1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam " pptx

120 675 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Phạm vi điều chỉnh Sổ tay này áp dụng để sản xuất rau ăn quả nhằm ngăn ngừa các rủi ro từ các mối nguy cơ có ảnh hưởng đến an toàn - chất lượng của sản phẩm rau cũng như sức khoẻ, lợi

Trang 1

Ministry of Agriculture & Rural Development

Project Proposal Number:

025/06 VIE

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 6 THÁNG LẦN THỨ 7

Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam

Chữ ký của giám đốc dự án phía Úc

Robert Spooner-Hart

Chữ ký của giám đốc dự án phía Việt Nam

Tran Khac Thi

Trang 2

SẢN XUẤT CÀ CHUA VÀ DƯA CHUỘT TẠI VIỆT NAM

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT DƯA TRÊN

NGUYÊN TẮC CỦA VIETGAP

Kết quả của dự án AusAID CARD Project 025/06

Trang 3

Sổ tay Hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt cho sản xuất cà chua và dưa chuột

Lời giới thiệu

3 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 5

PHẦN 1 SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC MỐI NGUY

PHẦN 2 HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VietGAP) CHO SẢN XUẤT

CÀ CHUA VÀ DƯA CHUỘT

4.6 Dưa chuột 12

5.2 Cung Cấp Nước Tưới/Bón Phân Qua Hệ Thống Tưới Nước 13

Trang 4

7.8 Bảo quản và vận chuyển 20

7.11 Sản xuất hạt giống dưa chuột 20

8.1 Vật nuôi trong nhà và trang trại 21

Trang 5

PHẦN 3 CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Quyết định của Bộ NN&PTNT về VietGAP

Phụ lục 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 321-2003 về tiêu chuẩn hạt giống cà chua thuần

Phụ lục 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 639-2005 về tiêu chuẩn hạt giống cà chua lai

Phụ lục 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 557-2005 về quy trình kiểm tra DUS giống cà chua

Phụ lục 5 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 638-2005 kỹ thuật sản xuất cây giống cà chua

Phụ lục 6 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 319-2003 về tiêu chuẩn hạt giống dưa chuột thụ

phấn tự do Phụ lục 7 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 693-2006 quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống dưa

chuột lai Phụ lục 8 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 683-2006 quy trình khảo nghiệm DUS giống dưa

chuột Phụ lục 9 Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 444-2001 về sản xuất cà chua an toàn

Phụ lục 10 Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 448-2001 về sản xuất dưa chuột an toàn

Phụ lục 12 Mẫu ghi chép

Phụ lục 13 Bảng mẫu tự đánh giá VietGAP

Phụ lục 14 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho cà chua

Phụ lục 15 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho dưa chuột

Trang 6

Lời giới thiệu

Introduction

1 Mục đích của sổ tay

Cuốn sổ tay này nhằm hướng dẫn cụ thể kỹ thuật thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, bao gồm việc chi tiết hoá các nội dung quy trình/hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho sản xuất rau ở Việt Nam

Nội dung xuyên suốt cuốn sổ tay này là việc phân tích xác định các mối nguy trong quá trình sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và biện pháp ngăn ngừa các mối nguy để sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn an toàn - chất lượng cũng như đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng

2 VietGAP là gì?

VietGAP (Vietnam Good Agricultural Practices) là Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở

Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn

tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

Thự hành nông nghiệp tốt nó có tác dụng như một giải pháp ngăn ngừa có tính hệ thống đối với việc mất an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất đến thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Giảm thiểu các mối nguy trong thực hành nông nghiệp tốt VietGAP bao gồm an toàn thực phẩm, giữ gìn môi trường, sức khỏe an toàn và phúc lợi xã hội cho người lao động

3 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

3.1 Phạm vi điều chỉnh

Sổ tay này áp dụng để sản xuất rau ăn quả nhằm ngăn ngừa các rủi ro từ các mối nguy cơ

có ảnh hưởng đến an toàn - chất lượng của sản phẩm rau cũng như sức khoẻ, lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường

Trang 7

Sổ tay được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, tập huấn kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản xuất cà chua và dưa chuột an toàn ở Việt Nam

4 Mẫu ghi chép

Cuốn sổ tay này bao gồm các mẫu ghi chép được trình bày ở phần 3 các phụ lục

Trang 8

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NÔGN NGHIỆP TỐT CHO SẢN XUẤT CÀ CHUA VÀ

DƯA CHUỘT

PHẦN 1 SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC MỐI NGUY

Theo sơ đồ về quá trình sản xuất từ lựa chọn vùng sản xuất cho đến sau thu hoạch Mỗi bước được gọi là “đầu vào” và chúng tiềm tàng các mối nguy Các mối nguy đó cần phải được kiểm soát Những thông tin này được tham khảo trong Fresshcare

1 Sơ đồ quá trình sản xuất

Chọn lọc và chuẩn bị địa điểm sản

xuất rau

Đất, phân bón, chất bổ sung, nguồn nước

Sinh học, hoá học, vật lý

Trồng cây rau Giống (hạt giống, cây

con), dụng cụ gieo trồng Sinh học, hoá học

Thuốc BVTV, nước, công

cụ rải thuốc Hoá học

Hoạt động canh tác khác Dụng cụ, vật liệu Sinh học, hoá học

Quản lý động vật Hoá chất, vật liệu Sinh học, hoá học

Thu hoạch Dụng cụ thu hoạch, đồ

chứa, người thu hoạch

Sinh học, hoá học, vật lý

Trang 9

2 Sơ đồ quá trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Các bước Đầu vào Loại mối nguy

Trang 10

PHẦN 2 HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT CHO SẢN XUẤT CÀ CHUA

Kế hoạch thực hiện khắc phục/chỉnh sửa phải được soạn thảo để khắc phục tất cả những vấn

đề liệt kê trong phần Đánh Giá Mối Nguy Hại xem phụ lục 12.1 cho khu đất mới chuẩn bị vườn lập

vườn trồng cây cà chua hoặc dưa chuột

Trước mỗi vụ cây trồng, người sản xuất phải đánh giá các mối nguy tiềm ẩn như mối nguy vật lý, hóa học và sinh học đối với sản xuất cà chua hoặc dưa chuột bằng việc sử dụng mẫu đánh giá nguy cơ Quá trình đánh giá nguy cơ nên theo nguyên tắc hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) Việc đánh giá này nhằm giảm nguy cơ tiềm ẩn, những việc này phải được

ghi chép bằng việc sử dụng mẫu ghi chép kế hoạch hành động xem phụ lục 12.2

1.2 Sơ đồ trang trại

(Bản đồ nêu được đặc điểm của từng ô, thửa và đánh mã số các ô thửa đó, bản đồ bao gồm

nhà cửa, kho, đường, hệ thống kênh mương Ví dụ cụ thể ở phần phụ lụcxem phụ lục 12.3

Sơ đồ khu vực sản xuất cần được chi tiết hóa đến từng ruộng/vườn va được đánh số Nhà ở, đường, hệ thống kênh mương tưới tiêu cần được chi ro trong bản đồ Vườn trồng/trang trại có Mã

Số Đăng Ký, có bản đồ đất đai chi tiết kèm theo trong hồ sơ

Bản đồ của các vườn/lô trồng cà chua hoặc dưa chuột được xác định bởi vị trí địa lý và tuổi cây, bao gồm:

• Mã số/ký hiệu nhận diện của từng lô riêng biệt

• Khoảng cách cây và đường ranh giới (ví dụ: diện tích vành đai, đường/lối đi, kênh mương, v.v…)

