1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị hàng hoá

21 2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 99 KB

Nội dung

tiểu luận về Giá trị hàng hoá

Trang 1

PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng tỏ rằng, nền văn minh nhân loạicàng phát triển bao nhiêu thì người ta càng nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn vềvai trò của sản xuất hàng hoá bấy nhiêu Một phần cũng vì sản xuất hàng hoá rađời chính là bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống

Việc sản xuất, trao đổi hàng hoá ra đời là qui luật phát triển tất yếu của

xã hội loài người khi nhu cầu của con người về tiêu dùng tăng lên, khi lựclượng sản xuất phát triển đi kèm với nó là việc phân công lao động, chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất và do đó về sản phẩm lao động ngày càng rõ rệt, sâusắc

Sản xuất hàng hoá chính là động lực của sự phát triển KTXH, là tiêuchí để đánh giá sự phát triển của một quốc gia Thực tế đã chứng minh rằngmột đất nước nếu muốn nắm quyền thống trị về mặt chính trị, văn hoá, quânsự…thì trước hết cần thiết phải có một nền kinh tế hùng mạnh, tức phải cómột nền sản xuất to lớn không những có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước

mà còn xuất khẩu Sản xuất hàng hoá đảm bảo cho đất nước phát triển phồnvinh, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ công bằng xã hội,thúc đẩy sự phát triển & tăng trưởng kinh tế, tạo ra những thành tựu kinh tế tolớn mà hình thức kinh tế tự nhiên trước đây không thể nào đạt tới

Do vậy, để phát triển kinh tế xã hội, bất cứ một quốc gia nào cũng cầnchú trọng việc phát triển nền sản xuất hàng hoá Nhưng để đảm bảo cho nềnsản xuất hàng hoá hoạt động có hiệu quả thì vấn đề cốt lõi là phải xác địnhđược bản chất giá trị hàng là do đâu quyết định? Trong lịch sử kinh tế chính trịhọc, nhiều kinh tế gia đã đưa ra các kết luận khác nhau về vấn đề giá trị hàng

hoá Đã từng có ý kiến cho rằng: "Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng.

Giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị của hàng hoá càng cao". Thực chất của ý

Trang 2

kiến này thế nào, có đúng đắn không, có phản ánh đúng qui luật giá trị haykhông? Chúng ta cùng bàn luận ý kiến này để đưa ra một cái nhìn đúng đắn vàđầy đủ nhất Đó chính là nội dung của bài viết dưới đây.

Song do trình độ có hạn nên bài tiểu luận này không tránh khỏi nhữnghạn chế nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cácthầy cô để tiếp tục hoàn thiện tiểu luận tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

ĐỀ CƯƠNG

PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG

I Một số khái niệm:

1 Sản xuất hàng hoá

2 Hàng hoá

a) Khái niệm hàng hoá

b) Hai thuộc tính của hàng hoá

- Giá trị sử dụng

- Giá trị

c) Nguồn gốc tạo dựng từng thuộc tính hàng hoá

- Lao động cụ thể

- Lao động trừu tượng

II Phân tích, nhận định về câu nói

- Giá trị sử dụng của hàng hoá có quyết định giá

trị hàng hoá hay không?

- Có phải giá trị sử dụng càng cao thì giá trị hàng

Trang 4

Theo V.Lê-nin: "Nên hiểu sản xuất hàng hoá là một tổ chức kinh tế xãhội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ sản xuất

ra, mỗi người chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốnthoả mãn các nhu cầu của xã hội, thì cần phải có mua bán sản phẩm (vì vậysản phẩm trở thành hàng hoá) trên thị trường"

Như vậy có thể khái quát: Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm đểbán Đó là hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội, trong đó, mối quan hệ kinh

tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán sảnphẩm lao động của nhau

2 HÀNG HOÁ

a) Khái niệm hàng hoá

Xung quanh khái niệm hàng hoá, nhiều nhà kinh tế học đã quan niệmnhư sau:

"Những sản phẩm nào mà có thể đổi lấy những sản phẩm khác, đều làhàng hoá Tỷ số nhất định theo đó những sản phẩm đó có thể trao đổi được, làgiá trị trao đổi của những sản phẩm đó, hay nếu biểu hiện bằng tiền thì gọi làgiá của những sản phẩm đó"

(C.Mác: Lao động làm công & tư bản)

Trang 5

"Hàng hoá là sự thống nhất giữa giá trị & giá trị sử dụng".

