Mỗi sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan đều có tên gọi cụ thể, đó có thể là tên làng, tên núi, tên sông, tên những vật dụng….những tên gọi đó đều do con ngƣời đặt tên và mỗi tên gọi của đối tƣợng này phải có giá trị khu biệt nó với những cái khác
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
TRƯƠNG THỊ MỲ
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH
THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN)
TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào
Tác giả luận văn
Trương Thị Mỵ
Trang 4Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là các
em học sinh các trường THPT và nhân dân huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), những người đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn
Tác giả luận văn
Trương Thị Mỵ
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 8
I TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI 8
II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGIÊN CỨU 9
1 Mục đích nghiên cứu 9
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
III LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 10
1 Tình nghiên cứu địa danh trên thế giới 10
2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam 12
3 Vấn đề nghiên cứu địa danh của Võ Nhai 15
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 15
1 Đối tượng nghiên cứu 15
2 Phạm vi nghiên cứu 16
V ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 16
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
VII KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 17
C hương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 18
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH DANH NGÔN NGỮ 18
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH 21
1.2.1 Định nghĩa về địa danh 21
1.2.2 Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên 22
1.2.3 Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học 23
1.2.4 Hướng tiếp cận và phát triển khi nghiên cứu địa danh Việt Nam 24 1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH DANH NÓI CHUNG VÀ ĐỊA DANH NÓI RIÊNG 24
1.3.1 Về nguồn gốc của các định danh 24
1.3.2 Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh 25
1.3.3 Cách thức biểu thị của các định danh 26
1 .4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29
Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI 31
2.1 VẤN ĐỀ TƯ LIỆU THỰC TẾ CỦA ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH VÕ NHAI 31
Trang 62.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Võ Nhai 31
2.1.2 Phân loại địa danh Võ Nhai theo tiêu chí tự nhiên- không tự nhiên 37 2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC VÕ NHAI 39
2.2.1 Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ 39
2.2.2 Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo kiểu ngữ nghĩa của chúng 43
2.2.3 Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo cách thức biểu thị của chúng 44
2.2.4 Đặc điểm việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh thuộc Võ Nhai 51
2.3 KIỂU MÔ HÌNH CẤU TẠO PHỨC THỂ ĐỊA DANH VÕ NHAI 53
2.3.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai 53
2.3.2 Phân tích thành tố chung trong phức thể địa danh Võ Nhai 55
2.4.2 Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai do các phương thức định danh chi phối 70
2.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 75
Chương 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI 79
3.1 MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ 79
3.2 ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH VÕ NHAI 82
3.2.1 Đặc trưng văn hoá được thể hiện qua thành tố ngôn ngữ 82
3.2.2 Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hoá trong địa danh Võ Nhai 87
3.3 MỘT VÀI NHẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI SO VỚI BẮC KẠN 96
3.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 113
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1 Quy ƣớc về cách viết tắt trong địa danh các xã, thị trấn
2 Quy ƣớc về cách viết tắt trong loại hình địa danh
- ĐDCTGT: Địa danh các công trình giao thông
- ĐDCTXD: Địa danh các công trình xây dựng
- ĐDCTNT: Địa danh các công trình nhân tạo
- ĐDĐHTN: Địa danh địa hình tự nhiên
- ĐDĐVDC: Địa danh đơn vị dân cƣ
- ĐVDCHC: Địa danh các đơn vị dân cƣ do chính quyền hành chính đặt
- ĐVDCPK: Địa danh các đơn vị dân cƣ có từ thời chính quyền phong kiến
- SD: Sơn danh
- TD: Thủy danh
- ĐDVĐN: Địa danh các vùng đất nhỏ phi dân cƣ
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả thu thập địa danh huyện Võ Nhai
Bảng 2.2 Kết quả thống kê theo nguồn gốc ngôn ngữ các yếu tố
Bảng 2.3 Kết quả thống kê cấu tạo của thành tố chung trong địa
danh Võ Nhai Bảng 2.4 Kết quả thống kê sự phân bố của thành tố chung khi chuyển
hóa thành các yếu tố trong địa danh Bảng 2.5 Thống kê địa danh Võ Nhai theo kiểu cấu tạo
DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH SƠ ĐỒ
Mô hình 2.1 Sự phân bố các loại hình ở địa danh Võ Nhai
Mô hình 2.2 Số lƣợng các loại hình địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ
Mô hình 2.3.Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai
Mô hình 2.4 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung
chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong địa danh
Mô hình 2.5 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung
chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong địa danh
Trang 9MỞ ĐẦU
I TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI
1.Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có tên gọi cụ thể, đó có thể là tên làng, tên núi, tên sông, tên những vật dụng….những tên
gọi đó đều do con người đặt tên và mỗi tên gọi của đối tượng này phải có giá
trị khu biệt nó với những cái khác Những tên gọi đó là những tên riêng, mà
việc nghiên cứu về chúng đã hình thành nên một chuyên ngành riêng gọi là
Danh xưng học Danh xưng học nghiên cứu tên người được gọi là Nhân danh
học, còn nghiên cứu tên gọi của đối tượng địa lí thì là Địa danh học Nghiên
cứu địa danh là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong ngôn ngữ học
truyền thống cũng như trong ngôn ngữ học hiện đại Việc nghiên cứu địa danh
nói chung, các địa danh của một địa phương nói riêng, sẽ giúp chúng ta hiểu
được ngôn ngữ của một dân tộc nói chung, ngôn ngữ được sử dụng ở một
vùng miền nói riêng
2 Nghiên cứu địa danh cũng là một trong những bộ môn Ngôn ngữ học
góp phần nghiên cứu văn hoá một vùng lãnh thổ, một trong những vấn đề
quan trọng đang được đặt ra hiện nay Nghiên cứu địa danh của một ngôn ngữ
cũng như của một địa phương đồng thời cũng giúp hiểu được đặc điểm văn
hoá - lịch sử của một dân tộc hoặc của công đồng cư dân địa phương như lớp