• Vị trí nhà ở và cơ sở xây dựng khác (Nhà, trại, kho chứa phân, thuốc, khu vực ủ phân chuồng, giếng nước, nguồn/hệ thống tưới, chuồng trại gia súc v.v )

• Tên chủ vườn và Mã số đăng ký vườn trồng

• Bản ‘Sơ đồ bố trí vườn trồng cà chua hoặc dưa chuột’ phải được bố trí ở một vị trí thuận tiện, dễ nhìn trước mỗi khu vực/lô trồng Phải cắm bản ‘Mã số nhận diện’ ngay trước lối vào của từng lô trồng

1.3 Lịch sử sản xuất cây trồng (Lịch sử trồng trọt)

Các thông tin về canh tác cây trồng cho từng ruộng cần được lưu giữ dưới dạng bản mẫu về tạp

quán canh tác và sản xuất nông nghiệp, xem Phụ lục 12.5 Kết quả phân tích đặc tính hóa, lý cần

Trang 11

2 Vật liệu gieo trồng

Ghi chép về vật liệu gieo trồng sử dụng cho cà chua/dưa chuột xem phụ lục 12.4

Hạt giống và cây giống cần phải được sản xuất trong vườn ươm tuân theo tiêu chuẩn ngành sản xuất hạt giống và cây giống của Bộ NN&PTNT

2.1 Cà chua

Hạt giống dùng cho sản xuất cà chua cần được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và

PTNT theo 10 TCN 321-2003 (Tiêu chuẩn về giống cà chua thuần) xem phụ lục 2 hoặc 10 TCN 639-2005 (Tiêu chuẩn về giống cà chua lai) xem phụ lục 3 và kiểm tra theo tiêu chuẩn 10 TCN 557-2002 (khảo nghiệm cà chua DUS) xem phụ lục 4

Cây giống cà chua cần được sản xuất theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT 10 TCN 638-2005 (sản

xuất cây giống trực tiếp từ đất) xem phụ lục 5 hoặc theo Trần Khắc Thi và cộng sự 2008 (Rau ăn

quả - trồng rau an toàn năng suất, chất lượng cao) sử dụng giá thể và gieo hạt để sản xuất cây giống trong khay bầu

Sử dụng cà chua ghép cho những vùng khó khăn về ngập lụt hoặc khó thoát nước và/hoặc thường bi

nhiễm bệnh vi khuẩn héo xanh gây hại bệnh héo xanh vi khuẩn xem phụ lục 6

2.2 Dưa chuột

Hạt giống dùng cho sản xuất dưa chuột phải được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận theo 10

TCN 319-2003 (tiêu chuẩn hạt giống thụ phấn tự do) xem phụ lục 7 hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 693-2006 (Tiêu chuẩn quy trình sản xuất hạt giống dưa chuột lai) xem phụ lục 8 và

khảo nghiệm DUS theo 10 TCN 683-2006 (khảo nghiệm tính khác biệt, đồng nhất và bền vững)

xem phụ lục 9

Cây giống dưa chuột nên sản xuất theo đề nghị của Trần Khắc Thi và cộng sự 2008 (Rau ăn quả - trồng rau an toàn năng suất, chất lượng cao)

3 Quản lý đất và giá thể

(Luân canh với cây trồng khác họ để hạn chế sâu bệnh hại Cà chua không gieo trồng sau những cây

họ cà (Solanaceae), dưa chuột không gieo trồng sau cây họ bầu bí (Cucurbitaceae))

Luân canh với cây trồng khác họ nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại được khuyến cáo trong sản xuất cà chua và dưa chuột

3.1 Xông hơi

(Để sản xuất cây giống cà chua trên đất, xông hơi cho đất để hạn chế nguồn bệnh từ đất Ghi chép

toàn bộ những loại thuốc xông hơi, những loại thuốc đã mua, xem phụ lục 12.9

3.2 Giá thể cho sản xuất cây giống

Để sản xuất cây giống cà chua trên giá thể, các thành phần phối trộn giá thể phải đảm bảo không mang nguồn sâu bệnh hại (không được có nguồn sâu bệnh hại) và nên xử lý xông hơi hay xử lý diệt khuẩn và bổ sung thuốc trừ sâu bệnh hại nếu cần có thể sử dụng thuốc trừ sâu nếu cần Tất cả các

thông tin lưu giữ dựa theo bản mẫu mua và sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, xem phụ lục 12.9

Trang 12

3.3 Thực hành sản xuất

Sản xuất cà chua cần được tiến hành theo tiêu chuẩn 10 TCN 444-2001 cho sản xuất cà chua an

toàn xem phụ lục 10 Sản xuất dưa chuột cần được tiến hành theo tiêu chuẩn 10 TCN 448-2001 cho sản xuất dưa chuột an toàn xem phụ lục 11

3.4 Trồng trọt

Quá trình canh tác phải đảm bảo hạn chế tối đa sói mòn và phá hủy đất Lưu giữ các thông tin về

các biện pháp áp dụng trong qua trình canh tác dựa theo bản mẫu lưu giữ thông tin về canh tác, xem phụ lục 12.5

Sử dụng vật liệu che phủ đất để giữ ẩm cho đất, giữ ấm và hạn chế cỏ dại vật liệu che phủ có thể là vật liệu hữu cơ như rơm rạ, trấu hoặc các vật liệu hữu cơ khác hoặc sử dụng màng phủ nylon Vật liệu phủ hữu cơ góp phần cải tạo đất và thân thiện với môi trường

4 Sử dụng phân bón

Phân bón phải cân đối NPK Sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ Tỷ lệ các loại phân phụ thuộc vào loại đất Đất cát yêu cầu lượng phân nhiều Có thể sử dụng phân bón qua hệ thống tưới cùng với nước hoặc bón thúc

4.1 Sổ ghi chép sử dụng phân bón

Toàn bộ việc sử dụng phân bón gốc và phân bón lá, phân hữu cơ và vô cơ cho mỗi lô riêng biệt đều phải ghi chép vào đúng sổ nhật ký của từng lô đó Phải ghi chép ngày tháng sử dụng phân bón vào nhật ký của từng lô riêng biệt Việc sử dụng phân bón gốc và phân bón lá, phân hữu cơ và

vô cơ phải ghi chép vào sổ nhật ký của từng lô theo từng chủng loại phân riêng biệt Liều lượng của từng loại phân bón gốc, bón lá, vô cơ và hữu cơ sử dụng cũng phải được ghi chép vào sổ nhật ký theo từng lô phân riêng biệt Phương pháp bón phân của từng loại phân bón gốc, bón lá, vô cơ và hữu cơ sử dụng phải ghi chép vào sổ nhật ký theo từng lô phân riêng biệt Công nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc bón phân bón gốc, bón lá, vô cơ và hữu cơ phải ghi chép vào sổ nhật ký theo từng lô phân riêng biệt

Sổ ghi chép về mua phân bón xem Phụ lục 12.6 Sổ ghi chép về sử dụng phân bón xem phụ lục 12.7

Trang 13

kể cả vật liệu nhân giống Phân vô cơ được bón trực tiếp cho cà chua/dưa chuột ngay sau khi mua hoặc chỉ tạm thời tồn ở khu vực hoàn toàn cách ly với bất kỳ sản phẩm nào và kể cả vật liệu nhân giống Phân hữu cơ chỉ mua khi cần bón và mua lọai phân đã được ủ hoai mục để bón tuân thủ theo

‘Quy Ttrình Chuẩn Phân Hữu Cơ’ và được áp dụng cho cà chua/dưa chuột

Phân hữu cơ chưa ủ được mua và ủ hoai mục ngay trên vườn tuân thủ theo “Quy Trình Chuẩn Phân Hữu Cơ” Quy trình này đề cập đến sự ô nhiễm môi trường và các vấn đề cải thiện

