1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

57 714 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam.

Trang 1

CHƯƠNG INHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ

1 Khái niệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng kháiniệm doanh nghiệp vừa và nhỏ và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ vàcực nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam Vấn đề tiêu chí doanhnghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sựphát triển của khu vực này trong nhiều năm qua Định nghĩa về doanhnghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ rừ ràng phải dựa trước tiênvào quy mô doanh nghiệp Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốnđăng kí, doanh thu , các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từngchương trỡnh phỏt triển khỏc nhau

Ở Việt Nam đó giải quyết vấn đề định nghĩa này một phần nào Côngvăn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ

và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinhdoanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND vàUSD tại thời điểm ban hành công văn) Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựngmột bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụcho việc hoạch định chính sách Trên thực tế tiêu chí này không cho phépphân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ Vỡ vậy, tiếp theo đó Nghịđịnh số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và

vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đó đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng

ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bỡnh hàng năm không quá 300 người” Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9

nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanhnghiệp nhỏ

Trang 2

2.Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu vàquy định khác nhau tuỳ theo từng nơi Các tiêu chí để phân loại doanh

nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên

môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưngthường khó xác định trên thực tế Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở

để tham khảo trong, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực

tế Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá

trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận Trong đó:

Số lao động: có thể lao động trung bỡnh trong danh sỏch, lao độngthường xuyên, lao động thực tế;

Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn)

cố định, giá trị tài sản cũn lại;

Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm(hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này)

Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số laođộng Cũn một số tiờu chớ khỏc thỡ tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước

Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉmang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Trỡnh độ phát triển kinh tế của một nước: trỡnh độ phỏt triển càng

cao thỡ trị số cỏc tiờu chớ càng tăng lên Ví dụ như một doanh nghiệp có

400 lao động ở Việt Nam không được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưnglại được tính là SME ở CHLB Đức Ở một số nước có trỡnh độ phát triểnkinh tế thấp thỡ cỏc chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa

và nhỏ sẽ thấp hơn so với các nước phát triển

Tớnh chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử

dụng nhiều lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưngnhiều vốn như hoá chất, điện Do đó cần tính đến tính chất này để có sự sosánh đối chứng trong phân loại các SME giữa các ngành với nhau Trongthực tế, ở nhiều nước, người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm

Trang 3

ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau Ngoài ra có thể dùng khỏi niệm

hệ số ngành (Ib) để so sánh đối chứng giữa các ngành khác nhau

Vựng lónh thổ: do trỡnh độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy

mô doanh nghiệp cũng khác nhau Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) đểđảm bảo tính tương thích trong việc so sỏnh quy mụ doanh nghiệp giữa cỏcvựng khỏc nhau

B ng : Tham kh o v tiêu chí doanh nghi p ảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp ảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp ề tiêu chí doanh nghiệp ệp

v a v nh m t s n ừa và nhỏ ở một số nước à nhỏ ở một số nước ỏ ở một số nước ở một số nước ột số nước ố nước ước c

ÚC - Sản xuất : dưới 100 LĐ

- Phi sản xuất: dưới 20 LĐ

MỸ - Doanh nghiệp nhỏ: dưới 100 LĐ

- Doanh nghiệp vừa: 101-499 LĐ

NHẬT - Sản xuất:dưới 300 LĐ hoặc dưới 100 triệu Yên

- Bán lẻ, dịch vụ: dưới 50 LĐ hoặc dưới 10 triệu Yên CHLB ĐỨC - Dưới 500 LĐ

ĐÀI LOAN

- Công nghiệp, xây dựng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 300 LĐ

- Khai khoáng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 500 LĐ

- Thương mại, vận tải và dịch vụ khác: dưới 40 triệu NT$ doanh thu, dưới 50 LĐ

(Nguồn : tổng hợp từ dữ liệu sưu tầm được qua các trang web trên mạng)

Tớnh lịch sử: một doanh nghiệp trước đây được coi là lớn, nhưng

với quy mô như vậy, hiện tại hoặc tương lai có thể được coi là vừa hoặcnhỏ Như vậy trong việc xác định quy mô doanh nghiệp cần tính thêm hệ sốtăng trưởng quy mô doanh nghiệp trung bỡnh (Id) trong từng giai đoạn Hệ

số này chỉ được sử dụng khi xác định quy mô doanh nghiệp cho các thời kỡkhỏc nhau

Mục đích phân loại: khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau

tuỳ theo mục đích công việc phân loại

Như vậy có thể xác định được quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộcmột ngành hoặc một địa bàn cụ thể theo công thức sau:

F(Sba) = Ib* Ia*Sa/ IdTrong đó:

Trang 4

F(Sba): quy mụ một doanh nghiệp thuộc một ngành và trờn một lónh thổ

cụ thể

Ib,Ia,Id: tương ứng là hệ số vùng, ngành, hệ số tăng trưởng quy mô doanhnghiệp;

Sa : quy mô vừa và nhỏ chung trong một nước

Cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ cú vai trũ quan trọng trong nền kinh tế mộtquốc gia, khu vực và toàn cầu Cỏc ưu thế và nhược điểm của loại hỡnhdoanh nghiệp này sẽ được trỡnh bày dưới đây nhằm đem lại một cái nhỡnsõu vào bản chất của loại hỡnh này, cho phộp ta định ra hướng đi rừ ràngtrong việc xác định hướng phát triển cho loại hỡnh này

3.Ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cú những lợi thế rừ ràng, đó là khả năngthoả món nhu cầu cú hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynhhướng sử dụng nhiều lao động với trỡnh độ lao động kỹ thuật trung bỡnhthấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với cácnhu cầu và thay đổi của thị trường Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bướcvào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của cỏc doanh nghiệp lớn (doquy mô doanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất,những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường mà các doanh nghiệp lớnkhông đáp ứng vỡ mối quan tõm của họ đặt ở các thị trường có khối lượnglớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hỡnh sản xuất cú địa điểm sản xuấtphân tán, tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều điểm mạnh:

- Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường.

Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng khụng lớn, cácđiều kiện sản xuất đơn giản là đó cú thể bắt đầu hoạt động Vũng quay sảnphẩm nhanh nờn cú thể sử dụng vốn tự cú, hoặc vay bạn bố, người thân dễdàng Bộ máy tổ chức gọn nhẹ linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định Đồngthời, do tính chất linh hoạt cũng như quy mô nhỏ cảu nó, doanh nghiệp cóthể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyểnđổi hướng kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén

Trang 5

trong lựa chọn thay đổi mặt hàng Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra sự sốngđộng trong phát triển kinh tế.

- Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

Đó là bởi vỡ cỏc doanh nghiệp loại này cú mức vốn đầu tư nhỏ, sửdụng ít lao động nên có khả năng mạo hiểm sẵn sàng mạo hiểm Trongtrường hợp thất bại thỡ cũng khụng bị thiệt hại nặng nề như các doanhnghiệp lớn, có thể làm lại từ đầu được Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa

và nhỏ có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới này: do tính chất nhỏ bé vềquy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất dâychuyền hàng loạt Họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinhdoanh mạo hiểm

- Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp.

Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản

cố định cũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện chophép Đồng thời doanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thếvốn Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn,sử dụng hợp lý cỏc nguồnlực của mỡnh, cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh tế

- xó hội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và cósức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp có nhiều hạn chế

- Khụng cú hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.

Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ tất nhiên là không lớn lắm Sốlượng lao động trong một doanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao độngtrong xí nghiệp chưa quá mức rừ rệt Mối quan hệ giữa người thuê lao động

và người lao động khá gắn bó Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thỡ dễ dànxếp

4 Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cỏc hạn chế của loại hỡnh doanh nghiệp này đến từ hai nguồn Cáchạn chế khách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính

Trang 6

các lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của SMEs nằm trong chính đặc điểmcủa nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâmvào tỡnh trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, haytiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào doanh nghiệp

mà nó cung cấp sản phẩm

- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặcbiệt là các công nghệ đũi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường

- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp,thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sảnphẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nói cách khác là không

đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng caođược năng suất và hiệu quả kinh doanh

- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trườngcác doanh nghiệpvừa và nhỏ thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường

- Do tính chất vừa và nhỏ của nó, SMEs gặp khó khăn trong thiết lập

và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phươngdoanh nghiệp đó đang hoạt động

- Cũng do tớnh chất vừa và nhỏ của nú, SMEs gặp khó khăn trongthiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường

5 Vai trũ của doanh nghiệp vừa và nhỏ

a Tạo ra nhiều việc làm với chi phớ thấp

Các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thích hợp với các phươngpháp tiết kiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giảiquyết thất nghiệp hiệu quả nhất

Thứ nhất, do đặc tính phân bố rải rác của chúng Các doanh nghiệp

loại này thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm chonhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu,vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trỡnh

Trang 7

độ tay nghề thấp Nhờ vậy chúng vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phầngiảm dũng người chuyển về thành phố tỡm việc làm.

Thứ hai, do tớnh linh hoạt, uyển chuyển dễ thớch ứng với các thay

đổi của thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong trường hợp cóbiến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, khôngphải vỡ cấp quản lý bất tài mà bởi vỡ doanh nghiệp lớn thỡ khú xoay trởnhanh Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thảibớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển đượctrong điều kiện cung lớn hơn cầu Trong khi đó do khả năng linh hoạt, cóthể thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp vừa vànhỏ vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảmlao động

Bảng : Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á

(Albert Bery: Các hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ dưới tác động

của tự do hoá thương mại và tỷ giá: kinh nghiệm của Canada và Mỹ Latinh,1996)

b Cung cấp cho xó hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại

Các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút một lượng lớn lao động

và tài nguyên của xó hội để sản xuất ra hàng hoá Để có thêm sức cạnhtranh trực tiếp với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hoá của họ nói chungthiên về sự đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng cónhiều cơ hội được lựa chọn Bên cạnh đó họ cũng tiến vào nhiều thị trườngnhỏ mà các công ty lớn bỏ qua vỡ doanh thu từ đó quá nhỏ

Trang 8

c Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh

Một số những người có tài trong quản trị kinh doanh không muốnlàm việc trong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để tiện đườngvùng vẫy Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất thích hợp đối với họtrong việc thử sức của mỡnh Bờn cạnh đó các công ty tư nhân lớn nóichung đều xuất phát từ các công ty nhỏ đi lên Tập đoàn Microsoft của tỷphú Bill Gates cũng do ông ta xây dựng dần lên Ông ta vào lúc 20 tuổi vẫncũn là một người chưa có nhiều tài sản, bỏ học đại học để mở doanh nghiệpriêng của mỡnh Chưa đầy 30 năm sau đó trở thành người giàu nhất thế giới,

là một điển hỡnh của người làm giàu dựa vào năng lực của mỡnh

Cỏc cụng ty nhỏ là cũn là nơi huấn luyện nguồn nhân lực cho cáccông ty lớn Các nhân viên sẽ học được những kỹ năng ban đầu về quản lýrất cần thiết, được công ty lớn đánh giá cao như là:

Điều hành kinh doanh Quan hệ với khỏch hàng

Kiểm soỏt và quản lý nhõn viờn Quy định xuất nhập khẩu

Quản lý thời gian Công nghệ thông tin hiện đại

Điều hành văn phũng Các quy định về thuế

Bỏn hàng và tiếp thị Luật lệ cụng ty

Xỳc tiến sản phẩm và dịch vụ Bỏn hàng

Định giá và lợi nhuận Quan hệ với quan chức chớnh phủ

Đây là các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn và việc đàotạo chúng cho người lao động cần thời gian Các doanh nghiệp nhỏ sẽ thựchiện “hộ” khâu này Nhân viên công ty nhỏ sau một thời gian có được kinhnghiệm rồi sẽ được các công ty lớn thu nhận

d Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương

Nhỡn chung cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở ra ở địa phương nàođều có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó Khi các

Trang 9

doanh nghiệp loại đó được mở ra thỡ người dân lao động ở địa phương cócông ăn việc làm, có nguồn thu nhập Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm-đầu tưcủa địa phương đó được bổ sung.

e Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn

Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động củacác đơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vỡ một nguyờn nhõn đơn giản là quy môcủa chúng quá lớn Quy luật của vật lý là khối lượng một vật càng lớn thỡquỏn tớnh của nú càng lớn Cũng vậy, cỏc đơn vị kinh tế càng to lớn thỡcàng thiếu tớnh linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác làsức ỡ càng lớn.Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tàinguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, khôngbắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường Ngược lại, một nềnkinh tế có một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên

“nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽđược nâng cao

f Cải thiện mối quan hệ giữa cỏc khu vực kinh tế khỏc nhau

g Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế

Một nền kinh tế bao giờ cũng cú “vựng biờn giới”, “vùng sâu”, “vùngxa” Đó là các khu vực địa lý hoặc cỏc thị trường có quy mô nhỏ, kém pháttriển, hoặc là xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên Các công ty lớn thường

bỏ qua các khu vực đó vỡ cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằngnguồn lợi thu được từ nơi khác với cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác làchi phí cơ hội của vùng đó cao Nếu một nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệplớn thỡ điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển không đều giữa các vùng,không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tếcũng như gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế Tuy nhiên đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ thỡ chi phớ cơ hội của các vùng này là chấp nhậnđược, xứng đáng với nguồn lợi thu lại Vỡ vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đâynếu có các chính sách ưu đói thớch hợp của chớnh quyền địa phương

h Giữ gỡn và phỏt huy cỏc ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dõn tộc