trầm tích đọng lại trong các địa danh của họ Chẳng hạn, nếu một địa danh có
nguồn gốc Môn – Khơme hoặc Tày - Thái thì chủ thể xa xưa của vùng đất ấy
là cộng đồng người Môn – Khơme hoặc người Tày - Thái …và kèm theo đó
là những đặc điểm văn hoá của họ được thể hiện qua chất liệu ngôn ngữ của
vùng này
3 Nghiên cứu địa danh Võ Nhai góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa văn hoá và ngôn ngữ trong một vùng lãnh thổ nói chung và của Võ Nhai
Trang 10nói riêng, qua đó có thể hiểu thêm được sự phát triển của tiếng Việt trong mối quan hệ vơí các tiếng địa phương thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp qua các thời kì, giai đoạn khác nhau
4 Võ Nhai là một vùng quê cách mạng nên rất cần tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của địa phương nơi đây nhằm giới thiệu và giáo dục lòng yêu nước
và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có
hệ thống về địa danh Võ Nhai dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá Do tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề, luận văn đã chọn đối tượng địa danh của Võ Nhai
độ ngôn ngữ - văn hoá, qua đó làm sáng tỏ truyền thống lịch sử - văn hoá của
địa phương
Việc nghiên cứu đặc điểm của hệ thống địa danh Võ Nhai cũng nhằm
góp phần xây dựng bộ môn địa danh học vốn chưa được phát triển ở Việt Nam, đồng thời phục vụ cho việc viết cuốn dư địa chí, sổ tay địa danh
của huyện
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết về định danh, danh học nói chung, về địa danh nói riêng, và vấn đề đặc trưng văn hoá của địa danh để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo;
Trang 11- Tiến hành điều tra điền dã, khảo sát thực tế, thu thập tất cả các địa danh thuộc các loại hình, đối tượng địa lí khác nhau được phân bố và tồn tại trong phạm vi địa bàn huyện Võ Nhai;
- Thống kê, phân loại và phân tích, miêu tả hệ thống địa danh Võ Nhai theo các tiêu chí danh học, sau đó rút ra những nhận xét về mặt đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc ngôn ngữ và các yếu tố cấu tạo nên địa danh;
- Tìm hiểu các đặc điểm văn hoá - lịch sử còn được tàng trữ trong hệ thống địa danh của vùng dân cư này
III LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Địa danh là những từ ngữ được dùng làm tên riêng của các đối tượng địa lí cụ thể có vị trí xác định trên bề mặt trái đất Đối tượng này có thể là đối
tượng địa lí tự nhiên hay nhân tạo Vấn đề nghiên cứu địa danh đã được ngôn
ngữ học thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Từ đầu Công nguyên ở phương Đông đã diễn ra giai đoạn khởi nguồn Thao tác chủ yếu ở giai đoạn này là ghi chép, sưu tập, tổng hợp và giải thích về cách đọc, về ý nghĩa của
địa danh.Tiêu biểu như các tác phẩm Hán thư ghi chép được hơn 4000 địa danh, Thuỷ kinh chú đề cập trên 20 000 địa danh, số được giải thích là khoảng
2300 địa danh
Ở phương Tây bộ môn địa danh học bắt đầu được nghiên cứu nhiều từ
cuối thế kỉ XIX, nhưng trên thực tế nó đã xuất hiện từ trước Trong Thánh
Kinh của Thiên chúa giáo cũng thu thập được rất nhiều địa danh Cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX là thời điểm nở rộ các công trình nghiên cứu về địa danh
và đã mang tính chất lí luận cao Tiêu biểu là các cuốn “Địa lí từ nguyên
học”(1835) của T.A Gibson hướng đến một danh sách phân loại về từ ngữ
thường gặp như tiền tố, hậu tố trong phức thể của tên địa lí; cuốn “ Từ và các
Trang 12địa điểm hay sự minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học” (1864) của I ssac Taylor; cuốn “Địa danh học” (1872) của J.J Egli; cuốn
“Địa danh học” (1903) của J W Nagh
Từ đầu thế kỉ XX có thêm nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về địa
danh Ví dụ như cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh” (1926) của A Dauzat, “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm” (1958) của George, “Thực hành địa danh học” (1977) của P E Raper Ngoài ra còn có
hàng loạt công trình của các nhà địa danh học Nga đặt nền tảng đầu tiên cho việc xây dựng hệ thống lí luận về địa danh học Đó là E.M.Murzaev với
“Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học”, A.Kapenko với tác phẩm
“Bàn về địa danh học đồng đại”, hay “Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh” của A.I.Popôv, đặc biệt là công trình “Địa danh học
là gì” của A.V Superanskaja [30] đã mang lại những định hướng mới cho
việc nghiên cứu địa danh, tạo ra những giá trị nhất định trong quá trình phát triển của địa danh học
Trong quá trình tìm hiểu địa danh, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều cách phân loại địa danh khác nhau Đáng chú ý là cách phân loại của các nhà địa danh học Nga dựa vào đối tượng mà địa danh biểu thị Chẳng hạn, G L Somolisnaja và M.V Gorbanevskij đã chia địa danh thành 4 loại:
1 Phương danh: Tên các địa phương
2 Sơn danh: Tên núi, gò, đồi…
3 Thuỷ danh: Tên các dòng chảy như hồ vũng…
4 Phố danh: Tên các đối tượng trong thành phố
A V Superanskaja (1985) trong cuốn “Địa danh là gì” [ 30, tr.3] lại
chia địa danh thành 8 loại:
1 Tên gọi của các điểm dân cư;
2 Tên gọi các con sông;
Trang 133 Tên gọi núi non;
4 Tên gọi công trình trong thành phố;
5 Tên gọi các đường phố;
6 Tên gọi quảng trường;
7 Tên gọi mạng lưới giao thông;
8 Tên gọi địa điểm phi dân cư nhỏ
Cách phân chia của Superanskaja tuy mở rộng hơn cách nhìn nhận về địa danh, nhưng nếu áp dụng vào từng vùng, miền thì rất khó khăn cho việc nghiên cứu bởi quá chi tiết, dẫn đến nhiều khi các tiêu chí dẫm đạp nhau
2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Tuy việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam được bắt đầu muộn hơn so với các nước phương Tây, nhưng chúng ta cũng đã có những tác phẩm đánh dấu sự mở đầu cho việc nghiên cứu địa danh từ thế kỉ XIII trở đi Đó là các
tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô
Sĩ Liên, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú…
Đến những năm 1960, các công trình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam khá phát triển và mang tính lí luận cao Tiêu biểu như Hoàng Thị Châu (1964)
đã đề cập đến địa danh gọi tên sông qua “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở
Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Lê Trung Hoa (1991) nêu những
đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc và ý nghĩa của “Địa danh thành phố Hồ
Chí Minh”
Đến năm 1993 Nguyễn Văn Âu với tác phẩm “Địa danh Việt Nam” và
“Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” (2003) đã có những đóng góp mới
mẻ, quan trọng cho ngành nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Về vấn đề phân loại, ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu trong hai tác phẩm [ 2 ] và [ 3 ] đã phân loại địa danh theo 3 cấp:
1 Loại địa danh (2 loại):
Trang 14- Địa danh tự nhiên
- Địa danh kinh tế- xã hội
2 Kiểu địa danh (7 kiểu): Thuỷ danh; Sơn danh; Lâm danh; Làng xã; Huyện thị; Tỉnh; Thành phố; Quốc gia
3 Dạng địa danh (11 dạng ): Sông ngòi; Hồ đầm; Đồi núi; Hải đảo; Rừng rú; Truông trảng; Làng xã; Huyện quận; Thị trấn; Tỉnh; Thành phố; Quốc gia
Cách phân loại của Nguyễn Văn Âu quá chi tiết và rối, trùng lặp, bởi lẽ nếu việc phân chia dựa trên các kiểu, các dạng địa lí…thì vô kể và thiếu tính khái quát
Lê Trung Hoa [ 22 ], [ 23 ] chia địa danh thành hai nhóm lớn:
1 Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên
2 Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều
- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính
- Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng
Lê Trung Hoa đưa ra cách phân loại theo nguồn gốc địa danh:
1 Địa danh thuần Việt
2 Địa danh Hán Việt
3 Địa danh bằng các ngôn ngữ đân tộc thiểu số
4 Địa danh bằng ngoại ngữ
Cách phân loại của Lê Trung Hoa khá dễ hiểu, rõ ràng và lôgích Việc tách bạch riêng rẽ theo đối tượng và theo nguồn gốc để phân định là khá hợp lí
Gần đây đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về địa danh thuộc các địa phương cụ thể khác nhau: Nguyễn Kiên Trường với luận án “Những
Trang 15sĩ về các địa danh Quảng Trị (2004) Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ về địa danh thuộc tỉnh Bắc Kạn của Hà Thị Hồng (2008), luận văn của Phạm Thị
Thu Trang (2008): Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội,v.v…
Các Luận án, luận văn này tập trung đi sâu vào cách lựa chọn các đặc trưng làm cơ sở cho cách đặt địa danh, nghiên cứu các đặc điểm văn hoá - lịch
sử được phản ánh trong địa danh của địa phương được khảo sát cho nhiều kết quả hữu ích
Đặc biệt luận án Tiến sĩ của Nguyễn Kiên Trường [46] đã có sự bổ sung những vấn đề lí thuyết mà Lê Trung Hoa đã đề cập trước đó Ông đã so sánh địa danh Hải Phòng với địa danh thuộc các vùng khác ở Việt Nam, đưa
ra ba tiêu chí phân loại địa danh Hải Phòng:
1 Căn cứ tiêu chí đối tượng địa lí, gồm 2 loại:
- Địa danh tự nhiên
- Địa danh chỉ đối tượng địa lí nhân văn:
+ Địa danh các đơn vị dân cư - hành chính và địa danh gắn với hoạt động + Địa danh đường phố và địa danh chỉ công trình xây dựng
2 Căn cứ tiêu chí nguồn gốc, gồm 5 loại:
- Địa danh Hán Việt
- Địa danh thuần Việt
- Địa danh từ tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ châu Âu
- Địa danh từ tiếng Quảng Đông
- Địa danh từ ngôn ngữ dân tộc có quan hệ với tiếng Việt
3 Căn cứ tiêu chí chức năng giao tiếp, có 3 loại: Tên chính thức, tên cũ,
cổ và các tên khác
Căn cứ vào tình hình thực tế, chúng tôi lựa chọn cách phân loại của Lê Trung Hoa để làm cơ sở cho việc nghiên cứu địa danh Võ Nhai
Trang 163 Vấn đề nghiên cứu địa danh của Võ Nhai
Nghiên cứu địa danh Võ Nhai là một vấn đề rất mới mẻ Trong các tài
liệu “Võ Nhai lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng chống quân xâm lược và
xây dựng bảo vệ tổ quốc” [4] của Ban chỉ huy quân sự huyện Võ Nhai, “Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai” [25], [26] của huyện uỷ Võ Nhai có đề cập đến lịch sử
địa lí của vùng đất Võ Nhai Các phương tiện thông tin đại chúng cũng ít nhiều phản ánh đặc điểm kinh tế, văn hoá, con người Võ Nhai, nhưng chỉ ở góc độ phản ánh thông tin, chưa đề cập đến việc tìm hiểu ý nghĩa, phương thức định danh ẩn chứa trong mỗi địa danh Cho đến nay, kể cả ở trong và ngoài nước, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về các địa danh thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên Vì vậy luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống các địa danh nơi đây
Như vậy, vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới ra đời rất sớm và đã
có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu những mặt khác nhau, nhưng ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh mới chỉ có một số công trình nghiên cứu ở một vài địa phương và cũng mới đang ở bước đầu đi vào từng vùng cụ thể
Nghiên cứu địa danh Võ Nhai dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá sẽ đóng góp một phần cho việc hoàn thiện lí luận nghiên cứu địa danh nói chung ở Việt Nam
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tất cả các địa danh biểu thị các
đối tượng địa lí được đặt bằng tiếng Việt và tồn tại trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) Huyện Võ Nhai bao gồm 14 xã: Bình Long, Phương Giao, Dân Tiến, Nghinh Tường, Liên Minh, Phú Thượng, Lâu Thượng, Tràng
xá, Thần Sa, Cúc Đường, La Hiên,Thượng Nung, Vũ Chấn, Sảng Mộc và 1 thị trấn: Đình Cả
Trang 17Luận văn tập trung khảo sát địa danh chỉ địa hình tự nhiên, đơn vị dân
cư, địa danh chỉ các công trình nhân tạo trên địa bàn huyện
2 Phạm vi nghiên cứu
a) Các địa danh được ghi trong các sổ sách thuộc tài liệu chính thống
của huyện Võ Nhai:
- Niên giám thống kê của huyện Võ Nhai
- Bản đồ các loại của huyện Võ Nhai
- Một số tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, văn hóa của địa phương
- Những tư liệu được lưu giữ ở chính quyền địa phương
b) Các địa danh tồn tại trên thực địa được thu thập qua khảo sát điền
dã, gồm:
- Tư liệu dân gian về địa danh thông qua những người dân sống trên
địa bàn cung cấp
-Phiếu điều tra địa danh Võ Nhai do tác giả luận văn xây dựng và thu
thập từ người dân địa phương
V ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống địa danh trên địa
bàn huyện Võ Nhai với đầy đủ các đặc trưng về cấu tạo, cách thức định danh,
những đặc điểm văn hoá - lịch sử của vùng đất này Luận văn sẽ làm rõ các đặc
điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp được thể hiện trong địa danh, chỉ ra sự
tác động, ảnh hưởng của các phương thức định danh trong mối quan hệ với
những đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo, từ đó góp phần vào sự phát
triển của bộ môn danh học và phục vụ cho việc viết Dư địa chí của địa phương
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chung: Luận văn sẽ sử dụng phương pháp quy nạp (từ cái
riêng đến cái chung, từ cụ thể đến khái quát), bằng phương pháp ngôn ngữ
Trang 18học luận văn sẽ kiểm tra được những giả thiết có liên quan đến vấn đề xuất
xứ, ý nghĩa của hàng loạt địa danh và nghiên cứu về cấu tạo, phương thức
định danh gắn với ý nghĩa của các yếu tố một cách khoa học
Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra điền dã
bằng phiếu anketa để thu thập tất cả các cứ liệu có trên địa bàn Võ Nhai
Sau khi thu thập, phân loai đầy đủ tư liệu, luận văn sử dụng phương
pháp thống kê để tìm hiểu mức độ phổ biến của từng loại địa danh, từng đặc
trưng được chọn làm cơ sở định danh Phương pháp miêu tả được sử dụng để
nêu những đặc điểm về cấu tạo, phương thức định danh ngôn ngữ, các kiểu
