Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
589,87 KB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÙI KHÁNH HUY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VẮC XIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN NGÔ QUYỀN - HẢI PHÒNG NĂM 2013 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÙI KHÁNH HUY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VẮC XIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN NGÔ QUYỀN - HẢI PHÒNG NĂM 2013 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: 60 73 20 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội Thời gian thực hiện: Năm 2014 HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VẮC XIN 3 1.1.1 Vài nét về chương trình Tiêm chủng mở rộng 3 1.1.2. Thực trạng cung ứng vắc xin tại Việt Nam 6 1.2. QUY TRÌNH CUNG ỨNG VẮC XIN 9 1.2.1. Lựa chọn vắc xin 10 1.2.2. Sử dụng vắc xin 11 1.2.2.1. Phác đồ TCMR 11 1.2.3.2. Phương tiện bảo quản vắc xin 16 1.2.3.3. Dụng cụ theo dõi dây chuyền lạnh ở cơ sở y tế 16 1.3. VÀI NÉT VỀ TTYT QUẬN NGÔ QUYỀN – HẢI PHÒNG 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 20 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 20 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 20 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 20 2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 3.1. DỰ TRÙ VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN 22 3.1.1. Công tác dự trù vắc xin 22 3.1.2. Công tác sử dụng vắc xin 25 3.2. CÔNG TÁC BẢO QUẢN VẮC XIN 33 3.2.1. Phương tiện và trang thiết bị bảo quản 33 3.2.2. Duy trì điều kiện bảo quản 35 Chương 4: BÀN LUẬN 42 4.1. Hoạt động dự trù và sử dụng vắc xin 42 4.2. Hoạt động bảo quản vắc xin 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 1. Kết luận 48 2. Kiến nghị và đề xuất 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Gs. TS. Nguyễn Thanh Bình người thầy đáng kính đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội và đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên của Trung tâm Y tế Quận Ngô Quyền - Hải Phòng đã tạo điều kiện để tôi có được các thông tin hữu ích phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi đặc biệt cảm ơn Gia đình, Bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài này. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCG Vắc xin phòng Lao BYT Bộ Y tế DPT Vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván HiB Viêm não mô cầu OPV Vắc xin phòng Bại Liệt TCMR Tiêm chủng mở rộng TTYT Trung tâm Y tế TYT Trạm Y tế UNICEF Quỹ nhi đồng thế giới UV Uốn ván VG B Viêm gan B VVM Chỉ thị nhiệt độ đông băng WHO Tổ chức y tế Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 1. Danh mục bảng biểu Bảng 3.1. Số lượng dự trù và lĩnh vắc xin năm 2013 Bảng 3.2. So sánh số lượng vắc xin tính theo số trẻ mới sinh và số dự trù thực tế Bảng 3.3. Triển khai tiêm Vắc xin Bảng 3.4. Số lượng sử dụng vắc xin so với số vắc xin cần Bảng 3.5. Danh mục trang thiết bị để bảo quản vắc xin Bảng 3.6. Kết quả sổ kiểm soát nhiệt độ tại các phường năm 2013 Bảng 3.7. Kết quả theo dõi nhiệt độ tại TTYT Quận Ngô Quyền năm 2013 Bảng 3.8. Kết quả thanh kiểm tra công tác duy trì nhiệt độ tại TTYT Quận Ngô Quyền năm 2013 2. Danh mục hình vẽ đồ thị Hình 3.1. Hoạt động cung ứng Quinvaxem năm 2013 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh số liệu vắc xin cần và số lượng dự trù Hình 3.3. Số lượng sử dụng vắc xin năm 2013 Hình 3.4. Hoạt động sử dụng vắc xin Lao năm 2013 Hình 3.5. Hoạt động sử dụng vắc xin bại liệt năm 2013 Hình 3.6. Số lượng sử dụng vắc xin Quinvaxem năm 2013 Hình 3.7. Số lượng sử dụng vắc xin Sởi năm 2013 Hình 3.8. Tỷ lệ số ngày kiểm tra nhiệt độ tại TTYT Quận Ngô Quyền trong năm 2013 Hình 3.9. Số ngày kiểm tra nhiệt độ đủ 2 lần tại các TYT phường năm 2013 Hình 3.10. Đánh giá độ chính xác của sổ theo dõi nhiệt độ Hình 3.11. Mức độ kiểm tra nhiệt độ tại các phường năm 2013 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm chủng vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho con người. Tại Việt Nam, chương trình TCMR bắt đầu từ năm 