Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai do các

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN) TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (Trang 71 - 76)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.2.Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai do các

phƣơng thức định danh chi phối

2.4.2.1 Đặc điểm của những phương thức cấu tạo mới quy định

Phƣơng thức cấu tạo mới là phƣơng thức định danh chiếm vị trí chủ yếu. Theo phƣơng thức này, việc định danh tạo ra một tổ chức cấu trúc, một kiểu cấu tạo cụ thể cho từng loại hình địa danh riêng biệt.

a) Đặc điểm của những địa danh có cấu tạo đơn

Phƣơng thức cấu tạo mới để tạo ra một địa danh có cấu tạo đơn là cách dùng một yếu tố thuần Việt hoặc Hán Việt một cách độc lập để tạo địa danh. Loại địa danh có cấu tạo đơn bằng cách dùng độc lập một yếu tố thuần Việt chiếm đa số và chủ yếu xảy ra ở ĐDĐHTN và chỉ một số ít ĐDĐVDC, ĐDCTNT. Ví dụ: núi Voi (PT), đồi Sim (LH), xóm Nhâu (LM)…

Loại địa danh có cấu tạo đơn là một yếu tố Hán Việt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chẳng hạn:suối Đát (LH).

Ngoài ra còn có một số địa danh có cấu tạo đơn bằng cách sử dụng một từ của ngôn ngữ dân tộc thiểu số, nhƣ: đán Đeng (VC), pò Mò (SM)…

Những địa danh này là chỉ có một yếu tố nên chúng ta không xét đƣợc về mặt cấu trúc từ pháp của nó.

b) Đặc điểm của những địa danh có cấu tạo phức

Các địa danh phức có thể đƣợc cấu tạo theo quan hệ chính phụ hoặc đẳng lập theo phƣơng thức cấu tạo từ ghép của tiếng Việt.

Có những địa danh đƣợc cấu tạo bằng cách ghép 2 yếu tố Hán Việt với nhau. Loại địa danh này xuất hiện nhiều đối với các ĐDĐVDC, ví dụ: xã Bình

Long, xóm Đại Long (BL), xóm An Thành (TN), núi Yên Lạc, đồi Phúc Minh

Có những địa danh đƣợc cấu tạo bằng cách ghép hai yếu tố Hán Việt đƣợc tách ra từ một hoặc hai địa danh phức khác. Ví dụ: ở Võ Nhai hiện nay có 2 địa danh là xã Lâu Thượng và xã Phú Thượng. Đây là 2 xã đƣợc tách ra từ một xã trƣớc đây có tên là Lâu Phú Thượng. Hay: xóm Hiên Minh (LH)

đƣợc cấu tạo bằng cách lấy yếu tố thứ hai “Hiên” trong địa danh của xã La Hiên, còn “Minh” là yếu tố thứ hai trong tên gọi của xã Bình Minh vốn là quê

gốc của ngƣời dân di cƣ lên xã La Hiên sinh sống.

Có nhiều địa danh phức đƣợc cấu tạo bằng phƣơng thức ghép một yếu tố thuần Việt này với một yếu tố thuần Việt khác có cấu trúc tuân theo ngữ pháp tiếng Việt - chính phụ hoặc đẳng lập. Ví dụ: suối Hai Nguồn (TX), xóm

Đồng Danh (TX), xóm Trúc Mai (LH), xóm Đồng Ruộng (TX)…

Đối với các ĐDĐVDC có thể có một số địa danh đƣợc cấu tạo bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt trong địa danh gốc với một chữ số Arập chỉ thứ tự đi sau. Trong trƣờng hợp này, số thứ tự đi sau có chức năng phân biệt hạn định cho các yếu tố gốc đứng trƣớc, ví dụ: xóm Ngọc Sơn 1, xóm Ngọc

Sơn 2 (TS).

Trong số địa danh phức có thể có địa danh hỗn hợp đƣợc tạo ra hoặc bằng cách ghép một yếu tố gốc Hán đứng trƣớc và một yếu tố thuần Việt đứng sau. Ví dụ: Thị trấn Đình Cả, trong trƣờng hợp này yếu tố chính đứng trƣớc, yếu tố phụ đứng sau có chức năng hạn định cho yếu tố chính.

