BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THOA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN APAMID GIẢI PHÓNG KÉO DÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên 2. DS. Nguyễn Xuân Tú Nơi thực hiện: Bộ môn Công nghiệp Dược Trường Đại học Dược Hà Nội HÀ NỘI – 2015
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THOA
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN INDAPAMID GIẢI PHÓNG KÉO DÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2015
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THOA
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN INDAPAMID GIẢI PHÓNG KÉO DÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến
TS Nguyễn Thị Thanh Duyên và DS Nguyễn Xuân Tú – những người thầy đã
luôn tận tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Công nghiệp Dược đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình tôi làm nghiên cứu tại bộ môn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội với tri thức và tâm huyết đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, cảm ơn những người bạn, người anh, chị, em đã luôn ở bên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong học tập và cuộc sống
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thoa
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 2
1.1 Đại cương về thuốc tác dụng kéo dài 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 u nhược điểm c a thuốc tác dụng k o dài 3
1.1.3 Hệ cốt hòa tan ăn mòn 3
1.1.4 Một số tá dược ảnh hưởng giải phóng dược chất được dùng trong thực nghiệm 5
1.1.5 Một số mô hình động học giải phóng dược chất từ dạng thuốc giải phóng kéo dài 8
1.2 Sơ lược về indapamid 10
1.2.1 Công thức cấu tạo, tính chất lý hóa 10
1.2.2 Dược động học 10
1.2.3 Tác dụng và cơ chế tác dụng 11
1.2.4 Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, liều dùng 11
1.2.5 Các dạng thuốc chứa indapamid trên thị trường 12
1.3 Một số nghiên cứu về indapamid giải phóng kéo dài 13
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị 16
2.1.1 Nguyên vật liệu 16
2.1.2 Thiết bị nghiên cứu 17
Trang 52.2 Nội dung nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1 Phương pháp bào chế viên nén 18
2.3.2 Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên nén 18
2.3.3 Phương pháp thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa công thức 22
Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 23
3.1 Khảo sát lại một số tiêu chí trong phương pháp đánh giá chất lượng viên indapamid giải phóng kéo dài 23
3.1.1 Phương pháp đo độ hấp thụ UV vi sai bước sóng 23
3.1.2 Phương pháp HPLC 24
3.2 Khảo sát độ hòa tan từ viên đối chiếu Natrilix 1,5mg SR 27
3.3 Khảo sát các yếu tố thuộc công thức ảnh hưởng tới giải phóng dược chất từ viên thực nghiệm 27
3.3.1 Khảo sát lượng tá dược HPMC K15M tạo cốt kiểm soát giải phóng dược chất… 28
3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng c a Poloxamer lên kiểm soát giải phóng dược chất 30
3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng c a HPMC E15LV lên kiểm soát giải phóng dược chất… 32
3.3.4 Khảo sát ảnh hưởng c a dicalci phosphat lên kiểm soát giải phóng dược chất… 33
3.4 Tối ưu hóa công thức 35
3.4.1 Thiết kế thí nghiệm và tiến hành tối ưu hóa 35
3.4.2 Phân tích ảnh hưởng c a các biến độc lập tới giải phóng dược chất 37
3.4.3 Lựa chọn công thức tối ưu 41
3.4.4 Đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng cho viên indapamid 1,5 mg giải phóng kéo dài 42
Trang 63.5 Bàn luận 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45
1 Kết luận 45
2 Đề xuất 45
PHỤ LỤC 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DCP : Dicalci phosphat
DĐVN : Dược điển Việt Nam
DSC : Quét nhiệt lượng vi sai (Differential Scanning Calorimetry)
EC : Ethyl cellulose
FT-IR : Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier Transform
Infrared Spectroscopy) GPDC : Giải phóng dược chất
GPKD : Giải phóng kéo dài
HPC : Hydroxypropyl cellulose
HPLC : Sắc ký lỏng hiệu năng cao
HPMC : Hydroxypropyl methyl cellulose
Na CMC : Natri carboxyl methyl cellulose
PEO : Polyethylen oxid
PVP K30 : Polyvinyl pyrolidon K30
SEM : Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy) SKD : Sinh khả dụng
Spic : Diện tích pic
TCNSX : Tiêu chuẩn nhà sản xuất
TDKD : Tác dụng kéo dài
TR : Thời gian lưu
VĐC : Viên đối chiếu
VT : Viên tối ưu
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2 Các dạng thuốc chứa indapamid trên thị trường 12
Bảng 2.3 Tương quan giữa chỉ số Carr và tính chất trơn chảy c a hạt/bột 19
Bảng 3.1 Hiệu mật độ quang ΔD c a các dung dịch sau khi thêm chuẩn 23
Bảng 3.2 Diện tích pic và thời gian lưu c a các mẫu xác định tính thích
Bảng 3.9 Công thức viên indapamid với các lượng HPMC K15M khác
nhau
28
Bảng 3.10 % GPDC từ các mẫu viên với tỷ lệ HPMC K15M khác nhau 29
Bảng 3.11 Công thức viên indapamid với các lượng Poloxamer khác
nhau
30
Bảng 3.12 % GPDC từ các mẫu viên với tỷ lệ Poloxamer khác nhau 30
Bảng 3.13 Công thức viên indapamid với các lượng HPMC E15LV khác 32
