1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương

55 5,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Trong thời gian thực tế, làm việc với người dân ở địa phương, tôi đã tiến hành quan sát, vãng gia, từ đó rút ra các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến địa phương việc quan sát này rất có ý nghĩa trong việc thu thập thông tin để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại của địa phương.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghèo đói đang là một vấn đề nóng bỏng luôn được thế giới quan tâm.Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã cóbước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân khắp các quốc gia đãđược nâng lên rõ rệt Nhưng bên cạnh đó đói nghèo vẫn là vấn đề xã hội bứcxúc của các quốc gia trên thế giới Số liệu điều tra cho thấy mỗi ngày trên thếgiới có đến 35000 trẻ em phải chết vì những căn bệnh có thể chữa khỏi bằngcác phương pháp dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất Các quốc giaphát triển, giàu có cũng không tránh khỏi điều đó Liên minh một nước có tỉ

lệ nghèo đói cao châu âu (EU) có 12% số hộ sống dưới mức nghèo Tại Hợpchủng quốc Hoa Kỳ những năm 80 của thế kỷ 20 đã có thêm 4 triệu trẻ em rơivào cảnh bần hàn Nhưng nạn nghèo đói đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc giađang phát triển Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh như vậy Trên thực tế, từsau đại hội đại biểu lần thứ VI (T12/1986) toàn Đảng, toàn dân tiến hành côngcuộc đổi mới và đã đạt được thành tựu đáng kể Cũng chính sự thay đổi đó đãkhiến nhiều người Việt Nam có thể cải thiện được cuộc sống của mình haybắt đầu sự cải thiện đó Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế, xã hộicũng như các công ty ngày càng kiểm soát được nguồn lực phát triển Songsong với điều đó là sự có mặt ngày càng tăng của các loại hàng hóa dịch vụ.Tuy vậy ở nước ta vẫn tồn tại những yếu kém nhất định về kinh tế xã hội: một

số nhóm lại không ở vị thế tốt để có thể tận dụng được các thị trường và kiểmsoát nguồn lực Sự thay đổi của nền kinh tế đã gây nên sự chênh lệch ngàycàng lớn giữa các giai tầng xã hội Vì vậy trong xã hội xuất hiện sự chênhlệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo Nhóm giàu tập chung chủ yếu ở đô thị.Nhóm nghèo tập chung chủ yếu ở nông thôn, trung du, miền núi Hiện nay ởViệt Nam mức nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao Theo báo cáo về tình hình pháttriển quốc tế của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam vẫn đứng thứ 19 kể từnước nghèo nhất (1999) Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư ở Việt

Trang 2

Nam các năm 1993 và 1998, WB đã xác định ngưỡng nghèo chung theo mứcchi tiêu tối thiểu 96.700đ (1993) và 149.156đ (1998) 1người/tháng Theo cáchtính này thì Việt Nam năm 1993 có 58,1% và 1998 vẫn còn 37,4% dân cưnghèo đói Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nước lân cận như TrungQuốc (10%), Inđônêxia (15%), Philipin (21%), Thái lan (16%) Ở Việt Nam,trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việcxóa đói giảm nghèo Trong 10 năm qua, hầu như 1/3 tổng dân số đã thoát khỏicảnh nghèo đói Vậy thì để tiến tới xóa bỏ dần vấn đề này phải cần nhìn nhậnthực trạng của nó đúng về bản chất và xem xét nó trong bối cảnh mới NhưVivien Wee- Giám đốc chương trình Engender và Neoleen Heyer Giám đốcQuỹ phát triển phụ nữ của Liên Hiệp Quốc đã viết: “Chúng ta không thể giảiquyết nạn nghèo đói mà không hiểu các quá trình đã làm cho người nghèothành ra như vậy Việt Nam coi XĐGN là yếu tố cơ bản để đảm bảo côngbằng xã hội và tăng trưởng nhanh và bền vững bền vững Vì vậy việt nam coiXĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đấtnước theo định hướng XHCN Đồng thời thực hiện Xóa đói giảm nghèo trongtừng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế

độ XHGN Trên thực tế nghèo đói kìm hãm hay cản trở sự tiến bộ của xã hội.Cho nên việc xóa đói, giảm nghèo chính là việc đảm bảo cho người dân cómột cuộc sống ấm no hạnh phúc, bình đẳng trong xã hội không chỉ của một cánhân, một tập thể, một tổ chức, mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Nhất lànhững cán bộ chịu trách nhiệm trong công tác XĐGN

Lộc Trì là một xã thuộc huyện Phú Lộc là một huyện nghèo thứ 3 củatỉnh Thừa Thiên Huế, hiểu được rằng cuộc sống của người dân nơi đây hiệnđang gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng nghèo đói vẫn đang đe dọa cuộc sốngcủa người dân và rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan tổ chức, bannghành các cấp cũng như của nhà nước Do tính thực tiễn của vấn đề vậy nêntôi đã chọn công tác xã hội với người nghèo với đề tài “ Vấn đề nghèo đói tại

xã Lộc Trì – huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - thực trạng, nguyên nhân

Trang 3

và giải pháp Nhằm làm rỏ hơn về những khó khăn, thực trạng nghèo đói củangười dân nơi đây, từ đó có thể đóng góp một phần nào đó vào công cuộcXĐGN của địa phương.

