Ảnh hưởng của bữa ăn phụ giàu vitamin d2 đến nồng độ 25, hydroxyvitamin d, hemoglobin và chỉ số nhân trắc trên trẻ em tại một số trường tiểu học ở bắc ninh
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN ẢNH HƢỞNG CỦA BỮA ĂN PHỤ GIÀU VITAMIN D 2 ĐẾN NỒNG ĐỘ 25 –HYDROXYVITAMIN D, HEMOGLOBIN VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC TRÊN TRẺ EM TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC Ở BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC HÀ NỘI 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN ẢNH HƢỞNG CỦA BỮA ĂN PHỤ GIÀU VITAMIN D 2 ĐẾN NỒNG ĐỘ 25 –HYDROXYVITAMIN D, HEMOGLOBIN VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC TRÊN TRẺ EM TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC Ở BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH MÃ SỐ: 60720408 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Rƣ PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình từ các thầy cô giáo, sự động viên rất lớn của gia đình, bạn bè. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Bộ môn Hóa sinh, các thầy cô giáo cùng các cán bộ giảng dạy của trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện, dạy dỗ và chỉ bảo tôi trong những năm học qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Rư và Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Dinh dưỡng, các cán bộ Khoa Vi chất dinh dưỡng, Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc trung tâm Y tế huyện Gia Bình, Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo trường tiểu học Lãng Ngâm và Quỳnh Phú huyện Giia Bình - Bắc Ninh, toàn thể phụ huynh của các đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình và bạn bè của tôi đặc biệt là mẹ, chồng và con gái tôi đã tạo điều kiện và là nguồn động viên cho tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Huyền MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về vitamin D 3 1.1.1. Nguồn gốc và cấu trúc vitamin D 3 1.1.2. Tổng hợp và chuyển hóa vitamin D 4 1.1.3. Chức nặng của vitamin D 7 1.1.4. Nhu cầu vitamin D 10 1.1.5. Thiếu hụt vitamin D 11 1.1.6. Ngộ độc vitamin D 13 1.1.7. Tình trạng vitamin D trên thế giới và Việt Nam 15 1.1.8. Phòng chống thiếu hụt vitamin D 18 1.2. Calci và vai trò của calci đối với cơ thể 23 1.2.1. Calci 23 1.2.2. Vai trò của calci đối với cơ thể 24 1.3. Thiếu máu và mối liên quan giữa thiếu máu với thiếu vitamin D 24 1.2.1. Thiếu máu 24 1.2.2. Mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu vitamin D 26 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 27 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 27 2.2.4. Sản phẩm tăng cường 29 2.2.5. Phương pháp can thiệp và thu thập số liệu 30 2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá 33 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu 35 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 36 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Mô tả đối tƣợng nghiên cứu trƣớc can thiệp 38 3.2. Hiệu quả bổ sung bữa ăn phụ giàu vitamin D 2 đến nồng độ 25(OH)D và tình trạng Vitamin D 40 3.3. Hiệu quả bổ sung bữa ăn phụ giàu vitamin D 2 đến nồng độ Hb huyết thanh và sự thay đổi chỉ số nhân trắc 44 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu 52 4.2. Hiệu quả bổ sung bữa ăn phụ giàu vitamin D 2 ở học sinh 53 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1,25(OH) 2 D 1,25- dihydroxyvitamin D 25(OH)D 25-hydroxyvitamin D 1-OHase 25-hydroxyvitamin D-1-hydroxylase 24-OHase 25-hydroxyvitamin D-24-hydroxylase 25-OHase Vitamin D-25-hydroxylase BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BMIZ BMI-for-Age Z-score (Chỉ số BMI theo tuổi) CI Confidence Interval (Khoảng tin cậy) CSHQ Chỉ số hiệu quả DBP Vitamin D binding protein (Protein mang vitamin D) HAZ Height-for-Age Z-score (Chỉ số chiều cao theo tuổi) Hb Hemoglobin HQCT Hiệu quả can thiệp IQR Interquartile Range (Khoảng tứ phân vị) IU International Unit (Đơn vị quốc tế) PTH Parathyroid Hormone (Hooc môn tuyến cận giáp) OR Odds ratio (Tỷ suất chênh) RDA Recommended Dietary Allowances (Nhu cầu khuyến nghị) SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) SDD Suy dinh dưỡng UVB Ultra Violet B (Tia tử ngoại B) VDR Vitamin D receptor (Thụ thể của vitamin D) X Giá trị trung bình WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Phân loại tình trạng vitamin D theo nồng độ 25(OH)D huyết thanh 12 Bảng 1.2: Đánh giá thiếu máu theo mức hemoglobin 25 Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 25g bánh quy Calci – D 2 29 Bảng 2.2: Phân loại mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của thiếu máu 34 Bảng 3.1: Các chỉ số hóa sinh và nhân trắc của học sinh trước can thiệp 38 Bảng 3.2: Tỷ lệ SDD, tỷ lệ thiếu máu và thiếu vitamin D của học sinh trước can thiệp 39 Bảng 3.3: Mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu vitamin D 39 Bảng 3.4: Nồng độ vitamin D trung bình ở đối tượng thiếu máu và không thiếu máu trước can thiệp 40 Bảng 3.5: Sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh của hai nhóm sau can thiệp 40 Bảng 3.6: Sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh trung bình ở hai nhóm sau can thiệp theo tình trạng vitamin D ban đầu 41 Bảng 3.7: Tình trạng vitamin D sau can thiệp 42 Bảng 3.8: Hiệu quả can thiệp đối với tỷ lệ thiếu vitamin D 44 Bảng 3.9: Sự thay đổi nồng độ Hb huyết thanh của hai nhóm sau can thiệp 44 Bảng 3.10: Hiệu quả can thiệp đối với thiếu máu 46 Bảng 3.11: Sự thay đổi cân nặng và chiều cao của 2 nhóm sau can thiệp 47 Bảng 3.12: Sự thay đổi các chỉ số Z-score sau can thiệp 48 Bảng 3.13: Hiệu quả can thiệp đối với SDD thấp còi 49 Bảng 3.14: Hiệu quả can thiệp đối với SDD thể gầy 51 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của vitamin D 2 và vitamin D 3 3 Hình 1.2: Sơ đồ tổng hợp vitamin D 2 và vitamin D 3 5 Hình 1.3: Sơ đồ vòng kiểm soát chuyển hóa và chức năng của vitamin D theo Holick 6 Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu can thiệp 31 Hình 3.1: Sự thay đổi tình trạng vitamin D sau can thiệp của nhóm can thiệp 42 Hình 3.2: Sự thay đổi tình trạng vitamin D sau can thiệp của nhóm chứng 43 Hình 3.3: Sự thay đổi tỷ lệ thiếu máu của hai nhóm sau can thiệp 45 Hình 3.4: Sự thay đổi tỷ lệ SDD thấp còi của hai nhóm sau can thiệp 49 Hình 3.5: Sự thay đổi tỷ lệ SDD thể gầy của hai nhóm sau can thiệp 50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu vitamin D là một vấn đề sức khỏe phổ biến toàn cầu [52]. Trên thế giới có khoảng một tỷ người bị thiếu vitamin D và thiếu vitamin D thấy ở hầu hết các nhóm tuổi [[49]. Thiếu vitamin D không chỉ quan sát thấy ở các nước Châu Âu ít nắng, mà ngay tại các nước Châu Á, Châu Phi nhiều nắng, tỷ lệ thiếu vitamin D cũng rất phổ biến [40], [74], [86]. Mặc dù thiếu vitamin D có thể thấy ở hầu hết các nhóm tuổi, nhưng lứa tuổi dễ có nguy cơ thiếu vitamin D nhất là trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, trẻ em, phụ nữ có thai và người già [73]. Trẻ sơ sinh và trẻ em thiếu vitamin D không những có thể bị còi xương mà còn có thể bị ảnh hưởng sâu sắc tới phần còn lại của cuộc đời do tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 1, bệnh đa xơ cứng., viêm khớp dạng thấp, và nhiều bệnh ung thư phổ biến. Người