Trang 9nhau
Bảng 3.14 % GPDC từ các mẫu viên với tỷ lệ HPMC E15LV khác nhau 32
Bảng 3.15 Công thức viên indapamid với các lượng DCP khác nhau 33
Bảng 3.16 % GPDC từ các mẫu viên với tỷ lệ DCP khác nhau 34
Bảng 3.19 Bảng kết quả thí nghiệm thiết kế theo phần mềm Modde 8.0 36
Bảng 3.21 Một số chỉ tiêu chất lượng khi bào chế viên 41
Bảng 3.23 % GPDC c a viên tối ưu và viên đối chiếu (VĐC) 42
Bảng 3.24 Tiêu chuẩn đề ra cho viên nén indapamid 1,5 mg GPKD 42
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Đồ thị hấp thu dược chất trong máu c a các dạng thuốc 2
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa hiệu mật độ quang với
nồng độ indapamid trong dung dịch đệm pH 6,8
HPMC E15LV lên % GPDC tại các thời điểm 4h (a), 8h (b) 16h (c)
(Poloxamer không đổi ở 12 mg)
38
Hình 3.8 Mặt đáp biểu hiện sự ảnh hưởng c a lượng HPMC E15LV và
Poloxamer lên % GPDC tại các thời điểm 4h (a), 8h (b) 16h (c) (HPMC
K15M không đổi ở 90 mg)
40
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê c a Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe c a hơn một tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính Theo một điều tra gần nhất (năm 2008) c a Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố c a nước
ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% 10
Indapamid là thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị tăng huyết áp Dạng viên indapamid giải phóng k o dài cho hiệu quả ưu việt hơn dạng quy ước vì giảm được số lần dùng thuốc trong ngày và giảm tác dụng không mong muốn nhưng vẫn đạt được hiệu quả điều trị tốt Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu indapamid giải phóng k o dài đã được công bố với nhiều biệt dược trên thị trường như: Natrilix SR, Tertensif SR… Do là thuốc nhập ngoại và sử dụng hằng ngày nên giá thành là vấn đề rất lớn Trong nước, đã bắt đầu có những đánh giá nghiên cứu về viên nén indapamid 1,5 mg giải phóng k o dài, nhưng chưa đưa ra được sản phẩm biệt dược trên thị trường
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tiếp tục nghiên cứu bào chế viên nén indapamid giải phóng kéo dài” với những mục tiêu sau:
1 Khảo sát được ảnh hưởng c a một số yếu tố thuộc công thức đến giải phóng
dược chất từ viên n n indapamid 1,5 mg GPKD 16 giờ in vitro
2 Xây dựng được công thức tối ưu c a viên nén indapamid 1,5 mg GPKD 16 giờ ở quy mô phòng thí nghiệm
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về thuốc tác dụng kéo dài
1.1.1 Khái niệm
Thuốc tác dụng kéo dài là những chế phẩm có khả năng k o dài quá trình giải phóng và hấp thu dược chất từ dạng thuốc nhằm duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị trong một thời gian dài với mục đích k o dài thời gian điều trị, giảm số lần dùng thuốc cho người bệnh, giảm tác dụng không mong muốn, nâng cao hiệu quả điều trị c a thuốc [1]
: Thuốc quy ước B: Dạng giải phóng nhắc lại
C: Dạng giải phóng có kiểm soát D: Dạng giải phóng k o dài
MTC: Nồng độ tối thiểu gây độc MEC: Nồng độ tối thiểu có tác dụng
Hình 1.1 Đồ thị hấp thu dược chất trong máu c a các dạng thuốc [1]
Việc kiểm soát giải phóng dược chất đem lại nhiều lợi ích hơn hình thức liều thông thường Thuốc quy ước thường giải phóng nhanh, tức thời và không thể kiểm soát được tốc độ thuốc đưa vào cũng như đến đích c a sự hấp thu Điều này đòi hỏi việc đưa thuốc liên tục để duy trì hiệu quả điều trị, kết quả là nồng độ thuốc trong máu dao động rất rộng Ngược lại, dạng thuốc giải phóng có kiểm soát không chỉ duy trì được nồng độ điều trị c a thuốc với những biến động hẹp mà còn giảm được
số lần dùng thuốc (hình 1.1) [1], [11]
Trang 131.1.2 Ƣu nhƣợc đi c a thuốc tác dụng o d i
So với c c dạng thuốc quy ước, thuốc tác dụng kéo dài có ưu điểm:
- Duy trì được nồng độ điều trị trong một khoảng thời gian dài, cho phép cải thiện điều trị các bệnh mạn tính hay có cơn bột phát mỗi khi nồng độ dược chất trong máu hạ thấp
- Giảm được số lần dùng thuốc cho người bệnh, đảm bảo được sự tuân th c a người bệnh theo phác đồ điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị c a thuốc
- Giảm dao động nồng độ thuốc trong máu, dẫn đến giảm tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn c a thuốc
- Nâng cao được SKD c a thuốc do thuốc được hấp thu đều đặn, triệt để hơn
Có thể điều chỉnh thuốc giải phóng tại vị trí hấp thu tối ưu
- Giảm được lượng thuốc dùng cho cả đợt điều trị, từ đó giảm bớt tích lũy thuốc ở những người mắc bệnh mạn tính, giảm chi phí cho bệnh nhân [1], [14]
Một số nhược điểm của thuốc tác dụng kéo dài:
- Thuốc TDKD không thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể, vì vậy rất nguy hiểm khi
có hiện tượng ngộ độc thuốc, tác dụng phụ hay không chịu thuốc
- Thuốc TDKD đòi hỏi kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại Khi uống, quá trình giải phóng dược chất trong đường tiêu hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Do
