Cà phê là loại cây công nghiệp nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Phi với những yêu cầu về sinh thái rất khắt khe. Khí hậu và đất đai là 2 nhân tố sinh thái chính quyết định năng suất hiệu quả kinh tế của loài cây này.
Trang 1I
– Khái quát chung về cây cà phê và ngành sản xuất cà phê ở Việt Nam
1 Đặc điểm của cây cà phê
Cà phê là loại cây công nghiệp nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Phi với những yêu cầu về sinh thái rất khắt khe Khí hậu và đất đai là 2 nhân tố sinh thái chính quyết định năng suất hiệu quả kinh tế của loài cây này
Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều giống cây cà phê, song có 4 loại được trồng phổ biến đó là:
Cà phê chè (ARABICA): Đây là loại cà phê quan trọng nhất, được biết đến
từ lâu đời và được phát triển rộng rãi nhất trên thế giới Đây là loại cà phê có chất lượng cao, thơm ngon và được thế giới ưa dung
Cà phê vối (ROBUSTA): Loại cà phê này chỉ mới được phát hiện và đầu thế
kỷ XX ở châu Phi Song cho tới nay đã chiếm 1/3 sản lượng tiêu thụ cà phê của thế giới
Cà phê mít: Cà phê mít có phẩm chất lượng thấp nên hầu như không được chế biến làm hàng xuất khẩu, mà chỉ dùng tiêu thụ nội địa
Cà phê mít dâu da: Đây là loại cà phê có nguồn gốc từ Liberia,nhưng do năng suất thấp, chất lượng kém nên hiện nay không được trồng phổ biến
Cà phê chồn: Đây là loại cà phê cao cấp, hiện có rất ít trên thị trường
2 Ngành sản xuất cà phê ở nước ta:
Ở nước ta hiện nay có hai loại cà phê được trồng phổ biến, đó là cà phê vối và cà phê chè Với đặc điểm ưa thời tiết mát, cường độ ánh sáng thấp, cà phê chè được trồng chủ yếu ở miền Bắc Trái lại, cà phê vối lại được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam nơi mà thời tiết nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào
Cây cà phê đã được thâm nhập ở nước ta từ khá sớm song quy mô còn nhỏ, năng suất và sản lượng thấp Năm 1975 cả nước chỉ có hơn 18000 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 12000 ha, với năng suất 4,7 tạ/ha và sản lượng 5600 tấn Nhưng cho đến 35 năm sau ngày đất nước thống nhất, cây cà phê đã nhanh chóng phát triển Diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu
Trang 2đều tăng nhanh Hiện nay, nước ta có 530.900 ha cà phê, cho sản lượng khoảng trên dưới 1 triệu tấn/năm
Tây Nguyên với 4 tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum là khu vực chủ lực của ngành cà phê Việt Nam Diện tích của vùng này lên tới hơn
470000 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước Trong đó diện tích, sản lượng cà phê của Đắc Lắc là lớn nhất, chiếm hơn 40% của cả nước Đặc biệt, với điều kiện đất đỏ bazan màu mỡ, cộng thêm đó là khí hậu thuận lợi cho cây cà phê phát triển, cho nên ưu thế của cà phê Tây Nguyên là rất lớn, năng suất sản lượng cao và chất lượng tốt
Tuy nhiên, để có được năng suất cao như vậy, ngoài yếu tố "thiên thời ,địa lợi" còn phải kể đến công sức đầu tư trong khâu giống và chăm sóc của người nông dân Đặc biệt, nhiều hộ gia đình bằng việc áp dụng quy trình thâm canh cao đã cho năng suất 50-60 tạ cà phê nhân/ha
Ngoài ra, diện tích và sản lượng cà phê ở các vùng khác trong cả nứớc cũng được chú trọng đầu tư phát triển: ở Đông Nam Bộ, diện tích trồng cà phê đạt 36000 ha; Miền Trung Nam Bộ đạt hơn 3000 ha và từ Quảng Trị trở ra Bắc
là 11000 ha Đặc biệt hiện nay ở nước ta, có khoảng 70% diện tích cà phê của
cả nước đã được trồng mới từ những năm 1989 Nhờ đó mà diện tích và năng suất đã tăng lên nhanh chóng giúp cho sản lượng cà phê nước ta tăng nhanh trong những năm qua Nó tạo ra mức sản lượng cà phê cao …
II- Tình hình xuất khẩu cà phê trên thế giới
Đặc điểm của thị trường cà phê thế giới năm vừa qua là giá cả tăng mạnh vào cuối năm Nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn cung cà phê do ảnh hưởng của thời tiết Một số nước xuất khẩu lớn như Colombia và các nước Trung Mỹ khác mưa lớn kéo dài, lũ lụt, sâu bệnh khiến cho việc thu hoạch cà phê phải lùi lại Nguồn cung cà phê ngày càng bị thắt chặt khi Ấn Độ cũng gặp phải một năm không mấy khả quan về sản lượng, trong khi nhu cầu nội địa cũng ngày càng tăng cao Mặc dù Brazil vẫn có vụ mùa bội thu song những lo lắng về hạn hán
Trang 3trong vòng mấy năm trở lại đây cũng khiến cho thị trường cung cấp và tiêu thụ không được ổn định
Năm 2010 được coi là năm đầy biến động trong thị trường xuất khẩu cà phê thế giới Tổ chức cà phê Thế giới ICO đã phải điều chỉnh liên tục mức sản lượng các nước cho đến khi thu hoạch bởi tác động của môi trường và khí hậu
