1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp để phát huy nguồn lực con người

26 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 170,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng: mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử

Trang 1

MỤC LỤC

A – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI - 4

B – NỘI DUNG CHÍNH - 6

I Cơ sở của việc nghiên cứu - 6

1 Cơ sở lý luận - 6

1.1 Bản chất con người - 6

1.2 Nguồn lực con người - 11

2 Cơ sở thực tế - 14

II Thực trạng các vấn đề nghiên cứu - 14

1 Truyền thống con người Việt Nam - 14

1.1 Tích cực - 15

1.2 Hạn chế - 16

1.3 Nguyên nhân của thực trạng - 17

2 Nhân cách con người Việt Nam - 18

2.1 Tích cực - 18

2.2 Hạn chế - 19

2.3 Nguyên nhân của thực trạng - 20

3 Nguồn lực con người - 20

3.1 Tích cực - 21

3.2 Hạn chế - 22

3.3 Nguyên nhân của thực trạng - 23

III Những giải pháp để phát huy nguồn lực con người - 24

1 Trên lĩnh vực kinh tế - 24

2 Trên lĩnh vực chính trị - 25

3 Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng - 25

C – KẾT LUẬN - 27

D – TÀI LIỆU THAM KHẢO - 28

Trang 2

A – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C Mác và Ph Ăngghen chorằng: mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử đều là quá trình phát triểncủa lịch sử tự nhiên Đó là sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợpvới tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Vận dụng lí luận của C.Mác và Ph Ăngghen vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga trướcđây, V.I Lênin đã phát triển lí luận về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thời kỳquá độ lên chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với tất cả các nước muốn xây dựngchủ nghĩa xã hội, ngay cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao nhưng cầnphải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới Đối vớinước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa thì lại càng phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài

Nước ta bắt đầu thời kì quá độ từ năm 1954 ở miền Bắc và từ 1975 trênphạm vi cả nước sau khi đất nước độc lập Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nhiệm vụquan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của chủnghĩa xã hội,… tiếp dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiệnđại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa,chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng lànhiệm vụ chủ chốt lâu dài” Do đó toàn đảng, toàn dân ta trong những năm qua đãđẩy nhanh quá trình công nghiêp hóa - hiện đại hóa, từ sự sụp đổ của Liên Xô vàcác nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ta đã kịp thời có những sự chuyển đổi từ Đạihội VI của Đảng (1986), sau đó đến Đại hội VII, VIII, IX ta đã tiếp tục xây dựngnền kinh tế mới – nền kinh tế thị trường có sự quản lí điều tiết của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình đổi mới đất nước nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thầncủa người dân, con người chính là mục tiêu của sự đổi mới và là động lực cho sự

Trang 3

phát triển của nền kinh tế đất nước Cùng với thời gian, con người ngày càng pháthuy được vai trò của mình với tư cách là người chủ xã hội Việt Nam là một nướckém phát triển, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát huy có hiệuquả nguồn lực con người của đất nước Nghiên cứu về vấn đề con người có rấtnhiều mặt, trong giới hạn bài viết này xin được nghiên cứu con người và nguồn lựccon người trên các phương diện:

- Truyền thống con người Việt Nam hiện nay

- Nhân cách con người Việt Nam hiện nay

- Nguồn lực con ngườiTrên cơ sở nghiên cứu ba vấn đề trên ta thấy được vai trò của con người vànguồn lực con người trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới

Trang 4

- Triết học phương Đông tiêu biểu là nền triết học Trung Hoa cổ đại, vấn

đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu Giải quyết vấn đề này,

các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn

chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính con người là thiện (Nho gia) và bản tính con người là bất thiện (Pháp gia) Các nhà tư tưởng Đạo gia, ngay

từ Lão tử thời Xuân Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề con người từ giác độ khác

và đi đến kết luận bản tính Tự Nhiên của con người Còn các trường phái triết học

Ấn Độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật đã kết luận về bản tính vô ngã, vô

thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự giác ngộ

- Quan niệm về con người của triết học Phương Tây có nhiều điểm khácvới nền triết học phương Đông Nhìn chung, các nhà triết học đứng trên lập trường

duy tâm chú trọng giác độ hoạt động lí tính của con người Tiêu biểu cho giác độ

tiếp cận này là quan điểm của Platon ở thời cổ đại Hy Lạp (ông coi bản chất conngười là bản chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối), Đêcáctơ