4.3 Phân Bón Hữu Cơ

Nước thải sinh hoạt của con người tuyệt đối không được sử dụng cho vườn cây Đã thực hiện công

việc đánh giá rủi ro và chỉ mua và sử dụng loại phân hữu cơ nào tuân thủ theo ‘Quy Trình Chuẩn Phân Hữu Cơ’ Có quy trình phân tích hiện trạng dinh dưỡng của bất kỳ loại phân hữu cơ nào và nó

sẽ bổ trợ cho việc tính toán lượng phân cần thiết của cà chua hoặc dưa chuột cho từng lô riêng biệt

4.4 Phân Bón Vô Cơ

Tất cả các lọai phân bón vô cơ sử dụng trên vườn phải được mua từ nhà cung cấp có uy tín Bao đựng phân bón phải có những ký hiệu biểu thị cho tình trạng dinh dưỡng của từng loại dinh dưỡng

và khối lượng tịnh của bao phân Một bản copy phân tích giá trị dinh dưỡng của nhà sản xuất được lưu giữ trong hồ sơ của trang trại

4.5 Cà chua

Phân bón lót phải bón trước khi trồng cây 1-2 ngày và bón thúc làm 3 lần: lần 1: sau trồng 7-10 ngày, lần 2 sau trồng 20-25 ngày vào giai đoạn trước khi ra hoa, 40-50 ngày sau khi trồng – sau khi đậu quả đợt 1 Đối với các giống cà chua vô hạn bón phân bổ sung cho cây tùy theo yêu cầu của cây trồng ở giai đoạn đang thu hoạch, có thể bón bổ sung 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày

4.6 Dưa chuột

Phân bón lót phải bón trước khi trồng cây 1-2 ngày Bón thúc chia làm 3 giai đoạn: đợt 1: 15-20 ngày sau khi hạt nảy mầm, đợt 2 30-35 ngày sau nảy mầm vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa; đợt 3 45-50 ngày sau nảy mầm – giai đoạn thu quả đợt đầu

5 Nước tưới và phân bón

5.1 Chất lượng nước tưới

Không sử dụng nước cống thải để tưới/ hòa phân bón Việc đánh giá hàng năm nguy cơ nguồn nước tưới không được tiến hành Trước khi tiến hành sản xuất theo GAP phải tiến hành phân tích chất lượng nước tưới và bản sao kết quả được lưu trữ vào hồ sơ trang trại Việc phân tích sẽ do phòng thì nghiệm phân tích đã có chứng nhận Nếu có bất kỳ kết quả đánh giá bất lợi thì sẽ có biện pháp khắc phục trên cơ sở khuyến cáo của các cấp chức năng về những lĩnh vực liên quan

5.2 Cung Cấp Nước Tưới/Bón Phân Qua Hệ Thống Tưới Nước

Nước tưới của vườn được lấy từ giếng nước khoan dưới lòng đất hay từ ao, hồ Mực nước sẽ được theo dõi hàng tháng và ghi chép vào sổ nhật ký.Hoặc Nước tưới của vườn được lấy từ sông luôn có nguồn nước dồi dào quanh năm.Hoặc nước tưới của vườn được lấy từ đập/kênh thủy lợi, là nguồn

Trang 14

nước được tích lũy trong suốt mùa mưa Mực nước sẽ được theo thường xuyên và ghi chép vào sổ nhật ký Không có yêu cầu về việc tìm hiểu khuyến cáo trước khi khoan giếng nước

Nước tưới phải đảm bảo đủ cho cây sinh trưởng phát triển Tưới nước có thể tưới rãnh hay tưới nhỏ giọt Tưới nhỏ giọt có thể đem lai hiệu quả tốt hơn và có ích cho môi trường nhưng đầu tư ban đầu cao Có thể sử dụng để bón phân

Khi tưới phân phải ghi chép toàn bộ các loại phân sử dụng, xem phụ lục 12.7

có ngay xem ở phụ lục 12.13

Người sản xuất có thể phải cung cấp ít nhất một bằng chứng nào đó trong việc ứng dụng phương pháp canh tác làm giảm dịch hại và sẽ giảm việc sử dụng thuốc Có ít nhất một qui trình

phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây có múi mà họ đang canh tác Qui trình IPM kèm vào hồ sơ

Người sản xuất có thể phải cung cấp ít nhất một bằng chứng về việc xác định khi nào và mức độ,

chủng loại dịch hại và thiên địch và kế hoạch sử dụng kỹ thuật để quản lý dịch hại này

Người sản xuất thể hiện bằng chứng rằng trong tình huống dịch hại tấn công ảnh hưởng xấu đến giá trị kinh tế của cây trồng, sự can thiệp với phương pháp đặc biệt sẽ được thực hiện Nếu có

thể phương pháp phi hóa học phải được xem xét

Tất cả sản phẩm thuốc BVTV đầu tư vào phải được lập thành hồ sơ và bao gồm cả bảng ghi

chép việc thực hiện xem ở phụ lục 12.9

Khi mức độ sâu bệnh và cỏ dại cần được xử lý lặp lại, bằng chứng các khuyến cáo chống lại

sự kháng thuốc được tuân thủ nêud được nêu ra trên nhãn của bao bì

6.2 Những Yếu Tố Cơ Bản Về BVTV

Ruộng cà chua hoặc dưa chuột nên được làm cỏ bằng tay hay máy và bằng cách che tủ gốc

để hạn chế cỏ dại phát triển Thuốc trừ cỏ Glyphosate được sử dụng khi thật sự cần thiết Nông dân còn thiếu kiến thức về IPM Nên được tập huấn những nguyên tắc cơ bản về IPM, định nghĩa chính xác về sâu và dịch hại liên quan đến cà chua hoặc dưa chuột và ngưỡng gây hại cần tới mức phải can thiệp Qua đó sẽ đưa ra những khuyến cáo hữu hiệu nhất với loại thuốc sử dụng có hiệu quả

Trang 15

6.3 Sự Lựa Chọn Loại Thuốc BVTV

Tất cả các loại thuốc BVTV sử dụng phải phù hợp với mục đích và phải phun đúng theo khuyến cáo nhà sản xuất có ghi trên nhãn chai thuốc Người nông dân đang được tập huấn nhận dạng một số loại côn trùng và bệnh gây hại cà chua hoặc dưa chuột và thiết lập biện pháp kiểm soát băng cách sử dụng những loại thuốc BVTV chuyên dụng đã được đăng ký khi mà sâu bệnh đạt đến ngưỡng gây hại Nông dân trồng cà chua hoặc dưa chuột chỉ sử dụng những loại thuốc BVTV có trong danh mục đăng ký và đã được chấp nhận sử dụng cho cà chua hoặc dưa chuột Quy trình xác nhận nhật ký tuân thủ sử dụng thuốc BVTV bảo đảm sản đạt phẩm tuân thủ Xác nhận không tuân thủ không xuất khẩu Hội đồng thuốc BVTV Việt Nam đã soạn thảo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng cho cà chua hoặc dưa chuột và người nông dân chỉ được sử dụng những loại thuốc BVTV có trong danh mục đó để phòng trừ sâu bệnh hại Bản danh mục có trên trang Web của Cục BVTV Tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV do các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn thực hiện Công việc này sẽ được thực hiện cho tới khi người nông dân đã thành thạo Những thông tin

về các lớp tập huấn cũng như mức độ của người nông dân sau khi được tập huấn sẽ được ghi chép

thành hồ sơ xem phụ lục 12.13 Người nông dân nên mua những dụng cụ đo lường thốc BVTV để

sử dụng đúng theo khuyến cáo ghi trên nhãn bao bì Những thông tin về các lớp tập huấn cũng như

mức độ của người nông dân sau khi được tập huấn sẽ được ghi chép thành hồ sơ xem phụ lục 12.8 Danh mục thuốc BVTV sử dụng cho cà chua được trình bày ở phụ lục 14 và danh mục thuốc BVTV sử dụng cho dưa chuột được trình bày ở phụ lục 15