2 Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề

2.1 Ý nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu là cơ sở lý luận khoa học vân dụng những kiến thức đãhọc vào các hoạt đông thực thực tiễn một cách có hiệu quả, là nền tảng chocác hoạt động nghề nghiệp cho bản thân

Kết quả nghiên cứu góp phần hướng sự quan tâm phù hợp của đảng vànhà nước đối với vấn đề nghèo đói

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua kết quả nghiên cứu được có thể giúp cho xã hội nhìn nhậnmột cách toàn diện về đói nghèo Đặc biệt là các cán bộ chuyên môn trongcông tác xóa đói giảm nghèo

Ngoài ra vấn đề nghiên cứu giúp cho nhà nước hoạch định điều chỉnh,

bổ sung cho các chính sách xóa đói giảm nghèo cho quốc gia nhằm phát triển

ổn định bền vững

3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Kể từ khi đất nước độc lập, vấn đề giảm nghèo được nhà nước rất quantâm Chính sách xóa đói giảm nghèo được nhà nước soạn thảo và áp dụng vớinhiều đối tượng phù hợp với đặc điểm, tình trạng và nguyên nhân nghèo đói.Hiện nay có các dự án, chương trình nhằm hỗ trợ cho các địa phương nghèotrên cả nước được áp dụng rất đa dạng với mục tiêu là nâng cao chất lượngcuộc sống cho người dân trong công đồng Vấn đề nghèo đói hiện nay đang làmột đề tài đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều nhà xã hộinghiên cứu

Tuy nhiên do sự đa dạng về văn hóa, điều kiện dân cư, nguyên nhânnghèo đói mà hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào đáp ứng đòi hỏi thựctiễn của vấn đề Cho đến nay thì nghèo đói vẫn đang là một vấn đề cấp bất

Trang 4

cần phải giải quyết nhưng đây là một vấn đề mang tính lâu dài và các giảipháp giảm nghèo cần phải bền vững, có như thế mới có thể cải thiện đượctình trạng nghèo đói Nguyên nhân của nghèo đói rất đa dạng và phức tạp, dovậy việc đề ra các giải pháp gặp nhiều khó khăn, khó khăn trong việc áp dụng

cả những giải pháp đó Vậy nên cần phải có một nghiên cứu bao quát toàn bộ

cả vấn đề

Qua tìm hiểu, tôi được biết cho đến thời điểm này vẫn chưa có nghiêncứu nào mô tả thực trạng, nguyên nhân nghèo tại xã Lộc Trì và tôi hy vọngrằng nghiên cứu của mình có thể có ích trong việc đưa ra các giải pháp, gópchút ít vào công tác nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện cộngđồng dân cư địa phương nơi đây

4 Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng các vấn đè liên quan đếnđói nghèo, các chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương

4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là toàn bộ người dân nghèo của xã Lộc Trì

4.3 Phạm vi nghiên cứu

4.3.1 Địa điểm

Được tiến hành tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

4.3.2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài trong phạm vi thời gian là từ ( 2009 – 2010 )

5 Mục tiêu nghiên cứu

5.1 Mục tiêu chung

Mô tả chung về nghèo đói tại xã Lộc Trì và từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương

Trang 5

5.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu nhu cầu của người dân

- Tìm hiểu được những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến côngcuộc của địa phương

- Các vấn đề nội tâm trong cuộc sống của con người

- Dự báo xu hướng thay đổi của địa phương

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1.Phương pháp thu thập thông tin

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương phápthu thập thông tin như: quan sát, phỏng vấn, đọc và phân tích tài liệu

6.1.1.Phương pháp quan sát

Trong thời gian thực tế, làm việc với người dân ở địa phương, tôi đãtiến hành quan sát, vãng gia, từ đó rút ra các điều kiện ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp đến địa phương việc quan sát này rất có ý nghĩa trong việc thuthập thông tin để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tạicủa địa phương

6.1.2 Phương pháp phỏng vấn

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn trao đổi ý kiến với lãnh đạo xã và ngườidân nhằm hiểu rõ sâu hơn về vấn đề nghèo đói

6.1.3 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu

Tiến hành thu thập, đọc và phân tích một số tài liệu, bài viết liên quantrên báo chí, các tài liệu thống kê của thôn xã

6.2 Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro

Điểm mạnh: là những năng lực hoặc thuận lợi mà phía cộng đồng

có, là nội lực bên trong của người dân

Điểm yếu: là những thiếu hụt, hạn chế của người dân.

Cơ hội: là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện tốt cho người dân.

Rủi ro: là những yếu tố không thuận lợi từ bên ngoài ảnh hưởng đến

đời sống của ngươi dân

Trang 6

7 Bố cục bài báo cáo

Trong bài báo cáo ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu thamkhảo, phụ lục, nội dung bài báo cáo gồm có 3 chương

Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và một số lý thuyết liên quanChương 2: Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói tại xã Lộc Trì, huyệnPhú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Công tác xã hội với vấn đề nghèo đói

Trang 7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Lộc Trì nằm giữa núi Bạch Mã và đầm Cầu Hai, cách thành phốHuế 40 km về phía nam

 Phía Đông giáp với Lộc Thủy

 Phía Tây giáp với thị trán Phú Lộc và xã Lộc Điền

 Phía Nam giáp với huyện Nam Đông và thành phố Đà Nẵng

 Phía Bắc giáp xã Lộc Bình và Phá Tam Giang

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Dân số: 7.109 người (năm 2009).

Tổng diện tích: 6.294 ha Trong đó:

Trang 8

và đa dạng, ngoài ra còn có các thác như: Nhị Hồ, Thủy điện, phục vụ chophát triển du lịch ở địa phương.