đó nếu có sai sót trong kỹ thuật bào chế hay những thay đổi sinh học ở cá thể người bệnh đều có thể dẫn đến những thất bại trong đáp ứng lâm sàng so với ý đồ thiết kế ban đầu
- Chỉ có một số ít dược chất bào chế được dưới dạng TDKD [1], [14]
1.1.3 Hệ cốt hòa tan ăn òn
Có nhiều hệ tác dụng k o dài dùng theo đường uống với các cơ chế giải phóng dược chất khác nhau Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ cốt thân nước theo cơ chế hòa tan ăn mòn để đạt được động học giải phóng mong muốn
Nguyên tắc cấu tạo: dược chất được phân tán trong cốt, cốt sẽ hòa tan và ăn mòn
từ từ trong môi trường tiêu hóa để kéo dài sự giải phóng dược chất [1]
Trang 14Hình 1.2 Mô hình hệ cốt hòa tan hoặc ăn mòn [1]
Nguyên liệu tạo cốt: là những tá dược có phân tử lượng lớn trương nở và hòa tan
trong nước như: HPMC, alginat, gôm xanthan, gôm adragant… Ngoài ra, có thể kết hợp với các tá dược như lactose, avicel, dicalci phosphat, chất diện hoạt… để kiểm soát giải phóng tốt hơn [1], [13]
Quá trình giải phóng dược chất:
- Hệ cốt tiếp xúc với môi trường hòa tan hoặc dịch tiêu hóa, cốt thấm nước và
hòa tan dược chất ở bề mặt
- Polyme trương nở tạo hàng rào gel hóa kiểm soát quá trình GPDC
- Môi trường hòa tan khuếch tán qua lớp gel thấm vào trong cốt, hòa tan dược
chất và cốt
- Dung dịch dược chất khuếch tán qua lớp gel ra môi trường bên ngoài
- Khi lớp gel bên ngoài hydrat hóa hoàn toàn, chuỗi polyme nới lỏng, mất tính
toàn vẹn và quá trình ăn mòn bắt đầu, cho đến khi nó bị ăn mòn hoàn toàn
- Khuếch tán dược chất qua lớp gel ra môi trường kết hợp với GPDC theo cơ chế ăn mòn là các cơ chế chính c a quá trình GPDC qua hệ cốt hòa tan ăn mòn Như vậy, quá trình GPDC c a hệ không chỉ phụ thuộc vào sự hòa tan c a cốt mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự khuếch tán c a dược chất từ lớp gel Đây là một quá
trình phức tạp, còn phụ thuộc vào độ tan c a dược chất [1], [13], [24]
Một số yếu tố ảnh hưởng tới giải phóng dược chất trong hệ cốt thân nước hòa tan:
- Bản chất loại polyme: cấu trúc, nhóm thế, độ nhớt (polyme có độ nhớt càng cao càng làm chậm GPDC)
Trang 15- Các yếu tố ngoại môi như pH, hệ enzym tiêu hóa, các yếu tố hóa - sinh lý
c a cơ thể… ảnh hưởng tới sự tạo gel và hòa tan c a cốt, làm ảnh hưởng tới GPDC
- Độ tan c a DC, kích thước tiểu phân DC, tỷ lệ DC - tá dược [1], [13], [24]
Phương ph p bào chế viên nén TDKD sử dụng hệ cốt thân nước: có thể dùng phương pháp dập thẳng hoặc tạo hạt [1], [13]
1.1.4 Một số tá dược ảnh hưởng giải phóng dược chất được dùng trong thực nghiệm
tử c a HPMC từ 10000-1500000
HPMC là tá dược tương đối ổn định, không mùi, không vị, màu trắng hoặc trắng ngà, hút ẩm nhẹ, ổn định ở pH 3-11, chuyển dạng sol-gel khi đun nóng hoặc làm lạnh Điểm hóa gel phụ thuộc vào loại và nồng độ HPMC, thường là 50-900
C HPMC hoà tan trong nước lạnh tạo dung dịch keo ướt Ngoài ra, HPMC là polyme không ion hóa nên làm giảm đáng kể khả năng tương tác hóa học hoặc tạo phức với các thành phần khác trong công thức Dung dịch HPMC ổn định trong một khoảng
pH rộng và đề kháng với sự th y phân c a enzym [23], [24], [27]
HPMC được chia thành nhiều loại (loại K, E, F, …), dựa trên sự khác nhau
về tỷ lệ phần trăm c a 2 gốc methoxyl và hydroxypropyl và mức độ polyme hóa Cũng có thể phân loại dựa trên độ nhớt c a dung dịch HPMC 2% (klg/tt) trong nước ở 200C Các loại HPMC thường được sử dụng cho các công thức thuốc GPKD
Trang 16hiện nay có độ nhớt trong khoảng 50-100000 cPs ở 200C và bao gồm HPMC E50
LV, K100 LVCR, K4M CR, K15M CR, K100M CR, E4M CR và E10M CR thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1 Một số loại HPMC thường sử dụng [24]
Tên
sản phẩm
% nhóm thế methoxyl
% nhóm thế hydroxypropoxyl
Độ nhớt (cPs) Methocel E 28 – 30 7 – 12 3, 5, 6, 15, 50, 4000, 10000 Methocel K 19 – 24 7 – 12 3, 100, 4000, 15000, 100000
Cơ chế giải phóng thuốc từ hệ cốt chứa HPMC:
Tương tự với cơ chế giải phóng thuốc từ hệ cốt thân nước, cơ chế kiểm soát GPDC c a HPMC là nhanh chóng thấm ướt bề mặt, hút nước và tạo thành lớp gel ngăn cản bên ngoài, làm chậm hòa tan dược chất ra môi trường và bảo vệ cấu trúc viên không bị rã [24], [28]
Cơ sở lựa chọn loại HPMC và sự kết hợp HPMC với các polymer khác:
Các polyme khác nhau có tỷ lệ gốc methoxy và hydroxylpropyl khác nhau,
do vậy tốc độ hydrat hóa c a polyme c a chúng khác nhau Gốc hydroxypropoxyl thân nước làm tăng tỷ lệ hydrat hóa c a polyme, gốc methoxyl kỵ nước làm giảm tốc độ hydrat HPMC K có tỷ lệ hydroxypropyl/methoxyl cao nhất, do vậy tạo thành hàng rào gel nhanh nhất và HPMC F có tốc độ tạo gel chậm nhất do tỷ lệ hydroxypropyl/methoxyl thấp nhất Hai loại polyme HPMC K và E được sử dụng phổ biến trong kiểm soát giải phóng dược chất
Độ hòa tan c a thuốc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn polyme
do nó liên quan đến cơ chế giải phóng thuốc từ hệ cốt thân nước HPMC Tùy thuộc vào độ tan c a dược chất để quyết định lựa chọn loại HPMC, lượng HPMC, kết hợp các loại HPMC hoặc kết hợp HPMC với các tá dược khác nhằm đạt được động học giải phóng như mong muốn [24], [28]
- Phối hợp các loại HPMC:
Các sản phẩm HPMC giống nhau ở loại nhóm thế nhưng khác nhau về độ nhớt có thể được phối hợp với nhau để thu được hỗn hợp có độ nhớt trung gian:
Trang 17ηB1/8 = F1η11/8 + F2η21/8
(F1, F2 là phần khối lượng thành phần 1 và 2 trong hỗn hợp; η1, η2, ηB lần lượt
là độ nhớt c a thành phần 1, thành phần 2 và hỗn hợp 2 thành phần)
Chẳng hạn, sự kết hợp c a HPMC có độ nhớt cao (Methocel K15M CR) để tăng độ mạnh gel và HPMC độ nhớt thấp (Methocel E15LV) để tạo sự ăn mòn phù hợp có thể được sử dụng để đạt được hiệu quả giải phóng thuốc mong muốn và đáp ứng yêu cầu USP [24], [28]
- Phối hợp HPMC với các polyme ion hóa và không ion hóa:
Kết hợp các loại polyme có bản chất hóa học hoặc độ nhớt khác nhau giúp tăng cường và tối ưu khả năng giải phóng thuốc ra khỏi hệ cốt HPMC thường được
sử dụng là polyme chính trong hệ, đặc tính c a HPMC được tăng cường khi kết hợp với các polyme khác như: polyme ion hóa hoặc không ion hóa để điều chỉnh mức
độ giải phóng thuốc…
HPMC kết hợp với polyme ion hóa: polyme có bản chất anion được nghiên
cứu rộng rãi khi kết hợp với HPMC để điều khiển đặc tính giải phóng c a nhiều dược chất khác nhau Các loại polyme có bản chất anion gồm: Na CMC, Natri alginat, polyme c a acid acrylic hoặc Carbomer, Eudragit, hypromellose acetat succinat, gôm xanthan Sự kết hợp đó có thể làm tăng độ nhớt, thay đổi độ tan c a
hệ trong các pH khác nhau từ đó thay đổi sự giải phóng dược chất
HPMC kết hợp với polyme không ion hóa: các polyme không ion hóa như:
PEO, HPC… Khi kết hợp HPMC với HPC làm chậm giải phóng dược chất do HPC làm bền lớp gel tạo thành và làm chậm giải phóng thuốc Khi kết hợp HPMC với PEO, do PEO là tá dược có tốc độ hydrat hóa nhanh nhất trong các polyme vì vậy khi kết hợp với PEO trong hệ cốt thì PEO sẽ bị hydrat hóa nhanh tạo lớp gel kiểm soát giải phóng nhanh dẫn đến làm chậm giải phóng dược chất ở những giờ đầu
24
- Phối hợp HPMC với các poly e hông tan trong nước:
Các polyme không tan trong nước gồm: ethylcellulose, cellulose acetat, Eudragit NE 30D, Eudragit RL 100, polyvinyl acetat… Kết hợp HPMC với chúng
Trang 18sẽ làm giảm sự xâm nhập c a nước vào hệ cốt, dẫn đến làm chậm sự khuếch tán c a thuốc và làm chậm giải phóng 24
1.1.4.2 Dicalci phosphat (DCP)
Cấu trúc và đặc điểm lý hóa:
Công thức hóa học là CaHPO4, KLPT = 136,06 Là tá dược vô cơ, bền về mặt lý hóa, không mùi, không vị, không gây kích ứng, không hút ẩm, trơn chảy tốt
Độ trơn chảy là 27,3 g/s (Di-tab) và 11,4 g/s (Emcompress) DCP thực tế không tan trong ethanol, ether và nước, tan trong các acid loãng DCP có tính kiềm nhẹ (pH 7,0-7,3) do đó không dùng cho các dược chất không bền trong môi trường kiềm Ở đường tiêu hóa, tá dược này có thể tạo phức làm giảm hấp thu một số dược chất như tetracyclin, phenytoin…[3], [23]
Ứng dụng trong bào chế thuốc:
DCP được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm bào chế bởi các đặc tính chịu
n n và trơn chảy tốt Viên dập với DCP có độ bền cơ học cao, rã chậm Trong các công thức viên n n, DCP thường đóng vai trò là tá dược độn Ngoài ra, DCP còn đóng vai trò là nguyên liệu tạo cốt trơ khuếch tán, thường được bào chế theo phương pháp dập thẳng Có 2 loại DCP được sử dụng rộng rãi trong bào chế là DCP mịn (Emcompress) được sử dụng trong các công thức tạo hạt ướt và tạo hạt khô; DCP thô ( Di-tab) được sử dụng trong các công thức dập thẳng [1], [3]
1.1.5 Một số ô hình động học giải phóng dƣợc chất từ dạng thuốc giải phóng kéo dài
Mỗi dạng thuốc rắn khi ra đời phải được nghiên cứu và kết luận quá trình giải phóng c a nó tuân theo mô hình động học nào Các mô hình này giúp hiểu và nghiên cứu bản chất quá trình hòa tan và GPDC từ dạng thuốc rắn Từ đó xây dựng đường cong so sánh sự khác nhau về mức độ hòa tan DC theo các mô hình Cuối
cùng thiết lập được mối tương quan giữa tốc độ GPDC in vitro và tốc độ hòa tan in vivo [15] Trong phạm vi nghiên cứu này, kết quả giải phóng dược chất từ dạng
thuốc GPKD được đánh giá theo mô hình động học bậc 0 và mô hình Higuchi
Trang 19 Mô hình động học bậc 0:
Phương trình giải phóng DC c a động học bậc 0 có dạng:
t K W t
0
100)
Trong đó: - C(t): Phần trăm DC giải phóng ở thời điểm t
- W0: Tổng lượng dược chất có trong dạng bào chế
- C0: Là nồng độ bão hòa c a dược chất
- Cs: Lượng thuốc có trong một đơn vị thể tích c a cốt
- Dm: Là hệ số khuếch tán c a dược chất trong cốt
Với một hệ cốt có sẵn, các yếu tố Dm, Cs,C0 không thay đổi thì phương trình trên có thể viết dưới dạng: M = K.t1/2 với K là hằng số khuếch tán c a hệ
Mô hình Higuchi cũng có thể viết dưới dạng:
( )
Trong đó: - C(t): Phần trăm DC giải phóng ở thời điểm t
- W0: Tổng lượng dược chất có trong dạng bào chế
- KH: Hằng số tốc độ hòa tan Higuchi
Phương trình này được dùng để mô tả sự hòa tan c a một số thuốc giải phóng có điều chỉnh như: một số hệ trị liệu qua da, viên n n dạng cốt chứa dược chất dễ tan trong nước [1], [15]
Trang 201.2 Sơ lƣợc về indapamid
1.2.1 Công thức cấu tạo, tính chất lý hóa
Công thức cấu tạo:
Hình 1.4 Công thức cấu tạo c a indapamid
- Tên khoa học: 4-Cloro-N-(2-methylindolin-1-yl)-3-sulfamoylbenzamid
- Công thức phân tử: C16H16ClN3O3S
- Khối lượng phân tử: 365,84
- Nhiệt độ nóng chảy: 160-1620C [19], [29]
Tính chất lý hóa:
- Indapamid là dẫn xuất c a clorosulphonamid có nhân indol
- Indapamid là một acid yếu có pKa = 8,8
- Là một hỗn hợp racemic, góc quay cực riêng : -0,020 đến +0,020
- Kết tinh màu trắng tan trong dầu, tan trong methanol, ethanol, acid acetic và ethyl acetat, rất ít tan trong ether, cloroform và benzen và k m tan trong nước (75 mg/l), độ tan thay đổi ở khoảng dưới pH 8, phụ thuộc mức ion hóa c a nhóm sulphonamid, độ tan bắt đầu tăng khi pH trên 8
- Hấp thụ bước sóng cực đại 241,6 nm trong dung môi methanol
- Dễ phân h y bởi ánh sáng [9], [19]
1.2.2 Dƣợc động học
Hấp thu: nhanh và hoàn toàn qua đường dạ dày - ruột, đạt nồng độ đỉnh
trong máu sau khi uống khoảng 2-2,5 giờ
Phân bố: indapamid ưa lipid và phân bố rộng rãi trong các tổ chức c a cơ
thể; khoảng 71-79% thuốc gắn với protein huyết tương Thuốc cũng gắn một cách thuận - nghịch với carbonic anhydrase trong hồng cầu
Trang 21Chuyển hóa: indapamid chuyển hóa mạnh ở gan, ch yếu thành các chất liên
hợp glucuronid và sulfat
Thải trừ: thời gian bán thải c a indapamid khoảng 14 đến 18 giờ ở người
trưởng thành chức năng thận bình thường Ở người suy giảm chức năng thận, nửa đời c a thuốc cũng không k o dài Khoảng 60% thuốc bài tiết qua nước tiểu trong vòng 48 giờ, chỉ có 7% thuốc bài tiết dưới dạng nguyên thể Khoảng 16 - 23% thuốc bài tiết vào phân, qua đường mật Thẩm tách máu không loại bỏ được indapamid ra khỏi tuần hoàn [2], [22], [26]
1.2.4 Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, liều dùng
Chỉ định:
- Điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn: dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác Indapamid có thể hiệp đồng hoặc tăng cường tác dụng các thuốc chống tăng huyết áp khác
- Điều trị phù và giữ muối do suy tim hoặc nguyên nhân khác
Chống chỉ định:
- Người bệnh mới bị tai biến mạch máu não
Trang 22- Người vô niệu, thiểu niệu tiến triển hoặc trầm trọng, hôn mê gan
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với indapamid hoặc với các dẫn chất sulfonamid
Tác dụng không mong muốn:
- Mất cân bằng điện giải
- Thần kinh trung ương: suy nhược, đau đầu, chóng mặt, buồn ng , mất ng
- Tiêu hóa: buồn nôn, chán ăn, khô miệng
Liều dùng:
- Điều trị tăng huyết áp: Liều dùng cho người lớn là 1 viên 2,5 mg indapamid mỗi ngày, uống vào buổi sáng Gần đây, liều khuyên dùng là 1,25 mg/ngày, 1 lần, cho kết quả tốt và ít tác dụng phụ
- Điều trị phù: Liều dùng cho người lớn là 2,5 mg/lần/ngày [2], [22], [26]
1.2.5 Các dạng thuốc chứa indapamid trên thị trường
Bảng 1.2 Các dạng thuốc chứa indapamid trên thị trường
Napamid 2,5 mg Genepharm (New Zealand) Natrilix 2,5 mg Servier (Pháp)
Viên
GPKD
Lozol 1,25 mg; 1,5 mg Rhône-Poulence RorerLorvas SR 1,5 mg Torrent (Ấn Độ) Indatab SR 1,5 mg Torrent Pharmaceutical Ltd Natrilix SR 1,5 mg Servier (Pháp)
Tertensil SR 1,5 mg Servier (Pháp)
Trang 231.3 Một số nghiên cứu về indapamid giải phóng kéo dài
Trong nước:
Đo n Minh Hải (2012) [6], Nguyễn Thị Tình (2013) [9] và Trần Thị Loan
(2014) 8: nghiên cứu bào chế viên n n indapamid giải phóng k o dài đường kính 8mm, khối lượng trung bình 200 mg bằng phương pháp xát hạt ướt Các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng c a khối lượng các tá dược đến GPDC Độ hòa tan được đánh giá bằng phương pháp cánh khuấy trong môi trường đệm phosphat pH 6,8, nhiệt độ 37±0,50C, tốc độ cánh khuấy 100±1 vòng/phút Ph p thử được định lượng bằng đo quang vi sai theo bước sóng Đoàn Minh Hải sử dụng các tá dược kiểm soát giải phóng là HPMC K4M, EC, Carbopol, DCP và đưa ra kết luận khi tăng tỷ lệ HPMC K4M, EC, Carbopol, DCP thì % GPDC có xu hướng giảm Nguyễn Thị Tình sử dụng các tá dược HPMC K4M, HPMC E4M, HPMC E15 LV, EC, DCP, Carbopol và kết luận carbopol làm chậm GPDC giờ cuối; EC làm giảm giải phóng những giờ đầu; tăng tỷ lệ HPMC E4M làm tăng GPDC ở những thời điểm sau; tá
dược trơn và lực dập ít ảnh hưởng đến % GPDC trong viên Trần Thị Loan sử dụng
các tá dược HPMC K4M, HPMC E4M, HPMC E15LV, DCP và Poloxamer cho kết luận rằng tăng tổng hệ cốt trong viên thì % GPDC giảm, tăng lượng Poloxamer làm
chậm giải phóng giờ đầu và tăng giải phóng những giờ cuối
Nước ngoài:
Rah an v cộng sự (2008): nghiên cứu bào chế viên n n indapamid 1,5 mg
giải phóng k o dài 12h bằng phương phát tạo hạt ướt sử dụng tá dược kiểm soát giải phóng là HPMC K15M cùng các tá dược khác: lactose, magnesi stearat Viên dập
có khối lượng trung bình 200 mg, đường kính 8 mm, tốc độ dập viên 18 lần/phút, được xác định độ cứng, khối lượng trung bình, độ dày, độ mài mòn, hàm lượng và
độ hòa tan Mẫu viên được thử hòa tan trong 500 ml đệm phosphat pH 6,8, nhiệt độ
370,50C sử dụng thiết bị hòa tan kiểu cánh khuấy, tốc độ 100 vòng/phút Lấy mẫu tại các thời điểm: 2h, 4h, 6h, 8h, 12h và đem định lượng bằng phương pháp HPLC ở bước sóng 242 nm Kết quả cho thấy, động học giải phóng c a viên đối chiếu Natrilix SR tuân theo mô hình động học Higuchi và xây dựng được công thức viên