6.4 Nhật ký sử dụng thuốc BVTV

Phải ghi chép toàn bộ các loại thuốc BVTV sử dụng vào nhật ký phun thuốc BVTV xem phụ lục 12.9 Chỉ sử dụng những loại thuốc BVTV được phép sử dụng cho cà chua hoặc dưa chuột

Phải ghi chép vào sổ nhật ký sử dụng thuốc BVTV:

* Ngày và vị trí lô trồng đã xử lý thuốc BVTV Hồ sơ bao gồm số đăng ký của vườn, vị trí

và địa điểm của từng lô trồng có trong bản đồ trang trại

* Ngày tháng phun thuốc BVTV phải được ghi chép đầy đủ vào nhật ký sử dụng thuốc BVTV

* Tên Thương Mại và các hoạt chất chính của thuốc BVTV sử dụng được ghi chép vào sổ nhật ký sử dụng thuốc BVTV đúng vào ngày phun thuốc Đính kèm nhãn hiệu thuốc BVTV vào sổ

Tất cả các loại thuốc BVTV sử dụng và xác nhận của người chịu trách nhiệm về kỹ thuật được ghi chép vào nhật ký sử dụng thuốc BVTV đúng vào ngày phun thuốc Sự chấp thuận về mặt

kỹ thuật để thực hiện phun thuốc BVTV được lưu thành hồ sơ thông qua quy trình chuẩn trồng cà chua hoặc dưa chuột

Tất cả các loại thuốc BVTV sử dụng và những thông tin cần thiết để xác định được chất lượng của loại thuốc sử dụng được ghi chép vào nhật ký sử dụng thuốc BVTV đúng vào ngày phun thuốc Dựa theo các mục quy định của Nhật Ký Sử Dụng Thuốc BVTV

Trang 16

Tất cả các loại thuốc BVTV sử dụng và thiết bị máy móc phun thuốc nếu có sử dụng được ghi chép vào nhật ký sử dụng thuốc BVTV đúng vào ngày phun thuốc Dựa theo các mục quy định của Nhật

Ký Sử Dụng Thuốc BVTV

Tất cả các loại thuốc BVTV sử dụng và ngày cách ly trước thu hoạch được ghi chép vào nhật ký sử dụng thuốc BVTV đúng vào ngày phun thuốc Phải chú ý ngày cách ly của các loại thuốc BVTV sử dụng và không được phun bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian cách ly

6.5 Thiết Bị Phun Thuốc BVTV

Thiết bị phun thuốc được bảo quản trong điều kiện làm việc tốt và được súc rửa cẩn thận trước và sau khi sử dụng – súc rửa bình phun ít nhất 3 lần Chỉ sử dụng bình phun bơm tay hay bình phun máy để phun thuốc trừ cỏ, và thuốc sâu bệnh cho cà chua hoặc dưa chuột Mức độ chính xác của bình phun được định mức bằng cách rót nước vào bình phun bằng tay và bình phun để trên mặt đất trống Công nhân phun xịt thuốc đã được tập huấn về các nội dung sử dụng thuốc BVTV đúng cách (Mã số giấy chứng nhận của công nhân đã được tập huấn sử dụng thuốc BVTV được ghi vào nhật ký sử dụng thuốc BVTV) Cách đo lường thuốc và sử dụng thiết bị an toàn được cung cấp cho người nông dân/công nhân phun thuốc để bảo đảm việc pha chế thuốc và sử dụng bình phun đúng theo phương pháp hướng dẫn có ghi trên nhãn thuốc Nhân viên phụ trách kỹ thuật của nhà đóng gói sẽ là người hỗ trợ hướng dẫn thêm những kỹ thuật này

6.6 Tiêu Hủy Thuốc BVTV Dư Thừa  

Công nhân phun xịt thuốc được tập huấn theo quy trình sử dụng thuốc BVTV bao gồm nội dung sau:

Chỉ pha trộn thuốc vừa đủ để sử dụng cho diện tích cần phun Thông thường chỉ một lượng nhỏ hỗn hợp thuốc pha trộn dư thừa sau khi phun và lượng hỗn hợp thừa này được sử dụng để phun cho cây

Kỹ thuật phun cho cà chua hoặc dưa chuột là phun từng điểm cho nên khi thực hiện việc xử lý lượng hỗn hợp thừa sau phun như vậy không gây ra nguy cơ vượt mức khuyến cáo tỉ lệ phun cho một đơn vị hecta Tất cả các vỏ thuốc đều được súc rữa 3 lần trong quá trình pha thuốc trước khi vứt

bỏ, nước súc rữa vỏ thuốc đổ vào bình phun để phun cho cà chua hoặc dưa chuột Lượng thuốc pha

dư phun trở lại trên cà chua hoặc dưa chuột và lượng dư này không bao giờ vượt quá liều lượng khuyến cáo Ghi chép các lần phun thuốc vào sổ nhật ký sử dụng thuốc BVTV

6.7 Phân Tích Dư Lượng Thuốc BVTV

Mỗi năm một lần trước giai đoạn thu hoạch chính trong năm, mẫu quả sẽ được phân tích dư lương thuốc BVTV Báo cáo kết quả phân tích sẽ được lưu vào hồ sơ của cả nông dân và ‘sổ theo dõi nông dân cung cấp quả’ của nhà đóng gói Nhà đóng gói có thể từ chối thu mua và đóng gói cho trang trại nào nếu kết quả phân tích dư lượng tối đa thuốc trừ sâu (MRL) vượt quá mức cho phép của một thị trường cụ thể nào đó Phân tích dư lượng thuốc BVTV được thực hiện bởi phòng phân tích uy tín và có giấy chứng nhận

Tồn dư tối đa cho phép được xem ở tiêu chuẩn ngành 10 TCN 444-2001 xem phụ lục 10 về sản xuất cà chua an toàn, hay tiêu chuẩn ngành 10 TCN 448-2001 xem phụ lục 11

Mức dư lượng tối đa (MRL) cho phép của mỗi thị trường được đính kèm theo cuốn sổ tay này Nhà đóng gói có trách nhiệm nắm các thông tin về cây trồng, quốc gia, khách hàng và chuyển

Trang 17

khẩu và loại thuốc đó không có trong danh mục khuyến cáo của người tiêu dùng thì nên đàm phán với khách hàng để kiểm tra nếu loại thuốc BVTV đó có vượt mức dư lượng tối đa hay không

Nếu kết quả phân tích cho biết mức dư lượng tối đa vượt ngưỡng cho phép của một thị trường nào đó thì theo quy định của hợp đồng đã ký nhà đóng gói có quyền từ chối đóng gói quả cho thị trường đó Khi đã xác định được lô cà chua hoặc dưa chuột không đạt yêu cầu thì sẽ thực thi bồi thường do phá vỡ hợp đồng Quy trình thu mẫu quả phân tích dựa theo quy trình khuyến cáo bởi phòng thí nghiệm phân tích Mẫu sản phẩm phải được gửi tới phòng phân tích phù hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (ISO 17025 hoặc cao hơn)

6.8 Tồn Trữ và Bảo Quản Thuốc BVTV

Thuốc BVTV do người nông dân trồng cà chua hoặc dưa chuột mua và chỉ mua lúc cần phun với một lượng nhỏ vừa đủ để sử dụng Do đó mỗi lần phun thuốc người nông dân chỉ mang theo một lượng nhỏ thuốc BVTV trong lúc di chuyển từ lô này sang lô khác