Trang 10

Trong quỏ trỡnh hiện đại hoá, công nghiệp hoá các ngành nghề truyềnthống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủcông với sản xuất dây chuyền hàng loạt Một ví dụ như: thợ đóng giày cóthể đóng những đôi giày rất bền dùng được hàng năm không hỏng Nhưngtrong thời hiện đại phải đối mặt với các xí nghiệp sản xuất giày có sản phẩmkhông bền lắm, đổi mới theo mùa và giá rẻ hơn so với giày thủ công Mộtthợ thủ công hay vài người thỡ khụng thể đương đầu được với các doanhnghiệp lớn đó Muốn tồn tại được các thợ thủ công phải hợp nhau lại thànhlập doanh nghiệp, sau đó quảng cáo xa rộng để tỡm đến các khách hàngtiềm năng của các sản phẩm thủ công Trong xó hội luụn tồn tại nhu cầu đốivới các sản phẩm truyền thống, vấn đề là phải làm cho những khách hàng đóbiết đến sản phẩm của mỡnh.

Loại hỡnh doanh nghiệp vừa và nhỏ cú thể núi là rất thích hợp chosản xuất thủ công Các ngành nghề truyền thống có thể dựa vào đó để sảnxuất, kinh doanh, quảng cáo Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến cũng sẽ dầntiếp cận vào các ngành nghề này Và đó cũng là một điều cần phải xẩy ratrong thời đại công nghiệp

Cụ thể hơn ta hóy hỡnh dung một cảnh như sau: một số thợ đóng giàyhợp nhau lại thành một doanh nghiệp Trong thành phố địa phương của họchỉ có một số nhỏ khách hàng ưa thích loại giày đóng thủ công và sẵn sàngtrả giá (dù là cao) để đi loại giầy này cầu nhỏ Doanh nghiệp đó đáp ứngđược nhu cầu đó Sau đó doanh nghiệp tiến hành một chiến dịch quảng cáotrên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Internet Sau một thời giancác khách hàng có nhu cầu tương tự ở tại các thành phố khác trong cả nướcliên lạc đặt mua Tiếp sau nữa là các khách hàng nước ngoài ưa thích kiểudáng giày quảng cáo trên Internet cũng liên lạc đặt mua Bên cạnh đó cácnghệ nhân cũng sử dụng thêm một số công nghệ mới để hỗ trợ thêm choviệc chế tạo giày như là dùng máy tính để tạo hỡnh sản phẩm trước, Trongquá trỡnh phỏt triển đó họ tiếp cận và làm quen với các kỹ thuật và côngnghệ mới Tuy khách hàng địa phương của họ không nhiều nhưng kháchhàng trên toàn cầu chiếm một lượng đủ để họ tồn tại được trước thách thứccủa những đôi giày hiện đại giá rẻ rất mốt được sản xuất hàng loạt kia

Trang 11

6 Phỏp luật chi phối doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Bảng : Hệ thống các nhóm văn bản luật pháp trực tiếp liên quan

doanh nghiệp vừa và nhỏ

Luật Doanh nghiệp

(1999) Luật Công ty vàLuật Doanh

nghiệp tư nhân (21-12-1990), Nghị định số 66/

HĐBT ngày

2-3-1992 cho các hộ kinh doanh cá thể

Luật Doanh nghiệp 1999 và Nghị định số 02/2000 hướng dẫn việc thực thi Luật Doanh nghiệp, đưa ra khuôn khổ pháp lý hiện đại đầu tiên cho tất cả các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong nước: Luật quy định việc thành lập các công ty qua việc đăng ký kinh doanh tự giỏc, hơn

là thông qua phê chuẩn và cấp phép của chính phủ.

Luật Phỏ sản Doanh

nghiệp (1993) Luật quy định cơ sở để đánh giá các doanhnghiệp bị phá sản, các thủ tục yêu cầu và

tuyên bố phá sản doanh nghiệp Luật Thuế giá trị gia

tăng

Luật Thuế doanh thu

Luật này xác định mức thuế giá trị gia tăng,

là mức thuế tính trên giá trị hàng hoá và dịch vụ trong quỏ trỡnh sản xuất, lưu thông

và tiêu dùng

Luật Thuế thu nhập

doanh nghiệp (1999)

Luật Thuế lợi tức Các đối tượng chịu thuế thu nhập của

doanh nghiệp được quy định bởi luật này là thu nhập của tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất và kinh doanh Tỷ lệ thuế thu nhập của doanh nghiệp theo quy định của Luật là 32 % ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt

Bộ luật Lao động điều chỉnh các mối quan

hệ lao động tại doanh nghiệp Mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam là 210 000 VNĐ

Luật khuyến khích đầu

tư trong nước (1994)

Xác định những ưu đói đầu tư trong nước vào các vùng có khó khăn về kinh tế-xó hội

và cỏc hoạt động kinh tế chiến lược, bao gồm về đầu tư tạo nhiều việc làm mới Luật Thương mại

Trang 12

45/1998/NĐ-CP

Trang 13

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DNVVN TẠI VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển các DNVVN ở Việt nam diễn ra từkhá lâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau, môi trườngkhác nhau mà nhìn chung là chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính

là cuộc trường kỳ kháng chiến kéo dài gần một thế kỷ và những quan điểmchính trị thời kỳ hậu chiến tranh

Giai đoạn trước năm 1945, khi mà Việt nam còn nằm trong ách thốngtrị của thực dân Pháp thì cũng đã tồn tại một số lượng đáng kể các doanhnghiệp mà lúc đó là các cơ sở, các xưởng sản xuất nhỏ chủ yếu tập trung vàocác lĩnh vực nông nghiệp, các nghề thủ công truyền thống Các mặt hànggiai đoạn nay phần lớn vẫn ở dạng nguyên sơ nhưng cũng đáp ứng được nhucầu củ nhân dân trong hoàn cảnh rất đặc biệt của thời kỳ đô hộ, thậm chínhiều hàng còn được gửi đi triển lãm ở một số nước phương Tây thời bấygiờ