Trang 24nén indapamid giải phóng k o dài 12h sử dụng 25% HPMC K15M cho kết quả GPDC tương tự viên đối chiếu Tác giả kết luận, khi tăng tỷ lệ HPMC K15M thì tốc
độ GPDC giảm, HPMC K15M là tá dược phù hợp để tạo hệ cốt thân nước kiểm soát giải phóng cho những dược chất có liều lượng và độ tan thấp như indapamid21
Gowda D.V v cộng sự (2010): tiến hành bào chế công thức indapamid 2,5
mg GPKD sử dụng phương pháp phun sấy dùng hỗn hợp HPMC và ethyl cellulose (EC) để kiểm soát giải phóng HPMC và EC được hòa tan trong hỗn hợp 1:1 c a dicloromethan và ethanol 96% Sau đó, indapamid được bổ sung để đạt được các công thức với tỷ lệ indapamid: polymer là 1:8:2, 1:8:4, 1:12:2, 1:12:4, 1:4:2 và 1:4:4 Các vi hạt được xác định đặc tính về phân bố kích thước, hình ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), dự đoán việc nạp thuốc và hiệu suất bẫy thuốc Nghiên cứu giải phóng c a thuốc từ vi hạt bằng phương pháp giỏ quay theo USP 23, trong 900ml môi trường đệm pH 1,2 ở 2h đầu
và trong đệm phosphat 7,2 ở 22h tiếp theo, tốc độ quay 100 vòng/phút, duy trì nhiệt
độ 37±0,50C Kết quả được giải thích theo nhiều mô hình toán học và so sánh với viên đối chiếu Lorvas® Nghiên cứu đưa ra được công thức tối ưu với tỷ lệ thuốc và polyme là 1:4:4 (F6), kích thước vi hạt trong khoảng từ 7,83 µm đến 11,42 μm, hiệu suất tạo hạt đạt 97% Hình ảnh SEM cho thấy độ đồng nhất, không có thuốc tự do trên bề mặt vi hạt Kết quả quét nhiệt lượng vi sai (DSC) chỉ ra indapamid phân tán
bên trong các vi hạt ở dạng phân tử Nghiên cứu giải phóng in vitro cho thấy công
thức tối ưu F6 kiểm soát GPDC kéo dài 24h tốt hơn tất cả các công thức khác trong môi trường ruột Và khi so sánh với viên Lorvas®, không có khác biệt đáng kể Tác giả kết luận, có thể kết hợp EC và HPMC K4M trong công nghệ phun sấy cho công thức indapamid giải phóng kéo dài [17]
Hasanuzza a v cộng sự (2011): nghiên cứu bào chế viên n n indapamid
1,5 mg giải phóng k o dài 16h bằng phương pháp xát hạt ướt sử dụng HPMC K15M Viên được dập với khối lượng trung bình 200 mg và được đánh giá về độ cứng, khối lượng trung bình viên, độ dày, độ mài mòn, hàm lượng và độ hòa tan Thử hòa tan viên theo USP 30, sử dụng phương pháp giỏ quay, tốc độ 100
Trang 25vòng/phút trong 900 ml môi trường đệm phosphat pH 6,8, nhiệt độ 37 0,50C Mẫu thử được lấy tại các thời điểm: 4h, 8h, 12h và 16h và định lượng bằng HPLC ở bước sóng 242 nm Kết quả cho thấy, dược chất trong viên giảm giải phóng khi tăng nồng độ polyme trong cốt Tác giả kết luận: do nồng độ polyme trong viên cao nên tạo thành hệ cốt dày đặc quanh tiểu phân dược chất, tạo thành lớp rào cản trở dược chất giải phóng Lựa chọn được công thức tối ưu với 21% HPMC K15M trong viên cho kết quả giải phóng dược chất: 4h: 25,78%; 8h: 45,80%; 12h: 64,96%; 16h: 88,66% Viên tối ưu được đánh giá tại thời điểm ban đầu, 3 tháng, 6 tháng sau đều cho thấy độ hòa tan tương đương với viên đối chiếu Natrilix SR 18
Anwar Hossain v cộng sự (2013): nghiên cứu bào chế viên n n indapamid
GPKD bằng phương pháp dập thẳng, khảo sát hệ cốt sử dụng HPMC K15M với các
tỷ lệ 26,47%, 29,41%, 32,35%, 35,29% và 38,24% Nghiên cứu thử hòa tan in vitro
24h bằng thiết bị thử hòa tan giỏ quay theo USP 30 với tốc độ 100 vòng/phút, trong 900ml môi trường đệm phosphat pH 6,8, nhiệt độ 37±0,50C Mẫu thử được lấy tại các thời điểm 1h, 4h, 8h, 12h, 16h, 24h và định lượng bằng HPLC ở bước sóng 242
nm Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng tỷ lệ HPMC K15M trong cốt làm chậm giải phóng dược chất Cơ chế giải phóng thuốc đã được giải thích theo mô hình động học bậc 0 và mô hình Higuchi, mô hình bậc nhất và phương trình Korsmeyer-Peppas Kết quả là công thức chứa 32,35% HPMC K15M cho giải phóng tốt nhất theo động học bậc nhất (R2
= 0,990) và động học Higuchi (R2 = 0,979) Tác giả kết luận, công thức này có thể được sử dụng để sản xuất sản phẩm thương mại indapamid giải phóng kéo dài [12]
Trang 26Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1 Nguyên vật liệu
Bảng 2.1 Nguyên liệu và các hóa chất nghiên cứu
soát giải phóng
Colorcon (Mỹ) TCNSX
5 Dicalci phophat Tá dược độn, tạo
cốt trơ khuếch tán Colorcon (Mỹ) TCNSX
Tá dược trơn Trung Quốc TCNSX
Backer (Mỹ) PA (dùng
cho HPLC)
16 Nước cất 2 lần Pha pha động Việt Nam DĐVN IV
Viên đối chiếu: - Natrilix SR 1,5 mg
- Nơi sản xuất: Les Laboratories Servier (Pháp)
- Số lô: 949434
- Hạn dùng: 02/2016
Trang 272.1.2 Thiết bị nghiên cứu
Bảng 2.2 Thiết bị nghiên cứu
1 Máy dập viên tâm sai một chày DP30 Trung Quốc
11 Máy gõ xác định tỷ trọng biểu kiến ERWEKA Đức
2.2 Nội dung nghiên cứu
Xây dựng các phương pháp nghiên cứu
Khảo sát lại một số tiêu chí trong phương pháp đánh giá chất lượng viên indapamid giải phóng kéo dài
Khảo sát một số yếu tố thuộc công thức ảnh hưởng đến giải phóng dược chất từ
viên nén indapamid 1,5 mg GPKD 16 giờ in vitro:
- Khảo sát ảnh hưởng c a tá dược tạo cốt chính: HPMC K15M
- Khảo sát ảnh hưởng c a các tá dược điều chỉnh giải phóng dược chất: Poloxamer, HPMC E15LV, DCP
Tối ưu hóa và xây dựng được công thức bào chế viên n n indapamid 1,5 mg GPKD 16 giờ ở quy mô phòng thí nghiệm bằng phần mềm Modde 8.0:
- Lựa chọn biến độc lập (biến đầu vào): HPMC K15M, HPMC E15LV và Poloxamer
- Lựa chọn biến phụ thuộc (biến đầu ra): Y4, Y8, Y16 tương ứng với % GPDC tại các thời điểm 4h, 8h, 16h
Trang 28- Tiến hành làm thí nghiệm và tối ưu hóa bằng phần mềm Modde 8.0
- Tìm ra công thức và kiểm tra chất lượng viên tối ưu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Cân các thành phần theo công thức
- Trộn bột kép (trừ tá dược dính, trơn, Poloxamer, dược chất)
- Nhào ẩm khối bột kép với dung dịch dược chất, PVP, Poloxamer trong ethanol 96%
- Xát hạt qua rây 1000, sấy ở 50-600C sau 60 phút sửa hạt qua rây 1000 Tiếp tục sấy ở nhiệt độ trên cho tới khi đạt hàm ẩm từ 2-5% (khoảng 30-45 phút)
- Cân xác định lại khối lượng cốm và trộn tá dược trơn
- Dập viên với khối lượng trung bình 200 mg với chày Φ8 bằng máy dập viên tâm sai, với lực dập đảm bảo cho viên có độ cứng 45-60N
Ghi chú: quy mô phòng thí nghiệm: 100 viên/mẻ, riêng công thức tối ưu: 500
- Độ mài mòn: xác định bằng máy đo độ mài mòn ERWEKA Yêu cầu độ mài
mòn không được vượt quá 1%
- Độ đồng đều khối lượng: cân khối lượng c a 20 viên bất kỳ rồi tính giá trị trung
bình, yêu cầu độ chênh lệch không quá ±7,5%
Trang 29- Một số chỉ tiêu bán thành phẩm:
+ Đánh giá độ ẩ c a hối bột xác định bằng phương pháp mất khối lượng
do làm khô trên cân hàm ẩm Precisa XM 60, thử với khối lượng bột trên 1 g
+ Đánh giá độ trơn chảy c a hối bột
Phương pháp 1: cho hạt chảy qua phễu Duran có đường kính 10 mm, tính
khối lượng bột chảy qua trong một giây (g/s)
Phương pháp 2: tính chỉ số Carr: dùng máy gõ xác định tỷ trọng ERWEK
tính để tính tỷ trọng biểu kiến dbk c a khối bột ban đầu có tỷ trọng thô dthô và tính theo công thức:
chỉ số Carr = (dbk - dthô).100/dbk [1], 5
Bảng 2.3 Tương quan giữa chỉ số Carr và tính chất trơn chảy c a hạt/bột [1]
Chỉ số Carr Phân loại độ trơn chảy
2.3.2.2 Phương pháp định lượng dược chất trong viên nén
Phương ph p đo quang vi sai theo bước sóng:
- Pha dung dịch thử: cân 20 viên, xác định khối lượng trung bình viên Nghiền
thành bột mịn, cân chính xác 1 lượng bột viên tương ứng với khoảng 1,5 mg indapamid cho vào bình định mức 25 ml Thêm vào khoảng 20 ml ethanol 96%, siêu âm 15 phút/lần x 3 lần Bổ sung ethanol 96% vừa đ , để yên khoảng 16 giờ, siêu âm 15 phút rồi ly tâm 4000 vòng/phút x 10 phút, lọc dịch trong phía trên qua màng 0,45 µm Hút chính xác 5,0 ml dịch lọc cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung đệm pH 6,8 cho vừa đ , lắc đều được dung dịch thử (nồng độ Cthử khoảng 6 µg/ml)
Trang 30- Pha dung dịch chuẩn: cân chính xác khoảng 15,0 mg indapamid chuẩn cho
vào bình định mức 10 ml, thêm khoảng 7 ml ethanol 96%, siêu âm cho tan hết, bổ sung ethanol 96% vừa đ , lắc đều Hút chính xác 1,0 ml dung dịch thu được pha loãng bằng ethanol 96% vừa đ 25 ml Hút chính xác 5,0 ml dung dịch đã pha loãng cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung đệm phosphat pH 6,8 vừa đ , lắc đều được dung dịch chuẩn (nồng độ Cchuẩn chính xác khoảng 6 µg/ml)
- Mẫu trắng: đệm phosphat pH 6,8
- Đo quang 2 mẫu tại 2 bước sóng 240 nm và 275 nm và tính kết quả theo công thức ở phụ lục 4
Phương ph p HPLC:
- Pha động: dung dịch A: methanol (30:70)
- Dung dịch : Hút chính xác 0,4 ml dung dịch HClO4 đặc vào bình định mức
1 lít, bổ sung nước cất 2 lần vừa đ
- ung dịch chuẩn (9 µg/ml): cân chính xác 18,0 mg indapamid chuẩn, cho
vào bình định mức 100 ml Thêm 70 ml pha động, siêu âm 5 phút cho tan hoàn toàn, bổ sung pha động cho đến thể tích vừa đ 100 ml và lắc đều Lấy chính xác 5,0 ml dung dịch đó chuyển vào bình định mức 100 ml, bổ sung pha động vừa đ
- ung dịch thử: nghiền, đồng nhất hóa viên (khoảng 20 viên), phân tán một
lượng bột tương đương 18,0 mg indapamid bằng 70 ml pha động trong bình định mức 100 ml, siêu âm 20 phút, thêm pha động vừa đ tới vạch 100 ml, để yên khoảng 16 giờ Ly tâm một phần dung dịch với tốc độ 4000 vòng/phút x 10 phút Chuyển 5,0 ml phần dịch trong vào bình định mức 100 ml, bổ sung pha động vừa
đ Dung dịch thử thu được có nồng độ khoảng 9,0 µg/ml
Trang 312.3.2.3 Phương pháp đánh giá giải phóng dược chất từ viên nén
- Bước 1: pha đệm phosphat pH 6,8
- Bước 2: chuẩn bị các dung dịch chuẩn (cách pha được trình bày ở phụ lục 2):+ Dung dịch chuẩn gốc C0 nồng độ 1000µg/ml trong ethanol 96%
+ Dung dịch chuẩn C2 nồng độ 2 μg/ml trong đệm phosphat pH 6,8
+ Dung dịch chuẩn thêm C30 nồng độ 30 μg/ml trong đệm phosphat pH 6,8
- Bước 3: chuẩn bị các dung dịch thử:
Tại các thời điểm lấy mẫu, hút chính xác 12,0 ml dịch hòa tan Ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút x 10 phút Dịch ly tâm phía trên được lọc qua màng 0,45