Thuốc BVTV được tồn trữ tuân thủ Quy Trình Bảo Quản Thuốc BVTV An Toàn:

Thuốc BVTV được cất giữ trong kho thông thoáng và có khóa an toàn

Thuốc dạng bột được cất giữ ở ngăn trên, thuốc dạng lỏng để ở ngăn dưới

Nếu chỉ cất giữ một lượng nhỏ thì có thể bảo quản trong thùng nhựa có nắp đậy kín ở bên trên Thùng nhựa đựng thuốc BVTV có đủ thể tích để chứa các loại thuốc BVTV dạng lỏng trong trường hợp bị thủng/bể

Kho chứa thuốc có sơn ký hiệu Nguy Hiểm ngay trên cửa, có bình chửa cháy và Tủ thuốc Y tế, điện thoại được bố trí gần nhất và có danh sách các số điện thoại Khẩn Cấp Ví dụ:

Nơi để điện thoại gần nhất: …………

Số điện thoại của chủ vườn: …….………

Vị trí của Tủ thuốc Y tế: …………

Vị trí để dụng cụ chửa cháy; ……

Tên Bác sỹ/Số điện thoại: ……… …

THUỐC ĐỘC VÀ NGUY HIỂM: KHẨN KHÔNG - KHẨN

Dịch vụ khẩn cấp: ………

Cứu Hỏa: ………

Cấp Cứu Y tế: ………

Vệ Sinh Môi Trường: …………

Thuốc BVTV được cất giữ trong tủ thiếc/thùng kẽm có khóa an toàn, để trên kệ hay gắn chặt vào tường chắc chắn không bị rơi đổ hay hay hạn chế sự di chuyển Tủ đựng thuốc BVTV được bố trí ở nơi cách ly và an toàn Tủ đựng thuốc BVTV được bố trí ở nơi thông thoáng gió để tránh sự tích lũy nhiệt bên trong thùng Tủ đựng thuốc BVTV được làm bằng thiếc/kẽm do đó có thể chống cháy được Tủ đựng thuốc BVTV có kích thước nhỏ, con người không thể đi vào bên trong được Tủ đựng thuốc BVTV có đầy đủ ánh sáng tự nhiên nên dễ dàng nhận dạng được các loại thuốc BVTV

để ở bên trong Tủ đựng thuốc BVTV được bố trí cách ly với các dụng cụ khác và cách ly gia súc, gia cầm Ngăn kệ của tủ đựng thuốc BVTV làm bằng thiếc/kẽm và không thấm nước Trong tủ thuốc BVTV có đặt thùng nhựa có thể tích đủ lớn để có thể thu gom trong trường hợp thuốc BVTV

bị đổ hay rò rỉ Dụng cụ đo lường thuốc BVTV (dạng lỏng, bột và hạt) luôn sẵn có trong mỗi vườn Ông đong có vạch định mức và cân đo lường thuốc đủ lớn để có thể đo lường thuốc chính xác Thuốc BVTV được phun bằng bình bơm tay đeo vai hay phun bằng máy và thuốc được hòa trước trong thùng/xô nhỏ (thuốc dạng bột và hạt) hoặc hòa trực tiếp vào bình phun (thuốc dạng lỏng)

Trang 18

Thuốc BVTV được pha trộn ngay trên vườn nên bất cứ sự rò rỉ nào, nếu có, chỉ xảy ra trên đất trống của chủ vườn hay trên đất công Hầu hết thuốc khi bị rò rỉ thì có hàm lượng thấp do đã bị hòa tan; tuy nhiên nếu để thuốc bị rò rỉ thì dùng lượng nước đủ lớn để hòa tan ngay đó để lượng thuốc bị rò rỉ đó không gây hại cho môi trường, con người và gia súc, gia cầm Gần kho thuốc BVTV có bố trí dụng cụ thấm/hút nước để lau chùi trong trường hợp thuốc bị rò rỉ Chìa khóa tủ/kho thuốc BVTV được cất giữ nơi an toàn và do người công nhân phụ trách phun thuốc đã được huấn luyện về bảo quản thuốc BVTV chịu trách nhiệm cất giữ Danh sách các lọai thuốc BVTV có trong kho thuốc được dán ngay bên ngoài tủ thuốc Một bản sao danh sách các loại thuốc BVTV bảo quản trong kho được lưu vào hồ sơ trang trại và hồ sơ của nhà đóng gói Thuốc BVTV phải còn nguyên bao bì, nhãn hiệu trên vỏ thuốc phỉa rõ ràng và đọc được Thuốc cũ phải sử dụng trước và nên sử dụng hết những loại thuốc không dùng một cách thường xuyên Chỉ những lọai thuốc nào được chấp nhận sử dụng cho cà chua hoặc dưa chuột mới được cất giữ và bảo quản trong tủ thuốc dành cho cà chua hoặc dưa chuột Thuốc BVTV có dạng lỏng được đặt trong khay và bảo quản ở ngăn dưới của tủ thuốc Thuốc dạng bột và hạt được cất giữ ở ngăn phía trên

6.9 Vỏ Thuốc BVTV Đã Sử Dụng

Không tái sử dụng bất cứ vỏ chai, bao bì đựng thuốc BVTV Vỏ chai, bao bì thuốc BVTV được thu gom và tồn trữ vào nơi chứa rác an toàn và có gắn biển hiệu trước khi đem đi tiêu hủy ngay trên trang trại Việc phân hủy bao bì đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng tránh gây hại đến con người: Bao bì đựng thuốc không được tái sử dụng và được tiêu hủy đúng phương pháp Tham khảo quy trình Hỗ trợ tiêu hủy vỏ chai thuốc BVTV Tất cả bao bì, vỏ chai thuốc sau sử dụng được tiêu hủy đúng cách để giảm thiểu tối đa việc gây hại môi trường: Vỏ, bao bì thuốc bằng nylông và kim loại được súc rữa 3 lần bằng nước sạch, nước súc rữa vỏ thuốc đổ trở lại bình phun và khi súc rữa công nhân phun xịt thuốc phải mang đồ bảo hộ lao động Đâm thủng hay đập vỡ tất cả các có nắp hay nút đậy chai thuốc và tách rời khỏi chai thuốc để tránh tái sử dụng Vỏ, bao bì thuốc sau sử dụng được thu gom vào một nơi an toàn (chẳng hạn như thu gom vào thùng rác để trong kho thuốc) trước khi đem đi tiêu hủy Tiêu hủy vỏ chai thuốc đã bị đâm thủng bằng cách đốt bỏ hay vận chuyển tới nơi chuyên thu gom rác của địa phương (lựa chọn ưu tiên) Để tiêu hủy bao bì, vỏ thuốc bằng cách đốt

bỏ để bảo đảm an toàn và hiệu quả thì nhiệt độ ngọn lửa phải đạt 1200 – 14000C trong vòng 1 - 3 giây Để đạt được nhiệt độ đó cần phải có lò đốt chuyên dụng (tham khảo thiết kế lò đốt rác) Không có hệ thống thu gom và tiêu hủy rác công cộng tại địa phương Việc tiêu hủy rác do công nhân phun thuốc đã qua tập huấn thực hiện ngay trên vườn theo quy trình phân hủy rác Không tái

sử dụng các loại bao bì, vỏ chai thuốc Các bao bì này được thu gom vào thùng rác (có dấu ký hiệu)

và đặt vào nơi an toàn cho tới lúc đem đi tiêu hủy Vỏ chai, bao bì đựng thuốc súc rữa 3 lần bằng nước sạch và khi súc rữa công nhân phun xịt thuốc đã qua tập huấn phải mang đồ bảo hộ lao động Nước súc rữa vỏ chai thuốc BVTV đổ trở lại bình phun Còn thiếu những quy định, luật lệ và phương tiện cần thiết để tiêu hủy đúng phương pháp vỏ chai, bao bì đựng thuốc BVTV sau sử dụng Quy trình thiêu hủy rác bảo đảm vườn cà chua hoặc dưa chuột theo tiêu chuẩn GAP duy trì được thái độ trách nhiệm đối với môi trường, sức khỏe và an toàn cho con người khi tiến hành thiêu hủy rác

