Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH SX-TM ĐÔNG DƯƠNG
Trang 1Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GIA ĐỊNH I. lịch sử hình thành và phát triển Công Ty
Trang 22. Bộ máy kế toán và hình thức tổ chức công tác kế toán
2. Tính giá xuất kho 16
III Kế toán các nghiệp vụ mua hàng
Trang 3V Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả
a) Tính giá nhập kho 41 b) Tính giá xuất kho 42 II Kế toán các nghiệp vụ mua hàng
Trang 41. Các phương thức bán hàng tại doanh nghiệp
Trong xu thế toàn cầu hóa quan hệ thương mại như hiện nay và trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang phát triển mạnh mẽ.Việt Nam cũng đã, đang và sẽ hòa mình vào xu thế phát triển chung của toàn nhân loại Điểm nổi bật trong tiến trình hội nhập là chính sách mở cửa giao thương với nước ngoài, tham gia tích cực vào thị trường thương mại quốc tế và thực hiện chính sách nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều loại hình doanh nghiệp Chính sự thay đổi năng động và kịp thời đã tạo đà cho các lĩnh vực : Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ trong nước sôi động Sự đa dạng và phát triển năng động của các ngành kinh tế đã làm cho bộ mặt đất nước thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
Hòa mình với sự phát triển năng động của nền kinh tế đất nước đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nhân dân, loại hình doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất Dầu nhờn ngày càng phát triển.Trong quá trình phát triển đi lên của một doanh nghiệp thì bộ phận kế toán có một vai trò vô cùng quan trọng , bộ phận kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính của công ty giúp các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh phù hợp
Trang 5Do tầm quan trọng của công tác kế toán, sự tìm hiểu thực tế của bản thân nên em quyết định đi vào tìm hiểu về cách tổ chức và công tác kế toán ở công ty TNHH SX-TM ĐÔNG DƯƠNG với đề tài :“Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh”.
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn Bên cạnh đó lý thuyết và thực tiễn còn có nhiều điểm khác nhau nên việc đánh giá, nhận xét của em không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong được sự góp ý, sửa chữa của quý thầy cô, các cô chú và anh chị phòng kế toán để giúp em có kiến thức nhất định làm nền tảng cho công tác sau này.
I ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN1. Đặc điểm kinh doanh thương mại
Quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thông qua hình thức mua bán gọi là lưu chuyển hàng hóa.
Hàng hóa chỉ lưu thông trong nước gọi là nội thương Hàng hóa mua bán ra nước ngoài gọi là kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, để chia ra thành thương mại bán sỉ hay bán lẻ Đặc trưng của bán sỉ là bán số lượng lớn, chấm dứt hình thức mua bán, phần lớn hàng hóa vẫn còn trong lĩnh vực lưu thông Đặc trưng của bán lẻ là bán số lượng hàng hóa nhỏ hơn, kết thúc nghiệp vụ bán hàng, hàng hóa chuyển vào lĩnh vực tiêu dùng.
Hoạt động bán sỉ và bán lẻ, tuy mỗi hoạt động có những đặc trưng khác nhau nhưng mối quan hệ rất mật thiết với nhau trong việc hoàn thành phân phối lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong xã hội phát triển cân đối.
2.Nhiệm vụ kế toán
+ Ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách ghi nhập, xuất kho hàng hóa, bán hàng hóa và tính thuế.
Trang 6+ Kiểm tra, giám đốc chặt chẽ quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp đầy đủ thông tin tổng hợp và chi tiết cần thiết về hàng hóa cho kinh doanh.
+ Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa, giảm giá hàng hóa… , tổ chức kiểm kê hàng hóa đúng theo qui dịnh, báo cáo kịp thời hàng tồn kho +Tính giá nhập, xuất hàng hóa theo một phương pháp tính thống nhất mà chế độ qui định Phân bổ chi phí mua, bán hàng hóa phù hợp với doanh thu để xác định kết quả kinh doanh phù hợp.
II KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
- Khi có quan hệ mua bán, nguyên tắc và thời điểm ghi nhận doanh thu ở doanh nghiệp này thì cũng là nguyên tắc và thời điểm ghi nhận mua hàng ở doanh nghiệp kia Hàng hoá gọi là bán ra khi thoả mãn cùng lúc 2 điều kiện sau:
+ Bên bán mất quyền sở hữu về hàng hóa đồng thời nhận được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền mà bên mua chấp thuận.
+ Hàng mua về để bán ra hoặc gia công rồi để bán ra.
1 Các phương thức bán hàng
Bán hàng trong nước:
Dưới gốc độ kế toán, nghiên cứu các phương thức bán hàng để xác định trách nhiệm hàng hóa và chi phí, thời điểm ghi chép vào sổ kế toán là chính xác và kịp thời.
Có 2 phương thức bán hàng cơ bản
+ Bán hàng qua kho : Hàng hóa được mua và dự trữ trước trong kho sau đó
xuất ra bán Có 2 cách giao hàng :
- Bên bán giao hàng tại kho bên bán : Người đại diện bên mua nhận hàng tại kho bên bán, ký vào hóa đơn bán hàng và nhận hàng cùng với hóa đơn dành cho bên mua Khi giao hàng xong kế toán bên bán ghi nhận doanh thu bán hàng, hàng đang đi trên đường trách nhiệm hàng hóa, chi phí thuộc về bên mua.
- Bên bán giao hàng tại địa điểm do bên mua qui định đã thoả thuận ghi trên hợp đồng : Bên bán xuất hàng gởi đi bán, hàng gởi đi bán chưa ghi vào doanh thu Hàng đang đi trên đường - trách nhiệm hàng hóa và chi phí thuộc về bên bán, kế toán ghi doanh thu bán hàng tại thời điểm doanh nghiệp giao hàng
Trang 7cho bên mua theo số thực tế giao, bên mua chấp nhận mua và ký trên hóa đơn bán hàng.
+ Giao hàng vận chuyển thẳng : Xét theo tính chất vận chuyển hàng hóa,
hàng được mua đi bán lại ngay mà không phải nhập kho Xét theo tính chất đối tượng tham gia thì có ít nhất ba đối tượng cùng tham gia mua bán, nên còn gọi là bán hàng giao hàng tay ba.
Có hai phương thức thanh toán :
- Bên bán có tham gia thanh toán : Nghĩa là bên bán mua và bán hàng phải
trả trực tiếp thanh toán tiền hàng Như vậy toàn bộ giá trị hàng bên bán mua để bán ra phải tính vào doanh thu chịu thuế.
- Bên bán không tham gia thanh toán : Nghĩa là bên bán trở thành một tổ
chức môi giới thương mại giới thiệu cho bên cung cấp và bên mua mua bán trực tiếp với nhau, bên bán được hưởng hoa hồng và phải chịu thuế GTGT trên hoa hồng Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải có đầy đủ các chứng từ chứng minh theo luật thuế hiện hành như : Hợp đồng ghi rõ hoa hồng được hưởng; chứng từ thu, chi hợp lý; khai báo với cơ quan thuế,…
2 Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng a) Chứng từ
Kế toán phải lập hóa đơn bán hàng (mẫu hóa đơn không thuế GTGT số 01a - BH hoặc mẫu hóa đơn GTGT số 01 - GTKT - 3LL) và phiếu xuất kho hàng hóa.
Hóa đơn là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán có liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng hóa trên đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán.Hoá dơn do người bán hàng lập 3 liên (đặt giấy than viết một lần), liên 1 lưu, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua, liên 3 dùng cho người bán làm chứng từ thu tiền hoặc cuối ngày mang cùng tiền mặt, séc nộp cho kế toán làm thủ tục nhập quỹ và ghi sổ kế toán có liên quan (nếu đã thu tiền) Những hóa đơn đã thu bằng tiền mặt, người bán hàng phải đóng dấu “đã thanh toán” vào hóa đơn.
b) Tài khoản sử dụng
+ TK 157 - Hàng gởi đi bán: Loại TK tài sản
+ TK 632 - Giá vốn hàng bán TK này không có số dư cuối kỳ.