µm Hút chính xác 1,0 ml pdung dịch chuẩn thêm C30 vào bình định mức 10 ml Bổ sung bằng dịch thử hòa tan sau lọc cho vừa đ thể tích thu được dung dịch thử Bổ sung 12 ml môi trường hòa tan vào cốc và tiếp tục thử
Chuẩn bị dung dịch chuẩn đo: hút chính xác 1,0 ml dung dịch chuẩn thêm
C30 vào bình định mức 10 ml, bổ sung vừa đ bằng dung dịch chuẩn C2 2 μg/ml
Đo độ hấp thụ UV c a dung dịch thử và dung dịch chuẩn đo ở bước sóng
240 nm và 275 nm Mẫu trắng là dung dịch đệm phosphat pH 6,8
% indapamid giải phóng tại các thời điểm tính theo công thức ở phụ lục 5
2.3.2.4 Phương pháp đánh giá động học giải phóng dược chất từ viên nén
Từ kết quả thử hòa tan thu được, động học giải phóng c a viên được đánh giá bằng mô hình động học bậc 0 hoặc mô hình Higuchi đã được trình bày ở mục 1.1.5, dùng phần mềm Excel 2010 xây dựng đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa % indapamid giải phóng với thời gian (với mô hình bậc 0) hay căn bậc hai thời gian
Trang 32(với mô hình Higuchi), xác định hệ số tương quan R2 và đánh giá độ tin cậy c a mô hình với phương pháp nghiên cứu, dự đoán bản chất quá trình hòa tan từ viên
2.3.2.5 Phương pháp đánh giá sự tương quan giữa đồ thị giải phóng viên thực nghiệm với viên đối chiếu
Dựa vào hệ số tương đồng f2 theo quy định c a FD (thể hiện sự giống nhau
c a hai đường cong hòa tan) khi so sánh giữa đồ thị hòa tan c a viên n n indapamid bào chế được và đồ thị hòa tan c a viên đối chiếu Giá trị f2 được tính theo CT:
5 , 0
1
2 2
Trong đó: n là số điểm lấy mẫu thử; Rt, Tt lần lượt là % dược chất giải phóng tại thời điểm t c a mẫu đối chiếu, mẫu thử
Ý nghĩa: f2 nhận giá trị từ 0-100 Hai đồ thị hòa tan được coi là giống nhau khi f2 ≥ 50 (f2 càng lớn, hai đồ thị càng giống nhau) [15]
2.3.3 Phương pháp thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa công thức
- Sàng lọc ban đầu xác định biến đầu vào ảnh hưởng đến biến đầu ra
- Thiết kế thí nghiệm dựa vào biến đầu vào và biến đầu ra, sử dụng phần mềm Modde 8.0 và tiến hành thí nghiệm Từ kết quả thu được xây dựng mối quan hệ giữa các biến đầu ra và biến đầu vào, mối quan hệ này có thể biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy dạng đa thức bậc 2 bằng phần mềm Modde 8.0
- Tối ưu hóa các biến đầu ra: đọc kết quả thông qua việc phân tích bảng Anova: mức ý nghĩa phồi quy, pkhuyết, R2, R2adj Đánh giá mức ý nghĩa c a hệ số hồi quy, phân tích mặt đáp
- Làm thí nghiệm theo giá trị tối ưu c a các biến đầu vào vừa tìm được để kiểm chứng lại các chỉ tiêu [7]
Trang 33Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN
3.1 Khảo sát lại một số tiêu chí trong phương pháp đánh giá chất lượng viên indapamid giải phóng kéo dài
3.1.1 Phương pháp đo độ hấp thụ UV vi sai bước sóng
Quét phổ tìm bước sóng hấp thụ cực đại:
Tiến hành qu t phổ UV-VIS dung dịch indapamid có nồng độ C = 6 μg/ml trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 từ bước sóng 200 nm đến 400 nm xác định được bước sóng hấp thụ cực đại là λmax = 239,4 nm Từ kết quả trên và qua các tài liệu tham khảo [8], [9], [25], chọn 2 bước sóng 240 nm và 275 nm để tiến hành đo quang vi sai Hình ảnh phổ được trình bày ở phụ lục 6
Xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu mật độ quang với nồng độ dung dịch indapamid trong môi trường đệm phosphat pH 6,8:
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn có nồng độ lần lượt là 0,5, 1, 2, 3, 4, 5, 6 μg/ml được thêm chuẩn giống dịch thử hòa tan viên n n ở phương pháp 2.3.2.3 Kết quả thu được thể hiện trong bảng và hình sau:
Bảng 3.1 Hiệu mật độ quang (ΔD) c a các dung dịch sau khi thêm chuẩn
C sau thêm
chuẩn (µg/ml) 3,45 3,9 4,8 5,7 6,6 7,5 8,4
ΔD 0,194 0,219 0,264 0,313 0,354 0,415 0,458
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa hiệu mật độ quang với nồng độ
indapamid trong dung dịch đệm pH 6,8
y = 0,0534x + 0,0087 R² = 0,9984
Trang 34Nhận xét: đường chuẩn thu được có R2 = 0,9984 (~ 1) cho thấy sự phụ thuộc
c a hiệu mật độ quang với nồng độ dung dịch indapamid trong môi trường đệm pH 6,8 ở bước sóng khảo sát 240 nm và 275 nm là tuyến tính trong khoảng 3,5-8,4 µg/ml Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp thêm chuẩn để định lượng dung dịch indapamid có nồng độ từ 0,5-6 µg/ml
3.1.2 Phương pháp HPLC
- Tính thích hợp
Pha mẫu dung dịch chuẩn indapamid nồng độ 9,0 µg/, tiêm 6 lần, xác định
diện tích pic và thời gian lưu Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2 Diện tích pic và thời gian lưu c a các mẫu xác định tính thích hợp
Nhận xét: tại nồng độ 9,0 µg/ml, phương pháp HPLC cho độ lặp lại tốt với
RSD < 2% Phương pháp đạt yêu cầu về tính thích hợp
- Độ đặc hiệu
Chuẩn bị mẫu trắng (pha động), mẫu placebo (hỗn hợp tá dược thành phần giống công thức viên), mẫu chuẩn (chỉ có dược chất, không có tá dược) và mẫu thử (có dược chất và hỗn hợp tá dược thành phần giống công thức viên) có nồng độ ≈ 9 µg/ml Tiêm lần lượt các mẫu Kết quả được trình bày như bảng và hình sau:
1 Bảng 3.3 Diện tích pic và thời gian lưu c a các mẫu xác định độ đặc hiệu
Mẫu Thời gian lưu ( phút) Diện tích pic (mAU)