lớn có nguy cơ cao bị các bệnh ung thư phổ biến và bệnh tim mạch khi thiếu vitamin D [50]. Với ba đặc điểm: phổ biến, có thể ngăn ngừa và để lại hậu quả sức khỏe lâu dài, tương tự tình trạng thiếu sắt thì thiếu vitamin D có thể được coi là một yếu tố dinh dưỡng tiềm tàng quyết định sức khỏe ở trẻ em [78] Việt nam là một nước nhiệt đới nhưng tỷ lệ thiếu vitamin D khá cao so với các nước trong khu vực. Tổng điều tra vi chất năm 2010 cho thấy có khoảng 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ thiếu vitamin D [11]. Và theo nghiên cứu điều tra dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) tại Việt Nam năm 2011 cho thấy, 48% trẻ ở nông thôn và 53% trẻ ở thành thị bị thiếu vitamin D [70]. Nguồn cung cấp chủ yếu của vitamin D trong cơ thể người là tổng hợp qua da dưới tác động của tia cực tím UVB cuả ánh nắng mặt trời và một phần nhỏ từ chế độ ăn. Nhưng có rất nhiều yếu tố về môi trường, sinh lý và văn hóa như những thay đổi theo mùa, sống ở các vĩ độ cao, sắc tố da sậm màu hay lão hóa có thể làm giảm quá trình tổng hợp vitamin D nhờ UVB [30]. Thêm vào đó, thực tế có rất ít thực phẩm tự nhiên chứa vitamin D. Vitamin D chủ 2 yếu có trong mỡ cá, gan và dầu cá, trứng gà…nhưng hàm lượng cũng thấp và vitamin D hấp thu từ những thực phẩm này cũng chỉ đáp ứng 10% nhu cầu của cơ thể [52]. Do đó, cần thiết phải có nguồn thực phẩm ổn định cung cấp vitamin D cho nhu cầu cơ thể [17], [30], [116]. Một cách tiếp cận hợp lý để đáp ứng nhu cầu đó là tăng cường ăn các loại thực phẩm được làm giàu vitamin D [50]. Tại Việt Nam, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được một số tác giả nghiên cứu và thu được kết quả khá khả quan [7], [8], [4], [6]. Tuy nhiên, có thể nói, ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào về việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng bằng tăng cường vitamin D vào thực phẩm. Xuất phát từ những lý do ấy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hƣởng của bữa ăn phụ giàu vitamin D 2 đến nồng độ 25- hydroxyvitamin D, hemoglobin và chỉ số nhân trắc trên trẻ em tại một số trƣờng tiểu học ở Bắc Ninh” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá ảnh hƣởng của bữa ăn phụ giàu vitamin D 2 đến nồng độ 25- hydroxyvitamin D trên trẻ em tại một số trƣờng tiểu học ở Bắc Ninh. 2. Đánh giá ảnh hƣởng của bữa ăn phụ giàu vitamin D 2 đến nồng độ hemoglobin và chỉ số nhân trắc ở đối tƣợng nghiên cứu. [...]... làm tăng nồng độ 1,25(OH)2D huyết tương từ đó làm tăng nồng độ 1,25(OH)2D trong tế bào 2) Lượng Vitamin D tiêu thụ làm tăng nồng độ 25(OH)D huyết tương tới nồng độ µmol /L vượt quá khả năng liên kết của DBP và 25(OH)D tự do đi vào tế bào, nơi mà nó có tác dụng trực tiếp trên biểu hiện gen 14 3) Lượng vitaminD tiêu thụ làm tăng nồng độ của nhiều chất chuyển hóa vitamin D, đặc biệt là chính vitamin D và. .. vitamin D2 và vitamin D3, đều có cấu trúc secosteroid, tức là steroid có một trong các vòng bị vỡ Cấu trúc của vitamin D3 và vitamin D2 khác nhau duy nhất ở các chuỗi bên tại C-17 của chúng, vitamin D2 có thêm một liên kết đôi giữa cacbon 22-23 và một nhóm methyl trên cacbon 24 (Hình 1.1) [20], [54] 1.1.2 Tổng hợp và chuyển hóa vitamin D 1.1.2.1 Tổng hợp vitamin D Tại lớp biểu bì và lớp hạ bì của da,... này ở thành thị cao hơn nông thôn [3] Theo nghiên cứu của Phạm Vân Thúy, Trần Thúy Nga, Lê Thị Hợp về tình trạng vi chất của phụ nữ và trẻ em Việt Nam cho thấy, 60% phụ nữ và trẻ nhỏ thiếu vitamin D Trong đó tỷ lệ thiếu vitamin D của phụ nữ ở nông thôn và thành thị lần lượt là 56,2%, 59,3%, tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ em nông thôn là 53,7% và của trẻ em thành thị là 62,1% [11] 17 Gần đây, Hanieh và. .. trên 960 phụ nữ mang thai ở nông thôn Việt Nam, kết quả thu được là 60% phụ nữ vitamin D thấp (ở tuần thứ 32 thai kỳ) [[49] Thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tại Việt Nam liên quan tới mức tiêu thụ thấp được đề cập trong nghiên cứu cắt ngang của Laillou và cộng sự (2013), theo đó, tỷ lệ thiếu vitamin D và vitamin D thấp rất cao ở cả trẻ em và phụ nữ Hơn 50% trẻ. .. Nghiên cứu của Khor và cộng sự năm 2011 cho thấy rằng trong khi, các em học sinh tiểu học ở thành phố Kuala Lumpur đã có đầy đủ sắt, folate, kẽm và nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh, thì có đến 70,4% học sinh có nồng độ vitamin huyết thanh D dưới mức tối ưu (< 50 16 nmol/L) trong đó tỷ lệ các em thiếu vitamin D là 35,3% ( ≤ 37,5 nmol/L) và tỷ lệ các em có nồng độ 25(OH)D thấp là 37,1% (> 37,5 và 50 ng/mL [68] Nghiên cứu điều tra dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) tại Việt Nam năm 2011 đã thu được một con số đáng lo ngại về tỷ lệ thiếu vitamin D (< 20 ng/mL) ở trẻ em từ 6 – 12 tuổi Theo đó, 48% trẻ ở nông thôn và 53% trẻ ở thành thị bị thiếu vitamin D [70] Một số nghiên cứu khác... cuộc, số đối tượng cần thiết là 88 trẻ/ nhóm Tổng hợp cả 2 chỉ số, số trẻ cần chọn là 91 trẻ/ nhóm, 182 trẻ cho 2 nhóm nghiên cứu 2.2.3.2 Cách chọn mẫu Chọn huyện Gia Bình là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh để tiến hành nghiên cứu Tại huyện này chọn ngẫu nhiên hai xã Tại trường tiểu học của hai xã đã chọn (xã Lãng Ngâm và xã Quỳnh Phú), chúng tôi chọn các trẻ trong độ tuổi 7 - 9 tuổi đang theo học tại trường. .. rằng trẻ em dưới 6 tháng nên được tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp Mặc dù họ khuyến khích hoạt động thể chất và thời gian ở ngoài trời, nhưng 19 hoạt động của trẻ em tiếp xúc ánh sáng mặt trời nên ở mức tối thiểu, và khi ở ngoài trời, trẻ cần có quần áo bảo hộ và sử dụng kem chống nắng [17] Mặt khác, rất nhiều yếu tố về môi trường, sinh lý và văn hóa như những thay đổi theo mùa, sống ở các vĩ độ cao,... liều 1000 IU vitamin D2 và 1000 IU vitamin D3 mỗi ngày trong 11 tuần đã có hiệu quả như nhau trong việc duy trì nồng độ của cả 25(OH )D, 1,25(OH)2D và cải thiện sức khỏe xương [53] Ông và cộng sự đề nghị rằng cần có nhiều nghiên cứu thêm nữa để xác định xem các chất mang (tức là ethanol, dầu hay lactose) dùng hòa tan vitamin D2 và vitamin D3 có ảnh hưởng đến quá trình dị hóa và sinh khả dụng của chúng... thì mức hemoglobin càng thấp và nguy cơ thiếu máu càng tăng cao Trẻ có nồng độ 25(OH)D trong máu dưới 20 ng/mL, nguy cơ bị thiếu máu tăng cao hơn 47% so với trẻ có nồng độ 25(OH)D trong máu từ 20 ng/mL trở lên Với lượng vitamin D tăng mỗi 1 ng/mL, nguy cơ thiếu máu lại giảm 3% Thiếu vitamin D được chỉ ra là một trong những yếu tố dự đoán chính của bệnh thiếu máu ở phụ nữ có thai nhiễm HIV tại Tanzania . ẢNH HƢỞNG CỦA BỮA ĂN PHỤ GIÀU VITAMIN D 2 ĐẾN NỒNG ĐỘ 25 HYDROXYVITAMIN D, HEMOGLOBIN VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC TRÊN TRẺ EM TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC Ở BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC. và chỉ số nhân trắc trên trẻ em tại một số trƣờng tiểu học ở Bắc Ninh nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá ảnh hƣởng của bữa ăn phụ giàu vitamin D 2 đến nồng độ 2 5- hydroxyvitamin D trên trẻ em. TẮT 1 ,25( OH) 2 D 1 ,2 5- dihydroxyvitamin D 25( OH)D 2 5- hydroxyvitamin D 1-OHase 2 5- hydroxyvitamin D-1-hydroxylase 24-OHase 2 5- hydroxyvitamin D-24-hydroxylase 2 5- OHase Vitamin D -2 5- hydroxylase