ngữ nghĩa của định danh, về nguồn gốc, văn hoá được biểu hiện qua địa danh
VII KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương
Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết về định danh và địa danh học
Nội dung chương này trình bày những cơ sở lí thuyết về định danh
ngôn ngữ, nguồn gốc của các định danh, các kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu
thị của định danh; hệ thống hoá những vấn đề lí thuyết về địa danh, cách phân
loại và vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học
Chương 2: Những đặc điểm định danh của địa danh Võ Nhai
Chương này phân tích một cách chi tiết những đặc điểm về định danh
cùng các kiểu mô hình cấu tạo phức thể của hệ thống địa danh Võ Nhai
Chương 3: Đặc trưng văn hoá của địa danh Võ Nhai
Chương này phân tích mối quan hệ, giao thoa ngôn ngữ- văn hoá - lịch
sử trong cách định danh giữa các vùng miền, từ đó nêu rõ những đặc trưng,
các phương diện văn hoá trong địa danh, đồng thời có sự so sánh địa danh Võ
Nhai với địa danh vùng miền khác (cụ thể là các địa danh thuộc tỉnh Bắc Kạn)
Trang 19Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH
VÀ ĐỊA DANH HỌC
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH DANH NGÔN NGỮ
Định danh (nomination) là gì? Theo G.V.Cônsansky, định danh là “Sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật - các thuộc tính, phẩm chất và quan
hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”, theo G.V.Cônsansky: “Bất kì kí hiệu ngôn ngữ nào cũng biểu thị những thuộc tính đã được trừu tượng hoá của các sự vật cụ thể, và do vậy, bao giờ cũng gắn với một lớp đối tượng hay một loạt hiện tượng…” (Dẫn theo [42, tr.165] ) Như vậy định danh có thể hiểu một cách đơn giản là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện
Ba là, người ta sử dụng biện pháp cấu tạo từ nào đó
Ví dụ: Để đặt tên cho một loài động vật sống ở biển, đẻ ra con và nuôi con bằng sữa, trước hết người Việt quy nó vào loài động vật đã có tên gọi là
“cá” Sau đó người ta chọn đặc trưng tiêu biểu là có kích thước rất to, hơn hẳn
Trang 20kích thước các loài cá khác và kích thước to này vốn được biểu thị bằng tên
gọi con vật có kích cỡ khổng lồ tương đương là “voi” Cuối cùng, người ta
dùng biện pháp cấu tạo từ của tiếng Việt theo cách ghép tên chỉ đặc trưng
“voi” vào tên gọi chỉ loại là “cá” để tạo ra tên gọi cho đối tượng này, khi đó
sẽ có tên gọi là cá voi
Từ đây có thể thấy rằng, đặc điểm định danh của dân tộc này so với dân tộc khác hoặc địa phương này so với địa phương khác có thể khác nhau ở ba điểm sau:
Thứ nhất, cách quy loại khái niệm của đối tượng được định danh
Chẳng hạn, “củ lạc” thực chất là “quả lạc” nếu xét theo thực vật học, nhưng theo tư duy ngôn ngữ và sự hiểu biết của người Việt thì phàm những
bộ phận nào của cây chứa chất bột, phình to, nằm ở dưới đất hay trong lòng
đất thì đều được quy vào khái niệm củ Do đó ta không gọi quả lạc mà gọi là
củ lạc
Thứ hai, cách lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó
Ví dụ: cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng, hoa màu hồng, có
hương thơm… người Việt đã quy nó vào loài hoa và chọn đặc trưng “đập vào mắt” là màu hồng để gọi tên là “hoa hồng” Sau đó tên gọi hoa hồng lại
được sử dụng làm tên một loài hoa cho dù màu của hoa loài cây này là trắng hay đỏ như nhung Khi đó tuỳ màu hoa cụ thể mà có các tên gọi mới cho từng
tiểu loại trong loài hoa hồng này, chẳng hạn, hoa hồng bạch, hoa hồng
nhung (Xem thêm:[ 42, tr.166-167])
Khi bàn về lí do của tên gọi, Nguyễn Đức Tồn [42, tr 171 và tiếp theo]
đã chỉ rõ: tham gia vào quá trình định danh gồm có hai tham tố: Chủ thể định danh và đối tượng được định danh Phụ thuộc vào hai tham tố này sẽ có hai loại lí do khác nhau:
Trang 21Lí do chủ quan: Phụ thuộc vào chủ thể định danh Chỉ chủ thể định danh mới biết được lí do của tên gọi, chẳng hạn một người cha đặt tên con là Phú là vì mong ước một cuộc sống giàu có cho con sau này…
Lí do khách quan: Đây là loại lí do phụ thuộc vào đối tượng được định danh Nghĩa là một đặc trưng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật được chọn làm dấu hiệu khu biệt để gọi tên nó Đó cũng là loại lí do dễ thấy nhất
Ví dụ: Tên các loài động vật được đặt theo tiếng kêu như: Bò, Mèo, Quạ,
chim Cuốc… hay tên các loài thực vật được đặt theo hình dáng, màu sắc
…các bộ phận của nó: hoa Loa Kèn, hoa hồng, …
Tuy nhiên, còn rất nhiều sự vật mà chúng ta chưa biết, chưa nhận ra lí
do tên gọi của chúng, song như tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ rõ [sđd,
tr.172]: “chưa biết, không biết” không có nghĩa là “không có”
Thứ ba, Đặc trưng của định danh ngôn ngữ còn được biểu hiện ở vấn
đề “kĩ thuật ngôn ngữ” để cấu tạo các tên gọi Theo ý kiến của viện sĩ B.A Sereprennhicôp, trong các ngôn ngữ có thể có những “kĩ thuật ngôn ngữ” để
tạo tên gọi sau đây:
1) Sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc trưng của đối tượng này;
2) Mô phỏng âm thanh (tức là tượng thanh);
3) Phái sinh;
4) Ghép từ;
5) Cấu tạo các biểu thức đặc ngữ;
6) Can ke (hay sao phỏng);
Trang 22hưởng quan trọng đến đặc tính của các thủ pháp định danh Chính các thủ pháp này sẽ làm nên đặc trưng của hành vi định danh ngôn ngữ
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH
1.2.1 Định nghĩa về địa danh
Mỗi vùng đất, mỗi miền quê đều gắn với một tên gọi riêng cụ thể
Những tên gọi này tồn tại trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ khác nhau trên
thế giới Những tên gọi địa lí ấy được biểu thị bằng thuật ngữ toponima hay
toponoma (tiếng Hi Lạp: topos - địa điểm và onoma / onima – tên gọi với ý
nghĩa “tên gọi địa điểm địa lí”)
Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong từ vựng của một ngôn ngữ, được dùng để gọi tên các đối tượng địa lí, do đó nó hoạt động và chịu sự tác động, chi phối của quy luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa
và ngữ pháp
Nhà ngôn ngữ học Nga A V Superanskaja (1985) trong cuốn “Địa
danh là gì” đã cho rằng: “Tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ
riêng Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponoma” [30, tr.1] và chỉ rõ
“những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi Khác với những vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống cả khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật
thể” [30, tr.13]
Theo Nguyễn Văn Âu: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng
mạc… hay là tên các địa phương, các dân tộc… [3, tr.5]
Lê Trung Hoa đưa ra cách hiểu “Địa danh là những từ ngữ cố định
được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính,
Trang 23các vùng lãnh thổ (không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng
thiên về không gian hai chiều.[22, tr.21]
Như vậy, khi xác định khái niệm địa danh cần phải chú ý đến những vấn
đề nội tại trong bản thân đối tượng Mỗi địa danh thường có lí do, có thể giải thích được tại sao lại đặt tên cho đối tượng địa lí này như vậy Địa danh phải có chức năng gọi tên và cá thể hoá, khu biệt đối tượng Các đối tượng được gọi tên phải là các đối tượng địa lí tồn tại trên bề mặt trái đất (các đối tượng này có thể
là đối tượng địa lí tự nhiên hay đối tượng địa lí không tự nhiên)
Từ sự trình bày trên đây, có thể hiểu địa danh theo quan niệm của A.V
Superanskaja: “Địa danh là là những từ ngữ chỉ tên riêng của đối tượng địa
lý (địa hình tự nhiên, các đơn vị dân cư và các công trình nhân tạo thiên về không gian hai chiều) có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”
Như vậy nội dung của luận văn sẽ nghiên cứu tất cả những từ ngữ được dùng làm tên riêng của các đối tượng địa lí có vị trí cụ thể ở địa bàn Võ Nhai
1.2.2 Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên
Căn cứ vào các ý kiến được trình bày trong các tác phẩm [ 20 ], [21],
[22] của Lê Trung Hoa, chúng tôi phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên như sau:
a) Địa danh địa hình tự nhiên gồm có:
- Sơn danh: Núi, đồi, hang…
- Thủy danh: Sông, suối, hồ, khe, kênh…
- Vùng đất nhỏ phi dân cư: Ruộng đồng
b) Địa danh không tự nhiên gồm có:
- Địa danh chỉ các đơn vị dân cư:
+ Do chính quyền hành chính đặt: Xã, huyện, phường, thị trấn… + Có từ thời Phong kiến: Xóm, làng, thôn…
- Địa danh chỉ các công trình nhân tạo:
Trang 24+ Các công trình giao thông: Đường, cầu, quốc lộ…
+ Các công trình xây dựng: Đập, bến xe, khu di tích…
1.2.3 Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học
Địa danh học là một ngành khoa học quan trọng có liên quan đến sử học, địa lý học, văn hoá học, nằm trong từ vựng học Cụ thể là:
Trong từ vựng học có Danh xưng học nghiên cứu các qui luật, phương thức định danh sự vật, hiện tượng Trong Danh xưng học có:
Nhân danh học - nghiên cứu lịch sử, cấu tạo tên người
Vật danh học: Nghiên cứu tên gọi các sự vật, hiện tượng không phải là người và không phải là các đối tượng địa lí
Địa danh học: Nghiên cứu sự hình thành về cấu tạo, phương thức định danh và chức năng của các tên gọi địa lí Địa danh học còn chia thành các ngành nhỏ hơn như Sơn danh học, Thủy danh học, Phương danh học và Phố danh học Sơn danh học nghiên cứu tên gọi đồi núi, địa hình dương so với mặt đất Thủy danh học nghiên cứu về tên gọi liên quan đến nước và các dòng chảy Phương danh học nghiên cứu tên gọi địa điểm cư trú của con người (địa danh các đơn vị dân cư) Phố danh nghiên cứu tên gọi đường phố và các đối tượng trong thành phố (địa danh công trình nhân tạo)
Tên gọi các công trình xây dựng và vùng đất nhỏ phi dân cư chưa được các nhà nghiên cứu đặt tên cho môn học Căn cứ trên tình hình thực tế chúng tôi xếp địa danh chỉ công trình xây dựng vào loại hình địa danh các công trình nhân tạo; Các địa danh chỉ vùng đất nhỏ phi dân cư xếp vào loại địa danh địa hình tự nhiên Cũng căn cứ trên tình thực tế, khi các nhà nghiên cứu xếp loại hình địa danh khu di tích và danh lam thắng cảnh vào loại địa danh công trình nhân tạo, nhưng trong luận văn chúng tôi xếp vào loại địa danh địa hình tự nhiên, bởi ở Võ Nhai các đối tượng được địa danh này biểu thị hoàn toàn là mang tính chất tự nhiên, không do con người tạo ra
Trang 251.2.4 Hướng tiếp cận và phát triển khi nghiên cứu địa danh Việt Nam
Mục đích nghiên cứu địa danh học hiện nay là khảo sát địa danh của từng vùng, miền để khái quát lên những đặc điểm của địa danh Việt Nam nói chung một cách có hệ thống về cấu tạo, phương thức định danh và đặc trưng văn hóa Sau đó đối chiếu với địa danh của các nước khác nhằm làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của địa danh Việt Nam trong sự phát triển riêng và sự giao thoa ảnh hưởng chung với các dân tộc, các quốc gia có quan hệ
Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau Có thể khái quát các hướng tiếp cận chung, cơ bản khi nghiên cứu địa danh như sau:
Thứ nhất là tìm hiểu, phân tích những đặc điểm cấu tạo của địa danh và
ý nghĩa của chúng theo hướng đồng đại
Thứ hai là tìm hiểu phương thức định danh và tìm hiểu nguồn gốc,
nghiên cứu sự biển đổi địa danh theo hướng lịch đại
Thứ ba là tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa: Nghĩa là xem xét
địa danh phản ánh những đặc điểm của văn hóa như thế nào và văn hóa được phản ánh qua địa danh ra sao
Nghiên cứu địa danh Võ Nhai là tìm hiểu những đặc điểm phương thức định danh, tìm hiểu lí do tên gọi và những đặc điểm văn hóa được thể hiện trong cách định danh Đây là hướng tiếp cận theo góc độ ngôn ngữ - văn hóa
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH DANH NÓI CHUNG VÀ ĐỊA DANH NÓI RIÊNG
Để nghiên cứu đặc điểm của định danh nói chung và địa danh nói riêng, Nguyễn Đức Tồn [42, tr.202 và tiếp theo) đã chỉ ra rằngcác nhà nghiên
cứu đã khảo sát các tên gọi theo ba thông số sau đây: nguồn gốc của tên gọi;
kiểu ngữ nghĩa của tên gọi; cách thức biểu thị của tên gọi
1.3.1 Về nguồn gốc của các định danh
Xét về phương diện nguồn gốc, các tên gọi có thể được tạo ra theo một trong ba cách sau:
Trang 261) Sử dụng đơn vị từ vựng đã có sẵn trong ngôn ngữ ;
2) Sáng tạo mới hoàn toàn bằng những yếu tố đã có;
3) Vay mượn từ ngôn ngữ khác
Chúng tôi cũng đi theo hướng nghiên cứu của Nguyễn Đức Tồn [ 42, tr.202] nhập hai trường hợp đầu (tạm gọi là những từ thuần Việt) và đối lập chúng với trường hợp thứ ba - những từ vay mượn
1.3.2 Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh
Theo tham tố này, có thể phân biệt :
a) Đặc điểm định danh xét theo sự đối lập về tính trực tiếp hay gián
tiếp (hoặc nguyên sinh và thứ sinh)
Định danh theo sự đối lập về tính trực tiếp (nguyên sinh) là gọi đúng tên đối tượng
Định danh xét theo sự đối lập về tính gián tiếp ( thứ sinh) nghĩa là tên gọi của đối tượng có sự chuyển nghĩa từ sự vật hiện tượng này để gọi tên cho
sự vật hiện tượng khác, ví dụ: cánh đồng Chân Chim, làng Áng (áng: cái vại),
hang Trâu…Các đơn vị định danh gián tiếp là sản phẩm của quá trính ẩn dụ
hóa, hoặc hoán dụ hoá …
b) Đặc điểm định danh xét theo sự đối lập về dung lượng ngữ nghĩa rộng hay hẹp của các định danh
Từ góc độ này của định danh - xét theo sự đối lập về dung lượng ngữ nghĩa, có thể phân các tên gọi thành những tên gọi có dung lượng nghĩa rộng (tên gọi chỉ loại) và tên gọi có dung lượng nghĩa hẹp (tên gọi chỉ chủng) Trường hợp này có thể nhận thấy trong phạm vi một phức thể địa danh: Yếu
tố đầu chỉ loại (ví dụ: cầu) và tên gọi chỉ chủng được tạo ra bằng cách thêm yếu tố xác định vào yếu tố chỉ loại (ví dụ: Cầu Đuống, Cầu Long Biên, Cầu
Hàm Rồng….)