Hoặc đƣợc tạo nên bằng cách ghép yếu tố thuần Việt trƣớc, Hán Việt sau, ví dụ: núi Ba Mộc (VC), xóm Làng Giai (LH), xóm Bãi Lai (ĐC). Cấu tạo của địa danh tuân theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt, yếu tố thuần Việt đứng trƣớc giữ vai trò là yếu tố chính, yếu tố Hán Việt đứng sau giữ vai trò là chức năng phụ hạn định.

Ngoài ra còn phải kể đến loại địa danh phức hỗn hợp trong thành phần cấu tạo sử dụng yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số kết hợp với yếu tố thuần

Việt. Ví dụ: đƣờng Khau Vàng (SM), cầu Nà Trang (ĐC) (trong tiếng Tày-

Nùng, Khau có nghĩa là “núi, rừng”, Nà có nghĩa là “ruộng”).

Có một số địa danh phức đƣợc cấu tạo bằng cách ghép các yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số với nhau. Ví dụ: hang Phiêng Tung (TS), xóm Cao Lầm (các địa danh này chủ yếu thuộc địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh sinh sống từ lâu đời).

Tóm lại, phƣơng thức cấu tạo mới đã tạo ra cho Võ Nhai 2 loại địa danh phức xét về thành phần cấu tạo, trong đó chiếm số lƣợng nhiều nhất là loại có cấu tạo thuần gồm các yếu tố gốc Hán hoặc thuần Việt và loại có cấu tạo hỗn hợp: gốc Hán, thuần Việt và ngôn ngữ dân tộc thiếu số. Đây là hệ quả của sự vay mƣợn và tiếp xúc ngôn ngữ của cƣ dân Võ Nhai.

2.4.2.2 Đặc điểm của những kiểu cấu tạo địa danh do phương thức chuyển hoá chi phối

Trong cách định danh các đối tƣợng địa lí còn có một cách tạo ra địa danh bằng phƣơng thức chuyển hóa một địa danh có sẵn, tức là lấy tên gọi của đối tƣợng địa li này để gọi tên cho một đối tƣợng địa lí khác. Nhìn chung có thể nhận thấy hai cách thức chuyển hóa. Phƣơng thức thứ nhất là chuyển hóa theo lối lấy tên gọi của đối tƣợng địa lí này để gọi tên cho một đối tƣợng địa lí khác. Phƣơng thức thứ hai là chuyển hóa giữa các loại hình trong địa danh.

Trƣớc hết nói về phƣơng thức chuyển hóa địa danh bằng cách lấy tên gọi của đối tƣợng địa lí này để gọi tên cho một hoặc nhiều đối tƣợng địa lí khác. Đây là trƣờng hợp các đối tƣợng địa lí khác nhau ở địa phƣơng khác nhau mang cùng tên (hay đồng âm). Trong số các đối tƣợng địa lí cùng tên thì cần phải xác định rõ địa danh ở địa phƣơng nào là địa danh gốc thì mới xác định đƣợc cơ sở chuyển hóa, sau đó mới tìm ra đƣợc phƣơng thức chuyển hóa địa danh. Sau khi chuyển hóa, địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với

địa danh mới. Đây là phƣơng thức chuyển hoá địa danh diễn ra trong cùng một loại hình địa danh. Phƣơng thức chuyển hóa địa danh loại này chính là những địa danh trùng và địa danh mang tên ngƣời. Trong tổng số 617 địa danh của Võ Nhai có 124 địa danh đƣợc tạo nên do phƣơng thức chuyển hóa này có 116 địa danh trùng và 8 địa danh mang tên ngƣời.

Số liệu thống kê cụ thể đối với sự chuyển hóa trong nội bộ một loại hình địa danh ở Võ Nhai nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trƣờng hợp chuyển hóa trong loại hình ĐDĐHTN: trong tổng số 338 ĐDĐHTN có 9 trƣờng hợp chuyển hóa, chiếm 2,66%. Ví dụ: sự chuyển hoá giữa các địa danh chỉ các đối tƣợng địa lí ở các địa phƣơng khác nhau sau đây: Đồi Yên Ngựa (La Hiên) và đồi Yên Ngựa (Bình Long).

Khuổi Luông (Đình Cả) và Khuổi Luông (Thần Sa). Đèo Bụt (LH) và đèo Bụt (PG).

