VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Võ Nhai
2.1.1.1 Về địa lí
Võ Nhai là một huyện miền núi cao, nằm ở Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 845,1 km2 (lớn nhất trong số các huyện, thành thị nằm trên địa bàn tỉnh). Huyện Võ Nhai nằm trong toạ độ từ 21° 36‟ đến 21° 56‟ vĩ độ Bắc, từ 105° 45‟ đến 106° 17‟ kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía Tây giáp huyện Phú Lƣơng (Thái Nguyên). Huyện lị đặt tại thị trấn Đình Cả, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 37 km theo quốc lộ 1B.
Toàn huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm các xã: Nghinh Tƣờng, Lâu Thƣợng, La Hiên, Tràng Xá, Vũ Chấn, Thần Sa, Phƣơng Giao, Phú Thƣợng, Bình Long, Liên minh, Dân Tiến, Cúc Đƣờng, Sảng Mộc, Thƣợng Nung và thị trấn Đình Cả.
Địa hình của huyện khá phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ núi đất, độ cao trung bình của các dãy núi là 500m đến 800m. Tiêu biểu là ngọn Khau Nao (NT) cao 885m. Miền này xuất hiện nhiều suối ngầm (hiện tƣợng castơ) do đó thƣờng gây nên hạn hán nghiêm trọng. Quang cảnh nơi đây hùng vĩ, núi đá cheo leo, nhiều hang động ăn sâu vào trong lòng núi, nhƣ hang Phƣợng Hoàng (PT), hang Phiêng Tung (TS). Địa thế hiểm trở khiến cho Võ Nhai thuận tiện cho việc xây dựng căn cứ hoạt động trong thời kì bí mật cũng nhƣ cho hoạt động chiến tranh du kích. Vùng núi thấp và đồi ở phía nam huyện
mang tính chất điển hình của vùng trung du. Địa hình vùng này phần lớn là những dãy đồi đỉnh tròn hình bát úp, phía Nam thì độ cao giảm dần và địa hình dốc thoải.
Địa hình Võ Nhai bị cắt bởi hai mạch núi thấp. Mạch núi Yên Lạc chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam dọc theo ranh giới Bắc Thái - Lạng Sơn và dừng lại ở cánh đồng Võ Nhai. Mạch núi thấp Bắc Sơn bắt đầu từ núi Bắc Sơn (Lạng Sơn) kéo dài xuống Võ Nhai, Đồng Hỷ. [25, tr.7]
Khí hậu Võ Nhai khắc nghiệt hơn các vùng khác, nóng nhiều về mùa hè, mùa đông thƣờng có sƣơng muối xuất hiện, mùa lạnh ở Võ Nhai thƣờng đến sớm và kéo dài hơn. Địa hình Võ Nhai thuộc vùng lạnh trong tỉnh, nhiệt độ trung bình trong năm là 22,4°C (nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 14,9°C, mùa nóng là 27,9°C); độ ẩm từ 79% đến 87%, bình quân trong năm là 84%, ít chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc.
Khí hậu Võ Nhai hình thành hai mùa mƣa và khô khá rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.941,5 mm, trong đó lƣợng mƣa trong mùa mƣa lên tới 1.765 mm.
Võ Nhai có nguồn nƣớc khá phong phú do có nhiều sông, suối và các mạch nƣớc ngầm từ núi đá vôi và hang động. Dòng sông Cầu chảy ở phía Tây huyện tạo ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Võ Nhai và Phú Lƣơng. Sông Dong bắt nguồn từ núi Vũ Lễ chảy quanh co vào phía Nam Tràng Xá qua địa phận Hữu Lũng (Lạng Sơn) rồi đổ ra sông Thƣơng. Sông Nghinh Tƣờng dài 46km chảy qua các xã Nghinh Tƣờng, Sảng Mộc, Thƣợng Nung, Thần Sa rồi đổ ra sông Cầu.
2.1.1.2 Về lịch sử
Thời Lí - Trần vùng đất Võ Nhai ngày nay có tên là châu Vạn Nhai. Thời Thuộc Minh (1407-1427) châu Vạn Nhai đổi thành huyện Vũ Lễ, thuộc
phủ Thái Nguyên. Đời Lê Thuận Thiên (năm 1469) huyện Vũ Lễ đổi thành châu Vạn Nhai, thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Châu Võ Nhai lúc đó có 65 xã và 35 trang. Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), châu Võ Nhai đƣợc đổi thành huyện Võ Nhai thuộc phủ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Huyện Võ Nhai lúc này có 8 tổng, 29 xã, trại; cai trị theo chế độ lƣu quan. Từ năm 1885 đến năm 1888 (đời Đồng Khánh), huyện Võ Nhai có 8 tổng, 28 xã trại [4, tr.6], [25, tr.7].
