,

Trang 32

bên cạnh đó người lãnh đạo phải biết cách thuyết phục người khác, có khảnăng cảm hoá người khác qua tầm gương của chính mình.

Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ngoài phải có phẩm chấtchính trị mà phải có đạo đức cách mạng trong sáng, tiêu biểu, có mỗi quan hệtrực tiếp đến bản chất truyền thống, thanh danh, uỷ tin vào sức chiến đấu củaĐảng, đến việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đơn vị

Đảng NDCM Lào là đảng duy nhất cầm quyền thực hiện đường lối đổimới thì năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ bộ cấp tỉnh làphải thật sự “ cần, kiệm, liêm, chỉnh, chi công, vô tư” nếp sống phải là nếpsống của người chiến sĩ cách mạng, sống trong sạch, lành mạnh, giản dị,khiêm tốn, đi đầu trong gian khổ, sung sướng hưởng sau; kiên quyết đấu tranhkhắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, nghiêm khắc rèn luyện

tu dưỡng trong cuộc sống hàng ngày, trung thực thẳng thắn cục bộ, bản vịtham vọng cá nhân, không tham nhũng, kiên quyêt chống tham nhũng, chốngmọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội Đặc biệt phải nêu cao năng lực quản lýnhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Do vậy dù là cán bộ ở bất

kỳ cương vị nào họ cũng không được phép chuyên quyền, độc đoán, phải lấydân làm chủ sự nghiệp, coi con người là yếu tố quyết định

Ngoài các tiêu chí trên đây khi đánh giá năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý thể hiện qua rất nhiều tiêu chí khác nhau trong đó cần phải có tầm nhìn chiến lược, có cách ứng xử linh hoạt điều này được thể hiện qua các tiêu chí sau:

1.1.2.1 Năng lực tư duy và phân tích vấn đề

Năng lực tư duy và phân tích vấn đề Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộphải đáp ứng được yêu cầu về các loại năng lực đó là phân tích tổng hợp vấn

đề một cách có hệ thống cùng với việc nắm bắt tốt cơ hội và lợi thế củanghành, tiếp cận, nắm bắt và phát triển được các vấn đề mới, có phương pháplàm việc một cách khoa học, sáng tạo, có tư duy chiến lược một cách có hệthống về các mặt hoạt động của cơ quan đơn vị mình phụ trách hơn thế nữa

Trang 33

cần có bộ óc phán đoán, dự báo tốt về hướng phát triển của cơ quan đơn vịmình trong tương

Năng lực hoạch định chiến lược, sách lược và quy hoạch Năng lực nàythể hiện đối với nhà lãnh đạo, quản lý phải biết đề ra chiến lược, chách lược

và định hướng phát triển cho đơn vị cơ quan mình trong tong giai đoạn, thời

kỳ nhất định Hơn thế nữa, người lãnh đạo, quản lý phải biết đặt ra mục tiêuphát triển của đơn vị với các kế hoạch phát triển dài hạn hay gắn hạn phù hợpvới tong thời kỳ

Điều quan trọng đối với năng lực này, người lãnh đạo, quản lý cần có

đó là: Là người có vốn hiểu biết, có kiến thức tốt để nắm vững chủ trươngchính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Không phải chỉnắm vững mà phải biết vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với đơn vị cùngvới việc xây dựng các quy hoạch phát triển tong nghành đòi hỏi phải có kiếnthức tổng hợp, hiểu biết sâu về một chuyên môn cụ thể, biết các chuyên môn

và nghành khác có liên quan, biết hoạch định, chiến lược phát triển đơn vịphù hợp cho từng thời kỳ Đảm bảo sự nhất quán giữa kế hoạch của đơn vị,

bộ phận mình với kế hoạch của đơn vị và bộ phận khác và của toàn cơ quan

1.1.2.2 Năng lực tổ chức, quản lý và điều hành

Năng lực tổ chức bộ máy nhân sự và đánh giá cán bộ, thể hiện ở việcquy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cấu thành phòng, ban,ngành cùng với đó việc tuyển dụng cán bộ phải hợp lý theo đúng quy trình,quy định của cơ quan và phải bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu vị trícông việc Có như vậy người lãnh đạo,quản lý mới phát huy được hết nănglực của cán bộ Bên cạnh đó, việc ghi nhận khen thưởng, bổ nhiệm, xây dựng,phân công công việc, kỷ luật đối với cán bộ của người lãnh đạo, quản lý phải

rõ ràng, hợp lý và công bằng, khách quan

Vấn đề thông tin đối với người lãnh đạo, quản lý rất quan trọng Điềunày đặt ra là họ phải biết cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, chính xác, cókhả năng đề xuất các công việc mang tính khá thi, xây dựng được kế hoạch và

Trang 34

chương trình hoạt động phù hợp với mục tiêu cụ thể.