+ Trƣờng hợp chuyển hóa trong loại hình ĐDĐVDC: có 4 trƣờng hợp chuyển hóa trong 189 địa danh, chiếm 2,116%. Ví dụ:

Phố Đình Cả và thị trấn Đình Cả.

Xóm Trúc Mai (La Hiên ) và xóm Trúc Mai (Lâu Thƣợng).

+ Trƣờng hợp chuyển hóa trong ĐDCTNT: có 2 trƣờng hợp chuyển hóa trong 91 địa danh, chiếm 2,197%. Ví dụ:

Cầu Treo (DT) và cầu Treo Vẽn (BL)

Nhƣ vậy, hiện tƣợng chuyển hoá địa danh theo kiểu lấy tên đối tƣợng địa lí này gọi đối tƣợng địa lí khác chủ yếu xảy ra ở loại hình địa danh tự nhiên do các địa hình tự nhiên này giống nhau về hình thức, nhƣng nằm ở các địa phƣơng khác nhau. Đôi khi hiện tƣợng chuyển hoá này có thể xảy ra ở các địa danh công trình nhân tạo giống nhau (cống, cầu treo…). Thực chất đây là sự chuyển hoá địa danh theo lối ẩn dụ về hình thức. Hiện tƣợng chuyển hoá này ít xảy ra đối với các địa danh chỉ đơn vị dân cƣ (kiểu xóm Trúc Mai ở xã

La Hiên và xóm Trúc Mai ở xã Lâu Thƣợng), vì dễ gây lầm lẫn trong việc quản lí hành chính.

Hiện tƣợng chuyển hóa địa danh còn xảy ra giữa các loại hình địa danh khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:

* ĐDĐHTN chuyển sang loại hình khác: có 14 trƣờng hợp, chiếm 4,142%, ví dụ:

+ Chuyển sang ĐDĐVDC: suối Hang (LH) chuyển hóa thành làng

Hang (LT).

+ Chuyển sang ĐDCTNT: sông Đào chuyển hóa thành cầu Sông Đào (ĐC). Di tích Rừng Khuân Mánh chuyển hóa thành đường Khuân Mánh (TX). * ĐDĐVDC chuyển sang các loại hình khác, có 31 trƣờng hợp, chiếm 16,402%. Ví dụ:

+ Chuyển sang ĐDĐHTN: xóm Mỏ Gà chuyển hóa thành suối Mỏ Gà

(PT), xóm Bậu chuyển hóa thành ruộng Bậu (BL).

+ Chuyển sang ĐDCTNT: xóm Bứa chuyển hóa thành đƣờng Đồng

Bứa (BL), xóm Đồng Đình chuyển hóa thành đƣờng Đồng Đình (VC).

Phƣơng thức chuyển hóa thành tố chung chiếm số lƣợng lớn nhƣ ở mục 2.2.2 luận văn đã phân tích và thống kê.

Hiện tƣợng chuyển hoá địa danh còn có thể xảy ra trong trƣờng hợp các nhân danh chuyển hóa thành địa danh.

Địa danh mang tên ngƣời chiếm số lƣợng ít trong hệ thống địa danh Võ Nhai, chỉ có 15 địa danh, chiếm 2,427%. Ví dụ: phố Thái Long ( ĐC), hang

Chu Văn Tấn (LH). Ngoài ra có một số địa danh mang tên ngƣời thuộc

ngôn ngữ dân tộc thiểu số, ví dụ: nà Pá Sao, nà Má Ít, nà Da Bành (SM)

(trong tiếng Tày - Nùng, “pá” nghĩa là “bố”, “má” nghĩa là “mẹ”, còn “Sao”, “Ít”,”Da Bành” là tên ngƣời).

Tóm lại, địa danh Võ Nhai sử dụng hai phƣơng thức định danh là phƣơng thức cấu tạo mới và phƣơng thức chuyển hóa một địa danh đã có sẵn theo lối ẩn dụ về hình thức (trong nội bộ một loại hình địa danh) hoặc theo lối hoán dụ (khi chuyển hoá giữa các loại hình địa danh). Các phƣơng thức này có ảnh hƣởng và tác động về mặt cấu tạo đến các địa danh, đồng thời nêu lên đƣợc tính có lí do, phƣơng thức đặt tên trong tƣ duy ngƣời Việt ở Võ Nhai.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN) TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (Trang 71 - 76)