Ngoài ra còn có địa điểm Khe Su được chọn để chọn để xây dựng cáptreo nối với khu du lịch Bạch Mã, bên cạch các trụ du lịch thì địa hình nơi đâykhá là trắc trở, có đèo Phước Tượng nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A vào

TP Đà Nẵng Một điều thuận lợi ở đây chính là nằm gần vùng ven Cầu Haivới diện tích là 22000 ha lớn nhất Đông Nam Á

Địa hình của xã vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của xã đồng thờicũng gây khó khăn cho người dân ở nơi đây Địa hình dọc ven đầm Cầu Hainên thường xuyên bị lũ lụt, gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân trong

xã vào mùa mưa bão

1.1.3 Điều kiện kinh tế

Sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 534 ha, giảm 1, 1 ha, đạt 99,8% sovới kế hoạch, trong đó vụ đông xuân là 278 ha, vụ hè thu 256 ha, lượng giốngxác nhận đưa vào sản xuất là 63 tấn, đạt tỉ lệ 98% Mặc dù trong vụ hè thutình hình sâu bệnh còn xảy ra như: sâu cuốn lá, rầy, chuột cắm phá, nhưngnhờ sự chỉ đạo kịp thời nên năng suất lúa bình quân 54,3 tạ/ha, trong đó vụđông xuân là 54,92 tạ/ha; vụ hè thu là 53,6 tạ/ha, sản lượng cả năm là 2901tấn, đạt 101,7% so với kế hoạch và bằng 102% so với năm 2009 Các loại câytrồng khác: sắn KM 94 là 25 ha, cây khoai lang 20 ha, đậu lạc 13 ha

Về chăn nuôi gia súc gia cầm theo số liệu thống kê hiện có đàn trâu bò

350 con, đàn bò 90 con, đàn dê 278 con, đàn lợn 1650 con, đàn gia cầm

12500 con, số lượng đàn gia súc gia cầm tiếp tục phát triển, đã triển khai côngtác tiêm phòng cho gia súc gia đạt tỉ lệ 90%, tuy nhiên vẫn còn một số hộ dântại thôn Trung An và Khe Su vẫn không tiêm phòng, UBND xã đã lập biênbản để có biện pháp xử lý và buộc tiêm phòng nên tình hình dịch bệnh khôngxảy ra

Trang 9

- Về công tác sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá thực hiện quyết định1135/QĐ-UBND của UBND tỉnh và quyết định của ủy ban nhân dân huyện

đã tuyên truyền, vận động, thuyết phục và phát động ra quân để giải tỏa, tổng

số 44/ 35 trộ đạt 125,7%, vượt 9 hộ theo kế hoạch tỉnh, huyện giao, sắp xếp

26 trộ, hiện còn 45 trộ, giảm 50% số trộ đã tổ chức công tác sơ kết giải tỏa nòsáo trên đầm phá đã hoàn thành chỉ tiêu Tổng số tiền giải tỏa, sắp xếp lại, hỗtrợ gạo, học nghề là 1.443.368.000 đồng

Tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ du lịch

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến, nhà máygạch tuynel đã đi vào hoạt động, đã cho ra sản phảm với số lượng trên 3 triệuviên, số công nhân hiện có 120 người, góp phần tạo công ăn việc làm chongười lao động ở địa phương Một số lĩnh vực khác như khai thác cát sạn,mộc, nề, cơ khí, và vận chuyển ngày càng phát triển

Hoạt động du lịch dịch vụ tiếp tục được chú trọng và đầu tư, nâng cấpcác tuyến đường vào Nhị Hồ, các điểm dịch vụ du lịch, tu sửa các quán đểđón khách đến thăm quan, tắm suối, số lượng khách đến thăm quan tắm suốitrong năm 2010, đặc biệt là năm có nhiều ngày kỷ niệm và lễ hội lớn diễn ra

Trang 10

nên lượng khách đến tham quan tắm suối tăng 1,7 lần so với cùng kỳ, thu hútkhoảng 17500 lượt khách.

Xây dưng cơ bản

Trong năm các công trình xây dựng trên địa bàn gồm:

+ Xây dựng tuyến đường dây điện 0,4KV từ khu Trung An đến khu táiđịnh cư Lê Thái Thiện dài 700m

* Chương trình 257: nguồn của Trung ương 1 tỷ đồng

+Xây dựng cầu Bầu Sen Thôn Hòa Mậu

+ Đổ đất san lấp mặt bằng tuyến đường Trung Phước ( từ Mụ Sành đếnđập Thủ Lệnh ) dài 640m rộng 6m

* Chương trình RE2 (chuyển tiếp )

+Xây dựng tuyến đường dây trung thế, trạm biến áp và đường dây0,4KV hiện nay đã đóng điện

*Nguồn ngân sách tỉnh, huyện:

+ Xây dựng đập Bầu Sú, đập làng thuộc hợp tác xã Trung Hải; xâydựng đập Ồ thuộc hợp tác xã Nam Hà

+ Đổ đất san bằng và xây dựng trụ sở UBND xã tại khu vực Đồng ĐìnhThôn Cao Đôi Xã 8500m

+ Xây dựng bê tông hóa giao thông nông thôn tuyến xóm me Hòa Mậu 1kmCác công trình trường học: Xây dựng 10 phòng học số 2 Lộc Trì, 10phòng học trường THCS Lộc Trì, xây dựng tường rào trường THCS Lộc Trì

và trường mầm non Sao Mai

Trang 11

* Nguồn hỗ trợ của các doang nghiệp

+ Xây dựng trường mầm non Sao Mai xã Lộc Trì, với tổng kinh phí 2,4

tỷ đồng từ nguồn của công ty Handico đã bàn giao và đưa vào sử dụng Tổngmức đầu tư trong năm 2010 là 18,2 tỷ đồng

+ Ngân hàng chính sách xã hội là 7,5 tỷ đồng, gồm có 21 hộ, 655 hộ vay.+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8 tỷ đồng, 410 hộ vay

1.1.4 Điều kiện văn hóa xã hội

Y tế - dân số - giáo dục và trẻ em

Cơ sở vật chất thiết bị vật chất của sở y tế được tăng cường cả về sốlượng lẫn chất lượng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân,mạng lưới y tế thôn bản tiếp tục được cũng cố Đã triển khai tháng hành động

vì vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ởcác quán trên địa bàn, qua đó đã phát hiện một số quán vẫn chưa đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm Đã cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho 5 cơ sở

Trang 12

Về tình hình dịch sốt xuất huyết đã xảy ra trên địa bàn, có 15 ca nhiễmbệnh, qua đó UBND xã đã phối hợp với phonhf y tế phát động ra quân vậnđộng nhân dân thâ vét bọ gậy và phun phòng dập dịch, không để lây lan trêndiện rộng.