6.10 Thuốc BVTV Hết Hạn Sử Dụng

Trang 19

Khi có một lượng nhỏ thuốc BVTV dư thừa sau một đợt phun và nếu lượng thuốc dư này không được phép phun tiếp lên cà chua hoặc dưa chuột nữa thì lượng thuốc dư này được pha loãng hơn nữa và xịt vào đường đi hay trên phần đất công không sử dụng

Thuốc BVTV cũ (mua trước) sẽ luôn luôn được sử dụng trước

Trong quá trình tồn trữ thuốc BVTV nếu có sự dư thừa không còn sử dụng nữa của bất kỳ loại thuốc nào thì loại thuốc đó sẽ được tiêu hủy bằng một biện pháp thích hợp

Bất cứ loại thuốc BVTV nào không cần thiết sử dụng cho cà chua hoặc dưa chuột mà chỉ thích hợp cho loại cây trồng khác thì được sử dụng cho loại cây trồng đó hoặc chuyển loại thuốc đó cho bất

cứ nông dân nào trồng loại cây đó

Người sản xuất phải lưu giữ các ghi chép về việc mua và sử dụng thuốc BVTV Xem phụ lục 12.8

và 12.9

7 Thu hoạch và sau thu hoạch

7.1 Khái niệm chung

Vì cà chua và dưa chuột là loại rau dùng để ăn tươi, giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thu hoạch

và sau thu hoạch là rất quan trọng Quả sau khi thu hoạch không để tiếp xúc với đất, vật liệu đựng

và nước rửa phải sạch tránh ô nhiễm

Vì quả cà chua rất dễ bị giập nát do vậy kích thước và vật liệu sọt/rỗ đựng quả rất quan trọng Vật liệu đựng phải sạch sẽ, không gây độc hại, giập nát quả

Các vật liệu, máy móc sử dụng cho thu hoạch phải được kiểm tra độ sạch, và tiếng ồn trước khi sử dụng Vật liệu dựng sản phẩm và kho đựng sản phẩm không để cạnh kho đựng hóa chất, chất thải hoặc các vật dụng gây nguy hiểm cho người sản xuất kho đựng sản phẩm phải riêng biệt với kho đựng hóa chất, phân bón và chất phụ gia khác

Người sản xuất cần lưu giữ các ghi chép về thu hoạch, sau thu hoạch xem phụ lục 12.10 và các hoạt động thương mại xem phụ lục 12.11

7.2 Thiết bị, vật tư và đồ chứa

Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm

Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng Thùng đựng phế thải, hoá chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm

7.3 Thiết kế và nhà xưởng

Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản

Trang 20

phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn

7.4 Vệ sinh nhà xưởng

Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hoá chất thích hợp theo qui định không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ

7.5 Phòng chống dịch hại

Phải cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản rau, quả

Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào các khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả và bẫy

7.6 Vệ sinh cá nhân

Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý

7.7 Xử lý sản phẩm

Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng theo qui định

7.8 Bảo quản và vận chuyển

Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm Không bảo quản

và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển

7.9 Sản xuất hạt giống cà chua

Hạt giống cà chua phải được sản xuất theo quy trình sản xuất, xử lý trước và sau thu hoạch theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT 10 TCN 639-2005 vể sản xuất hạt giống cà chua lai F1

xem phụ lục 3

7.10 Sản xuất cây giống cà chua

Khay sản xuất cây giống cà chua phải lành lặn và sạch sẽ Trước đưa ra trồng phải xử lý sạch sâu

Trang 21

7.11 Sản xuất hạt giống dưa chuột

Sản xuất hạt giống dưa chuột phải thực hiện theo quy trình sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT 10 TCN 693-2006 về quy trình kỹ thuật sản

xuất hạt giống dưa chuột lai Xem phụ lục 8

8 Quản lý và xử lý chất thải

Các biện pháp nhằm quản lý và xử lý chất thải từ sản xuất, vận chuyển và cất giữ cần phải được đưa

ra Người sản xuất cần lưu giữ ghi chép về các hoạt động quản lý chất thải bằng các mẫu ghi chép

về quản lý và xử lý chất thải, xem phụ lục 12.12

8.1 Vật nuôi trong nhà và trang trại

Súc vật nuôi trong nhà hay ở trang trại có thể gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất và nguồn nước Do vậy vật nuôi trong nhà hay trang trại phải được trang bị phù hợp và có kế hoạch quản lý nhằm giảm tối đa những rủi ro gây ô nhiễm môi trường bởi những chất thải của chúng

9 Người lao động

9.1 An toàn lao động

Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và

kỹ năng ghi chép Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hoá chất Người được giao nhiệm vụ

xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ

và thiết bị phun thuốc Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc

9.2 Điều kiện làm việc

Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng

9.3 Phúc lợi xã hội của người lao động

Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với Luật Lao động của Việt Nam

9.4 Đào tạo

Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khoẻ

và điều kiện an toàn

Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:

- Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ

- Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động

- Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân

Trang 22

Người sản xuất phải lưu giữ toàn bộ những ghi chép về đào tạo công nhân, các hoạt động khác

trong trang trại, xem phụ lục 12.13

10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng Điều tra nguyên nhân

ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý

Người sản xuất phải lưu giữ toàn bộ những ghi chép về đào tạo công nhân, các hoạt động khác

trong trang trại, xem phụ lục 12.14

11 Kiểm tra nội bộ

Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần

Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu

Ít nhất 1 năm nông dân phải sử dụng bảng tự đánh giá VietGAP để tiến hành thanh tra nội

bộ Xem phụ lục 13

12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng

có yêu cầu Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải

có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

Xem phụ lục 12.15 – mẫu đơn khiếu nại

Trang 23

PHẦN 3

PHỤ LỤC Phụ lục 1 Quyết định của Bộ NN&PTNT về VietGAP

Phụ lục 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 321-2003 về tiêu chuẩn hạt giống cà chua thuần

Phụ lục 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 639-2005 về tiêu chuẩn hạt giống cà chua lai

Phụ lục 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 557-2005 về quy trình kiểm tra DUS giống cà chua

Phụ lục 5 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 638-2005 kỹ thuật sản xuất cây giống cà chua

Phụ lục 6 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 319-2003 về tiêu chuẩn hạt giống dưa chuột thụ phấn tự do Phụ lục 7 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 693-2006 quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống dưa chuột

lai Phụ lục 8 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 683-2006 quy trình khảo nghiệm DUS giống dưa chuột Phụ lục 9 Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 444-2001 về sản xuất cà chua an toàn

Phụ lục 10 Tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 448-2001 về sản xuất dưa chuột an toàn

Phụ lục 12 Mẫu ghi chép

Phụ lục 13 Bảng mẫu tự đánh giá VietGAP

Phụ lục 14 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho cà chua

Phụ lục 15 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho dưa chuột

Trang 24

PHỤ LỤC 1

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT CHO RAU QUẢ TƯƠI

AN TOÀN TẠI VIỆT NAM (VietGAP)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1 Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

1.2 Đối tượng áp dụng: VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam, nhằm:

1.2.1 Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm

1.2.2 Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP 1.2.3 Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm

1.2.4 Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam

2.2 VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững

2.3 Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả an toàn theo VietGAP

Trang 25

Chương II NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT

CHO RAU, QUẢ TƯƠI AN TOÀN

1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

1.1 Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm

Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của

tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có)

4 Phân bón và chất phụ gia

4.1 Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả

4.2 Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả Chỉ

sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam 4.3 Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục) Trong trường hợp phân hữu cơ được

xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý

4.4 Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên

Trang 26

4.5 Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước

4.6 Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và

5.3 Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác

an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ

5.4 Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch

6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

6.1 Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn

6.2 Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật

6.3 Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

6.4 Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

6.5 Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam

6.6 Phải sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm 6.7 Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa

6.8 Các hỗn hợp hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường

6.9 Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường

6.10 Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu Chỉ những người có

Trang 27

6.13 Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước

6.14 Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng)

6.15 Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua,

số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng)

6.16 Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước

6.17 Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong rau quả vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ 6.18 Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hoá chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm hạn chế nguy

cơ gây ô nhiễm lên rau, quả

6.19 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hoá chất có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

7.1 Thiết bị, vật tư và đồ chứa

7.1.1 Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm 7.1.2 Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên

liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm

7.1.3 Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng 7.1.4 Thùng đựng phế thải, hoá chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh

dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm

7.1.5 Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản

phẩm

7.1.6 Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly

với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm

7.2 Thiết kế và nhà xưởng

7.2.1 Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và

công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản

7.2.2 Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả phải tách biệt khu chứa xăng, dầu,

mỡ và và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm

7.2.3 Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến

vùng sản xuất và nguồn nước

7.2.4 Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ Trong trường

hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó 7.2.5 Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn

7.3 Vệ sinh nhà xưởng

Trang 28

7.3.1 Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hoá chất thích hợp theo qui định không gây ô

nhiễm lên sản phẩm và môi trường

7.3.2 Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ

7.4 Phòng chống dịch hại

7.4.1 Phải cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản rau, quả

7.4.2 Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào các khu vực sơ chế, đóng gói và

bảo quản

7.4.3 Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả,

thùng chứa và vật liệu đóng gói Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả và bẫy

7.5 Vệ sinh cá nhân

7.5.1 Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ

sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ

7.5.2 Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy

7.5.3 Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ

sinh cho người lao động

7.5.4 Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý

7.6 Xử lý sản phẩm

7.6.1 Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu

hoạch

7.6.2 Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng theo qui định

7.7 Bảo quản và vận chuyển

7.7.1 Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm

7.7.2 Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô

9.1.2 Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần

thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất

9.1.3 Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hoá chất

9.1.4 Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc

Trang 29

9.2 Điều kiện làm việc

9.2.1 Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý

9.2.2 Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động Người lao động

phải được cung cấp quần áo bảo hộ

9.2.3 Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được

kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng

9.2.4 Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các

vật nặng

9.3 Phúc lợi xã hội của người lao động

9.3.1 Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam

9.3.2 Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch

vụ cơ bản

9.3.3 Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với Luật Lao động của Việt Nam

9.4 Đào tạo

9.4.1 Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức

khoẻ và điều kiện an toàn

9.4.2 Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:

- Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ

- Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động

- Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân

10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

10.1 Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký

sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v

10.2 Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra

nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ

10.3 Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ

tại cơ sở sản xuất

10.4 Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ

quan quản lý

10.5 Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất Vị trí và mã

số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ

10.6 Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ

dàng

10.7 Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô

sản phẩm

10.8 Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và

ngừng phân phối Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng

10.9 Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có

hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý

11 Kiểm tra nội bộ

11.1 Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần 11.2 Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ

chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá Bảng

Trang 30

tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ

11.3 Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ

quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu

12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

12.1 Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có

yêu cầu

12.2 Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách

nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

KT BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

Trang 31

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Seed Standard of Tomato

Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để cấp chứng chỉ chất lượng các

lô hạt giống cà chua tự thụ phấn, thuộc loài Licopersicum esculentum Mill., được sản xuất

và kinh doanh trên cả nước

2 Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Yêu cầu ruộng giống

2.1.1 Yêu cầu về đất Ruộng sản xuất cà chua giống trước khi gieo phải không có cỏ dại

và các cây trồng khác; vụ trước không trồng cây họ cà (Solanaceae)

2.1.2 Số lần kiểm định Ruộng giống cà chua phải được kiểm định ít nhất 3 lần

- Lần 1: Trước khi ra hoa (kiểm tra nguồn giống, cách ly, cây khác dạng, sâu bệnh)

- Lần 2: Khi đang ra hoa và kết quả (kiểm tra cây khác dạng, sâu bệnh)

- Lần 3: Trước thu hoạch (kiểm tra cây khác dạng, sâu bệnh, dự kiến năng suất) Trong đó, ít nhất 2 lần kiểm định thứ 2 và thứ 3 phải do người kiểm định đồng ruộng được công nhận thực hiện

2.1.3 Tiêu chuẩn ruộng giống

2.1.3.1 Cách ly Ruộng giống cà chua phải cách ly tối thiểu với các ruộng cà chua khác như sau:

Trang 32

- Ruộng siêu nguyên chủng: Trồng trong nhà lưới,

2.1.3.3 Tỷ lệ cây nhiễm bệnh Tại mỗi lần kiểm định tỷ lệ cây nhiễm các bệnh truyền qua

hạt như Đốm vòng (Alternaria solani Sorauer), Đốm nâu (Stemphylium solani Weber), Khảm (Tobacco mosaic virus) không vượt quá tiêu chuẩn qui định dưới đây:

- Siêu nguyên chủng: 0,0% số cây;

1 Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn 99,0 99,0 99,0

4 Độ ẩm, % khối lượng, không lớn

hơn

- Trong bao thường

- Trong bao kín không thấm nước

9,0 8,0

9,0 8,0

9,0 8,0

KT BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

Trang 33

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Seed Standard of Hybrid Tomato

Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để cấp chứng chỉ chất lượng cho

hạt giống cà chua lai thuộc loài Lycopersicon esculentum Mill, được sản xuất và lưu

thông trong phạm vi cả nước

2 Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Yêu cầu về đất

Ruộng sản xuất hạt giống cà chua lai phải đảm bảo sạch cỏ dại và các cây trồng

khác, vụ trước không trồng cây họ cà (Solanacea)

2.2 Kiểm định ruộng giống

2.2.1 Số lần kiểm định

Ruộng sản xuất hạt giống cà chua lai phải được kiểm định ít nhất 3 lần:

Lần 1: Trước khi trồng

Kiểm tra khoảng cách ly, tính đúng giống

Lần 2: Khi ra hoa và đậu quả

Kiểm tra sự đồng nhất, cây khác dạng, cách ly giữa bố và mẹ nếu bố, mẹ là dòng tự phối Kiểm tra sâu bệnh

Lần 3: Trước khi thu hoạch

Kiểm tra đặc trưng xác thực của quả, loại bỏ những quả thụ phấn tự do, quả sâu bệnh

Trang 34

2.2.2 Ruộng sản xuất hạt giống lai

2.2.2.1 Cách ly

Ruộng sản xuất hạt giống cà chua lai phải đảm bảo khoảng cách ly với các nguồn

gây lẫn tạp từ các ruộng khác giống tối thiểu 50m

2.2.2.2 Độ thuần ruộng giống bố mẹ

Độ thuần ruộng giống bố mẹ: 99,9%

Tỷ lệ cây bị bệnh truyền qua hạt (Héo xanh vi khuẩn, Virus, Đốm vòng…) không

quá 0,1%

2.3 Tiêu chuẩn hạt giống: Như Bảng 1

Bảng 1

2 Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80,0 70,0

Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

3

KT BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

Trang 35

của giống cà chua

Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity

and Stability of Tomato varieties

10 TCN 557-2002

(Ban hành kèm theo Quyết định số /2002/BNN-KHCN

ngày tháng 12 năm 2002)