đã ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng Mặt khác, nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới không ngừng tăng trong năm qua bởi cà phê ngày càng trở thành đồ uống phổ biến ở khắp các thị trường, đặc biệt là từ những nước sản xuất Brazil có thể sẽ vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ cà phê số 1 thế giới sau 2 năm nữa Bên cạnh đó, giá đồng đôla Mỹ có xu hướng giảm cũng là nguyên nhân hỗ trợ cho giá cà phê trên các sàn giao dịch ngày càng cao
III-Tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1.Trước năm 2010:
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới đến nay, ngành hàng cà phê luôn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, trở thành một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp
*Các giai đoạn phát triển
Nếu như giai đoạn 1990-1995, sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân của nước ta chỉ đạt 123.000 tấn/năm, với kim ngạch 198 triệu USD/năm, thì đến giai đoạn 1996-2000, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên mức 432 triệu USD/năm, tăng 2,1 lần so với giai đoạn trước đó
Chưa dừng lại ở đây, giai đoạn 2006-2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục vươn lên khẳng định vị trí là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới Theo đó, năm 2008, xuất khẩu cà phê đã đạt mức kỷ lục với kim ngạch 2,1 tỷ USD, gấp 23,3 lần so với năm 1990 Năm 2009, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu cà phê có sụt giảm song vẫn đạt mức 1,7 tỷ
Trang 4USD
Hình1: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến năm 2009
* Thị trường xuất khẩu truyền thống của cà phê Việt Nam
Như chúng ta đã biết, trước thập kỷ 90 các nước SNG, Đông Âu, Singapore, Hồng Kong, Pháp, Thuỵ sĩ là những khách hàng thường xuyên của
cà phê Việt Nam Đặc biệt, Singapore là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều nhất (năm 1986 nhập 7074 tấn) Song do những biến động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ
90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam làm cho sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh
Trang 5chóng Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu vì thế đã bị gián đoạn trong một khoảng thời gian tương đối dài
Trong thời gian qua chúng ta cũng đã mở rộng và thâm nhập vào các thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như: Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật… và đặc biệt từ năm 1994 chúng ta đã bắt đầu khai thác có hiệu quả hai thị trường mới song đầy tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hy Lạp
Chỉ sau 10 tháng, kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với nước ta, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của chúng ta vào thị trường này đã đạt 23 triệu USD Và cũng chỉ sau hai năm đầu khai thác thị trường này, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Đặc biệt, trong năm 1998 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã lên tới 20,02%
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất hiện nay( xem bảng sau):
Biểu 1: Mười thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam
Năm 2005-2006
Nguồn: Vụ Thương Mại- Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
2.Năm 2010
Trang 62.1 Tình hình xuất khẩu cà phê và diễn biến giá cà phê
Trong khi hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thuỷ sản thời gian qua xuất khẩu đều tăng cả về lượng và giá, thì mặt hàng cà phê lại đi theo hướng ngược lại
Ảnh hưởng của thời tiết đã làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm, trong khi tình hình xuất khẩu cũng không mấy khả quan Khối lượng xuất khẩu năm
2010 chỉ đạt 1,1 triệu tấn và giá trị thu về là 1,67 tỷ USD, giảm xấp xỉ 5% về lượng và 3,7% về giá trị so với con số đã đạt được trong năm 2009 Hiện Việt Nam vẫn tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil Dưới đây là số liệu về sản lượng, giá trị và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam 12 tháng năm 2010:
Biểu 2: Bảng thống kê sản lượng, giá trị và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam
12 tháng năm 2010
(nghìn tấn)
Giá trị (triệu USD)
Giá cà phê (USD/tấn)
Nguồn: Vụ Thương Mại- Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Để dễ dàng theo dõi diễn biến tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta trong 12 tháng qua cũng như so sánh với thời điểm cùng kì năm 2009, chúng ta hãy cùng nhìn vào biểu đồ cột dưới đây :
Trang 7Hình 2: Biểu đồ giá trị xuất khẩu cà phê 12 tháng năm 2009 và năm 2010 của Việt Nam.