Về dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tổ chức chiến dịch truyền thôngdân số, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ, chăm sóc sức khỏe sinh sản và

kế hoạch hóa gia đình 4 lượt, đạt 95% số lượng người tham gia Tỷ lệ sinhcon thứ 3 là 27,6%tăng 1,7% so với năm 2009 là 25,9% Thực hiện chủtrương của nhà nước sáp nhập cán bộ chuyên trách dân số về trạm y tế quản

lý, do vậy công tác báo cáo định kỳ không thường xuyên, cán bộ chuyên trách

và cộng tác viên chưa đi sâu đi sát để vận động; sự chỉ đạo của UBND xãchưa kịp thời, chưa có biện pháp xử phạt nghiêm minh nên tình trạng sinh conthứ 3 vẫn còn tiếp diễn

Giáo dục

Năm học 2010-2011 huy động 2167 học sinh tới trường, trong đó; mầmnon 240 cháu, tiểu học 920 học sinh, THCS 720 học sinh, THPT 287 họcsinh, toàn nghành đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo các điều kiện về dạy

và học; đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, chấtlượng dạy và học của các trường học ngày được nâng cao, các trường đều cógiáo viên và học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện

Đối với trường mầm non Sao Mai được công nhận là trường công lậptheo quyết định 2422/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2010cuar UBNDhuyện Phú Lộc Tiếp tục thực hiện và vận động “học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học,phương pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng dạy học Đã phối hợp với hộikhuyến học tuyên dương các giáo viên và học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấphuyện và học sinh giỏi với tổng kinh phí là 15 triệu đồng

Chỉ đạo các ban thôn phối hợp với nhà trường, ban chấp hành hội phụhuynh học sinh vận động các học sinh bỏ học đến trường, đã tổ chức đại hộigiáo dục xã lần thứ III, nhiệm kỳ 2010-2013, quan tâm tổ chức ngày nhà giáoviệt nam 20/11 đối với các thầy,cô giáo của các trường trên địa bàn toàn xã

Trang 13

Kết quả thi tốt nghiệp năm học 2009-2010:

- Cấp tiểu học: 205/205 em, tỷ lệ 100%

- Cấp THCS: 173/174 em đạt tỷ lệ 99,4%

- Cấp THPT: Trường THPT Phú Lộc đạt tỉ lệ 98,73%, riêng học sinhLộc Trì tỉ lệ đậu tốt nghiệp là 100%

Văn hóa thông tin – thể dục thể thao

Đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để chàomừng các ngày lễ lớn của dân tộc; kỷ niệm 80 năm ngày thành lập cách mạngViệt Nam; 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước,các hoạt động chào mừng đại hội đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015

Tổ chức đại hội thể dục thể thao lần thứ 2 năm 2010 Tiến hành điều trahiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm

2010 theo quyết định 420/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ đã điều tra:

Tổng số thôn điều tra: 9 thôn

Tổng số người trong xã có điện thoại di động: 1039

Tổng số hộ trong xã có điện thoại cố định: 882, trong đó:

+ Điện thoại không dây: 449

+ Điện thoại có dây: 433

Tổng số hộ có máy vi tính: 41, trong đó số lượng máy vi tính 65; máy

vi tính có nối mạng là 26

Số người biết dùng Internet: 118

Số người có máy thu thanh: 48

Số hộ có máy thu hình: 1296, trong đó:

+ Ti vi dùng ăng ten chảo: 24

+ Ti vi dùng ăng ten dàn: 1270

+ Ti vi dùng cáp: 02

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã cónhững bước tiến quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội

Trang 14

Đến nay có 14/14 đơn vị, làng, thôn đăng kí xây dựng đời sống văn hóa, trong

đó có 4 đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2

Hệ thống phát thanh của xã đã được duy trì và phát trên loa vào mỗibuỗi sáng hằng ngày, từ đó các chủ trương cũng như các quy định của địaphương được thông báo đến tận nhân dân

Chính sách xã hội

Triển khai tuyên truyền tiếp nhận và thu lý hồ sơ cho các đối tượng chínhsách theo nghị quyết 13/2010/NĐ-CP của chính phủ về chính sách trợ giúp chocác đối tượng xã hội Lập danh sách mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và trẻ emdưới 6 tuổi là 915 trường hợp, bảo hiểm tự nguyện là 520 người

Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo và nhà ở quyết định TTg của thủ tướng chính phủ trong năm 2010 là 12 nhà, đến nay đã hoànthành đạt 100% theo chỉ tiêu huyện giao, bình quân một nhà là 18,2 triệuđồng, trong đó nguồn nhà nước là 7,2 triệu đồng, nguồn ủy ban mặt trận là 3triệu đồng, nguồn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách là 8 triệu đồng.Khảo sát

176/QĐ-hồ sơ đối tượng hưởng chế độ trợ cấp là 43 đối tượng Triển khai công táctổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo 2010-2015, gồm cố 261 hộ nghèo, 915khẩu; 144 hộ cận nghèo, 575 khẩu

Quốc phòng – an ninh và công tác nội chính

Công tác quốc phòng đã thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, thường xuyênduy trì chế độ trực báo, trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ trong dịp lễ, tết, hộiđồng nghĩa vụ quân sự xã để triển khai công tác gọi công dân nhập ngũ năm

2010 theo chỉ tiêu giao 10 thanh niên

Tham gia đầy đủ công tác tập huấn, tổ chức huấn luyện dân quân tự vệnăm 2010 là 97 đồng chí, trong đó khá, giỏi 75,3%, đạt yêu cầu 24,7% Thamgia công tác diễn tập công tác phòng chống lũ lụt của huyện tại Vinh Hiền,đơn vị Lộc Trì được khen thưởng