1 Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Quy phạm này qui định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác

biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability)-gọi tắt là khảo nghiệm DUS-của các giống cà chua thuần (true line varieties), các dòng bố mẹ và giống lai (hybrid varieties) thuộc loài Lycopersicon Esculentum

1.2 Quy phạm này áp dụng cho các giống cà chua mới của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký khaỏ nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả hoặc công nhận giống

2 Giải thích từ ngữ

Trong qui phạm này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1 Giống khảo nghiệm: Là giống cà chua mới được đăng ký khảo nghiệm DUS

2.2 Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện

cụ thể của một tính trạng

2.3 Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng

tương tự nhất với giống khảo nghiệm

Trang 36

2.4 Mẫu chuẩn: Là mẫu hạt giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả

giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận

2.5 Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác

động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả một cách chính xác

2.6 Cây khác dạng: Cây được coi là khác dạng nếu nó khác biệt rõ ràng với giống khảo

nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS

3 Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1 Giống khảo nghiệm

3.1.1 Khối lượng hạt giống tối thiểu tác giả phải gửi cho cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là:

- Giống thuần: 25g hạt

- Giống lai: 10g hạt F1/giống và mỗi dòng bố, mẹ 0,5g hạt, nếu cơ quan khảo nghiệm yêu cầu

3.1.2 Chất lượng hạt giống về tỷ lệ nảy mầm, độ sạch và độ ẩm tối thiểu phải tương đương hạt giống cấp xác nhận theo 10 TCN 321-98

3.1.3 Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kì hình thức nào, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu

3.1.4 Thời gian gửi mẫu: Theo yêu cầu của cơ quan khảo nghiệm

4 Phân nhóm giống khảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng sau:

+ Cây: Dạng hình sinh trưởng (tính trạng số 2)

+ Lá: Sự phân thuỳ của lá (tính trạng số 17)

+ Cuống hoa (quả): Có hay không có li tầng (tính trạng số 28)

+ Quả: Độ lớn của quả (tính trạng số 37)

+ Quả: Dạng quả theo mặt cắt dọc (tính trạng số 39)

Trang 37

5- Phương pháp bố trí khảo nghiệm

5.1-Thời gian khảo nghiệm: Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự

5.2- Số điểm khảo nghiệm: Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng không thể quan sát được

thì có thể thêm một điểm bổ sung

- Bố trí thí nghiệm:

- Ruộng thí nghiệm phải bằng phẳng, đồng đều, sạch cỏ dại, chủ động tưới tiêu

- Mỗi giống trồng tối thiểu 20 cây ở nhà có mái che và 40 cây ở ngoài đồng, chia làm 2 lần nhắc lại

- Mật độ trồng: Cây cách cây 50 cm; hàng cách hàng 70cm; trồng so le trên luống rộng 1,6m Có thể trồng hàng kép hoặc hàng đơn với mật độ cây cách cây 50cm, luống rộng 100cm

5.4 Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo Qui phạm khảo nghiệm giống cà chua 10

TCN 219-95

Bảng các tính trạng đặc trưng

6.1 Để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định phải sử dụng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống cà chua Để thuận tiện cho quá trình khảo nghiệm, các tính trạng được phân thành 2 nhóm:

- Tính trạng chính (từ 1-58): Là căn cứ chủ yếu để đánh giá tính khác biệt, đồng nhất và

ổn định của giống mới

- Tính trạng bổ sung (từ 59-70): Các tính trạng bổ sung sẽ được lựa chọn, nếu các tính

trạng chính không thể xác định được tính khác biệt của giống mới

6.2 Trong bảng các tính trạng đặc trưng, những tính trạng đánh dấu (*) được sử dụng cho tất cả các giống trong vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được Kí hiệu (+) để đánh dấu các tính trạng được giải thích thêm hoặc minh hoạ ở phụ lục 2

Các tính trạng được theo dõi vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây Các giai đoạn sinh trưỏng được biểu thị bằng số ở cột thứ 2 của bảng

7 Phương pháp đánh giá

7.1 Đánh giá tính khác biệt

7.1.1 Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt và tính ổn định phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây chọn ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 20 cây đó

7.1.2 Khi đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định thông qua các đặc tính chống chịu, cần theo dõi trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo ít nhất trên 10 cây, nếu không

có chỉ dẫn nào khác

Trang 38

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng

- Đối với tính trạng định tính (quan sát, thử nếm): Giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn

- Đối với tính trạng định lượng (đo đếm): Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%

là đồng nhất

7.3 Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá tính khác biệt

và tính đồng nhất Nếu số liệu các vụ khảo nghiệm giống nhau hoặc khác nhau không có

ý nghĩa ở xác suất tin cậy tối thiểu 95% thì có thể coi giống đó ổn định

7.4 Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng

theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS (UPOV-TG/1/3) và các tài liệu liên quan khác của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV)

7.5 Để hạn chế sai số, các vụ khảo nghiệm cần do một cán bộ (hoặc nhóm cán bộ) theo

dõi đánh giá và ghi chép kết quả

8 Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm

Cơ quan khảo nghiệm phải hoàn thành báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS chậm nhất không quá 60 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm

Cơ quan khảo nghiệm thông báo kết quả khảo nghiệm cho các tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm và báo cáo cho Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ để xét công nhận giống hoặc Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới để xét bảo hộ quyền tác giả

Trang 39

BảNG CÁC TÍNH TRạNG ĐặC TRƯNG CủA GIốNG CÀ CHUA

A Các tính trạng chính

Bộ phận

theo dõi Chỉ tiêu theo dõi

Thời kỳ, phương pháp theo

đo, đánh giá

Mức độ biểu hiện Giống

điển hình

Thời kỳ xuất hiện lá thật, quan sát sắc tố anthoxian phần thân dưới lá mầm

Quan sát Không có (xanh)

Khi cây ra hoa rộ thân chính ngừng sinh trưởng (hữu hạn) Cây vừa ra hoa vừa sinh trưởng (vô hạn)

on main stem (only determinate growth type varieties)

Số hoa trên thân chính sau khi thu lứa quả thứ 2-3

Đếm ít

Trung bình Nhiều

Tốc độ sinh trưởng từ hồi xanh đến khi cây đạt độ cao 1,5m

Quan sát Chậm

Trung bình Nhanh

3

5

7

Trang 40

5 Sắc tố antoxian ở 1/3 thân trên

Anthocyanin coloration of upper third

Sau khi thu lứa quả thứ 1, theo dõi ở 1/3 thân trên của cây

Quan sát Không có (xanh)

ít (phớt tím) Trung bình (tím) Nhiều (tím đậm) Rất nhiều (tím rất đậm)

Phần to nhất của thân khi cây ra lứa quả thứ 2-3 (tính trung bình thân ở phần to nhất + phần nhỏ nhất)

Chiều dài của lóng từ chùm hoa thứ 1 đến thứ 4 ở thời

kỳ thu hoạch lứa quả 2 – 3

Đo (cm) Ngắn

Trung bình Dài

3

5

7

8 Độ thẳng giữa các lóng trên thân cây

Degree of zig-zac

Theo dõi độ thẳng giữa các lóng cây ở thời kỳ ra chùm hoa thứ 2 – 3

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2 - 3 Mô tả theo hình minh hoạ

Quan sát Dạng 1

Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4

Thời kỳ ra chùm hoa thứ 2–

Ngày đăng: 22/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w