Nhân dân các dân tộc Võ Nhai giàu lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Mảnh đất Võ Nhai đã từng gắn liền với những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc. Từ cuộc chiến tranh chống quân xâm lƣợc nhà Tống (thế kỉ XI) cho đến những cuộc kháng chiến sau này, ngƣời dân Võ Nhai đã không ngừng cống hiến sức ngƣời, sức của để làm nên những chiến thắng vẻ vang. Chính vì vậy, Võ Nhai tự hào là cái nôi của cách mạng. Đây là nơi ra đời của đội Cứu quốc quân II, cũng là nơi thành lập cơ sở Đảng sớm nhất tỉnh Thái Nguyên (từ năm 1937). Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Võ Nhai luôn một lòng đoàn kết gắn bó và lập dƣợc nhiều chiến công hiển hách. Nhiều địa danh Võ Nhai còn ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng này và còn đƣợc lƣu giữ đến tận ngày nay.
Từ thế kỉ XI trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lƣợc nhà Tống, nhân dân Võ Nhai hăng hái tham gia vào đội quân ngƣời dân tộc thiểu số, các đội quân miền núi trở thành lực lƣợng du kích, vƣợt qua biên giới đánh phá các trại quân Tống theo kế hoạch của Lí Thƣờng Kiệt.
Năm 1882 đồng bào các dân tộc Võ Nhai đã hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, nhiều ngƣời con của Võ Nhai tham gia các trận chiến đấu chống Pháp và góp phần xứng đáng vào chiến công của nghĩa quân. Năm 1884 thực dân Pháp đã chiếm đóng đƣợc đồn Đình Cả, nhƣng một thời
gian dài chúng vẫn không dám sục sâu vào các làng bản. Tinh thần chiến đấu của nhân dân Võ Nhai khiến cho thực dân Pháp khiếp sợ và gọi Võ Nhai là “đất nghịch”.
Từ trong thực tiễn đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ý thức dân tộc, lòng yêu nƣớc và tinh thần đoàn kết ngày càng tăng lên trong nhân dân các dân tộc Võ Nhai. Đó là một trong những nhân tố thuận lợi, tạo cho Võ Nhai sớm hình thành cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng và trở thành một căn cứ địa đầu tiên, rất vững chắc của cách mạng nƣớc ta.
2.1.1.3 Về địa giới hành chính
Dƣới thời Pháp thuộc, năm 1894 thực dân Pháp cắt địa phận các tổng Bắc Sơn, Nhất Thể và Quỳnh Sơn thành lập châu Bắc Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn; huyện Võ Nhai đƣợc đổi thành châu Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 25 tháng 3 năm 1948 Chủ tịch Hồ chí Minh kí sắc lệnh số 148/SL bỏ đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận; châu Võ Nhai đƣợc đổi thành huyện Võ Nhai, thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm 17 xã (Nghinh Tƣờng, Văn Lăng, Vũ Chấn, Hoà Bình, Lịch Sơn, Xuân Quang, Phƣơng Giao, La Hiên, Phú Thƣợng, Dân Tiến, Thần Sa, Thƣợng Nung, Cƣờng Thịnh, Tràng Xá, Bình Long, Cúc Đƣờng, Lâu Thƣợng).
Ngày 22 tháng 12 năm 1949 Chính phủ ra nghị định số 224/Ttg tách thôn Sảng Mộc (khỏi Yên Hân huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn) sáp nhập vào xã Nghinh Tƣờng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 1 tháng 6 năm 1985 Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) quyết định cắt 4 xã: Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn,Văn Lăng của huyện Võ Nhai thuộc về Đồng Hỷ.
Ngày 25 tháng 10 năm 1990 Ban tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ra quyết định số 454/TCCP thành lập thị trấn Đình Cả [4,tr.6].
2.1.1.4 Về đặc điểm dân cư
Dân số của huyện Võ Nhai hiện nay là 65.021 ngƣời (theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2008) [47], mật độ dân số trung bình toàn huyện là 73 ngƣời/km2, xã Sảng Mộc có mật độ dân số thấp nhất ( 21,2 ngƣời/km2
). So với các huyện thị trong tỉnh, Võ Nhai là huyện có mật độ dân số trung bình thấp nhất tỉnh.
Sinh sống trên địa bàn huyện Võ Nhai gồm có 8 dân tộc anh em: Kinh: 36,6%, Tày: 22,12%, Nùng: 18,8%, Dao: 13,2%, Cao Lan, Sán Chí, Hoa, Mông: 8,28% [47]. Ngƣời dân Võ Nhai có tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu lao động. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, trồng hoa màu và khai thác lâm thổ sản. Sống gần gũi với thiên nhiên núi rừng, ngƣời đàn ông ở đây giỏi nghề săn bắn, phụ nữ giỏi nghề đan lát, dệt vải. Lụa thổ trìu Võ Nhai nổi tiếng bền đẹp đã đƣợc sử cũ nhắc đến.