Về tình hình an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếptục được duy trì và giữ vững, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc

Trang 15

được chú trọng Đã xây dựng thôn 3 không “không tệ nạn, không tội phạm,không vi phạm an toàn giao thông” thôn Trung An, Phước Thượng nâng tổng

số thôn lên 9/9 thôn Tai nạn giao thông 5 vụ, trong đó 2 vụ nghiêm trọng,làm 2 người chết, giảm 2 vụ so với năm 2009; va quẹt nhẹ; làm bị thương 3người; trật tự an toàn xã hội 9 vụ; phạt vi phạm hành chính 1.330.000 đồng

Tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông 22 lượt, phát hiện 5 trườnghợp vi phạm, phạt tiền 1.730.000 đồng Việt kiều về thăm quê 14 trường hợp.Tuy nhiên trong thời gian qua, tình hình đánh bạc trên mạng đã có xảy ra, một

số đối tượng tại thôn Đông Lưu UBND xã đã mời các ban nghành, đoàn thểcủa thôn làm việc và nắm cụ thể tình hình để có biện pháp ngăn ngừa

Các lĩnh vực khác

Phối hợp với UBMTTQVN tổ chức các cuộc họp thôn để lấy ý kiếncuả nhân dân và tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Chủ tịch,Phó chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND

Tổ chức Đại hội các thôn nhiệm kỳ 2010-2013 ở 9 thôn và đã bầu raban thôn mới, trong đó có 6 trưởng thôn tái nhiệm và 3 trưởng thôn mới

Tổ chức vận động nhân dân quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt bứcmiền trung với số tiền là 9.400.000 đồng

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.2.1 Nghèo

Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương doESCAP tổ chức tại Băng Cốc ( Thái Lan ) tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩachung về đói nghèo như sau:

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng thỏa mãncác nhu cầu cơ bản của con người mà thường là nhu cầu này được xã hội thừanhận tùy theo trình độ phát triển của kinh tế - xã hội và phong tục tập quáncủa địa phương

Trang 16

1.2.2 Đói

Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới tối thiểu, chỉ đủkhả năng đảm bảo có được mức lương thực bữa đói bữa no và có những khiđứt bữa một hoặc hai ba tháng

1.2.3 Nghèo tuyệt đối

Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn cácnhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống như: ăn mặc, nhà ở, sinh hoạt, vệ sinh

và môi trường

1.2.4 Nghèo tương đối

“Nghèo tương đối là sự nghèo khổ thể hiện bất bình đẳng trong quan hệphân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư và cácvùng địa lý.”

1.2.5 Chuẩn nghèo

1.2.5.1 Chuẩn nghèo quốc tế:

Ngân hàng thế giới khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo ở mức2USD/người/ngày ( Sức mua tương đương ) đối với các nước đang phát triển

1.2.5.2 Chuẩn nghèo Việt Nam

Do yêu cầu của từng thời kì mà chuẩn nghèo nước ta có nhiều thay đổicho phù hợp với tình hình chung của đất nước

* Chuẩn nghèo giai đoạn 1993 – 1997

Thu nhập bình quân đầu người trên 1 tháng

+ Khu vực nông thôn và miền núi: 15kg gạo

+ Khu vực nông thôn đồng bằng: 20kg gạo

+ Khu vực thành thị: 25 kg gạo

* Chuẩn nghèo giai đoạn 1998 – 2000

Thu nhập bình quân đầu người trên 1 tháng

+ Khu vực nông thôn,miền núi: < 15 kg gạo/ 55.000 đồng

+ Khu vực nông thôn đồng bằng: <20 kg gạo/ 70.000 đồng

+ Khu vực thành thị: < 25 kg gạo/ 90.000 đồng

Trang 17

* Chuẩn nghèo giai đoạn 2001 – 2005

Thu nhập bình quân đầu người:

+ Khu vực nông thôn,miền núi: 80.000 đồng / tháng

+ Khu vực nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng / tháng

+ Khu vực thành thị: 150.000 đồng / tháng

* Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010

Thu nhập bình quân đầu người

+ Khu vực nông thôn: 200.000 đồng / tháng

+ Khu vực thành thị: 260.000đồng / tháng

( Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ –TTG ký ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng chogiai đoạn 2006 – 2010 ) Nhưng trong giai đoạn 2009 Bộ thương binh và xãhội cũng đưa ra chuẩn nghèo mới trong năm 2009

+ Khu vực nông thôn: < 400.000 đông / tháng

+ Khu vực thành thị: < 500.000 đồng / tháng

1.3 Một số lý thuyết liên quan

1.3.1 Thuyết nhu cầu

Thuyết nhu cầu của A Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việcnhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung Cho đến nay, chưa

có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều ngườimuốn thay thế

Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của conngười gồm nhu cầu ăn, mặc, ở Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhucầu được bảo vệ Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tàisản Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người vớingười, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tựnhiên Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó Cấp độ nhu cầu nàycho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển Ở trên cấp độ này lànhu cầu được nhận biết và tôn trọng Đây là mong muốn của con người nhận

Trang 18

được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mongmuốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân cônglao động xã hội Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đềumong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hộichuộng của chuộng công” Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vịcao để được nhiều người tôn vọng và kính nể Vượt lên trên tất cả các nhu cầu

đó là nhu cầu sự thể hiện Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mongmuốn Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đótheo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hàilòng Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao Những nhucầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng

Mỗi con người khi sinh ra giàu hay nghèo không phải do tự nhiên mà

có, mà chính xã hội đặt ra.Sự tồn tại và làm thể nào để sinh tồn trong xã hội lànhu cầu của môi con người, Vậy nên việc đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất củangười nghèo là cơ sở đầu tiên để giúp họ thoát nghèo