Trang 5

trong nền triết học Pháp thời cận đại (ông cho bản chất của con người là bản chấtphi kinh nghiệm của lí tính) và Hêghen trong nền triết học cổ điển Đức (ông chorằng bản chất con người đó là lí tính tuyệt đối) … Đối lập với các nhà triết học duytâm, thì các nhà triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lí giảibản chất con người và các vấn đề có liên quan Ngay từ thời cổ đại, các nhà triếthọc duy vật đã từng đưa ra quan niệm về bản chất vật chất tự nhiên của con người,coi con người cũng như vạn vật tự nhiên không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên

từ vật chất Tiêu biểu là quan niệm của Đêmôcrít về bản tính vật chất nguyên tử cấutạo nên thể xác và linh hồn con người Những quan niệm duy vật như vậy đã tiếptục phát triển trong nền triết học Phục Hưng và Cận Đại mà tiêu biểu là các nhà duyvật nước Anh và Pháp thế kỉ XVIII, nó cũng là những tiền đề lí luận của chủ nghĩaduy vật nhân bản của Phoiơbắc Ông đã tiến một bước đáng kể về nhận thức củacon người Ông khẳng định rằng: ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là sảnphẩm của tinh thần, mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất Song khixem xét con người, ông lại tách con người ra khỏi mối quan hệ nhất định của họ,không đặt họ trong những điều kiện sinh hoạt nhất định Ông chỉ coi con người là

“đối tượng cảm tính” mà không coi con người là hoạt động cảm tính.

- Nhìn chung các quan điểm triết học trước Mác và ngoài Mác-xít còn cómột hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lí giải các vấn đề triếthọc về con người Do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừutượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lí giải nhânsinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người

Kế thừa những quan điểm trước đó và khi phê phán quan điểm của Phoiơbắc, Mác

đã khái quát bản chất con người qua câu nói : “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo

vào bản chất con người Nhưng bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội ” Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm

Trang 6

con người, bản chất con người, ông chỉ rõ hai mặt của con người là mặt sinh học vàmặt xã hội đặt trong mối quan hệ giữa chúng

a) Bản chất sinh học của con người

Mác xem xét con người với tư cách là cá nhân sống, Mác viết: “vì vậy điều

cụ thể đầu tiên phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan

hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ và phần còn lại của giới tự nhiên” Trước

hết, Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất Cũng như mọi độngvật khác, con người là bộ phận của tự nhiên hay nói cách khác, giới tự nhiên là

thân thể vô cơ của con người nên con người chịu sự chi phối của các quy luật khách

quan Trong đó có những quy luật sinh học (đồng hóa – dị hóa, biến dị - di truyền,tương quan giữa cơ thể và môi trường…) Và cùng điều kiện khách quan đã tạo nênnhững nhu cầu sinh học của con người như ăn, ngủ, giao tiếp, nhận thức, duy trì nòigiống … Để thích nghi và tồn tại được, cũng như bao loài vật khác con người cũngphải đấu tranh sinh tồn Từ đó đã định ra phương hướng và mục đích hoạt động củacon người nhằm phục vụ lợi ích cho mình Tuy nhiên, Mác không thừa nhận quanđiểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học và bảnnăng sinh vật của con người Con người có đầy đủ các đặc trưng của sinh vật tuynhiên cũng lại có nhiều điểm phân biết với các sinh vật khác Trước Mác cũng đã

có nhiều nhà tư tưởng lớn đã có những tiêu chí khác nhau phân biệt giữa con ngườivới các động vật khác như: con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng

công cụ lao động (Phrankim) Arixtốt đã gọi con người là “một động vật có tính xã

hội”, Pascal thì nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con người là ở

chỗ con người biết suy nghĩ Các nhận định đó đều đúng khi nêu lên một khía cạnhnào đó của con người tuy nhiên lại phiến diện vì không nói lên được nguồn gốc củanhững đặc điểm ấy và mối quan hệ giữa chúng với nhau Với phép biện chứng duy

vật, Mác đã chỉ ra được vai trò của lao động tạo ra của cải vật chất “có thể phân

biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì

Trang 7

cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến

tự nhiên (con người chỉ sản xuất ra bản thân nó còn con người tái sản xuất ra toàn

bộ giới tự nhiên)

Kết luận: Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự

tồn tại của con người và là tiền đề cho việc thể hiện bản chất xã hội của con người

b) Bản chất xã hội của con người

Con người là tổng hòa những quan hệ xã hội

- Con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội

Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan

hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người

Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đều mang tính xã hôi Trong đó quan hệ

xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệkhác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người, mà quan hệ đầutiên là quan hệ sản xuất Vậy con người có tính xã hội, được biểu hiện trước hếttrong hoạt động sản xuất vật chất Trong hoạt động sản xuất vật chất con ngườikhông thể tách khỏi xã hội Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sảnxuất ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ cho đời sống của mình, đồng thờihình thành và phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ chính là cái vỏ vật chất của tư duy và

tư duy cũng chính là điểm phân biệt con người và các loài động vật khác Tư duycủa con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội mà trước hết là hoạtđộng sản xuất Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội

Trang 8

của con người, đồng thời hình thành nên nhân cách cá nhân trong cộng đồng xãhội.