Theo Lênin: “Tên gọi là cái gì đó phổ biến, thuộc tư duy, làm cho cái
đa dạng trở nên đơn giản” Còn V.G.Gác: “Tri giác của con người là cái giản
Trang 27lược sự đa dạng” (dẫn theo [42, tr.214] ) sự đơn giản hóa tính đa dạng của một lớp / loài đối tượng khi tri giác hình thành khái niệm và tạo nên tên gọi cho nó, có thể đi theo hai hướng:
Một là chỉ nêu lên một số nét chung ở các đại diện vốn rất đa dạng của
một lớp khách thể nhất định Hướng thứ nhất này tạo nên những tên gọi có tác dụng phân biệt loại (loài) với nhau hay các loài nhỏ trong loài lớn Chúng tôi xếp vào loại tên gọi có nội dung ý nghĩa rộng (có thể dùng đại diện cho một lớp khách thể)
Các tên gọi khách thể trong cùng một loài là những tên gọi có nội dung
ý nghĩa hẹp
Hai là sự nhược hóa tính đa dạng có thể chỉ động chạm đến một khách
thể và được biểu hiện ở sự trừu tượng khỏi những nét khác của nó và chỉ chọn lựa với tư cách là cơ sở để định danh, một trong những nét của nó là có giá trị thông báo [42, tr 214]
1.3.3 Cách thức biểu thị của các định danh
Theo tham tố này, đặc điểm định danh có thể được xét theo ba tiêu chí sau:
- Cách biểu thị tên gọi theo lối hoà kết hay phân tích;
- Mức độ về tính rõ lí do của tên gọi;
- Cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh
1.3.3.1 Mức độ hoà kết hay phân tích của các định danh
Có thể hình dung tính chất này của tên gọi về mặt định danh tương tự như tính chất “tổng hợp tính” và “phân tích tính” của từ, xét về mặt ngữ pháp
Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính chi phối nên chắc rằng các địa danh tiếng Việt chủ yếu là những tên gọi phân tích tính Mặt khác, xét về phương diện cấu tạo, vốn từ tiếng Việt được tạo ra theo phương thức ghép là chủ yếu Điều đó khiến cho mức độ phân tích tính của tên gọi trong tiếng Việt nói chung, các tên gọi địa lí nói riêng, càng cao
Trang 281.3.3.2 Mức độ tính rõ lí do của các định danh
Theo ý kiến phổ biến của các nhà ngôn ngữ học, đây là thông số về
mức độ tính có lí do của tên gọi khi xem xét đặc điểm định danh trong các
a) Định danh rõ lí do tuyệt đối và định danh rõ lí do tương đối
Kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối thường là được tạo ra do mô phỏng âm
thanh, kiểu (chim) cuốc, (chim) chích, (chim) bồ chao v.v
Kiểu tên gọi rõ lí do tuyệt đối trên thường được tạo ra bằng cách chọn đặc trưng lí do khách quan (tức âm thanh) để làm cơ sở định danh
Các tên gọi rõ lí do tương đối là loại đơn vị định danh có thể giải thích được lí do nhờ dựa vào những đơn vị làm thành phần của chúng Những đơn
vị thành phần ấy có thể là không rõ lí do Chẳng hạn stol / ovaya “nhà ăn”: phần thứ nhất stol = được giải thích bằng mối liên hệ với từ stol “cái bàn” Phần hai – ovaya được giải thích bằng mối liên hệ với từ komnata bị rút gọn Các từ stol và komnata không rõ lí do nếu chỉ dựa vào hình thái bên
Trang 29- nhà cửa, nhà hát v.v, (1)
- sân sướng, tre pheo, đỏ au v.v, (2)
c) Định danh giải thích được lí do một cách trực tiếp và định danh giải thích được lí do một cách gián tiếp
Trường hợp thứ nhất, tất cả các yếu tố dùng để giải thích được gặp trong ngôn ngữ như những đơn vị định danh riêng biệt, chúng là từ
Trường hợp thứ hai, các yếu tố của tên gọi không tồn tại riêng biệt trong ngôn ngữ như những từ, ý nghĩa của chúng được xác định bằng cách đối chiếu một loạt tên gọi có những yếu tố này làm thành phần Ss các từ tiếng
Việt: học / viên – giáo / viên – sinh / viên – tổ / viên – xã / viên viên là
“người bình thường với tư cách là thành phần trong tổ chức học tập, đào tạo, hoặc kinh tế – xã hội” v.v
Trong tiếng Việt, những đơn vị định danh giải thích được lí do một cách trực tiếp là loại tên gọi thuần Việt và là những tổ hợp được đặc ngữ hoá, còn những đơn vị định danh giải thích được lí do một cách gián tiếp là loại tên gọi Hán – Việt
So sánh: tai giữa, lưỡi con, lá mía, lông mi, răng hàm, xương chậu,
v.v >< tâm nhĩ, cốt mạc, phế quản, giác mạc v.v
Xét về phương diện cấu tạo, vốn từ tiếng Việt được tạo ra theo phương thức ghép là chủ yếu Điều đó khiến cho mức độ rõ lí do của tên gọi trong tiếng Việt nói chung, các tên gọi địa lí nói riêng là khá cao
1.3.3.3 Đặc điểm sự lựa chọn đặc trưng làm cơ sở cho việc định danh
Các đặc trưng có thể được chọn làm cơ sở cho việc định danh sự vật
nói chung, hay khi đặt địa danh nói riêng: Đặc trưng hình thức: Chẳng hạn,
nhãn cầu, lá mía, xương chậu, mắt cá, (ss Núi mâm xôi, hòn Trống Mái…),v.v ; Đặc trưng vị trí: ví dụ: tai trong, mang tai, nhân trung, xương sườn, xương hông (ss Xóm Thượng, đền Hạ, xóm Giữa…), v.v ; Công dụng
Trang 30hay chức năng: Chẳng hạn, dây thanh , ruột thừa, bàn toạ, v.v ; Đặc trưng vật lí :Chẳng hạn, ruột già, ruột non, màng cứng, động mạch, tĩnh mạch, v.v ; Kích thước / kích cỡ: Chẳng hạn, đại não, tiểu não, đại tràng, ngón cái,
hoa cái, tá tràng( ss Xóm Cả, đình Cả…), v.v Các dân tộc hoặc cư dân các
vùng khác nhau có thể có cách chọn những đặc trưng này theo thiên hướng khác nhau để làm cơ sở định danh các đối tượng địa lí ở địa phương mình
địa phương này so với địa phương khác
Mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật được biểu thị luôn luôn có lí do Đó
có thể là lí do chủ quan - phụ thuộc vào chủ thể định danh; hoặc lí do khách quan - phụ thuộc vào đối tượng được định danh - nghĩa là một đặc trưng, một thuộc tính nào đó của bản thân sự vật được chọn làm dấu hiệu khu biệt để gọi
tên nó
Còn nói về Địa danh thì đây là lớp từ ngữ nằm trong từ vựng của một ngôn ngữ, được dùng để gọi tên các đối tượng địa lí, do đó nó hoạt động và chịu sự tác động, chi phối của quy luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ
vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp
Chúng tôi theo Lê Trung Hoa phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên
và không tự nhiên Địa danh địa hình tự nhiên gồm có: Sơn danh,Thủy danh,
Trang 31vùng đất nhỏ phi dân cƣ Địa danh không tự nhiên gồm có: Địa danh chỉ các
đơn vị dân cƣ, địa danh chỉ các công trình nhân tạo, bao gồm: Các công trình giao thông, các công trình xây dựng…
Để nghiên cứu đặc điểm của cách định danh nói chung và cách đặt địa danh trong đó có các địa danh thuộc Võ Nhai nói riêng, chúng tôi đi theo Nguyễn Đức Tồn và các nhà nghiên cứu khác khảo sát các tên gọi theo ba
thông số sau đây: Nguồn gốc của tên gọi; kiểu ngữ nghĩa của tên gọi; cách
thức biểu thị của tên gọi
Trang 32
Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI
2.1 VẤN ĐỀ TƯ LIỆU THỰC TẾ CỦA ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH VÕ NHAI 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Võ Nhai
2.1.1.1 Về địa lí
Võ Nhai là một huyện miền núi cao, nằm ở Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 845,1 km2 (lớn nhất trong số các huyện, thành thị nằm trên địa bàn tỉnh) Huyện Võ Nhai nằm trong toạ độ từ 21° 36‟ đến 21° 56‟ vĩ độ Bắc, từ 105° 45‟ đến 106° 17‟ kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía Tây giáp huyện Phú Lương (Thái Nguyên) Huyện lị đặt tại thị trấn Đình Cả, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 37 km theo quốc lộ 1B