Việc điều hành và phối hợp thực hiện tổ chức điều hành công việc, phốihợp một cách nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ phận, cá nhân trong cơ quan

và đưa ra các quyết định kịp thời.Hơn thế nữa phải tạo môi trường làm việc,khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và hợp tác, phân công công việc phù hợpvới năng lực của từng cán bộ

1.1.2.3 Năng lực quản lý bản thân

Kiểm soát và làm chủ bản thân mình thể hiện qua tinh thần trách nhiệmđối với công việc, xử lý tốt đối với sức ép và căng thẳng, lắng nghe ý kiếnphản hồi, linh hoạt trong quản lý, cởi mở cầu thị được mọi người tín nhiệm.Hơn thế nữa phải qủan lý thời gian một cách hợp lý trong việc chấp hành kỷluật lao động, thực hiện tốt công việc đúng tiến độ với chất lượng cao, làmgương mẫu đi đầu quần chúng

Trao đổi và nâng cao năng lực bản thân cũng hết sức quan trọng điềunày thể hiện qua việc xây dựng và thực hiện tố kế hoạch phát triển ban thânphù hợp và luôn trao đổi trình độ chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu củacông việc, một điều nữa là phải thường xuyên tự đánh giá năng lực bản thânmình

1.1.2.4.Năng lực quan hệ, giao tiếp ứng xử

Là một năng lực không thể thiếu đối với người lãnh đạo, quản lý cầnphải thể hiện một cách linh hoạt, nhạy bén, có thể xây dựng được cơ chế phốihợp với các cơ quan chức năng, có khả năng lối cuốn, tập hợp mọi người uỷ

hộ, có khả năng thuyết phục trên cơ sở lập luận lôgíc, thiết lập và phát triểntốt các mỗi quan hệ với đồng nghiệp trong tổ chức cũng như việc khuyếnkhích nhân viên trong cơ quan mình có quan hệ tốt với các đơn vị khác, từ đó

có thể tạo lập được sự đồng cảm, duy trì và phát triển quan hệ, tạo được sự tintưởng của đối tác

Cùng với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ cũng cần có nghệthuật trong giao tiếp ứng xử, điều này thể hiện trong quan hệ với bên ngoài

Trang 35

cần tạo ra sự bình đẳng, đúng mức và tôn trọng lẫn nhau, có cách ứng xử linhhoạt trong việc truyền đạt, chia sẻ thông tin phải rõ ràng, chính xác và giảiquyết, điều hoà tốt các mâu thuẫn trong đơn vị.

1.2.Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ

1.2.1 Vấn đề giới trong quản lý

Trong thế kỷ XXI là xu thế hội nhập và phát triển kinh tế trí thức vấn

đề Giới trong lãnh đạo và quản lý Nhà nước được đặt ra hàng đầu và mangtính cấp bách và mới mẻ trong toàn cầu

Khi nói đến quan hệ xã hội của nam và nữ người ta hay nhắc tới Giới,khái niệm về Giới ( gender) là khái niệm để chỉ mối quan hệ xã hội, mốitương quan giữa đại vị xã hội của Nữ và Nam trong bối cảnh xã hội cụ thể.Với ý nghĩa đó bình đẳng nam, nữ cũng được gọi là bình đẳng giới, hay làcông bằng giới

Đối với Việt Nam vấn đề giới cũng đang tiếp cận và cam kết để thựchiện sự bình đẳng giới Giới luôn gắn liền với sự tiến bộ và phát triển cho cảnữ,nam và đang phát triển rộng khắp thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: Cần phải xoá tệ phân biệt đối xửnam, nữ khác nhau, việc bình đẳng nam, nữ ở nước ta là một cuộc cách mạng