- Con người là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội

C Mác đã nêu luận đề của mình trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc:

“Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân

riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội ”.

Luận đề trên đã khẳng định: không có con người trừu tượng thoát li mọi điềukiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trongmột điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định Trong điều kiện lịch

sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người đã tạo ra những giá trị vật chất

và tinh thần để tồn tại và phát triển cả về thể lực và tư duy trí tuệ Chỉ trong mốiquan hệ đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ chính trị, kinh tế, quan

hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) con người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình Từ

đó, con người có các nhu cầu xã hội được đáp ứng trên nền tảng đáp ứng nhu cầusinh học của con người

Kết luận: Mặt thứ hai của bản chất con người đó là tổng hòa của những quan

hệ xã hội, giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu sai lệch vềmặt tự nhiên - cái sinh vật ở con người

c) Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội

Trang 9

Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể khẳng định rằng giữa bản chấtsinh học và bản chất xã hội của con người là một sự thống nhất không tách rời Mặtsinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng, bảnchất để phân biệt con người với loài vật Nhu cầu sinh học phải được “nhân hóa” đểmang giá trị văn minh của con người và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thểthoát li khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.

Kết luận: Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để tạo

thành CON NGƯỜI, con người tự nhiên – xã hội

1.2 Nguồn lực con người

Con người sáng tạo ra lịch sử của mình và cũng là sản phẩm của lịch sử

C Mác khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là

sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… Cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nàh giáo dục cũng cần phải được giáo dục ” Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên Ph Ăngghen viết:

“Con người càng xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bào nhiêu thì con người

lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” Như vậy,

với tư cách là một thực thể của xã hội, con người tác động vào tự nhiên, cải biếngiới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội Không có con

Mặt xã hộiMặt sinh học

Trang 10

người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất địnhcủa xã hội Mặc dù, con người sáng tạo ra lich sử của mình, song vài trò quyết định

sự phát triển xã hội là thuộc về quần chúng nhân dân hay các cá nhân có phần đặcbiệt

- Tư tưởng tôn giáo cho rằng mọi sự biến đổi trong xã hội là do ý chí củađấng tối cao, là do “mệnh trời”, ý chí đó là do cá nhân thực hiện

- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng lịch sử nhân loại là lịch sử của các bậc vuachúa, anh hùng hào kiệt, thiên tài lỗi lạc Còn quần chúng nhân dân chỉ là lực lượngtiêu cực, là “phương tiện” mà các vĩ nhân cần đến để đạt mục đích của mình

- Những nhà tư tưởng đề cao vai trò của quần chúng nhân dân nhưngkhông nhận thức được một cách khoa học vai trò đó Có người đề cao vai trò củaquần chúng nhân dân nhưng lại phủ nhận hoàn toàn vai trò của cá nhân đặc biệt

- Chủ nghĩa duy vật trước Mác tuy không tin vào Thượng Đế, thần linhnhưng lại cho rằng: nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là tư tưởng, đạođức, là các vĩ nhân sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu

- Còn chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh một cách khoa học vai trò củaquần chúng nhân dân trong lịch sử và xác định đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò

cá nhân điển hình là lãnh tụ với quần chúng nhân dân trong lịch sử phát triển cảu xãhội

Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, được thể hiện

ở các mặt:

- Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếpsản xuất ra của của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và sự phát triển của của xãhội

Con người muốn tồn tại thì phải có những điều kiện vật chất hết sức cần thiếtđáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở… mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng thông quasản xuất Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động

Trang 11

gồm lao động chân tay và lao động trí óc Thực tiễn sản xuất là cơ sở và động lựccủa sự phát triển khoa học kĩ thuật và khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất laođộng của quần chúng nhân dân lao động Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sảnxuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản đề quyết định sự tồn tại và pháttriển của xã hội

- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hộiTrong xã hội có giai cấp mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện thànhmâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Cách mạng xã hội sẽ xảy ra khiQHXH không còn phù hợp với LLSX để xoá bỏ QHSX cũ thiết lập QHSX mớiphù hợp với sự phát triển của LLSX mới Quần chúng nhân dân luôn là lực lượng

cơ bản và quyết định thắng lợi của cách mạng Đó thực sự là sự nghiệp của quầnchúng nhân dân chứ không phải của một vài cá nhân

- Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn, không thể thay thế trong sản xuấttinh thần