"Hàng hoá là gì? Là những sản phẩm đã được làm ra trong một xã hộigồm những người sản xuất tư nhân ít nhiều phân tán, vậy trước hết đó lànhững sản phẩm của tư nhân Nhưng những sản phẩm tư nhân ấy chỉ trở thànhhàng hoá, khi mà nó được sản xuất ra không phải để cung ứng cho sự tiêudùng của những người sản xuất, mà là cho sự tiêu dùng của những ngườikhác, tức là cho sự tiêu dùng của xã hội; những sản phẩm đó thông qua sự traođổi mà vào trong sự tiêu dùng của xã hội"

(F.Ăng-ghen: Chống Đuy-rinh)

"Hàng hoá là một sản phẩm bán cho ai mua cũng được Khi bán, chủnhân của hàng hoá mất quyền sở hữu, còn người mua trở thành chủ nhân củahàng hoá: người đó có thể bán lại, đem cầm hay là để mục nát đi"

(J.Sta-lin: Những vấn đề kinh tế của CNXH ở Liên Xô)

Như vậy, từ những ý kiến trên của các nhà kinh tế học chủ nghĩa

Mác-Lê nin, chúng ta có thể định nghĩa tổng quát hàng hoá như sau: Hàng hoá là

sản phẩm của lao động tồn tại dưới dạng hữu hình hay vô hình mà, một là, nó

có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người; hai là, nó được SX ra không phải để người SX ra nó tiêu dùng, mà là để bán, hay nói cách khác nó

đi vào quá trình tiêu dùng thông qua mua- bán Vì vậy không phải bất kỳ vật

phẩm nào cũng là hàng hoá

Với định nghĩa này cần hiểu như sau:

+ Hàng hoá là sản phẩm của lao động tồn tại dưới dạng hữu hình hay vôhình, có nghĩa là sản xuất hàng hoá mang tính tổng thể gồm cả lao động sảnxuất vật chất & lao động dịch vụ qui định Lao động sản xuất vật chất sản xuất

ra hàng hoá hữu hình, còn lao động dịch vụ sản xuất ra hàng hoá vô hình

+ Hàng hoá thoả mãn nhu cầu nào đó Điều này khẳng định hàng hoámang yếu tố vật chất

Trang 6

+ Hàng hoá sản xuất ra để trao đổi mua-bán muốn khẳng đinh rằng nóhàm chứa quan hệ xã hội.

b) Hai thuộc tính của hàng hoá.

Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị traođổi)

Chính công dụng của hàng hoá làm cho nó có một giá trị sử dụng Đây

là thuộc tính có ích của hàng hoá, do tính chất hoá học, vật lý, kiểu dáng…củahàng hoá qui định

Giá trị sử dụng của hàng hoá là thuộc tính khách quan tự nhiên củahàng hoá, do lao động cụ thể của con người tạo ra Theo đà phát triển củakhoa học-kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mớicủa sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó Lực lượng sảnxuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng càng nhiều, càng phong phú,

Trang 7

hoá Đó là vì những vật phẩm đó không phải do loài người sáng tạo ra Muốncho vật phẩm có thể trở thành hàng hoá, nó phải là sản phẩm của lao động sảnxuất ra để bán.(Viết vào phần phân tích: Như vậy muốn cho sản phẩm trởthành hàng hoá thì sản phẩm đó phải có giá trị sử dụng nhưng giá trị sử dụngnày do lao động tạo ra chứ không phải thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyếtđịnh Ở đây cần phân biệt rõ giá trị sử dụng của hàng hoá gồm hai lực lượngtạo thành: đk tự nhiên & lao động hao phí của con người Giá trị sử dụng do

tự nhiên tạo ra, ban cho thì không quyết định giá trị hàng hoá, mà chỉ có giá trị

sử dụng do lao động của con người tạo ra thì mới quyết định lượng giá trịhàng hoá Do vậy, quan niệm giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hoá nhưtrên là hết sưc phiến diện, không nhìn thấy tính chất 2 mặt của cái tạo nên giátrị sử dụng mà mặc nhiên thừa nhận giá trị sử dụng do một lực lượng tạothành, không thấy được để tạo ra giá trị sử dụng gồm 2 bộ phận

Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm: là giá trị sử dụng không phảicho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội Giá trị sử dụngđến tay người khác-người tiêu dùng phải thông qua mua-bán Trong kinh tếhàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang trong bản thân nó giá trị trao đổi củahàng hoá

(Chú ý rằng: Giá trị sử dụng của hàng hoá dịch vụ không tồn tại dướidạng hữu hình (vật thể) mà tồn tại dưới dạng vô hình (phi vật thể) Quá trìnhsản xuất ra hàng hoá dịch vụ gắn trực tiếp với lao động sống của người sảnxuất, hướng & phục vụ khách hàng với tư cách thượng đế Sản phẩm dịch vụkhông tồn tại độc lập nên không tích luỹ được do không để dành được)