Trong giai đoạn từ cuộc cách mạng tháng 8/1945 thành công và cảnước bước vào giai đoạn kháng chiến chống pháp Các DNVVN lúc này tồntại cả ở vùng ta và vùng địch, đáng chú ý là các DNVVN ở vùng căn cứ đãđóng góp vai trò đáng kể, vừa phục vụ nhu cầu thời chiến của nhân dân, vừađáp ứng nhu cầu hậu cần cho kháng chiến lâu dài

Sau thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy, cả miền bắc bắt tay vào xâydựng lại đất nước trên con đường xây dựng CNXH Các DNVVN ra đời rấtnhanh và nhiều trong giai đoạn này, lúc này chịu sự chi phối của đường lốichính trị hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh được khuyến khíchphát triển, còn các DNVVN dưới hình thức sở hữu tư nhân thì bị loại trừ,trong khi đó loại hình DNVVN tư nhân ở miền Nam lúc đó lại rất phát triển

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 và đến trước đại hội VIII.Điểm đáng lưu ý trong các DNVVN ở giai đoạn này là ở Miền nam, kinh tế

tư nhân là hình thức bị kỳ thị và các DNVVN dưới hình thức sở hữu tư nhânbuộc phải quốc hữu hoá, DNVVN của tư nhân bị cải tạo, xoá bỏ, không

Trang 14

khuyến khích phát triển Nếu muốn tồn tại thì phải tồn tại dưới dạng khácnhư dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, công tư hợp danh.

Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam năm 1986 thực sự là mộtbước ngoặt, Đại hội VI đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sử hữu khácnhau, thay đổi quan điểm với kinh tế tư nhân, từ kỳ thị chuyển sang coitrọng Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sảnxuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ,thương mại ra đời và phát triển

Bên cạnh đó, từ năm 1986 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều vănbản pháp quy, quy định chế độ chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể,doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước Đáng chú ý làNghị quyết 16 của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (1988); Nghị định

27, 28, 29 /HĐBT (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình;Nghị định 66/HĐBT về nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định, Công văn số681/CP-KTN ngày 20/6/98 về định hướng chiến lược và chính sách pháttriển DNVVN và một loạt các Luật như: Luật công ty, Luật doanh nghiệp tưnhân mà nay hai Luật này đã được gộp lại thành Luật doanh nghiệp (1999),Luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật khuyến khích đầu tưtrong nước(1994), Luật đầu tư nước ngoài(1989) đã tạo điều kiện và môitrường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển

Trong thời gian qua, nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý vànhiều địa phương nghiên cứu về DNVVN như: Bộ kế hoạch và đầu tư(MPI), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương(CIEM), Phòng thươngmại và công nghiệp Việt nam (VCCI), Hội đồng liên minh các hợp tác xãViệt Nam(VCA), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh; nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế bàn về chínhsách hỗ trợ DNVVN đã được tổ chức, và cũng đã có nhiều tổ chức quốc tế,các dự án hỗ trợ về tài chính và khoa học cho DNVVN, trong đó có ViệnFriedrich Ebert (FES) của CHLB Đức, Ngân hàng hợp tác và phát triển Nhậtbản (JBIC), Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Dự án hỗ trợ của phònghợp tác quốc tế Nhật bản (JICA), Chương trình phát triển dự án Mekong vềDNVVN (MPDF) Bên cạnh đó, Cũng có rất nhiều trung tâm ra đời với mụcđích hỗ trợ các DNVVN, đó là Trung tâm xúc tiến DNVVN thuộc Phòng

Trang 15

Thương mại và Công nghiệp Việt nam (SME PC/VCCI) ở số 9 Đào DuyAnh, Trung tâm hỗ trợ DNVVN thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chấtlượng (SMEDEC) ở số 8 Hoàng Quốc Việt, Trung tâm dịch vụ và hỗ trợDNVVN (BPSC) ở số 7 Nguyễn Thái Học, Câu lạc bộ DNVVN Hànội( HASMEC) ở số 418 Bạch Mai…

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, DNVVN vẫn gặpkhông ít những khó khăn, vướng mắc, và nhằm đáp ứng yêu cầu của sự

phát triển kinh tế của đất nước, chính phủ đã có Nghị định 90/2001/CP-ND

ngày 23/11/2001 về chính sách trợ giúp, phát triển DNVVN trong đó quy

định rõ khái niệm, tiêu chí xác định DNVVN ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của DNVVN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các biện pháp, các chính sách hỗ trợ DNVVN phát triển Chính phủ

còn giao cho MPI đứng lên làm đầu mối phối hợp các Bộ, các ngành và địaphương tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh dự thảo “Chiến lược và chính sáchphát triển DNVVN”, đề xuất giải pháp thực hiện để chính phủ xem xét vàphê duyệt

Nghị định cũng quy định việc thành lập “Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” trực thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, để giúp Bộ trưởng Bộ

Kế hoạch - Đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến phát

triển DNVVN; thành lập “Hội đồng khuyến khích phát triển DNVVN” làm

nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến

khích phát triển DNVVN; thành lập “Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNVVN”

thuộc các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,nhằm thực hiện các chương trình trợ giúp một cách thiết thực và có hiệuquả; khuyến khích, tạo điều kiện để các DNVVN tham gia các hiệp hộidoanh nghiệp đã có và thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp,nhằm triển khai các hoạt động kể cả thu hút các nguồn lực từ nước ngoài đểtrợ giúp một cách thiết thực, trực tiếp cho DNVVN , các dịch vụ về thôngtin, tiếp thị mở rộng thị trường, đào tạo, công nghệ nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của các DNVVN

Trong thời kỳ từ đổi mới đến hiện nay, số lượng doanh nghiệp của cácthành phần kinh tế có sự biến động rất lớn Trong khi số lượng DNVVNtrong khu vực Nhà nước giảm liên tục, thì số lượng DNVVN trong khu vực

tư nhân trong công nghiệp (doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh, số lượng

Trang 16

lao động trên tổng số, đóng góp cho GDP và tỷ trọng trong tổng đầu tư xãhội cũng tăng nhanh (Xem bảng 5) Quan niệm về kinh tế tư nhân cũng cónhiều đổi mới, không còn cái nhìn kỳ thị như trong giai đoạn bao cấp, với tưtưởng giáo điều và tả khuynh, coi kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tếtiêu cực, là tàn dư của chế độ cũ, là bóc lột, ăn bám…, Đến nay, kinh tế tư

nhân thực sự đã được coi là “một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt nam”