1985 với sáu loại vắc xin cho tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Hiện chương trình đã bao phủ 100% số xã, phường cả nước, đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hơn 90%. Thành công của công tác TCMR đã làm cho tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Sau 28 năm triển khai, chương trình TCMR ở Việt Nam dự phòng cho 6,7 triệu trẻ em khỏi mắc 11 bệnh truyền nhiễm và cứu 43 nghìn trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đã xảy ra một số trường hợp phản ứng phụ không mong muốn liên quan đến vấn đề tiêm chủng vắc xin. Phân tích sâu các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên chúng ta thấy có ba nguyên nhân chính sau: Tỷ lệ trẻ dưới một tuổi tử vong hằng năm do nhiều nguyên nhân; chất lượng vắc xin; quy trình tiêm chủng. Vì vậy để nâng cao chất lượng và bảo đảm Chương trình TCMR tiếp tục được toàn dân ủng hộ và tham gia nhằm giảm nhanh tỷ lệ mắc các bệnh cũng như tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em thì chất lượng tất cả các loại vắc xin cần được bảo đảm bởi quy trình nghiêm ngặt từ nhà sản xuất đến người sử dụng. TTYT Quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng là nơi trực tiếp quản lý và tiến hành công tác TCMR tại các trạm Y tế phường trên địa bàn Quận. Mỗi tháng có hàng nghìn trẻ em tới tiêm vắc xin phòng bệnh. Công tác nâng cao chất lượng và bảo đảm tiêm chủng an toàn luôn là công việc được đặt lên hàng đầu. Ngoài công tác giám sát các quy trình tiêm chủng thì công tác cung ứng vắc xin cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có đánh giá sâu về công tác cung ứng, bảo quản 2 vắc xin tại TTYT. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng tại trung tâm y tế Quận Ngô Quyền – Hải Phòng năm 2013. Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá thực trạng dự trù và sử dụng vắc xin tại TTYT Quận Ngô Quyền năm 2013. - Đánh giá thực trạng bảo quản vắc xin tại TTYT Quận Ngô Quyền năm 2013. Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng trong công tác cung ứng vắc xin tại TTYT Quận Ngô Quyền – Hải Phòng. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VẮC XIN 1.1.1 Vài nét về chương trình Tiêm chủng mở rộng Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Sởi, Viêm não Nhật Bản, Tả, Thương hàn, Viêm phổi/ Viêm màng não mủ do Hib. Ngay từ khi đi vào hoạt động, TCMR đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Đó là điều kiện giao thông từ huyện đến xã nhất là đến những thôn bản vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tiêm chủng của phụ nữ và trẻ em, nhận thức của cộng đồng và bà mẹ về tiêm chủng, phòng bệnh còn hạn chế… Cơ sở y tế xã thường bị quá tải bởi nhiều dịch vụ y tế. Nguồn kinh phí cho tiêm chủng hoạt động còn thiếu… Mặc dù vậy, chương trình TCMR của Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, đã triển khai có kết quả và được cộng đồng Quốc tế thừa nhận là nước triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tốt nhất, hiệu quả nhất. Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và được triển khai ở 100% xã phường trong cả nước với 6 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Từ năm [...]... buổi tiêm chủng 13 - Nếu bình tích lạnh chưa tan hết đá bên trong hoặc túi đựng đá chưa tan hết, bảo quản những lọ vắc xin, dung môi chưa mở trong hộp riêng trong d y chuyền lạnh (+2oC đến +8oC) để dùng trước trong buổi tiêm chủng sau - Nếu đá tan hết, h y bỏ tất cả vắc xin trừ vắc xin có chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin cho th y vắc xin còn sử dụng được Bảo quản những vắc xin n y trong hộp riêng trong d y. .. ứng sau tiêm loại bỏ nguy cơ tử vong do đột tử Như v y, chỉ còn hai nguyên nhân đang cần được làm rõ là quy trình tiêm chủng và chất lượng vắc -xin Ð y là vấn đề phức tạp và vì v y Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Công an điều tra xác minh độc lập Ðến nay, Bộ Y tế đã ban hành quy trình tiêm chủng an toàn cũng như các quy định bảo đảm chất lượng vắc -xin trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng tại các bàn tiêm chủng... cùng