1.4 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

1.4.1 Thực tiễn nghèo đói ở Việt nam

Sáng 30/5/2011, tại Hà Nội, Bộ lao động thương binh và xã hội đãcông bố kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 và Nghị quyết số80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020

Bộ lao động, Thương binh và xã hội công bố kết quả tổng điều tra hộnghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc năm 2010 theo chuẩn nghèo mới (thunhập hàng tháng của hộ gia đình nghèo là 400.000 đồng trở xuống ở nôngthôn và 500.000 đồng trở xuống ở thành thị)

Theo đó, tổng số hộ nghèo cả nước là 3.055.566 hộ, hộ cận nghèo là1.612.381 hộ Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 22% năm

2005 xuống còn 9,45% năm 2010 Xét về tỷ trọng số người nghèo ở từngvùng so với tổng số hộ nghèo trên cả nước, với 77.802 hộ nghèo, chiếm tỷtrọng 2,55%, khu vực Đông Nam Bộ là khu vực có số lượng hộ nghèo thấp

Trang 19

nhất Khu vực Đông Bắc Bộ có số lượng hộ nghèo lớn nhất cả nước với581.560 hộ, chiếm 19,03%

Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với mức 50,01%; ba tỉnh

tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến dưới 50% là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang.Năm tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là Thành phố Hồ Chí Minh (0,01%),Bình Dương 0,005%, Đồng Nai 1,45%, Bà Rịa – Vũng Tàu 4,35%, Hà Nội4,97% Cũng theo chuẩn nghèo mới, cả nước có 81 huyện nghèo thuộc 25tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54 huyện nghèo theo Nghịquyết 30A năm 2008 Kết quả cuộc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trêntoàn quốc là cơ sở để thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn

2011 - 2015

Cũng tại hội nghị, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức giớithiệu Nghị quyết số 80 về định hướng giảm nghèo bền vững trong giai đoạn2011-2020 do Chính phủ cũng đã ban hành ngày 19/5

Với chiến lược này, Chính phủ Việt Nam kỳ vọng sẽ từng bước cảithiện và nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vựcmiền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thu nhập bình quân đầu người củacác hộ nghèo sẽ tăng lên 3,5 lần so với hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/ năm theo chuẩn nghèo từnggiai đoạn Bộ mặt nông thôn, nhất là vùng nông thôn miền núi, vùng khókhăn, vùng đồng bào dân tộc… đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống nhândân được cải thiện rõ rệt

Theo nghị quyết, đối với xã nghèo, ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành,đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường học, trạm y tế, nhàvăn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi./

1.4.2 Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiếntranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang,bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất máttrong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh,học tập cải tạo trong một thời gian dài

Trang 20

Chính sách nhà nước thất bại:

Sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nôngnghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lạikết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộnguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạmphát tăng caocó lúc lên đến 700% năm

Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhànước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đãlàm thui chột động lực sản xuất

Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đãlàm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, côngnghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốcdoanh thiếu hàng hàng hóa làm thunhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân

số tăng cao

Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thịlao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chínhsách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nôngdân di cư, nhập cư vào thành phố

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới donguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn củaNhà nước

Các nguyên nhân theo vùng địa lý

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ cấu sản xuất đa phần dựa vào nghềnông Đa số người nghèo sống bằng nghề nông nên dễ bị ảnh hưởng bởi thiêntai, điều kiệnthời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh đó, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro này của ngườinghèo rất kém do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kémnên họ khó có khả năng chốngchọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống(mất mùa, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe, ) Với năng lực kinh

Trang 21

tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những độtbiến này sẽ tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họ và tất nhiên ngườinghèo thì càng nghèo hơn.

Ngoài ra người nghèo chủ yếu sản xuất nông nghiệp năng suất thấp dokhông có trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất khả năng nângnăng suất là rất khó khăn trong khi do áp lực của đô thị hóa ngày càng mạnh,diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp

Những tác động của chính sách vĩ mô đến người nghèo chưa hợp lý, tỷ

lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp Việc phân phối lợi ích tăngtrưởng trong các nhóm dân cư gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặctính của tăng trưởng chưa hợp lý Thông thường, người giàu hưởng lợi từ tăngtrưởng kinh tế nhiều hơn những người nghèo và như vậy đã làm tăng thêmkhoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành là điều khó tránh khỏi

Các nguyên nhân từ cộng đồng:

Sự cách biệt với xã hội còn lớn Công việc của phụ nữ thường là ở nhà

Họ có ít thời gian để tiếp xúc với xã hội Hộ nghèo có chủ hộ là nữ cảm thấyrất xa lạ với những quyết định có liên quan tới chính bản thân họ

Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc vẫn còn tồn tại Những nhóm dân tộcthiểu số nghèo hơn rất nhiều so với đa số người Kinh

Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học:

Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói Tỷ lệ sinhcon trongcác hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn thường là rất cao Mức

độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũngnhư mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhânkhẩu còn hạn chế Dân số tăng nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở khu vựcngoại thành là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảmnghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo chính là nguyênnhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ Tỉ lệ phụ thuộc còn cao (54%)(Nguồn: TCTK Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2005-2007)

Trang 22

Thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắc khe Những

hộ có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so với chủ hộ lànam giới.Trẻ em gái ít được đi học hơn , nếu có cũng ít được đi học cao Phụ

nữ thường phải nhận mức lương thấp hơn nam giới ở cùng một công việc và ítđược tham gia vào các công việc điều hành quan trọng Chẳng may trongtrường hợp mất đi người chồng, người phụ nữ thường thiếu khả năng chốngchọi nên dễ rơi vào đói nghèo

Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ gia đình

Tính ổn định và liên tục của nguồn thu nhập còn hạn chế nhất là trongkhu vực nông thôn do phải chịu nhiều rủi ro không lường trước được nhưthiên tai, dịch bệnh, sâubọ hay giá nông sản thấp

Những người nghèo là những người thường có trình độ học vấn thấp, ít

có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định Mức thu nhập của họ hầu nhưchỉ đủ để đảm bảo chonhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điềukiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo

Trình độ học vấn thấp làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong cáckhu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lạithu nhập cao và ổn định Các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thịmới ngày càng phát triển ở khu vực ngoại thành là cơ hội cho người dân sốngnơi đây nhưng đồng thời đây cũng là thách thức lớn đối với người nghèo, bởi

lẽ do trình độ học vấn thấp họ khó có thể tìm được việc làm tốt hơn trong cáckhu công nghiệp, khu chế xuất Nếu tìm được chỗ làm cũng chỉ là lao độngphổ thông

Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩnquẩn của sự nghèo đói và thiếu nguồn lực Người nghèo có khả năng tiếp tụcnghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ, đồng thời nguồnvốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói Thông thường họ lựachọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương thức sảnxuất truyền thống với giá trị kinh tế thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương

Trang 23

án sản xuất mang lợi nhuận cao, giá trị sản phẩm và năng suất các loại câytrồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường Xu hướng nàytất yếu dẫn tới một bộ phận không nhỏ nông dân sống ở các huyện ngoạithành phải chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng trên thực tế không phải nông dânnào cũng biết cách thay đổi “phương thức sản xuất” của mình, tức là phải tăngnăng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác nhờ áp dụng khoa học kỹthuật nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tếcao, Một số người khác sau khi nhận được số tiền đền bù từ mảnh ruộng củamình trong các dự án quy hoạch không biết sử dụng hoặc sử dụng không hiệuquả dẫn đến hệ quả là:

Thứ nhất, chỉ thoát được cảnh đói nghèo trong một thời gian ngắn.Thứhai, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp không tìm được việc làm mới,thất nghiệp gia tăng

Thứ ba, khi giá đất tăng lên do tác động của đô thị hóa, người nông dânbán đất ồ ạt, nhiều ngôi nhà mới được xây dựng nhưng đó là những ngôi nhàcủa những người ở nơi khác đến, đất canh tác cũng thu hẹp lại, vì vậy ngườinông dân khó có cơ hội để duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với cácdịch vụ sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động,thực vật; các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: điện,nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… đã làm tăng chi phí tính trên mộtđơn vị giá trị sản phẩm Một mặt, do không có tài sản thế chấp, người nghèophải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khảnăng hoàn trả vốn Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất

cụ thểhoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điềukiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng như các

tổ chức tín dụng

Trang 24

Ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân còn thấp, vẫn tồn tại thái độtiêu cực với cuộc sống Nhiều người không thật sự muốn làm ăn, quanh năm

họ chỉ trông chờ vào sự cứu trợ của chính quyền, thậm chí khi chưa đến mứcbần cùng họ cũng không thể hiện chút nỗ lực nào, ngược lại là tìm mọi cách

để có tên trong sổ nghèo với hi vọng được thụ hưởng một số quyền lợi chokhông Một số cá nhân khác do có vấn đề tâm lý (làm ăn thất bại, gia đình đổvỡ…) nên không thiết tha với cuộc sống và trở nên rất tiêu cực (nghiện rượu,bài bạc…) Đây là những trường rất khó để thoát nghèo cho dù cá biện phápchính sách có tốt đến đâu đi chăng nữa

1.4.3 Quan điểm và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

1.4.3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước

Năm 1998 lần đầu tiên giảm nghèo đã trở thành một chính sách nằmtrong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia Từ đó đến nay, công tác xóađói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như:luôn đạt và vượt mục tiêu đề ra qua các giai đoạn, hoàn thành vượt mức mụctiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm…Từ năm 1992 đến năm 1998với rất nhiều nỗ lực, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam bình quân mỗi năm giảm từ 2đến 3% Đến hết năm 2010 tỷ lệ nghèo của Việt Nam là 9,45%, vượt mứcmục tiêu đề ra là 10%

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VII) đã đề ra chủ trương xóa đóigiảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dâncũng như trong chiến lược phát triển chung của xã hội và đã trở thành mộtchủ trương chiến lược, nhất quán, liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các

kỳ Đại hội của Đảng.Đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnhtầm quan trọng đặc biệt của công tác xóa đói giảm nghèo, xác định phảinhanh chóng đưa các hộ nghèo thoát ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu và sớm hòanhập với sự phát triển chung của đất nước; đề ra Chương trình quốc gia vềxóa đói giảm nghèo trong 5 năm 1996 – 2000 cùng với 10 Chương trình kinh

tế - xã hội khác

Trang 25

Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1998, Chính phủ chính thứcphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN (Chương trình 133) chogiai đoạn 1998-2000 Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sungChương trình 135 -Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các

xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Mục tiêu chính củaChương trình này là hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thốngđiện, đường giao thông, trường học, trạm y tế tại 1715 xã nghèo nói trên.Kết quả là đến năm 2000 tỷ lệ nghèo của cả nước còn 10% theo chuẩn cũ.Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, không thể chỉ theo đuổi mục tiêu giảmnhanh tỷ lệ hộ nghèo mà cần giữ vững kết quả giảm nghèo đã đạt được, tăngkhả năng bền vững, hiệu quả của công tác giảm nghèo, đặc biệt trong điềukiện phát triển kinh tế thị trường Vì vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững đãđược đề cập và thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là: “Tiếp tụcthực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo Quan tâm xây dựngkết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo cáctuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiệnthuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển Đi đôi với việc xây dựngkết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở cácvùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanhthu nhập…Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng táinghèo”.Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựngnền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầunâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với ngườinghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách Nhà nước tăng đầu tư từ ngânsách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chungcho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là

về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách vàdịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quantrọng góp phần ổn định xã hội