2.1.1.5 Về văn hoá
Thành tựu khảo cổ học trong những năm gần đây cho thấy tại các miền núi đá xã Thần Sa, Thƣợng Nung, Sảng Mộc, Bình Long, Vũ Chấn có di chỉ thuộc văn hoá Thần Sa (đồ đá cũ). Những dấu ấn đã phát hiện tại khu di chỉ khảo cổ học Thần sa Võ Nhai cho thấy nơi đây là vùng đất cổ. Nét đặc trƣng của địa hình khu vực này là những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối Sơn hệ Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc sông Thần Sa. Địa hình này đã tạo ra điều kiện lí tƣởng để ngƣời nguyên thủy lựa chọn làm nơi cƣ trú, sinh tồn và phát triển. Hàng chục ngàn hiện vật công cụ cuội đã đƣợc tìm thấy từ các di chỉ khảo cổ nhƣ: hang Phiêng Tung, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, hang Thắm Choong , Nà Ngùn, …Đặc biệt là Mái Đá Ngƣờm, di chỉ quan trọng bậc nhất nằm trên sƣờn dãy núi Ngƣờm thuộc bản Trung Sơn. Dƣới mái đá này các nhà khảo cổ học phát hiện ra 4 địa tầng văn hóa. Những di vật đá đặc trƣng của nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2 đến
tầng thứ 3 là thuần các công cụ đặc trƣng của Ngƣờm. Và ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung và Ngƣờm. Những công cụ giống nhƣ công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hóa Mút – xchi – ê, nền văn hóa tiêu biểu cho thời đại trung kỳ đá cũ. Chủ nhân của những công cụ này – những ngƣời đầu tiên đã chọn nơi đây làm đất sống, đã mở ra trên vùng đất này một nền văn hóa lâu đời và bền vững.
Những hiện vật tìm thấy ở di chỉ Thần Sa đã cho thấy miền đất này là một trong những cái nôi đầu tiên sinh ra con ngƣời thƣợng cổ. Các bộ tộc ngƣời nguyên thuỷ sinh sống bằng nghề hái lƣợm, săn bắt. Trải qua quá trình dài hàng mấy thế kỉ, dân số tăng lên, nguồn thức ăn cạn dần, họ đi dọc theo các triền sông, khe suối mở rộng địa bàn cƣ trú. Lại có những bộ phận khác di cƣ tới lập nghiệp và trở thành chủ thể của vùng đất này.
Tình đồng tộc gắn bó khiến Võ Nhai có những phong tục đẹp nhƣ “hội phƣờng”, “hội phe” là nét đặc trƣng của tính cộng đồng giữa các dân tộc anh em. [25, tr.10].
Võ Nhai cũng nhƣ một số địa phƣơng khác của tỉnh Thái Nguyên hay Bắc Kạn còn là nơi vẫn lƣu giữ đƣợc những nếp nhà sàn đơn sơ mà đằng sau nó là những phong tục tập quán đẹp còn đƣợc gìn giữ đến nay.
Võ Nhai còn đƣợc biết đến với phiên chợ tình tổ chức vào ngày 26 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tuy không nhộn nhịp đông đúc nhƣ chợ tình Sa Pa nhƣng phiên chợ tình Võ Nhai cũng mang đầy đủ những bản sắc dân tộc và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chế ngự thiên nhiên, nhân dân các dân tộc Võ Nhai đã sáng tạo một nền văn hoá phong phú đa dạng. Họ đã biết đào mƣơng dẫn nƣớc vào ruộng, chế tạo công cụ sản xuất. Bên cạnh đó họ còn biết sáng tác và lƣu truyền dòng văn học nghệ thuật dân gian đậm đà màu sắc dân tộc.
2.1.1.6. Về ngôn ngữ
Võ Nhai là huyện đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Tiếng nói của dân tộc này thuộc các ngữ hệ sau:
* Ngữ hệ Tày - Thái: gồm các dân tộc Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí; * Ngữ hệ Hán: có dân tộc Hoa;
* Ngữ hệ H‟mông - Miền: có dân tộc Mông, Dao; * Ngữ hệ Việt - Mƣờng: có dân tộc Kinh.
- Dấu ấn: Tiếng dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số. Tiếng Việt (tiếng Việt, Hán Việt). Tiếng các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Tiếng Kinh mang đầy đủ những đặc điểm của phƣơng ngữ Bắc, tuy nhiên phát âm nặng hơn so với Hà Nội.
- Hệ thống thanh điệu gồm 6 thanh (nhƣ trong chính tả) đối lập đôi về âm vực và âm đệm.
- Hệ thống phụ âm đầu: 20 âm vị, không có những phụ âm ghi trong chính tả là: s, r, gi, tr tức là không phân biệt s/x, r/d, tr/ch.
- Hệ thống âm cuối: có đủ âm cuối ghi trong chính tả. Có 3 cặp âm cuối ở thế phân bố:
+ [- nh, - ch] đứng sau nguyên âm dòng trƣớc [i, ê, e]. + [ -ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa [ƣ, ơ, â, a, ă].
+ [-ngm, -kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi [ u, ô, o].
- Ngôn ngữ Tày, Nùng về cơ bản là thống nhất, nhƣng không hoàn toàn đồng nhất, mỗi địa phƣơng lại có ngữ âm ít nhiều khác nhau (phƣơng ngữ).