vắc xin DPT, uốn ván và bạch hầu - uốn ván hay vắc xin viêm gan B Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử có hạn sử dụng 5 năm 1.3 VÀI NÉT VỀ TTYT QUẬN NGÔ QUYỀN – TP HẢI PHÒNG Quận Ngô Quyền là một trong 7 quận của thành phố Hải Phòng, nằm ở phía Đông Bắc thành phố Diện tích 11,24km2; dân số của quận (đến năm 2013) gần 180.000 người, chiếm gần 10% dân số toàn thành phố Hải Phòng Quận Ngô Quyền có vị... trung tâm y tế tuyến huyện quản lý và từ đ y sẽ được cấp phát xuống các trạm y tế xã để tiêm cho trẻ Các loại vắc xin trong chương trình TCMR: - Vắc xin phòng Lao BCG - Vắc xin phòng Bại Liệt OPV - Vắc xin phòng Viêm gan B - Vắc xin phòng Sởi - Vắc xin phòng Bạch hầu - ho gà - uốn ván DPT - Vắc xin Quivaxem phòng 5 bệnh Bạch hầu - ho gà - uốn ván viêm gan B - Hib Việc dự trù lên kế hoạch cho buổi tiêm. .. kỳ sự thay đổi bất thường nào khác - Sử dụng đúng loại vắc xin cần tiêm cho trẻ b Trong quá trình tiêm chủng - Lắc lọ vắc xin Không chạm vào nút cao su - Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ vắc xin lên Không chạm tay vào kim tiêm - L y hơn 0,5ml vắc xin hoặc hơn 0,1ml đối với vắc xinBCG (để có thể đuổi khí) - Đ y pít tông đuổi khí trong bơm tiêm - Dừng lại ở vạch 0,5 ml hoặc 0,1 ml đối với vắc xin BCG... 1.2.2.2 Quy trình sử dụng vắc xin trong TCMR a Trước khi tiêm - Kiểm tra nhãn lọ vắc xin, dung môi Nếu không có nhãn phải h y bỏ - Kiểm tra hạn sử dụng lọ vắc xin và dung môi Nếu quá hạn sử dụng phải h y bỏ - Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (nếu có) Phải huỷ bỏ nếu th y hình vuông bên trong cùng màu hay sẫm màu hơn màu của hình tròn bên ngoài - Kiểm tra lọ vắc xin, h y vắc xin nếu có thay đổi về... hạn sử dụng của vắc xin, không bao giờ được dùng vắc xin đã hết hạn sử dụng hoặc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin cho th y vắc xin cần phải h y bỏ 15 1.2.3.2 Phương tiện bảo quản vắc xin Ở các tuyến khác nhau cần các loại dụng cụ khác nhau để vận chuyển và bảo quản vắc xin và dung môi ở nhiệt độ thích hợp 1) Tuyến trung ương và khu vực bảo quản vắc xin trong buồng lạnh, tủ đá Tại tuyến n y tủ lạnh, hòm lạnh,... tháng Sởi Mũi 3: nhắc lại sau 1 năm Mũi 1 Tiêm 2 mũi: mỗi mũi cách nhau 1 tuần, 12 tháng tuổi Viêm não Nhật Bản B 1 năm sau tiêm nhắc lại mũi 3 và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến 15 tuổi 15 tháng tuổi Sởi, Quai bị, Rubella Tiêm một mũi Bắt đầu từ năm 2009 đến nay, chương trình TCMR đã đưa loại vắc xin “5 trong 1” Quinvexem vào chương trình tiêm chủng mở rộng Đ y là vắc xin phòng 5 bệnh: Bạch hầu,... cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng và phụ nữ có thai vào ng y 25, 26, 27 hàng tháng tại 13 trạm y tế phường Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đ y đủ 7 loại vaccin đạt trên 90% ; tỷ lệ PNCT được tiêm UV mũi 2 là: 100% Tuy nhiên, việc cung ứng vắc xin tại TTYT vẫn còn nhiều khó khăn nhất là về nguồn nhân lực và trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển và bảo quản vắc xin Trung tâm Y tế gồm có... kế hoạch số lượng vắc xin cần dùng lên TTYT TTYT sẽ tổng hợp báo cáo và lập dự trù gửi lên TTYT dự phòng Thành phố TTYT dự phòng thành phố sẽ chuyển vắc xin về kho chính tại TTYT Vào ng y TCMR (25-27 hàng tháng) các Trạm Y tế phường sẽ đến lĩnh vắc xin về tiêm cho trẻ Số lượng vắc xin được dự trù hàng tháng được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1 Số lượng dự trù và lĩnh vắc xin năm 2013 Đơn vị : Liều Số . trạng cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng tại trung tâm y tế Quận Ngô Quyền – Hải Phòng năm 2013. Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá thực trạng dự trù và sử dụng vắc xin tại TTYT Quận Ngô. vắc xin trong chương trình TCMR: - Vắc xin phòng Lao BCG - Vắc xin phòng Bại Liệt OPV - Vắc xin phòng Viêm gan B - Vắc xin phòng Sởi - Vắc xin phòng Bạch hầu - ho gà - uốn ván DPT - Vắc xin. Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BÙI KHÁNH HUY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VẮC XIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN NGÔ QUYỀN - HẢI PHÒNG NĂM 2013