MỘT VÀI NHẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI SO VỚ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN) TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (Trang 97 - 100)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3. MỘT VÀI NHẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI SO VỚ

BẮC KẠN

Võ Nhai và Bắc Kạn có ranh giới tự nhiên giáp nhau nên địa hình có nhiều nét chung, tiếng nói và phong tục tập quán cũng có nhiều điểm chung,

do đó cách định danh của hai địa phƣơng này cũng có rất nhiều nét tƣơng đồng với nhau. Đó là trong các địa danh của Võ nhai và Bắc Kạn thƣờng sử dụng các yếu tố cấu tạo có nguồn gốc ngôn ngữ Tày- Nùng nhƣ: “nà” (ruộng), “khuổi” (suối), “cốc” (gốc), “khau”,”khâu” (núi), “pò” (đồi), “bó” (nguồn), “vài” (trâu)… Những yếu tố này có tần số xuất hiện cao và vốn là những thành tố chung chỉ loại hình đối tƣợng địa lí đã đƣợc chuyển hóa thành những yếu tố trong tên riêng. So với Võ Nhai, các yếu tố Tày- Nùng này trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn có tần số xuất hiện cao hơn: “nà ” (ruộng): 412 lần, “khuổi”(suối): 237 lần, “cốc” (gốc): 45 lần, “khau”,”khâu”(núi): 31 lần, “pò” (đồi): 13 lần, “bó” (nguồn): 10 lần, “vài” (trâu): 7 lần xất hiện [24, tr38].

Có rất nhiều địa danh ở Võ Nhai trùng tên với địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn. Ví dụ các tên gọi: Na Cà (ruộng cỏ tranh), Nà Lẹng (ruộng

hạn), Nà Pài (ruộng dốc), Cốc Lùng (gốc đa), Khuổi Luông (suối to), Phầy (ruộng lửa)…

Đây là hệ quả của việc cƣ dân Tày- Nùng đƣợc phân bố ở hai địa phƣơng tuy có sự phân chia về địa dƣ hành chính, nhƣng về địa lí tự nhiên thì lại cạnh nhau và có nhiều đặc điểm giống nhau. Chính vì vậy các yếu tố đƣợc phản ánh trong địa danh Võ Nhai cũng nhƣ Bắc Kạn đã phản ánh rõ rệt tính đa dạng các loại hình đối tƣợng địa lí và cảnh quan nơi đây. Hầu hết các thành tố chung đƣợc chuyển hóa vào trong tên riêng đều thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Chúng phản ánh cấu trúc địa hình với những hình dáng, kích thƣớc khác nhau. Ví dụ: “Phiêng” là vùng đất cao, rộng, bằng phẳng có cây mọc tự nhiên. “Nà” là mảnh đất hẹp dùng để trồng trọt, có thể là ở địa hình cao hay thấp. “Tổng” là vùng đất rộng, màu mỡ, bằng phẳng, ở dƣới thấp dùng để trồng trọt hoa màu. “Khƣa” là chỗ đất nhỏ, trũng, có nƣớc khi mƣa. “Lủng” là vùng đất trũng, bốn bề là núi, có nhiều cây mọc hoang…

Nhìn chung, các thành tố chung đã đƣợc chuyển hóa vào tên riêng chỉ cấu trúc địa hình đặc trƣng của Bắc Kạn đều có khả năng miêu tả, gợi hình ảnh và sự liên tƣởng cao. Đó là một mạch nƣớc trong vắt có nguồn (bó), một dòng chảy hẹp ở địa hình không dốc lắm, có thể cạn theo mùa (khe); một dòng chảy mạnh, ở địa hình dốc, bọt tung trắng xóa (hát); dòng chảy nhỏ hơn ở địa hình dốc (tát); một khúc sông suối sâu, nƣớc lặng, màu xanh ngọc (vằng); một vùng đất trũng chạy dọc theo các khe núi (lũng); vùng đất cao khô cằn (pò); vùng núi cao đƣợc kiến tạo bằng đá vôi (phja)…

Địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn phản ánh khá rõ nét bức tranh cấu trúc địa hình của tỉnh này. Đó là một vùng đất đồi núi trùng điệp, nhiều nếp lồi, lõm, nhiều khe suối, tạo nên sự đa dạng và phong phú của núi, sông, khe, suối… Do đó có rất nhiều sơn danh, thủy danh đã đƣợc chuyển hóa vào địa danh hành chính.

Cƣ dân Bắc Kạn chủ yếu là ngƣời Tày, chủ nhân của nghề trồng lúa nƣớc. Đất canh tác ít, họ phải tận dụng đất ven sông suối, thậm chí cả đất đồi, đất đá để trồng trọt. 412 địa danh có mang yếu tố nà (ruộng) đã làm hiện lên một bức tranh cảnh quan đặc sắc nơi đây. Ở trên đồi, núi có: ruộng núi đá, ruộng đồi, ruộng dốc, ruộng hạn, đá… Ruộng cỏ tranh (Nà Cà) xuất hiện 17 lần (cỏ tranh chỉ mọc ở những nơi đất cằn cỗi). Ở dƣới nƣớc, có: ruộng bột, ruộng trũng, ruộng thụt, ruộng mềm… Hình dáng của ruộng cũng đa dạng: ruộng con, ruộng ƣỡn, ruộng còng, ruộng nghiêng, ruộng thẳng… Trên ruộng, các động vật, thực vật của núi rừng Bắc Kạn cũng hiện lên thật sinh động: cây nhội, cây chò chỉ, cây hoành, bồ quân, me rừng, hồng rừng, rau má, rau bóp…; con vật trên cạn có: trăn gió, hƣơu, cây hồi, rắn, chim, gà, trâu, bò, dê, chó… dƣới nƣớc có: dái cá, niềng niễng, ba ba, ốc… và nhiều loại cá.

Qua 257 địa danh mang yếu tố Khuổi (suối), có thể thấy hiện lên bức

tranh phong cảnh thật đẹp. Có đủ các loại suối: Suối cạn, suối khô, suối ngập, suối lội… với đủ màu sắc: Suối đen, suối đỏ, suối xanh… Đặc biệt hệ động thực vật ở đây cũng phong phú. Động vật gồm có: Vƣợn mặt đỏ, con dũi, kiến, chim, vẹt, ong, dái cá, ngựa, dê, gà… Hệ thực vật cũng rất đa dạng: nứa, sậy, hèo, hóp, chò nâu, trám đen, trám trắng, dâu, mít, muỗm, nhót, vải, nho, chàm mít…[ 24, 66]

Nhƣ vậy, bức tranh thiên nhiên trên điạ bàn Bắc Kạn hiện lên thật sống động qua các địa danh. Các địa danh này có khả năng gợi hình ảnh, gợi liên tƣởng và có khả năng miêu tả cao. Những đặc điểm này chứng tỏ có rất nhiều nét tƣơng đồng với địa danh Võ Nhai. Nhƣ vậy có thể nhận định trong quy trình định danh của ngƣời dân Võ Nhai cũng nhƣ Bắc Kạn, họ chủ yếu đã lựa chon những đặc trƣng “đập vào mắt” vốn có của các đối tƣợng địa lí, nhất là các đối tƣợng thuộc địa hình tự nhiên, để làm cơ sở định danh. Các đặc trƣng ấy trở thành hình thái bên trong của các địa danh phản ánh kiểu tƣ duy cụ thể, trực quan sinh động của cƣ dân Võ Nhai và Bắc Kạn. Do đó, phần lớn các địa danh nơi đây đều có lí do và phản ánh bức tranh cảnh quan vùng này thật rõ nét

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN) TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)