“ to và khó ” vì không thể dùng vũ khí và vũ lực vũ trang Vũ lực của cuộc

cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật Do đó,phải cách mạng từng người, trong gia đình đến toàn dân Như vậy Bác Hồ ChíMinh của chúng ta cho rằng: Bình đẳng giới là cuộc cách mạng gay go, phứctạp, không thể một sớm một chiều mà làm xong, không thể dùng sức mạnh,

vũ lực để đạt được Bởi đối tượng của cuộc cách mạng này không phải là bọnthực dân, phong kiến mà chính là cuộc cách mạng về tư tưởng, tổ chức, hànhđộng.Đó là tư tưởng phong kiến và tư sản coi khinh phụ nữ Bác Hồ cũng nêulên: Muốn giải phóng người đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phongkiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền

Trang 36

với tương lai của người phụ nữ với sự tiến bộ của đất nước, đó chính là quanđiểm phụ nữ và phát triển Điều này cũng thể hiện quan điểm của Đảng ta:đầu tư cho sự phát triển phụ nữ là đầu tư cho hiện tại và tương lai vì thiênchức của người phụ nữ là người mẹ, là cô giáo đầu tiên của con người, vàcũng là người lao động, người công dân Tư tưởng bình đẳng giới của Người

đã đi trước thời đại Bỉ vì đến năm 1995, Liên hợp quốc mới khẳng định: Phụ

nữ là yếu tố chủ chốt cho phát triển và việc bỏ qua yếu tố này làm chậm tốc

độ phát triển của đất nước

Để góp phần cải thiện mối quan hệ xã hội giữa nam, nữ Trong quản lýnhà nước sự tham gia của nam, nữ còn có sự chênh lệch quá lớn trong nhiềunước trên thế giới Điều đó đã gâycản trở cho sự phát triển cả thế giới nóichung, của tong quốc gia nói riêng Ngay này nếu muốn sống trong một xãhộikhông có bảo lực, không có đói nghèo, không có xung đột vũ trang, không coithường phụ nữ thì cần phải có sự tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ vàocác cơ quan quyền lực nhà nước, phụ nữ mới được thể hiện rõ hơn về tàinăng, lòng yêu nước, yêu dân trong việc quản lý của mình Chỉ có cách thamgia quản lý nhà nước người phụ nữ chúng ta mới có điều kiện tốt nhất để tựgiải phóng mình để vươn lên thực hiện sự bình đẳng cho bản thần mình và cảtoàn thế giới, như vậy phụ nữ phải mạnh dạn tham gia vũ đài chính trị nhưnam giới, phải nỗ lực vượt qua mọi trở ngại, rào cản để phát huy cao nhấtnăng lực trí tuệ của mình trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội.Một xã hội văn minh và hiện đại là xã hội có đông đảo phụ nữ tham gia trongcác lĩnh vực phát triển Không thể nói đến xã hội văn minh và phát triển đượcnếu tình trạng coi thường, phụ nữ bị hạn chế nhân quyền,địa vị thấp kém vềmọi mặt còn tồn tại Cho nên vấn đề giới trong lãnh đạo và quản lý là một yêucầu tất yếu khách quan và cần thiết nhất của từng nước trên thế giới, là tháchthức rất lớn với mọi người nhất là người phụ nữ

1.2.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ công chức nữ

Phụ nữ Lào là những con người siêng năng, cần cù trong lao động,

Trang 37

Ngày ngày họ lao động rất vất vả trên những cánh đồng, họ bán mặt cho đất,bán lưng cho trời, quay sợi dệt vải, trong chi tiêu họ luôn phải tính toán chi li

để dành dụm của cải cho con cái Họ luôn có lòng bao dung, thương yêu, đùmbọc, thủy chung, thương chồng yêu con, chịu thương chịu khó, hy sinh tất cả

vì hạnh phúc gia đình Có lòng yêu nước thương nòi, yêu đất nước quêhương, xứ sở, có tính cách dịu dàng, có ý thức giữ gìn di sản văn hoá tốt đẹpcủa dân tộc