Giá trị hàng hoá

Muốn hiểu giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi

Giá trị trao đổi biểu hiện trước hết là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau (tức là tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác) Tỷ lệ số lượng của hàng hoá trao

đổi với nhau cũng biểu hiện giá trị trao đổi của hàng hoá

Trang 8

Ví dụ: 1 rìu trao đổi lấy 20 kg thóc Tại sao rìu & thóc là hai giá trị sửdụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau? Tại sao lại trao đổi theo tỉ lệ

1 rìu = 20 kg thóc?

Sở dĩ rìu và thóc trao đổi được với nhau như thế vì giữa chúng có một

cơ sở chung Cơ sở chung này không phải là thuộc tính tự nhiên của rìu, cũngkhông phải là thuộc tính tự nhiên của thóc Song, cái chung đó phải nằm ở cảrìu & thóc Nếu không kể đến thuộc tính tự nhiên của sản phẩm, thì rìu & thócđều là sản phẩm của lao động Để SX ra rìu và thóc, người thợ thủ công vàngười nông dân đều phải hao phí lao động Hao phí lao động là cơ sở chung

để so sánh rìu với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau

Sở dĩ phải trao đổi theo một tỉ lệ nhất định, 1rìu đổi lấy 20 kg thóc, vìngười ta cho rằng lao động hao phí để SX 1 cái rìu bằng lao động hao phí để

SX ra 20 kg thóc Khi chủ rìu & chủ thóc đồng ý trao đổi với nhau thì họ chorằng lao động của họ để SX ra rìu bằng giá trị của 20 kg thóc

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khái quát rằng: Hai hàng hoá cógiá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỉ lệ nhấtđịnh vì giữa chúng có một cơ sở chung đồng nhất Cái chung ấy đều nằm ở cả

2 vật bởi chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí

sức lao động của con người Từ đó, chúng ta rút ra kết luận quan trọng: Giá trị

của hàng hoá là lao động XH của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá

Giá trị hàng hoá thể hiện lao động hao phí để sản xuất hàng hoá Những

tư liệu vật chất hữu dụng mà không cần hao phí lao động như không khí thìkhông có giá trị Sản phẩm nào mà không chứa lao động của con người, thìkhông có giá trị Vàng, kim cương có giá trị cao, vì phải tốn nhiều lao độngmới SX được chúng Nhiều hàng hoá lúc đầu đắt, nhưng sau nhờ tiến bộ kĩthuật làm giảm số lượng lao động hao phí để SX ra chúng thì lại trở nên rẻhơn Việc hàng hoá trở nên rẻ hơn phản ánh sự giảm giá trị hàng hoá, giảmbớt số lượng lao động hao phí để SX ra hàng hoá Lao động hao phí để SX rahàng hoá tăng thì giá trị hàng hoá tăng & ngược lại Như vậy cũng có nghĩa là

Trang 9

khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi Giá trị là cơ sở của giá trị

trao đổi, còn giá trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị

Phần trên đã nói, khi những người SX đồng ý trao đổi hàng hoá vớinhau thì điều đó có nghĩa là họ cho rằng lao động hao phí để SX ra hàng hoácủa người này bằng của người kia Thực chất của hoạt động trao đổi là sự sosánh lao động giữa những người SX với nhau Vì vậy, giá trị biểu hiện quan

hệ SX giữa những người SX hàng hoá Quan hệ giữa người với người khôngcòn là quan hệ "thuần tuý", mà nó đã được thay thế bằng quan hệ giữa vật vớivật

Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nền kinh tế hàng hoá.Chừng nào còn SX & trao đổi hàng hoá thì còn tồn tại phạm trù giá trị

Nội dung của khái niệm hàng hoá như trên khác với khái niệm giá trị

mà chúng ta thường gặp trong đời sống Hàng ngày, chúng ta có thể nói:quyển sách rất có giá trị, tức là quyển sách hay; không khí rất có giá trị, tức làkhông khí rất cần thiết cho cuộc sống hay là có giá trị sử dụng Còn trong kinh

tế chính trị học, giá trị là lao động XH của người SX hàng hoá kết tinh trong

hàng hoá, là quan hệ SX giữa những người SX hàng hoá.

Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hoá Hàng hoá đượcthể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ, nhưng lại mâu thuẫn giữa hai thuộctính này

c) Nguồn gốc tạo dựng từng thuộc tính hàng hoá.

Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính như trên vì lao động SX hàng hoá cótính chất hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Lao động cụ thể: tạo ra giá trị sử dụng

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của nhữngnghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng,phương pháp hoạt động riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động vàkết quả lao động riêng (Cái riêng ấy là tiêu chí để phân biệt các loại lao động

Trang 10

cụ thể khác nhau) Thí dụ: Lao động cụ thể của người trồng lúa và người thợlàm rìu là khác nhau đối tượng của người thứ nhất là cây trồng, đối tượng củangười thứ hai là sắt thép Thao tác của người nông dân là cày cấy, vun trồng,còn thao tác của người thợ rèn là rèn, đập Một người sử dụng cái cày, contrâu, còn người kia sử dụng cái đe, cái búa Cuối cùng, người nông dân thuđược lúa, người thợ thu được rìu Kết quả của lao động cụ thể là tạo ra mộtcông dụng nhất định, tức là tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá

Do vậy, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định Khoahọc-kĩ thuật càng phát triển, phân công lao động càng sâu rộng thì lao động cụthể càng phát triển muôn hình muôn vẻ Muốn nâng cao năng suất phải phụthuộc vào lao động cụ thể nên sự biến đổi của năng suất lao động làm laođộng cụ thể biến đổi Ngược lại, lao động cụ thể càng hoàn thiện hơn thì sốchất lượng sản phẩm càng tăng

Lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng càng nhiều loại.Tất cả các loại lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hộingày càng chi tiết Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá Bất cứgiá trị sử dụng nào, nếu không phải do thiên nhiên trực tiếp ban cho, thì đều

do một lao động cụ thể nào đó tạo ra Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnhviễn, là một điều kiện không thể thiếu trong mọi chế độ xã hội

Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị hàng hoá

Thế nào là lao động trừu tượng? Ta hãy trở lại ví dụ 1 cái rìu đổi lấy 20

kg thóc Một cái rìu bằng 20 kg thóc có nghĩa là lao động làm ra 1 cái rìu bằnglao động sản xuất ra 20 kg thóc Về mặt là lao động cụ thể thì lao động làm rarìu hoàn toàn khác lao động sản xuất ra thóc Nhưng chúng lại có thể so sánhđược với nhau, vì đằng sau các lao động cụ thể đó có ẩn giấu một cái gì chung

mà mọi lao động đều có Vậy cái chung đó là gì? Lao động của người thợ làmrìu cũng như lao động của người trồng lúa, tuy về cụ thể thì khác nhau, nhưngđều là sự hao phí sức óc, sức thần kinh và sức bắp thịt của con người Trên

Trang 11

phương diện đó mà xét thì mọi lao động đều là lao động đồng nhất của conngười

Vậy: Lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là sự hao phí sứclực của con người nói chung, không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào,thì gọi là lao động trừu tượng Hay nói cách khác, lao động trừu tượng là laođộng XH của người SX hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó

Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức óc, sức thần kinh và sức bắpthịt của con người Nhưng bản thân sự hao phí sức lao động về mặt sinh lý đóchưa phải là lao động trừu tượng Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới

có sự cần thiết khách quan phải qui các loại lao động cụ thể khác nhau vốnkhông thể so sánh với nhau được thành một thứ lao động đồng nhất, có thể sosánh với nhau được, tức là phải qui lao động cụ thể thành lao động trừu tượng

Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, riêng có của sản xuấthàng hoá Nó tạo ra giá trị của hàng hoá

Vậy, giá trị hàng hoá là lao động xã hội trừu tượng của người sản xuấtkết tinh trong hàng hoá Giá trị là quan hệ xã hội

Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn phải quilao động cụ thể thành lao động trừu tượng Chúng ta hãy xem xét lại ví dụ rìu

và thóc Nếu gạt bỏ sự khác nhau về giá trị sử dụng thì rìu và thóc chỉ còn lại

là sự kết tinh của một lao động đồng nhất của con người Làm ra rìu và sảnxuất ra thóc là hai lao động cụ thể khác nhau Nhưng nếu xét về mặt tạo ra giátrị thì hai lao động này lại giống nhau về chất: đó đều là sự hao phí sức laođộng nói chung của con người

Như vậy, xét lao động cụ thể là xem lao động đó tiến hành như thế nào,sản xuất ra cái gì? còn xét lao động trừu tượng là xem lao động đó tốn baonhiêu sức lực, hao phí bao nhiêu thời gian lao động

Là lao động cụ thể thì lao động tạo ra giá trị sử dụng của các loại hànghoá Là lao động trừu tượng thì lao động tạo ra giá trị của hàng hoá Chất củagiá trị hàng hoá là lao động trừu tượng

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w