Các DNVVN ở Việt nam, mà đại diện tiêu biểu là khu vực kinh tế tư

nhân và hộ cá thể, đã trải qua 2 bước ngoặt tính từ giai đoạn đổi mới Bước ngoặt thứ nhất có thể xem như cởi trói cho doanh nghiệp là vào cuối thập

niên 80, đầu thập niên 90 khi nhà nước ban hành Luật Đầu tư nướcngoài(1989), Luật khuyến khích đầu tư trong nước(1994), Luật doanhnghiệp tư nhân, Luật công ty(1990), tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời củanhiều loại hình doanh nghiệp Theo VCCI thì trong giai đoạn 1991-1999,mỗi năm nền kinh tế Việt nam tăng thêm 3.388 doanh nghiệp

Có thể xem xét tình hình tổng hợp của khu vực kinh tế tư nhân (đạidiện cho các DNVVN) qua một số các chỉ tiêu chính như số lượng cácdoanh nghiệp tư nhân, số lượng và tỷ lệ lao động so với xã hội, mức đónggóp vào tổng sản phẩm quốc nội (GPP), đầu tư phát triển mức độ đóng gópvào đầu tư phát triển cả nước trong vài năm gần đây theo bảng dưới đây.Trong khi mà chưa có một nguồn nào cung cấp số liệu thống kê chính thứcriêng cho khu vực DNVVN thì các số liệu thống kê về khu vực kinh tế tưnhân có thể xem như đại diện cho các DNVVN, vì như nói từ phần đặc điểm

các DNVVN tại Việt nam, khi nói đến các DNVVN tại Việt nam là chủ yếu nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh

Trang 17

Bảng : Số liệu kinh tế về khu vực kinh tế tư nhân

( Đại diện cho các DNVVN) i di n cho các DNVVN) ện cho các DNVVN).

Số liệu về khu vực kinh tế tư nhân

Trang 18

4.1 Doanh nghiệp của tư nhân tỉ đồng 5.628 6.627

Nguồn: Tổng cục Thống kờ

Bước ngoặt thứ hai bắt đầu kể từ khi Luật doanh nghiệp được ban

hành vào1/1/2000 Trong vòng một năm kể từ khi Luật doanh nghiệp cóhiệu lực có 14.417 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng vốn đăng kýđến hơn 24.000 tỷ (tương đương với 1,65 tỷ USD, trong đó 17.000 là vốnđăng ký mới và 7000 là vốn đăng ký bổ sung của các doanh nghiệp đanghoạt động, tức là tăng hơn ba lần nếu xét về số lượng doanh nghiệp và hộ

Trang 19

kinh doanh, và tăng hơn năm lần nếu xét về số vốn so với năm 1999 Năm

2001, có thêm hơn 21.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật doanhnghiệp, tăng 1,46 lần so với năm 2000, tổng số vốn huy động được của cácdoanh nghiệp đạt khoảng 35.000, tăng gấp 1,78 lần so với cùng kỳ năm

2000 Có thể thấy tình hình năm 2001 như sau:

Bảng : Tổng hợp số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân dến

năm 2001

Loại DN 31/12/98 31/12/99

Đên 31/12/2000 Đến 30/9/2001

Tổngsốđăngký

Đanghoạtđộng

BáonghỉKD

Tổngsốđăngký

Đanghoạtđộng

Báonghỉ KD

1 DNVVN trong lĩnh vực công nghiệp

Từ sau năm 1986, do các chính sách khuyến khích kinh tế ngoài quốcdoanh trong lĩnh vực công nghiệp ra đời, các DNVVN lúc này tồn tại dướinhiều hình thức khác nhau như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh

Trang 20

nghiệp tư nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế quốc doanh Số lượng DNVVNcũng tăng dần

Về cơ cấu phân bố theo vùng: Các DNVVN chủ yếu tập trung ỏ

Miền Nam Việt nam (81%), Số DNVVN tập trung ở miền Bắc chỉ chiếm12,6% tổng số các DNVVN trong công nghiệp

Về ngành nghề kinh doanh: Các DNVVN trong công nghiệp tồn tại

ở 4 nhóm ngành chính sau là

+ Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống: ngành này trong thời

gian qua đã có những thay đổi mạnh mẽ, các giá trị công nghiệp và văn hóa

đã hình thành, những mặt hàng của ngành này đã trở thành một trong cácmặt hàng có thế mạnh của Việt nam Tuy nhiên do góc độ truyền thống vàvăn hóa, sự hội nhập của nhóm ngành này hạn chế bởi tính chất manh mún,quy mô nhỏ, khác biệt văn hóa, cho nên thị trường xuất khẩu rất khó khănđòi hỏi phải tìm được những phân đoạn thị trường ngách

+ Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô: như khoáng sản,

hải sản, lâm sản Trong những năm qua, sự hội nhập của nền kinh tế ViệtNam nói chung, DNVVN nói riêng vẫn dựa rất lớn vào nhóm ngành này-đây là thực trạng cần được đánh giá và điều chỉnh để hình thành chiến lược

cơ cấu ngành bảo đảm hiệu quả cao của quá trình hội nhập Việc tham giahội nhập bằng tài nguyên khai thác một mặt đạt hiệu quả kinh tế - xã hộithấp, mặt khác còn làm cho nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên không táitạo bị suy kiệt, ảnh hởng nghiêm trọng cân bằng sinh thái

+ Nhóm ngành chế biến, lắp ráp: mặc dù mang lại ý nghĩa xã hội

trong việc tạo ra nhiều chỗ làm việc song giá trị thụ hưởng chủ yếu mới chỉdừng lại ở giá trị gia công (phải mua nhiều yếu tố đầu vào từ bên ngoài) Từ

đó, tác dụng tích lũy, thúc đẩy nền kinh tế hạn chế Đặc biệt sẽ chịu nhiềurủi ro của các biến động tiền tệ của khu vực và quốc tế

+ Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao: (máy móc, điện tử,

hóa chất, thiết bị đo lường, động cơ ) có thể coi là mới bắt đầu Hiện tạinhóm ngành này còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư tài chính, công nghệ kỹthuật và trình độ quản lý của nước ngoài DNVVN thuộc lĩnh vực côngnghiệp Việt Nam còn thể hiện sự đuối sức ở nhóm ngành này, bởi không chỉ

lý do tài chính mà còn vì sự tụt hậu của năng lực nghiên cứu cơ bản vànghiên cứu ứng dụng Đây chính là nhóm ngành mà trong chiến lược lâu dài

Trang 21

của quá trình hội nhập cần được đặc biệt quan tâm Chúng cần được phâncông và hợp tác một cách khoa học và hiệu quả để tham gia nhiều nhấtnguồn lực vào quá trình cạnh tranh khu vực và quốc tế

Về lao động: Có quy mô khá nhỏ, phần lớn các DNVVN có số công

nhân< 100 người( chiếm hơn 90%) Theo con số của tổng cục thống kê thìtrong lĩnh vực sản xuất cơ bản các DNVVN chiếm 36% tổng số lao động.Trong lĩnh vực xây dựng là 51%