Tổng Bí thư Cay Sỏn Phom Vi Hản đã khẳng định rõ trong Đại hội đại

biểu toàn quốc của HLHPN Lào lần thứ I: “ Trong chiến tuyến an ninh quốc phòng, phụ nữ Lào được đóng vai trò và có phần bổ xung quan trọng nhất là nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi của phụ nữ, họ đã giác ngộ tham gia lực lượng vũ trang, tiếp tục động viên thanh niên và chồng con thương yêu của mình tham gia làm nghĩa vụ quân sự, gia nhập các lực lượng chính quy, bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng tự vệ Đồng thời họ cũng đã tích cực thực hiện chính sách hậu phương quân đội góp phần đập tan âm mưu phá hoại nhiều mặt của bè lũ bánh trướng bá quyền bắc Kinh cấu kết với Đế quốc Mỹ và các thể lực phản động khác,bảo vệ trật tự an ninh đất nước” [80, tr8]

Những nét đặc trưng truyền thống tốt đẹp đó đã dần được phát huy,chất lượng trải qua các cuộc cách mạng gây go, ác liệt nhưng cuối cùng đãgiành được thắng lợi Phụ nữ chúng ta dã tham gia sôi nổi kiên cường, trungthành với Đảng đó là: Họ có lòng yêu nước, phân biệt rõ kẻ thù, có sự huysinh cao cả trong đấu tranh, quyết không chịu khắc phục trước kẻ thù, có tinhthần kiên quyết bền bỉ, phục vụ cuộc đấu tranh để đảm bảo công tác hậuphương, thay mặt nam giới và nuôi dấu cán bộ chiến sĩ cách mạng hoạt động

bí mật

Trong mỗi giai đoạn cách mạng Đảng NDCM Lào đã có chủ trươngchính sách, hình thức tổ chức cụ thể thích hợp để phát huy năng lực, trình độcủa cán bộ nữ, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ làm nòng cốt cho lực lượng phụ

Trang 38

nữ Nhìn lại lịch sử của dân tộc, phụ nữ Lào rất tự hào về truyền thống đoànkết, đấu tranh kiên cường, dứt khoát không nhượng bộ để chống thực dân,phụ nữ Lào luôn kiên quyết kề vai sát cánh với nam giới

Đối với đội ngũ cán bộ cấp tỉnh có những vai trò quan trọng sau:

- Xét trên phạm vi quốc gia thì, công chức cấp tỉnh là những ngườituyên truyền, phổ biến, thực hiện đường lối, chính sách phát triển của Đảng

và Nhà nước Để thực hiện tốt vai trò này, cán bộ công chức cấp tỉnh phảithường xuyên cập nhật, nắm vững các chủ trương, đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước, kịp thời triển khai phổ biến, chỉ đạo đôn đốc việc các chủtrương chính sách trên địa bàn tỉnh đó

- Xét trên phạm vi một tỉnh, thì cán bộ công chức cấp tỉnh là nhữngngười đề ra các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàntỉnh Vì ở mỗi tỉnh lại có đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau Trongkhi đó việc hoạch định chính sách, xây dựng đường lối phát triển của quốc giamang tính chung nhất cho cả nước không thể tính đến từng đặc điểm của mỗitỉnh được Chính vì vậy cán bộ công chức cấp tỉnh phải vận dụng một cáchlinh hoạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, dựa trên cơ sởnắm vững đặc trưng của địa phương mình để đưa ra những mục tiêu, địnhhướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh

Chính vì vậy có thể nói đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh có một vaitrò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nóichung Đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh vừa là người thực hiện các chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa là người hoạch định, đề ra cácđịnh hướng, mục tiêu phát triển của địa phương

1.2.3 Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ.

Quản lý Nhà nước là hoạt động rất phức tạp và mang tính quyền lựcđơn phương, Nhà nước là cơ quan quyền lực của quốc gia Quản lý Nhà nướcchính là quyền được ra các quyết định về quản lý xã hội, có quyền quyết định

Trang 39

những vấn đề phát triển đất nước, phát triển xã hội, phát triển con người, dù

nó phức tạp đến mấy cũng rất cần đến sự đóng góp của phụ nữ Bởi vì có rấtnhiều nghành, lĩnh vực, công việc mà nó phù hợp với cả nam và nữ có khiphụ nữ lại làm tốt hơn nam do phụ nữ có đặc điểm và ưu thế rất đặc biệt đó là:

có lòng nhân hậu, làm việc cần cù, chăm chỉ, kiên trì và có trách nhiệm cao,hoà đồng, dễ gần, nhảy cảm với vấn đề tâm lý, làm việc một cách chín chắn,công việc ít bị rủi ro, cán bộ nữ ít bị lối cuốn vào tệ nạn xã hội, hoặc nói mộtcách hình tượng, một nửa dân số là phụ nữ, điều này có nghĩa là một nửa xãhội là phụ nữ Trên thực tế đã chứng minh giải pháp để phụ nữ quản lý chínhphụ nữ là giải pháp hợp lý, tức là phải để cho phụ nữ tham gia quản lý ít nhấtmột nửa xã hội mà phụ nữ đóng vai trò là chủ thể của xã hội