Trang 26

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:

“Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ;

đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững,nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khíchlàm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên

Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo,giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”

Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêucần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020: Giảm nghèo bền vững làmột trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống củangười nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảngcách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc vàcác nhóm dân cư Cụ thể cần đạt được:

* Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèotừng giai đoạn

* Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết làvấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cậnngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản

* Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bảnđặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới,trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, trường học, trạm y tế,nước sinh hoạt

Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đọan 2011 – 2015 sẽtiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách xoá đói giảm nghèo

đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thựchiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của

Trang 27

chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hôi khác Nguồn lực đềthực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng Ngânsách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệmcao của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàng thươngmại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo Phối hợp nhiều phươngthức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưuđãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loạidịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng, về đào tạo nguồn nhân lực…Đồng thờikhắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưatoàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưngcòn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đápứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thựchiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉđạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả.Vớinhững giải pháp đồng bộ như vậy, sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thựchiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của của Đảng và Nhà nước trong giaiđoạn 2011 – 2015.

1.4.3.2 Mục tiêu thiên nhiên kỷ

Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã,từng hộ Việt Nam đã công bố chiến lược ‘’tăng trưởng toàn diện và xóa đóigiảm nghèo’ Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu :

1 Xoá bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói

2 Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

3 Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế người phụ nữ

4 Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

5 Tăng cường sức khoẻ bà mẹ

6 Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác

7 Đảm bảo bền vững môi trường

8 Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. UBND xã Lộc Trì(2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010, và nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 của xã Lộc Trì (Trình tại kỳ họp HĐND xã lần thứ 15, khóa IX) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010, và nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 của xã Lộc Trì
Tác giả: UBND xã Lộc Trì
Năm: 2010
2. Bùi Thị Tân, Bài giảng Vấn đề nghèo đói và các khuynh hướng XĐGN của Việt Nam, ĐHKH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Vấn đề nghèo đói và các khuynh hướng XĐGN của Việt Nam
3. Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, NXB văn hóa thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không chỉ là tăng trưởng kinh tế
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin Hà Nội
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2011, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị triển khai nhiệm" v"ụ công tác năm 2011
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2011
6. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2001), Giáo trình xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
7. Nguyễn Văn Mạnh( 2007), Công tác xã hội ở miền trung Việt Nam, NXB Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội ở miền trung Việt Nam
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
8. Lê Văn Phú (2008), Nhập môn công tác xã hội, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Lê Văn Phú
Năm: 2008
9. Trần Đình Tuấn (2009), Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội lý thuyết và thực hành
Tác giả: Trần Đình Tuấn
Năm: 2009
10. Đại học Mở Bán Công TP.HCM (1999) Nhập môn công tác xã hội cá nhân, NXB Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn công tác xã hội cá nhân
Nhà XB: NXB Phụ Nữ
5. Tổ công tác liên ngành CPRGS, Việt Nam tăng trưởng và giảm nghèo- Báo cáo thường niên 2004-2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Bảng 1 Tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã (Trang 29)
Bảng 1: Tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Bảng 1 Tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã (Trang 29)
Bảng 2: Tỷ lệ thoát nghèo qua các thời kỳ - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Bảng 2 Tỷ lệ thoát nghèo qua các thời kỳ (Trang 35)
Bảng 2 :  Tỷ lệ thoát nghèo qua các thời kỳ - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Bảng 2 Tỷ lệ thoát nghèo qua các thời kỳ (Trang 35)
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ (Trang 48)
Hình 1: UBND xã Lộc Trì - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 1 UBND xã Lộc Trì (Trang 48)
Hình 3: Ngôi nhà của một hộ cận nghèo xã Lộc Trì - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 3 Ngôi nhà của một hộ cận nghèo xã Lộc Trì (Trang 49)
Hình 4: Ngôi nhà của gia đình bà Huỳnh Thị Thứ Thôn Lê Thái Thiện - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 4 Ngôi nhà của gia đình bà Huỳnh Thị Thứ Thôn Lê Thái Thiện (Trang 49)
Hình 3: Ngôi nhà của một hộ cận nghèo xã Lộc Trì - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 3 Ngôi nhà của một hộ cận nghèo xã Lộc Trì (Trang 49)
Hình 4: Ngôi nhà của gia đình bà Huỳnh Thị Thứ Thôn Lê Thái Thiện - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 4 Ngôi nhà của gia đình bà Huỳnh Thị Thứ Thôn Lê Thái Thiện (Trang 49)
Hình 5: Một góc ven đầm phá Cầu Hai - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 5 Một góc ven đầm phá Cầu Hai (Trang 50)
Hình 5: Một góc ven đầm phá Cầu Hai - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 5 Một góc ven đầm phá Cầu Hai (Trang 50)
Hình 6: Nò sáo trên đầm phá Cầu Hai - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 6 Nò sáo trên đầm phá Cầu Hai (Trang 50)
Hình 7: Ngư dân đánh bắt thuỷ sản - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 7 Ngư dân đánh bắt thuỷ sản (Trang 51)
Hình 7: Ngư dân đánh bắt thuỷ sản - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 7 Ngư dân đánh bắt thuỷ sản (Trang 51)
Hình 8: Mô hình trồng rau xanh - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 8 Mô hình trồng rau xanh (Trang 51)
Hình 9: Khu tái định cư thôn Lê Thái Thiện - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 9 Khu tái định cư thôn Lê Thái Thiện (Trang 52)
Hình 10: Hoàng hôn trên đầm phá Cầu Hai - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 10 Hoàng hôn trên đầm phá Cầu Hai (Trang 52)
Hình 9: Khu tái định cư thôn Lê Thái Thiện - chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Hình 9 Khu tái định cư thôn Lê Thái Thiện (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w