Về công nghệ: cũng không khác so với tình hình chung của các doanh

nghiệp Việt nam, nói chung là lạc hậu, lỗi thời, tỷ lệ đổi mới công nghệthấp

Trình độ công nghệ lạc hậu, yếu kém thể hiện ở năng lực vận hành, tiếp thucông nghệ, đổi mới công nghệ thấp Khả năng nghiên cứu triển khai tạo sảnphẩm mới cũng không tốt

Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Toàn bộ các DNVVN ( cả Nhà

nước cũng như ngoài quốc doanh và kể các các doanh nghiệp có vốn đầu tưnướ ngoài) tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng năm.Trong đó, bộ phận bộ phận DNVVN ngoài quốc doanh tạo ra 25% giá trịsản lượng công nghiệp

B ng : Giá tr t ng s n l ảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp ị tổng sản lượng công nghiệp năm 1998 ổng sản lượng công nghiệp năm 1998 ảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp ượng công nghiệp năm 1998 ng công nghi p n m 1998 ệp ăm 1998

Doanh nghiệp trong công

nghiệp

Tổng số (Tỷ đồng)

Ước tính phần của DNVVN trong từng loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài quốc

Trang 22

khu vực nhà nước là 11,7%, khu vực nước ngoài tăng 13,1% Có thể thấytình hình đóng góp của các DNVVN qua tình hình đóng góp của các doanhnghiệp ngoài quốc doanh 8 tháng đầu năm 2002 như sau:

B ng : óng góp c a khu v c kinh t ngo i qu c ảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp Đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc ủa khu vực kinh tế ngoài quốc ực kinh tế ngoài quốc ế ngoài quốc à nhỏ ở một số nước ố nước doanh v o m c t ng s n l à nhỏ ở một số nước ức tăng sản lượng công nghiệp 8 tháng ăm 1998 ảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp ượng công nghiệp năm 1998 ng công nghi p 8 tháng ệp

đ u n m 2002 ầu năm 2002 ăm 1998

Thực hiện (Tỷ đồng) Thỏng

8/2002 so với thỏng 8/2001

8 tháng đầu năm 2002 so với cùng kỳ

2001 (%)

7 tháng đầu năm 2002

ước tính tháng 8/2002

Cộng dồn 8 tháng đầu năm 2002

Phõn theo khu vực và thành phần kinh tế

Khu vực doanh nghiệp

Trung ương

Địa Phương

39634 20164

6212 3617

45846 23331

111.7 109.7

112.6 110.2 Khu vực ngoài quốc

Về thị trường: Một thị trường nội địa đông dân với sức tiêu thụ lớn là

cơ hội rất tốt cho các DNVVN ở Việt nam Tuy vậy, với tình hình nhập lậutràn lan như hiện nay thì cơ hội cạnh tranh là rất khó cho các DNVVN nóichung và các DNVVN trong công nghiệp nói riêng Cạnh tranh xét cả theonghĩa cạnh tranh đối với hàng nhập lậu với giá rẻ, và cạnh tranh với cảdoanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.Thêm vào đó là khả năng tiếp cận thịtrường chưa cao, chất lượng sản phẩm hạn chế

Chính phủ cũng không ngừng có những bước tiến tích cực trong việctiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ bên ngoài nói chung và từ các quốc

Trang 23

gia đang phát triển nói riêng Hoạt động hợp tác cùng phát triển, chia sẻ kinhnghiệm giữa Việt nam và các nước không ngừng được tăng cường và củng

cố Việt nam hiện đã có nhiều quan hệ với các nước về phát triển lĩnh vựcDNVVN, đáng kể trong số đó là Italia, Đức, Nhật…Ngày 22/5/2000, tại Hà

nội đã diễn ra “Hội thảo DNVVN trong lĩnh vực công nghiệp - kinh

nghiệm của Italia và Việt nam” do Bộ Công nghiệp, Văn phòng đại diện

của UNIDO và Đại sứ quán Italia tổ chức, qua đó phía Italia cũng chia sẽvới Việt nam những kinh nghiệm quý báu của mình trong việc phát triểnDNVVN Ngày 6/12/2000 cũng tại Hà Nội, Phòng thương mại và côngnghiệp Việt Nam phối hợp với Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (ZDH) của

Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức hội thảo" Hợp tác giữa Chính phủ và

doanh nghiệp nhằm hỗ trợ phát triển DNVVN"

Bên cạnh đó có dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các DNVVN trong lĩnh vựccông nghiệp sản xuất đá ốp lát đã triển khai ngày 4/12/2000 do Trung tâmxúc tiến hợp tác quốc tế (ICPC), Liên minh các hợp tác xã Việt nam, Liênminh Châu Âu và Liên đoàn thủ công nghiệp và dịch vụ Italia(Confartigianato) cùng phối hợp thực hiện Dự án có nguồn vốn 140.000EURO trong đó phía EU tài trợ 80%, mục tiêu của dự án này là nhằm tạo

ra một liên hiệp xuất khẩu cho các DNVVN trong lĩnh vực đá ốp lát củaViệt nam.Qua dự án này, các DNVVN sẽ nắm bắt được những thông tin cầnthiết về hoạt động xuất nhập khẩu, kỹ năng sản xuất và cung cách làm ăncủa các nước EU, mở ra hướng mới cho xuất khẩu của Việt nam sang EU

2 DNVVN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Ngành thương mại dịch vụ, với những lợi thế riêng của nó như vốnđầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, mức lợi nhuận hấp dẫn, thị trường đadạng đã và đang thu hút được một số lượng không nhỏ các DNVVN

Về vốn: Với đặc trưng là thị trường cung ứng vốn chủ yếu là thị

trường tài chính phi chính thức, các chủ doanh nghiệp sử dụng vốn tự có,hoặc vay mượn của ban bè, người thân nên các DNVVN gặp khó khăn rấtnhiều trong vấn đề vốn Các DNVVN trong dịch vụ cũng nằm trong tìnhtrạng chung của các DNVVN là khó có khả năng tiếp cận đến nguồn vốncủa ngân hàng

Về lao động: Nếu như một trong những đặc điểm nổi bật của các

DNVVN nói chung là thu hút nhiều lao động thì các DNVVN trong lĩnh vực

Trang 24

thương mại dịch vụ lại không hoàn toàn như vậy Xuất phát từ tính đặc thùcủa ngành thương mại dịch vụ là ngành ít đòi hỏi lao động Các DNVVNchưa thực sự góp phần quan trọng vào việc giải quyết lực lượng lao động dưthừa nhiều ở nước ta hiện nay.