Thực tiễn hoạt động của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Lào vừaqua cho thấy, trong sự sôi động của sự phát triển của nền kinh tế thị trường đãtác động cả mặt tích cực và tiêu cực, song phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý ởtỉnh vẫn phát huy được năng lực lãnh đạo của mình với tinh thần năng độngsáng tạo, bám sát với địa bàn, bám sát cơ sở ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôngiữ được phẩm chất đạo đức trong sáng của người chiến sĩ cách mạng, đượcđại đa số quần chúng yêu mến và tin cậy Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một

số cán bộ lãnh đạo, quản lý về phẩm chất chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm

vụ của thế kỳ mới Nhiều cán bộ trước đây trong đấu tranh cách mạng vốnkiên trung, anh dũng thì bây giờ lại gục ngã trước sự quyến rũ bởi mặt trái của

cơ chế thị trường, như các căn bệnh quan liêu, cửa quyền, tham ô, hối lộ đang

là nguy cơ làm giảm hiệu lực hoạt động của Bộ máy nhà nước Trong bốicảnh đó, việc củng cố, kiện toàn, xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo,quản lý của đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng Do vậy việc phụ nữ thamgia lãnh đạo, quản lý là điều tất yếu khách quan và cần thiết nhất

1.3 Kinh nghiệm nước ngoài trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo quản

lý của cán bộ công chức nói chung cán bộ nữ nói riêng.

*Kinh nghiệm của Việt Nam thể hiện trong các mục tiêu cơ bản của

Trang 40

chương trình cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính tập trungthống nhất, thông suốt, một nền hành chính trong sạch, có hiệu lực hiệu quảthúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị-xã hội, là một nền hànhchính hiện đại, năng động với thị trường và khả năng hội nhập quốc tế Cảicách hành chính đặt ra yêu cầu sớm thực hiện chế độ công vụ, công chức,song là vấn đề mới và phức tạp trong điều kiện hiện nay.

Về chế độ cán bộ, công chức là yêu cầu của xây dựng nền hành chínhhiện đại phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong cơ chế mới.Chính sách cán bộ, chế độ cán bộ truyền thống đang tỏ ra thiếu thích hợp vàxuất phát những hiện tượng trì trệ, mâu thuẫn giữa các loại cán bộ Việc phân

rõ các chức năng của Đảng với chính quyền, chính quyền với các đơn vị sảnxuất kinh doanh, chính quyền với các đơn vị đoàn thể chính trị-xã hội đã cónhững bước tiến quyết định trong phân loại cán bộ, song chưa thoát khỏikhuôn khổ của cơ chế cái mới và cái cũ còn đan xen nhau, chưa tạo ra đượcmột môi trường thông thoáng cho sự phát triển Trong đó, vấn đề tuyển chọn

và bổ nhiệm cán bộ, nhân viên ở các cơ quan của chính phủ đã có một só tiến

bộ, nhưng chưa tạo ra được một cơ chế lựa chọn thích hợp với một thế chếkinh tế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận dụng theo cơ chế thị trường,định hướng XHCN đó là cơ chế cạnh tranh, do đó khó có thể đảm bảo được

sự liêm khiết hiệu lực, hiệu quả cao

Thực hiện chế độ cán bộ công chức là nhu cầu để tăng cường năng lựcQLNN của cán bộ công chức nói chung, cán bộ công chức nữ nói riêng ở các

cơ quan Chính phủ và chính quyền các cấp Hiện nay, chất lượng làm việccủa các cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước đã có những tiến bộ nhấtđịnh

Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ, côngchức trong các cơ quan nhà nước phải ổn định để đảm bảo tính liên tục củachính sách và công việc đang mâu thuẫn với sự biến động, thiếu yên tâm củacán bộ, công chức Các số liệu điều tra gần đây cho thấy tình trạng cán bộ

Ngày đăng: 12/04/2013, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w