Hồ Chí Minh nhận định “ Quần chúng là những người sáng tạo, công nông lànhững người sáng tạo Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những củacải vật chất cho xã hội Quần chúng còn là người sáng tác nữa Những sáng tác ấy

là những hòn ngọc quý”

Vậy quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong sự phát triển lịch sử,vai trò đó được phát huy cao độ một khi đông đảo quần chúng thoát khỏi sự tróibuộc của những tư tưởng phản động, phản khoa học, những tập quán còn lạc hậu vàđược giác ngộ những tư tưởng khoa học và cách mạng

Theo quan điểm Mác- Lênin vai trò của quần chúng và vai trò của cá nhântrong lịch sử không tách rời nhau trái lại có quan hệ khăng khít với nhau Cá nhân

ưu tú lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm là con đẻ của phong trào quần chúng nên sứcmạnh của họ, trí tuệ của họ bắt nguồn từ quần chúng nhân dân Lênin viết “ Tronglịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được thống trị, nếu nó không đào tạo ra

Trang 12

được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị những đại biểu tiên phongcúa đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào ” Chủ nghĩa Mác- Lênin đánh giárất cao vai trò của cá nhân anh hùng của lãnh tụ trong sự phất triển của lịch sửnhưng kiên quyết chống lại tề sùng bái cá nhân Các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác- Lênin luôn coi sùng bái cá nhân là hiện tượng hoàn toàn xa lạ với hệ tư tưởngcủa giai cấp vô sản.

2 Cơ sở thực tế

Nước ta đang tiến hành quá trình xây dựng nền kinh tế mới kinh tế thị trường

có sự quản lí, điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nềnkinh tế ấy thì vấn đề con người càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Con người là mục tiêu đồng thời cũng là động lực của sự phát triển kinh

tế-xã hội Là chủ thể sáng tạo nên lịch sử, con người đã thỏa mãn nhu cầu của mìnhbằng cách góp phần đưa xã hội đi lên Tiềm năng phong phú đa dạng của xã hộiloài người, là nguồn tài nguyên vô tận, quý báu nhấtvà ngày càng phát triển cùngvới sự phát triển của nền văn minh nhân loại Trong nền kinh tế thị trường thì độnglực con người càng thể hiện rõ hơn trong nền sản xuất hàng hóa-nền sản xuất có sựứng dụng rộng rãi của các tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Sau chiến tranh, với nền kinh tế bao cấp, nước ta đã rơi vào tình trạng trì trệkém phát triển Từ thực trạng đó, tại Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìnlại chặng đường đã qua và đã có những bước đi mới đó là chuyển đổi cơ cấu kinh

tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Với sự thay đổi đó thì vấn đềcon người được quan tâm chú trọng nhiều hơn và có nhiều cơ hội để phát huy vaitrò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

II Thực trạng các vấn đề nghiên cứu

1 Truyền thống con người Việt Nam

Trang 13

Giá trị đạo đức truyền thống là tiền đề cơ bản để tạo dựng nên đạo đức lànhmạnh của xã hội, góp phần giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc phát huymặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của thị trường.

1.1 Mặt tích cực

Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của con người Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay

- Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước từ bao đời nay, như Lênin

đã viết chủ nghĩa yêu nước là “… một trong những tình cảm sâu sắc nhất được

củng cố qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm của các tổ quốc biệt lập” Yêu nước

đối với mỗi người dân Việt Nam là đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên hàngđầu, chăm lo xây dựng đất nước, kiên quyết đấu tranh chống đô hộ và xâm lược,bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Lòng yêu nước

là động lực tinh thần to lớn, có sức cổ vũ mạnh mẽ nhân dân ta trong sự nghiệp xâydựng đất nước hiện nay Có thể nói lòng yêu nước, thương người là giá trị địnhhướng của các giá trị đạo đức, tinh thần truyền thống Việt Nam, là cơ sở chủ nghĩaanh hùng, là tinh thần đoàn kết… của nhân dân ta

- Người Việt Nam ta còn có truyền thống hiếu học từ ngàn xưa Mặc dùnước ta còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì thế mà truyền thống hiếu học của ta

bị giảm sút Ngược lại, chúng ta đã thể hiện tài năng, hiểu biết, kiến thức của mìnhtrên mọi lĩnh vực trong khu vực và trên thế giới

- Gắn với truyền thống hiếu học còn có truyền thống tôn sư trọng đạo.Nước ta có ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam để thể hiện lòng biết

ơn đối với các thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người Cùng với đó, làcác mối quan hệ cộng động như quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm tiếp tục đượcphát triển và ngày càng tốt đẹp Đây là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta và là khuynhhướng chủ đạo chi phối tâm thức và hành vi của người Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w