+ TK 511 - Doanh thu bán hàng: Chỉ hạch toán doanh thu bán hàng cho bên ngoài, không hạch toán vào TK này doanh thu bán hàng nội bộ trong một doanh nghiệp, tổng doanh nghiệp hạch toán toàn ngành.
TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4 tài khoản cấp 2:
Trang 8- TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa: Chủ yếu cho các ngành thương mại - TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Chủ yếu cho các ngành sản xuất - TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Chủ yếu cho các ngành kinh doanh dịch vụ.
- TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Phản ánh các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
+ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ - Dùng cho các doanh nghiệp thành vịên.
TK 512 không có số dư cuối kỳ và có 3 TK cấp 2:
- TK 5121- Doanh thu bán hàng hóa: Chủ yếu cho các ngành thương mại - TK 5122- Doanh thu bán các thành phẩm: Chủ yếu cho các ngành sản xuất - TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Chủ yếu cho các ngành kinh doanh dịch vụ.
+ Và các tài khoản có liên quan khác : TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra, TK 531: Hàng bán bị trả lại, TK 532: Giảm giá hàng bán ,…
3 Kế toán bán hàng
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Kế toán bán hàng trong nước:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Khi xuất kho hàng hóa bán theo phương thức nhận hàng: Căn cứ vào hóa
Trang 9- Khi xuất kho hàng hóa bán theo phương thức chuyển hàng kế toán căn cứ
- Khi bán hàng vận chuyển thẳng thì tùy theo điều kiện giao hàng đã qui định trong hợp đồng, kế toán có thể hạch toán theo 2 cách sau:
+ Doanh nghiệp viết hóa đơn giao cho người mua đến nhận hàng tại nơi cung cấp Khi nghiệp vụ bán hàng kết thúc, ghi:
NỢ 131, 111,112 CÓ 511
CÓ 3331
+ Doanh nghiệp mua hàng tại nơi cung cấp và vận chuyển thẳng đến kho của người mua, ghi:
NỢ 157 CÓ 133
CÓ 111, 112, 131
Bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán căn cứ vào hóa đơn chuyển thẳng và giao hàng cho người mua, ghi:
Doanh thu : NỢ 111, 112, 131 CÓ 511
Trang 10- Nếu xuất kho hàng hóa bán trả góp, ghi: NỢ 131 Tổng số tiền phải thu
Trang 11Khi thanh toán tiền hoa hồng cho đại lý, ghi:
- Hàng gởi bán ở các đơn vị trực thuộc:
*Đối với kế toán doanh nghiệp:
+ Gởi đi bán (phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ) NỢ 157
CÓ 156 (1)
+ Căn cứ bảng kê hàng hóa đã tiêu thụ của đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp lập hóa đơn:
Trang 12CÓ 156 (1) (Nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng đã bán) CÓ 632 (Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng bán)
III KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG, CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀXÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệpa) Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Trang 13+ Chi phí bán hàng là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động sống trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ Theo qui định của chế độ tài chính, chi phí bán hàng bao gồm : tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói vận chuyển, bảo quản,… khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo,…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp : là chi phí được biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động sống dùng cho quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan hoạt động của cả doanh
nghiệp Theo qui định của chế độ tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm : tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác bằng tiền chung cho toàn doanh nghiệp như : lãi vay vốn kinh doanh, lãi vay vốn đầu tư của những TSCĐ đã đưa vào sử dụng, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, khánh tiết, công tác phí, tiền nộp quỹ quản lý tổng doanh nghiệp.
+ Không được tính vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp các khoản sau đây :
- Các khoản đã được tính vào chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thường như : các khoản lỗ do liên doanh liên kết, lỗ từ các hoạt động bất thường khác,…
- Các khoản thiệt hại được chính phủ trợ cấp hoặc cho phép giảm vốn và các khoản thiệt hại được bên gây thiệt hại và doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường - Chi phí công tác nước ngoài vượt định mức do nhà nước qui định.
- Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như :
à Chi phí sự nghiệp.
à Chi phí hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
à Các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất.
à Chi ủng hộ các địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan khác,…
b) Chứng từ
Các chứng từ chi phí phát sinh rất nhiều và rất đa dạng, phần lớn từ các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển sang kế toán chi phí để ghi sổ, rồi trả chứng từ về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ Các chứng từ như :
Trang 14phiếu chi, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, các hóa đơn của khách hàng về dịch vụ mua ngoài, bảng lương, giấy thanh toán tạm ứng,…
c) TK sử dụng
TK 641-Chi phí bán hàng; TK chi phí này không có số dư cuối kỳ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp; TK này không có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ :
641,642 911
TK liên quan -Các khoản làm giảm CP (B) 111,112 Trong -Cuối Tính kết quả KD C1
Kiểm tra lại sơ đồ, tránh viết tắtd) Phương pháp phân bổ chi phí
+ Về nguyên tắc, toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển toàn bộ cho hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh Trường hợp đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, trong năm không có hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu không tương ứng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì được phép treo chi phí lại kho kỳ sau theo tỷ lệ hàng gởi đi bán nhưng chưa bán được tồn cuối kỳ trên tổng giá trị hàng hóa có trong kỳ.
Trang 15* Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp treo lại chờ kết chuyển kỳ
sau được hạch toán:
TK sử dụng: TK 142 - Chi phí trả trước; TK cấp 2: 1422 - Chi phí chờ kết
Trang 16A2
2. Kế toán Xác định kết quả kinh doanha) Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Cuối tháng kế toán tạm tính kết quả kinh doanh,hàng năm (hoặc quý đối với doanh nghiệp Nhà nước) chính thức lập bảng xác định kết quả kinh doanh nộp cho các cơ quan quản lý tài chính Kết quả hoạt động kinh doanh như
- Tuỳ thuộc vào tính chất kinh doanh và tổ chức kế toán chi tiết hàng tồn kho, mà khi xuất hàng ra bán kế toán kết chuyển ngay chi phí mua hàng phát sinh thực tế vào giá vốn hàng bán của hàng đã bán được, hay đến cuối kỳ mới tính một lần chi phí mua hàng theo công thức phân bổ vào tổng giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Trường hợp 1: Theo dõi chi tiết chi phí mua hàng cho từng lô hàng và phân
bổ ngay vào giá vốn hàng bán khi hàng xuất ra bán, thì cuối kỳ không còn tính phân bổ nữa Trường hợp này chỉ áp dụng với phương pháp kế toán kê khai thường xuyên, khi đó kế toán ghi:
NỢ 632 - GVHB Chi phí mua hàng theo CÓ 156 - Hàng hóa (1562) từng lô hàng bán ra
- Trường hợp 2: Kế toán chưa tính chi phí mua hàng vào giá vốn hàng bán
ngay khi xuất bán, thì cuối tháng phải tính toán phân bổ chi phí mua hàng vào giá vốn hàng bán cho hợp lý Kế toán có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân bổ chi phí mua hàng như giá trị hàng hóa, trọng lượng, số lượng hàng bán ra.
* Chú ý: Trong trường hợp hàng có giảm giá, trả lại, cần tính toán chính xác
trị giá hàng mua trong kỳ không phải bằng cộng số phát sinh TK 1561, mà phải trừ bớt các khoản làm giảm giá trị hàng đã mua vào Tính xong, định khoản bổ sung:
Trang 17NỢ TK 632 – GVHB Chi phí mua hàng phân bổ CÓ TK 1562 cho hàng bán ra trong kỳ
b) TK sử dụng
TK 911 - xác định kết quả kinh doanh : Dùng để xác định kết quả kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Bên Nợ:
- Giá vốn của sản phẩm tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường - Lợi nhuận thuần.
Bên Có:
- Doanh thu thuần của sản phẩm tiêu thụ.
- Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường - Lỗ thuần.