Trong quý I/2010, cà phê là mặt hàng duy nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng
kỳ năm 2009 Mặc dù dự báo nguồn cung sẽ giảm trong khi cầu lại tăng nhưng giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2010 lại giảm mạnh, đặc biệt giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng
3 năm 2010 chỉ đạt trung bình khoảng 1370 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể
từ tháng 11 năm 2006 Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345.000 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là
483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây
Qua tháng Tư và tháng Năm, tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta vẫn không có tiến triển gì khả quan hơn Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê tháng 5/2010 hiện vẫn ở mức thấp, ước đạt 95 nghìn tấn, trị giá
133 triệu USD, xấp xỉ mức 94 nghìn tấn và 134 triệu USD tháng 5/2009 Con
số này chỉ đạt 67,37% so với tháng 1, 77,2% so với tháng 3 và 81,19% so với tháng 4/2010
Trang 8Tính chung 5 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu được khoảng 559 nghìn tấn
cà phê, trị giá 777 triệu USD So với cùng kỳ năm 2009, xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2010 đã giảm 15,17% về sản lượng và 20,87% về giá trị
Do những chuyển biến tăng giá của thị trường thế giới, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng cũng có sự gia tăng đáng kể So với tháng 3 và tháng 4, đơn giá xuất khẩu cà phê đã tăng lên rõ rệt Giá cà phê xuất khẩu tại cảng Sài Gòn trong tháng dao động từ 1230-1350USD/tấn, và đạt mức bình quân khoảng 1290,1 USD/tấn, tăng 2,13% so với mức 1263 USD/tấn tháng 4/2010
Các tháng 6,7,8, tình hình xuất khẩu cà phê khá ổn định, diễn biến tương đối giống so với cùng kỳ năm 2009 Đây cũng là thời kì mà chúng ta “nhường lại thị trường” cho Brazil Sang tháng 9, tháng 10 có sự tăng nhẹ cả về lượng và giá trị xuất khẩu Tính chung 10 tháng năm 2010, lượng cà phê xuất khẩu là 973.440 tấn thu về kim ngạch 1.420,28 triệu USD, tăng 3,34% về lượng, 2,02%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 2,46% tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của cả nước
Nói chung lại, giá cà phê xuất khẩu chao đảo trong những tháng đầu năm và rơi xuống đáy của 5 năm qua là 1.160 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16/3 Tuy nhiên đã hồi phục sau đó và chạm mức cao nhất của 28 tháng trước đó ở gần 2.000 đô la Mỹ/tấn, FOB, vào những ngày cuối năm
Ông Phan Hữu Để, Tổng thư ký Hiệp Hội Cà phê ca cao Việt Nam dã đưa ra nhận định rằng: “Bất ngờ bởi, từ chỗ không ai mua cà phê trong những tháng đầu năm 2010 thì đến giữa năm lại xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán và mua bằng mọi giá, với mọi tiêu chuẩn Trong khi đó, ảnh hưởng của thời tiết cũng đã làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm Nhưng kết quả, dù không đạt được tăng trưởng về lượng nhưng được lợi về giá đã giúp cà phê mang về 1,763 tỷ USD trong năm 2010, tăng 1,9% so với năm 2009 Giá cà phê xuất khẩu năm nay đạt bình quân 1.503 USD/tấn, so với 1.462 USD/tấn của năm ngoái”
Trang 9Có thể nói rằng, năm 2010 trôi qua đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trên thị trường cà phê toàn cầu Ngành cà phê trong nước cũng đã có năm
“con Hổ” thắng lợi nhờ giá cao vào giữa cuối năm cho dù sản lượng thấp hơn năm 2009
2.2.Xuất khẩu cà phê theo thị trường
Nước ta hiện xuất khẩu cà phê sang 90 thị trường, trong đó 16 thị trường đứng đầu chiếm khoảng 79% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu niên vụ Theo Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu cà phê rang và cà phê hòa tan nước ta 6 tháng đầu niên vụ 2009/2010 là 343 triệu USD
Năm nay, có sự thay đổi lớn về vị trí của các thị trường tiêu thụ lớn, thị trường tiêu thụ đứng đầu của năm 2009 là Bỉ có sự sụt giảm mạnh chỉ bằng 1/3 năm ngoái, tụt xuống vị trí thứ 6 Hoa Kỳ và Đức là hai thị trường tiêu thụ hàng đầu có sự tăng trưởng khá, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước Dưới đây là số liệu thống kê tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường trong tháng 12 năm 2010:
Biểu 3: Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang một số thị trường năm 2010
T12/2009
14 BồĐào Nha 786752 -34,78
Trang 1015 Ai Cập 361894 -79,58
3.Nguyên nhân và giải pháp:
3.1: Nguyên nhân:
Khi mà chính phủ và Hiệp hội cà phê Việt đã tìm cách ngăn chặn sự rớt giá trong dịp cuối năm (dù với lí do là gì đi chăng nữa) thì lượng hàng xuất khẩu cũng như giá bán vẫn không được như ý
Nói về nguyên nhân sâu xa, có thể kể đến là sự thiếu bài bản trong kế hoạch cũng như chiến lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam Những chính sách còn dang dở, chưa được thống nhất, dự tính đến giữa năm 2011 mới trình lên chính phủ phê duyệt Giá trị mặt hàng này thu về còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó Theo TS Hoàng Quốc Tuấn – GĐ Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp (phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tại miền Nam) cũng vì thiếu quy hoạch nên ngành cà phê VN có tăng trưởng cao nhưng lại thiếu ổn định và bền vững, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh và thị trường
Nếu xét các yếu tố khách quan, do môi trường tác động chúng ta phải nói tới ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, sâu bệnh không chỉ đối với cà phê trong nước mà còn ảnh hưởng cả tới các nước xuất khẩu khác nữa
Hàng năm, các nước ở Bắc bán cầu thu hoạch cà phê từ tháng 10 đến tháng
12 năm sau, còn các nước ở Nam bán cầu thu hoạch cà phê từ cuối tháng 4 - tháng 6 Bởi vậy, Viêt Nam thường xuất khẩu mạnh cà phê trong quý 4 năm trước và quý 1 năm sau Thế nhưng, năm nay chúng ta đã không đủ sức điều tiết được thị trường thế giới, nên tiêu thụ quá chậm Đến thời điểm chỉ còn 1,5 tháng là chúng ta sẽ phải “nhường” thị trường cho Brazil, nhưng hiện trong các
hộ nông dân trồng cà phê cả nước vẫn còn khoảng 600 nghìn tấn cà phê chưa tiêu thụ được Trong khi cà phê rớt giá, thì giá xăng, dầu lại tăng khiến người
Trang 11trồng cà phê càng điêu đứng.Cuối năm 2010 thị trường cà phê có những chuyển biến tốt, và có thể coi đó là những thắng lợi bất ngờ
Nguyên nhân khiến thị trường cà phê Arabica liên tục leo thang là những lo lắng về nguồn cung ở Colombia, Trung Mỹ và Ấn Độ Tại Colombia, mưa liên tục trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa ở cây, dự tính
sẽ làm giảm sản lượng vụ mùa 2010- 2011 Ở Trung Mỹ, mưa bão thất thường cũng ảnh hưởng đến sản lượng cà phê Còn tại Ấn Độ, mùa gió mùa gây mưa lớn làm trì hoãn hoạt động thu hoạch cà phê đến tận giữa tháng 11.Sự lo ngại khan hiếm của nguồn cung cà phê đã đẩy giá cà phê lên, thị trường cà phê có bước tiến triển mới
Về yếu tố chủ quan mà trong đó con người là nhân tố góp phần tạo ra sự bất
ổn Đó chính là Chính phủ, Hiệp hội cà phê Việt Nam, những nhà đầu tư trong
và ngoài nước, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê và không thể không kể đến những người nông dân
Trước hết , Chính phủ đưa ra những chính sách quy định về quyền hạn và các biện pháp kiểm soát nhà đầu tư không rõ ràng khiên cho việc sản xuất, chế biến xuất khẩu và thu mua cà phê xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn Tại thời điểm đầu năm 2010, ngành cà phê trong nước phải đối mặt với những biến động quá lớn, diễn biến phức tạp, khó lường, hoạt động xuất khẩu cà phê luôn
bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng Mà theo đánh giá của các chuyên gia là
do họ biết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên họ đã cố tình ép giá xuống
Cà phê Việt Nam bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng cũng còn do một nguyên nhân nữa đó là do chúng ta chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chuyên nghiệp Mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với người trồng cà phê còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán ngay trên sân nhà, vô hình chung đã tự làm giảm giá cà phê Việt Nam trên chính sân nhà, chứ chưa nói đến xuất khẩu