Toàn huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm các xã: Nghinh Tường, Lâu Thượng, La Hiên, Tràng Xá, Vũ Chấn, Thần Sa, Phương Giao, Phú Thượng, Bình Long, Liên minh, Dân Tiến, Cúc Đường, Sảng Mộc, Thượng Nung và thị trấn Đình Cả
Địa hình của huyện khá phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ núi đất,
độ cao trung bình của các dãy núi là 500m đến 800m Tiêu biểu là ngọn Khau Nao (NT) cao 885m Miền này xuất hiện nhiều suối ngầm (hiện tượng castơ)
do đó thường gây nên hạn hán nghiêm trọng Quang cảnh nơi đây hùng vĩ, núi
đá cheo leo, nhiều hang động ăn sâu vào trong lòng núi, như hang Phượng Hoàng (PT), hang Phiêng Tung (TS) Địa thế hiểm trở khiến cho Võ Nhai thuận tiện cho việc xây dựng căn cứ hoạt động trong thời kì bí mật cũng như cho hoạt động chiến tranh du kích Vùng núi thấp và đồi ở phía nam huyện
Trang 33mang tính chất điển hình của vùng trung du Địa hình vùng này phần lớn là những dãy đồi đỉnh tròn hình bát úp, phía Nam thì độ cao giảm dần và địa hình dốc thoải
Địa hình Võ Nhai bị cắt bởi hai mạch núi thấp Mạch núi Yên Lạc chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dọc theo ranh giới Bắc Thái - Lạng Sơn và dừng lại ở cánh đồng Võ Nhai Mạch núi thấp Bắc Sơn bắt đầu từ núi Bắc Sơn (Lạng Sơn) kéo dài xuống Võ Nhai, Đồng Hỷ [25, tr.7]
Khí hậu Võ Nhai khắc nghiệt hơn các vùng khác, nóng nhiều về mùa
hè, mùa đông thường có sương muối xuất hiện, mùa lạnh ở Võ Nhai thường đến sớm và kéo dài hơn Địa hình Võ Nhai thuộc vùng lạnh trong tỉnh, nhiệt
độ trung bình trong năm là 22,4°C (nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 14,9°C, mùa nóng là 27,9°C); độ ẩm từ 79% đến 87%, bình quân trong năm là 84%, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
Khí hậu Võ Nhai hình thành hai mùa mưa và khô khá rõ rệt Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.941,5 mm, trong đó lượng mưa trong mùa mưa lên tới 1.765 mm
Võ Nhai có nguồn nước khá phong phú do có nhiều sông, suối và các mạch nước ngầm từ núi đá vôi và hang động Dòng sông Cầu chảy ở phía Tây huyện tạo ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Võ Nhai và Phú Lương Sông Dong bắt nguồn từ núi Vũ Lễ chảy quanh co vào phía Nam Tràng Xá qua địa phận Hữu Lũng (Lạng Sơn) rồi đổ ra sông Thương Sông Nghinh Tường dài 46km chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa rồi
đổ ra sông Cầu
2.1.1.2 Về lịch sử
Thời Lí - Trần vùng đất Võ Nhai ngày nay có tên là châu Vạn Nhai Thời Thuộc Minh (1407-1427) châu Vạn Nhai đổi thành huyện Vũ Lễ, thuộc
Trang 34phủ Thái Nguyên Đời Lê Thuận Thiên (năm 1469) huyện Vũ Lễ đổi thành châu Vạn Nhai, thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Châu Võ Nhai lúc đó
có 65 xã và 35 trang Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), châu Võ Nhai được đổi thành huyện Võ Nhai thuộc phủ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên Huyện Võ Nhai lúc này có 8 tổng, 29 xã, trại; cai trị theo chế độ lưu quan Từ năm 1885 đến năm 1888 (đời Đồng Khánh), huyện Võ Nhai có 8 tổng, 28 xã trại [4, tr.6], [25, tr.7]
Nhân dân các dân tộc Võ Nhai giàu lòng yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc Mảnh đất Võ Nhai đã từng gắn liền với những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Từ cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhà Tống (thế kỉ XI) cho đến những cuộc kháng chiến sau này, người dân Võ Nhai đã không ngừng cống hiến sức người, sức của để làm nên những chiến thắng vẻ vang Chính vì vậy, Võ Nhai tự hào là cái nôi của cách mạng Đây là nơi ra đời của đội Cứu quốc quân II, cũng là nơi thành lập cơ sở Đảng sớm nhất tỉnh Thái Nguyên (từ năm 1937) Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Võ Nhai luôn một lòng đoàn kết gắn bó và lập dược nhiều chiến công hiển hách Nhiều địa danh Võ Nhai còn ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng này và còn được lưu giữ đến tận ngày nay
Từ thế kỉ XI trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược nhà Tống, nhân dân Võ Nhai hăng hái tham gia vào đội quân người dân tộc thiểu số, các đội quân miền núi trở thành lực lượng du kích, vượt qua biên giới đánh phá các trại quân Tống theo kế hoạch của Lí Thường Kiệt
Năm 1882 đồng bào các dân tộc Võ Nhai đã hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, nhiều người con của Võ Nhai tham gia các trận chiến đấu chống Pháp và góp phần xứng đáng vào chiến công của nghĩa quân Năm 1884 thực dân Pháp đã chiếm đóng được đồn Đình Cả, nhưng một thời
Trang 35gian dài chúng vẫn không dám sục sâu vào các làng bản Tinh thần chiến đấu của nhân dân Võ Nhai khiến cho thực dân Pháp khiếp sợ và gọi Võ Nhai là
2.1.1.3 Về địa giới hành chính
Dưới thời Pháp thuộc, năm 1894 thực dân Pháp cắt địa phận các tổng Bắc Sơn, Nhất Thể và Quỳnh Sơn thành lập châu Bắc Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn; huyện Võ Nhai được đổi thành châu Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 25 tháng 3 năm 1948 Chủ tịch Hồ chí Minh kí sắc lệnh
số 148/SL bỏ đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận; châu Võ Nhai được đổi thành huyện Võ Nhai, thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm 17 xã (Nghinh Tường, Văn Lăng, Vũ Chấn, Hoà Bình, Lịch Sơn, Xuân Quang, Phương Giao, La Hiên, Phú Thượng, Dân Tiến, Thần Sa, Thượng Nung, Cường Thịnh, Tràng
Xá, Bình Long, Cúc Đường, Lâu Thượng)
Ngày 22 tháng 12 năm 1949 Chính phủ ra nghị định số 224/Ttg tách thôn Sảng Mộc (khỏi Yên Hân huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn) sáp nhập vào xã Nghinh Tường huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Ngày 1 tháng 6 năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định cắt 4 xã: Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn,Văn Lăng của huyện
Võ Nhai thuộc về Đồng Hỷ
Ngày 25 tháng 10 năm 1990 Ban tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ)
ra quyết định số 454/TCCP thành lập thị trấn Đình Cả [4,tr.6]
Trang 362.1.1.4 Về đặc điểm dân cư
Dân số của huyện Võ Nhai hiện nay là 65.021 người (theo số liệu thống
kê tháng 12 năm 2008) [47], mật độ dân số trung bình toàn huyện là 73 người/km2, xã Sảng Mộc có mật độ dân số thấp nhất ( 21,2 người/km2
) So với các huyện thị trong tỉnh, Võ Nhai là huyện có mật độ dân số trung bình thấp nhất tỉnh
Sinh sống trên địa bàn huyện Võ Nhai gồm có 8 dân tộc anh em: Kinh: 36,6%, Tày: 22,12%, Nùng: 18,8%, Dao: 13,2%, Cao Lan, Sán Chí, Hoa, Mông: 8,28% [47] Người dân Võ Nhai có tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu lao động Họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, trồng hoa màu và khai thác lâm thổ sản Sống gần gũi với thiên nhiên núi rừng, người đàn ông ở đây giỏi nghề săn bắn, phụ nữ giỏi nghề đan lát, dệt vải Lụa thổ trìu Võ Nhai nổi tiếng bền đẹp đã được sử cũ nhắc đến