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ kế toán tính kết quả kinh doanh :
Trang 18*Chú ý:
- Trong sơ đồ kế toán tính lãi hoặc lỗ như sau:
T = (D + F + K) – (1 +M1 +X +N +P); Nếu T > 0, doanh nghiệp có lãi, ghi bút toán (13a).
Hoặc nếu T < 0, doanh nghiệp bị lỗ, ghi bút toán (13b), nhưng ghi theo số dương (bỏ dấu -).
- Dựa vào sơ đồ trên, kế toán tính được chi tiết kết quả kinh doanh của từng hoạt động và tổng hợp kết quả kinh doanh của 3 hoạt động đó.
(viết thiếu phần này, bài bị đánh rớt đó nhen)
I ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH THƯƠNG MẠI , NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
1. Đặc điểm sản phẩm hàng hoá kinh doanh tại doanh nghiệp
Công ty TNHH SX-TM ĐÔNG DƯƠNG là một Công ty thương mại nên huyết mạch lưu thông chính trong Công ty đó chính là quá trình lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường Việc lưu chuyển hàng hóa gồm 2 giai đoạn :Sản xuất và bán hàng thông qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất
Trang 19của hàng Mặt hàng kinh doanh của Công ty chủ yếu là dầu, mỡ bôi trơn,chế phẩm bảo vệ động cơ, những mặt hàng này được thị trường xem như là những mặt hàng rất cần thiết không thể thiếu được Vì vậy để chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân , và để kinh doanh đạt hiệu quả thì phụ thuộc rất nhiều vào phương thức và chính sách mua bán hàng ở Công ty Hiện nay Công ty thực hiện việc bán hàng theo 2 phương thức : Bán buôn và bán lẻ ; mua hàng theo 2 phương thức : Chuyển hàng và nhận hàng
2. Nhiệm vụ kế toán hàng hóa
- Căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh ghi chép các trường hợp nhập, xuất, kho hàng hóa , bán hàng hóa Tính giá vốn hàng hóa xuất kho tiêu thụ.
- Kiểm tra , giám đốc chặt chẽ quá trình mua bán hàng hóa , cung cấp đầy đủ thông tin tổng hợp và chi tiết cần thiết cần thiết về hàng hóa cho kinh doanh.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất và tồn kho hàng hóa, kiểm kê và đánh giá lại hàng hóa hàng tháng, hàng quý , báo cáo kịp thời hàng tồn kho - Đảm bảo việc tính toán giá nhập, xuất hàng hóa theo một phương pháp tính nhất định suốt 1 kỳ kế toán Phân bổ chi phí mua bán hàng hóa phù hợp với doanh thu để xác định kết quả kinh doanh hợp lý.
3. Nguyên tắc hạch toán hàng hóa
Công ty ĐÔNG DƯƠNG hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương thức ghi thẻ song song.
Do tính chất của mặt hàng kinh doanh nên công ty có 3 kho trung tâm chứa hàng đặt tại trụ sở chính của công ty nên hàng ngày việc nhập, xuất hàng hóa được thủ kho và kế toán hàng hóa theo dõi rất thường xuyên.
* Nội dung ghi chép theo phương pháp ghi thẻ song song:
Tại kho thủ kho sử dụng thẻ kho, để ghi chép việc nhập, xuất, tồn kho hàng hóa theo khối lượng Mỗi thẻ kho dùng để ghi một loại hàng hoá cùng nhãn hiệu, quy cách Hàng ngày khi nhận được các chứng từ về nhập xuất hàng hóa, thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi ghi số lượng thực tế của hàng hóa nhập, xuất vào chứng từ sau đó sắp xếp chứng từ theo từng loại riêng biệt và từ chứng từ này thủ kho sẽ ghi số lượng hàng hóa nhập, xuất vào thẻ kho, tính số tồn kho và chuyển chứng từ lên cho kế toán hàng hóa ghi sổ sách.
Định kỳ kế toán hàng hóa xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và tiến hành kiểm kê hàng hóa, nếu có chênh lệch thì phải xác minh và tiến hành điều chỉnh kịp thời theo chế độ qui định.
II KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ MUA HÀNG