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của các DNVVN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tuychưa phải là cao nhưng lại cao hơn hiệu quả hoạt động của các DNVVNtrong lĩnh vực công nghiệp Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 1998thì trong khi bình quân một lao động trong các DNVVN công nghiệp tạo radoanh thu 14,6 triệu VND với mức lãi 0,4 triệu VND thì con số này tại cácDNVVN thương mại dịch vụ là 75,8 triệu và 1,3 triệu tiền lãi, tức là bằng407% và 125% so với cách DNVVN công nghiệp Hạn chế ỏ đây là mặc dùdoanh thu rất cao nhưng lãi thì không hơn bao nhiêu so với các DNVVNcông nghiệp

Về cơ cấu: Các DNVVN thương mại dịch vụ tập trung quá đông ở các

thành phố, đô thị và kinh doanh một số ngành như nhau Một số các công ty

đi sâu chuyên doanh mặt hàng ngành hàng nhưng vẫn còn trùng lặp Một sốcác công ty thực hiện chuyên doanh ổn định, còn tuyệt đại đa số thì kinhdoanh tổng hợp

Về kinh doanh:Thiếu sự hợp tác kinh doanh giữa các DNVVN, quản

lí chồng chéo không có sự đồng nhất theo đầu mối ngành nghề nên hiệu quảkinh doanh thấp Hoạt động của các DNVVN không mang tính bổ sung, hợptác mà mang tính cạnh tranh gay gắt do sự tập trung quá đông các DNVVNtại cùng một địa điểm, cùng một lĩnh vực kinh doanh

3 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn.

Với đặc trưng là một nền kinh tế nông nghiệp đi lên thì hiển nhiên làtrong chiến lược phát triển DNVVN để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước thì vai trò của các DNVVN ở khu vực nông thôn có ý nghĩa rất quantrọng Bộ mặt của các DNVVN đã thay đổi phần nào qua dự án VIE/816 doUNDP tài trợ trong vòng 4 năm từ 11/1997 đến 2001.Hiện nay, các ngànhnghề nông thôn thu hút hơn 5 triệu lao động nông nhàn và 11 triệu lao độngphi nông nghiệp Năm 2000, đã tạo ra hơn 4000 tỷ đồng giá trị sản lượng,90% tiêu thụ nội địa và 10% xuất khẩu

Trang 25

Các DNVVN ở khu vực nông thôn với đại diện phổ biến là các doanhnghiệp hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân

Về vốn: Vốn bình quân rất thấp cả về tương đối và tuyệt đối so với

các DNVVN nói chung.Theo báo cáo của Viện bảo hộ lao động và các vấn

đề xã hội - NXB Khoa học và Kỹ thuật , Hà nội , 1998 thì :Với doanhnghiệp hộ gia đình vốn bình quân là 921 USD, với doanh nghiệp tư nhân thì

là 2.153 USD, vốn thấp không chỉ hiểu là như cầu về vốn ở các DNVVNkhu vực nông thôn thấp mà còn hiểu ở sự thiếu hỗ trợ tín dụng

Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Thị trường chủ yếu được phân

làm hai loại là thị trường địa phương và thị trường ở các thành phố lớn

Một điểm sáng trong quá trình phát triển các DNVVN ở nông thôn,nhằm bắt tay vào tìm tiếng nói chung cho các DNVVN khu vực này, ngày

16/8/2002 tại Hà nội, Đại hội thành lập “ Hiệp hội các DNVVN khu vực nông thôn Việt nam” do VCCI tổ chức đã khai mạc với sự tham gia của hơn

100 DNVVN khu vực nông thôn “Hiệp hội các DNVVN khu vực nông thôn” ra đời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển ngành nghề

nông thôn, hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nghiêncứu khoa học, thông tin kinh tế, thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư, thúcđẩy quan hệ hợp tác thương mại trong nước và quốc tế, giữ gìn và phát triểncác làng nghề truyền thống, đầu tư thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ nângcao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiệncông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Hiệp hội cũng đã thông qua nhiệm

kỳ 2002-2007, tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến như thông tin kinh tế,trao đổi góp ý về các cơ chế, chính sách, đào tạo và tư vấn, tổ chức pháttriển DNVVN ở các địa phương, tạo nhịp cầu giao thương phát triển

II TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DNVVN

Một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự tồn tại vàphát triển của các DNVVN là vấn đề cơ chế chính sách, môi trường hànhlang pháp lý cho hoạt động của các DNVVN Dưới đây là những nét chínhkhái quát về ảnh hưởng của một số chính sách vĩ mô đến hoạt động và pháttriển của DNVVN Việt nam

1 Tác động của chính sách thương mại

Trang 26

Trước hết, về vấn đề khởi sự tiến hành sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, các DNVVN cũng đã được “cởi trói” qua quy định mới về việc tiếnhành đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp được quy định tại Luậtdoanh nghiệp Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 20/6/1999,

có hiệu lực từ 1/1/2000 đã luật hoá các quy định thành lập doanh nghiệptheo hướng bãi bỏ cơ chế xin phép thành lập, chủ đầu tư chỉ đăng ký kinhdoanh với hồ sơ hết sức đơn giản, xoá bỏ mọi kiểm tra kiểm soát trước khithành lập, tạo điều kiện cho phép chủ đầu tư nhanh chóng tiếp cận thịtrường, việc giám sát kiểm tra của nhà nước chuyển sang giai đoạn sau đăng

ký kinh doanh Luật doanh nghiệp cũng xoá bỏ vốn pháp định ở hầu hết cácngành nghề ( chỉ còn áp dụng đối với một số ngành nghề như Ngân hàng,Bảo hiểm ) đã tạo điều kiện cho các DNVVN ra đời thuận lợi, giảm tốithiểu các chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp

Kế đó, sự đổi mới chính sách thương mại theo hướng “mở cửa”,không ngừng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, tăng cườngthu hút vốn đầu tư nước ngoài với chiến lược vốn đầu tư trong nước có vaitrò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đã là một trongnhững nhân tố quyết định trong đổi mới kinh tế, đóng góp đáng kể vào tìnhhình đổi mới kinh tế ở Việt nam trong những năm gần đây

Chính sách thương mại của Việt nam đã đạt được những tiến bộ đáng

kể trong suốt giai đoạn vừa qua, đặc biệt với sự ra đời của Luật Thương mại

có hiệu lực từ 1-1-1998 và nghị định số 57/CP hướng dẫn thi hành LuậtThương mại ngày 31/7/1998 đã cải thiện đáng kể các điều kiện tiếp cậnthương mại quốc tế của các DNVVN Thêm vào đó là việc tham gia vàohàng loạt các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới nhưASEAN(1995), APEC(1998)…và đặc biệt là ký được Hiệp định thương mạisong phương với Hoa kỳ vào 20/7/2001 và mở đường cho việc gia nhậpWTO đã được cụ thể hoá bằng nhiều biện pháp cải tổ thương mại theohướng tự do hơn, hội nhập hơn cũng là những thuận lợi và cũng là chứađựng những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp nói chung vàDNVVN nói riêng

a Điều kiện tham gia xuất nhập khẩu của các DNVVN được cải thiện theo cơ chế thông thoáng hơn.