2.1.1.5 Về văn hoá
Thành tựu khảo cổ học trong những năm gần đây cho thấy tại các miền núi đá xã Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Bình Long, Vũ Chấn có di chỉ thuộc văn hoá Thần Sa (đồ đá cũ) Những dấu ấn đã phát hiện tại khu di chỉ khảo cổ học Thần sa Võ Nhai cho thấy nơi đây là vùng đất cổ Nét đặc trưng của địa hình khu vực này là những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối Sơn hệ Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc sông Thần Sa Địa hình này
đã tạo ra điều kiện lí tưởng để người nguyên thủy lựa chọn làm nơi cư trú, sinh tồn và phát triển Hàng chục ngàn hiện vật công cụ cuội đã được tìm thấy
từ các di chỉ khảo cổ như: hang Phiêng Tung, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, hang Thắm Choong , Nà Ngùn, …Đặc biệt là Mái Đá Ngườm, di chỉ quan trọng bậc nhất nằm trên sườn dãy núi Ngườm thuộc bản Trung Sơn Dưới mái đá này các nhà khảo cổ học phát hiện ra 4 địa tầng văn hóa Những di vật đá đặc trưng của nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2 đến
Trang 37tầng thứ 3 là thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm Và ở tầng văn hóa thứ
4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung và Ngườm Những công cụ giống như công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hóa Mút – xchi – ê, nền văn hóa tiêu biểu cho thời đại trung kỳ đá cũ Chủ nhân của những công cụ này – những người đầu tiên đã chọn nơi đây làm đất sống, đã mở ra trên vùng đất này một nền văn hóa lâu đời và bền vững
Những hiện vật tìm thấy ở di chỉ Thần Sa đã cho thấy miền đất này là một trong những cái nôi đầu tiên sinh ra con người thượng cổ Các bộ tộc người nguyên thuỷ sinh sống bằng nghề hái lượm, săn bắt Trải qua quá trình dài hàng mấy thế kỉ, dân số tăng lên, nguồn thức ăn cạn dần, họ đi dọc theo các triền sông, khe suối mở rộng địa bàn cư trú Lại có những bộ phận khác
di cư tới lập nghiệp và trở thành chủ thể của vùng đất này
Tình đồng tộc gắn bó khiến Võ Nhai có những phong tục đẹp như “hội phường”, “hội phe” là nét đặc trưng của tính cộng đồng giữa các dân tộc anh
em [25, tr.10]
Võ Nhai cũng như một số địa phương khác của tỉnh Thái Nguyên hay Bắc Kạn còn là nơi vẫn lưu giữ được những nếp nhà sàn đơn sơ mà đằng sau
nó là những phong tục tập quán đẹp còn được gìn giữ đến nay
Võ Nhai còn được biết đến với phiên chợ tình tổ chức vào ngày 26 tháng
3 âm lịch hàng năm Tuy không nhộn nhịp đông đúc như chợ tình Sa Pa nhưng phiên chợ tình Võ Nhai cũng mang đầy đủ những bản sắc dân tộc và
có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây
Trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chế ngự thiên nhiên, nhân dân các dân tộc Võ Nhai đã sáng tạo một nền văn hoá phong phú đa dạng Họ đã biết đào mương dẫn nước vào ruộng, chế tạo công cụ sản xuất Bên cạnh đó họ còn biết sáng tác và lưu truyền dòng văn học nghệ thuật dân gian đậm đà màu sắc dân tộc
Trang 38* Ngữ hệ H‟mông - Miền: có dân tộc Mông, Dao;
* Ngữ hệ Việt - Mường: có dân tộc Kinh
- Dấu ấn: Tiếng dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số
Tiếng Việt (tiếng Việt, Hán Việt)
Tiếng các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ
Tiếng Kinh mang đầy đủ những đặc điểm của phương ngữ Bắc, tuy nhiên phát âm nặng hơn so với Hà Nội
- Hệ thống thanh điệu gồm 6 thanh (như trong chính tả) đối lập đôi về
+ [- nh, - ch] đứng sau nguyên âm dòng trước [i, ê, e]
+ [ -ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa [ư, ơ, â, a, ă]
+ [-ngm, -kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi [ u, ô, o]
- Ngôn ngữ Tày, Nùng về cơ bản là thống nhất, nhưng không hoàn toàn đồng nhất, mỗi địa phương lại có ngữ âm ít nhiều khác nhau (phương ngữ)
2.1.2 Phân loại địa danh Võ Nhai theo tiêu chí tự nhiên- không tự nhiên
2.1.2.1 Kết quả thu thập
Dựa vào mục đích, đối tượng, nguyên tắc và các tiêu chí, thu thập, phân loại như đã nêu ở phần Mở đầu, chúng tôi đã tiến hành thu thập được 617 địa danh, các địa danh đều được ghi bằng tiếng Việt và được phân bố ở 15 xã, thị
Trang 39Kết quả thu thập đƣợc dựa trên những cơ sở sau đây:
Thứ nhất: Theo văn bản hành chính, bản đồ các loại, các văn bản, thƣ tịch cổ ghi chép lại
Thứ hai: Từ các cứ liệu điền dã thực tế qua phiếu điều tra
Kết quả thu thập đƣợc thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Kết quả thu thập địa danh huyện Võ Nhai
STT Loại hình địa danh Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Địa hình tự nhiên 336 54,457
2 Các đơn vị dân cƣ 189 30,633
3 Các công trình nhân tạo 92 14,910
Nhƣ vậy, có thể rút ra nhận xét hệ thống địa danh Võ Nhai chiếm đa phần
là các địa danh chỉ địa hình tự nhiên hết sức phong phú và phức tạp nơi đây Tiếp theo là các địa danh chỉ các dơn vị dân cƣ Các địa danh chỉ công trình nhân tạo chiếm tỉ lệ thấp nhất (chỉ có 91 công trình)
Từ kết quả phân loại theo tiêu chí tự nhiên, không tự nhiên có thể hình dung sự phân loại địa danh Võ Nhai theo mô hình 2.1
Mô hình 2.1: Sự phân bố các loại hình ở địa danh Võ Nhai
54,457 30,633
14,91
Địa hình tự nhiên Các đơn vị dân cƣ Các công trình nhân tạo
Trang 402.1.2.2 Phân loại địa danh
: a) Địa danh tự nhiên: số lƣợng là 336 địa danh, chiếm 54, 457% trong đó:
- Sơn danh: 170 địa danh, chiếm 27,552%
Ví dụ: núi Nguyên Sinh (LT), đồi Bãi Cháy (TX), hang Phượng Hoàng (PT)
- Thủy danh: 79 địa danh, chiếm 12,803%
Ví dụ: suối Thuồng Luồng (LH), sông Nghinh Tường, khuổi Pắc Nhài (SM)
- Vùng đất nhỏ phi dân cƣ: 87 địa danh chiếm 14,100% Ví dụ: nà Áng
(TS), ruộng Pác Mương (CĐ), nà Lẹng (LT)
b) Địa danh không tự nhiên: số lƣợng là 280 địa danh, chiếm 45,380% Trong
địa danh không tự nhiên có các địa danh chỉ đơn vị dân cƣ và địa danh chỉ các công trình nhân tạo
- Địa danh đơn vị dân cƣ: 189 địa danh, chiếm 30,632%, trong đó: + Địa danh do chính quyền hành chính mới đặt là 18, chiếm 2,917%
Ví dụ: huyện Võ Nhai, xã Lâu Thượng, phố Đình Cả
+ Địa danh truyền thống có từ thời phong kiến: 171 địa danh chiếm 27,715%
Ví dụ: xóm Khuân Vạc (LH), xóm Mỏ Đinh (TX), xóm Nà Hấu (NT)
- Địa danh các công trình nhân tạo: có số lƣợng 91, chiếm 14,749%, trong đó:
+ Địa danh công trình giao thông là 76, chiếm 12,317 %
+ Địa danh công trình xây dựng là 15, chiếm 2,431%
2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC VÕ NHAI 2.2.1 Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ
Võ Nhai vốn là một huyện ở vùng núi cao, nên các địa danh cũng phản ánh sự phức tạp về ngôn ngữ Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để định danh các đối tƣợng địa lí ở đây gồm các yếu tố thuần Việt, Hán Việt, các yếu tố thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số mà chủ yếu là Tày - Nùng, Dao
a) Địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố từ vựng thuần Việt