Trang 27

Điều kiện tham gia hoạt động xuât nhập khẩu đã thực sự được mở racho tất cả các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng Nghị định57/CP đã cho phép tất cả các doanh nghiệp được tham gia hoạt động xuấtnhập khẩu trong phạm vi kinh doanh đã đăng ký mà không cần phải có giấyphép xuất nhập khẩu Có thể xem đây là một bước tiến tích cực của Việtnam trong quá trình tự do hoá thương mại.

Trước đó, Theo quy định của Nghị định 33/TTG của Thủ tướng chínhphủ về quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ban hành ngày19/4/1994, các DNVVN muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì phải

có giấy phép mà muốn có giấy phép thì phải đáp ứng các điều kiện như:

Thứ nhất, phải là một pháp nhân có đăng ký kinh doanh theo pháp

luật hiện hành và hoạt động đúng theo phạm vi hoạt động kinh doanh đãđăng ký

Thứ hai, mức vốn lưu động không được dưới 200.000 USD vào thời

điểm đăng ký kinh doanh, trừ những doanh nghiệp ở miền núi và ở nhữngvùng kinh tế khó khăn khác, hoặc những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xuất khẩu được khuyến khích đòi hỏi mức vốn thấp Trong nhữngtrường hợp đó, số vốn lưu động phải tương đương 100.000 USD

Thứ ba, có bằng chứng xác nhận rằng doanh nghiệp có đội ngũ nhân

viên có đủ khả năng thích hợp để ký kết và thực hiện hợp đồng ngoạithương

Thêm vào đó, trước khi Nghị định 57/CP được ban hành thì các doanhnghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân muốn được thành lập như tổ chức xuấtnhập khẩu thì phải có giấy phép của Thủ tướng Chính phủ theo Điều 11 củaLuật công ty

Rất nhiều các DNVVN không đáp ứng được các điều kiện kể trên vàchỉ có thể xuất khẩu các sản phẩm cuả mình thông qua một công ty đượcphép kinh doanh xuất nhập khẩu Bên cạnh việc phải trả cho công ty xuấtnhập khẩu trung gian này một khoản phí thông thường là từ 0,5% đến 1%giá trị hợp đông xuất nhập khẩu, Các DNVVN còn phải chịu thêm rủi ro khitiết lộ thông tin quan trọng và bí mật về các hợp đồng ngoại thương và họthậm chí còn bị các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu đó chiếm mất đốitác nước ngoài

Trang 28

Nghị định 57/CP chỉ yêu cầu các DNVVN phải tiến hành hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi hoạt động kinh doanh đã đăngký.Với một số lượng lớn các công ty có khả năng tham gia trực tiếp vàothương mại quốc tế thì những chi phí và khó khăn trong giao dịch sẽ đượcgiảm đáng kể Đến ngày 2/8/2001 thì tất cả mọi pháp nhân ( doanh nghiệp

và cá nhân) đã được xuất khẩu hầu hết mọi hàng hoá mà không phải xinphép qua việc Chính phủ ban hành sửa đổi nghị định thực hiện Luật thươngmại theo Nghị định 44/2001/ND-CP, ngày 2-8-2001

Bên cạnh đó, cũng trong năm 2001 Chính phủ đã tiếp tục tăng cường

hỗ trợ xuất khẩu cho các DNVVN qua Quyết định 133/2001/QD-TTg ngày10/9/2001 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nhằm hỗ trợ các tổ chứckinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia xuất khẩu

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng ngoại thương của các DNVVN Nhưng nó cũng có những thiếu sót,những tồn tại mà chưa thực sự hỗ trợ các DNVVN Điển hình là việc BộThương mại và Tổng cục Hải quan đã ban hành ngay sau nghị định 57/CPthông tư hướng dẫn quy định các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt độngxuất nhập khẩu thì phải có mã số hải quan, muốn có mã số hải quan thì phảinộp đơn đăng ký cho Bộ Tài chính, từ đó phát sinh thêm nhiều thủ tục khókhăn

b Cơ chế tự do hoá thương mại qua việc nới lỏng kiểm soát phi thuế quan.

Bên cạnh những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVNthể hiện trong điều kiện tham gia, Nhà nước cũng quản lí xuất nhập khẩubằng cách ban hành các danh mục hàng hoá thương mại bị cấm, hoặc hạnchế nhập khẩu theo hạn ngạch, hoặc ban hành các danh mục hàng hoá bị tạmngừng xuất nhập khẩu, quy định mới nhất về các loại hàng hoá xuất nhậpkhẩu được nêu rõ tại Nghị định 73/2002/NDCP ngày 20/8/2002 của Chínhphủ về danh mục các loại hàng hoá trong kinh doanh xuất nhập khẩu phfuhợp với tinh thần nêu rõ trong Nghị định 57/CP về danh mục hàng hoá cấmxuất nhập khẩu, danh mục các hàng hoá xuất nhập khẩu quản lí bằng hạnngạch, danh mục các hàng hoá xuất nhập khẩu cần có giấy phép đặcbiệt( danh mục sẽ được điều chỉnh theo từng năm) Bên ngoài những loạihàng hoá nêu trên là các hàng hoá được phép xuất nhập khẩu Như vậy,

Ngày đăng: 12/04/2013, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước - THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP  VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
ng Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước (Trang 3)
Bảng : Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng  của các - THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP  VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
ng Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các (Trang 7)
Bảng : Hệ thống các nhóm văn bản luật pháp trực tiếp liên  quan - THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP  VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
ng Hệ thống các nhóm văn bản luật pháp trực tiếp liên quan (Trang 11)
Bảng : Số liệu kinh tế về khu vực kinh tế tư nhân - THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP  VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
ng Số liệu kinh tế về khu vực kinh tế tư nhân (Trang 16)
Bảng : Tổng hợp số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân dến - THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP  VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
ng Tổng hợp số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân dến (Trang 18)
Bảng : Đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vào mức tăng - THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP  VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
ng Đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vào mức tăng (Trang 21)
Bảng  : Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các - THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP  VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
ng : Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w