1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

70 1,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 323 KB

Nội dung

Để có những nhận thức chung và thống nhất về xuất bản, mà ở đó các quan hệ xã hội được hình thành, tạo nên đối tượng điều chỉnh của pháp luật xuất bản, phần này được trình bày khái quát từ khái niệm, đến vị trí, vai trò và đặc điểm của xuất bản.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM 3

I NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT BẢN 3

1 Nhận thức chung về xuất bản 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Vị trí của xuất bản trong đời sống xã hội 6

1.3 Vai trò của xuất bản 7

1.4 Đặc điểm của xuất bản 10

2 Hiệu quả và những đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản 15

2.1 Hiệu quả của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản 15

2.2 Những đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản 20

II VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN 23

1 Pháp luật - phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản 23

1.1 Pháp luật - phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản 23

1.2 Pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học 23

1.3 Pháp luật đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản 24 1.4 Pháp luật - phương tiện nâng cao hiệu quả chính trị - kinh tế, xã hội trong xuất bản, chống thương mại hoá xuất bản 25

1.5 Pháp luật - phương tiện bảo vệ lợi ích người tiêu dùng xuất bản phẩm 26

2 Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản 27

2.1 Hoạch định chiến lược phát triển xuất bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa 27

2.2 Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các lính vực khác nhau của xuất bản 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 33

I THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM 33

Trang 2

1 Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam 33

2 Pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam - Thực trạng 34

2.1 Về hoạt động lập pháp, lập quy 35

2.2 Về tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước 37

2.3 Hoạt động tư pháp 38

2.4 Về sự lãnh đạo của Đảng 40

II NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM 41 1 Về mặt lý luận 42

2 Về mặt thực tiến 44

CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 46

I HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN 46

1 Pháp luật là phương tiện bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm 46

2 Pháp luật là phương tiện bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với xuất bản trong điều kiện cơ chế thị trường 47

3 Pháp luật là phương tiện đảm bảo quyền bình đẳng và tự do trong hoạt động xuất bản 49

4 Pháp luật là phương tiện bảo đảm sự thống nhất trong các hoạt đông văn hoá -thông tin 51

5 Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hoá, phát triển xuất bản là hoà nhập vào pháp luật và thông lệ quốc tế 52

6 Đổi mới tư duy pháp lý trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay 55

II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN 57

1 Phương hướng đổi mới, và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản 57

2 Các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản 65

KẾT LUẬN 67

TẦI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạtđộng sản xuất vật chất Nó là kết quả lao động sáng tạo của con người, làphương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗidân tộc ở mọi thời đại Mặt khác, từ khi xã hội loài người phân chia thành giaicấp thì xuất bản không chỉ đóng vai trò phản ánh đời sống tinh thần và vậtchất của con người mà còn mang tính giai cấp ngày càng rõ rệt, là nguồn lực

và vũ khí sắc bén của đấu tranh giai cấp

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước taluôn thực thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủcủa nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản Hiến pháp Nhà nước ViệtNam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đờinhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợicho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng, trên nền táng luật pháp Tuynhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thốngpháp luật nhiều năm tồn tại đã dần dần bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưađáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới

Thực tiễn đã chứng minh việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạtđộng xuất bản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hoá - tưtưởng, đồng thời cũng chính là điều chỉnh hoạt động văn hoá - tư tưởng trong

cơ chế thị trường Bài viết sau đây có thể phần nào khái quát về pháp luật xuấtbản ở Việt Nam, một lĩnh vực hoạt động đa dạng và hết sức phong phú

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý,đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo TS.Bùi Đức Thọ đã chỉ bảo và giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực hiện chuyên đề

Trang 4

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm có hạnnên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những

ý kiến đóng góp và phê bình của các thầy cô

Hà nội, tháng 4 năm 2008

Trang 5

1.1 Khái niệm

Trong quá trình tiến hoá, con người đã phát minh ra các phương tiện đểphản ánh, lưu truyền các giá trị của đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thầncủa mình Sách là một phát minh kỳ diệu, trở thành phương tiện quan trọngtrong các hoạt động văn hoá tinh thần của loài người

Từ thời Cổ đại, những phát kiến về triết học, hoa học, văn học, nghệthuật đã được con người ghi, chép trên vỏ cây (chỉ thảo, vách đá và chính trên

da thịt mình, sau đó là thẻ tre, da thú, đất nung, v.v Đó là hình thức sơ khai

về sách mà con người đã sáng tạo ra Việc ghi chép và lưu truyền trong cộngđồng các hình thức ban đầu đó của sách, đã hình thành nghề xuất bản sơ khai.Vào đầu thế kỷ thứ II sau công nguyên, tại Trung Quốc người ta đã chế tạo ragiấy, và khắc chữ trên các tấm ván gỗ để in Tới thể kỷ XV, từ 1436 đến 1444Johannes Gutenberg người Đức đã dùng khuôn đồng mô chế tạo ra chữ rờibằng hợp kim chì thiếc đồng, làm ra mực và in sách trên máy in bằng gỗ.Cuốn sách đầu tiên được Gutenberg in tại Mainz từ năm 1452 là cuốn Phúc

âm, với số lượng 200 bản Người ta còn gọi là cuốn Phúc âm 42 dòng, vì mỗi

Trang 6

cột có 42 dòng Đây là bước phát triển mới vượt bậc về in, dẫn đến một thời

kỳ phát triển mới của xuất bản Đúng như Ăngghen đã đánh giá về nghề introng tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”: “Nghề in ra đời, đó là một bướcngoặt vĩ đại nhất trong tất cả các bước phát triển từ trước đến nay của thời đạichúng ta”

Là hoạt động do con người sáng tạo ra, và chính nó phục vụ lợi ích củacon người, xuất bản đã ứng dụng và phản ánh sự phát triển nhiều mặt của xãhội loài người, chính vì vậy xuất bản đã không ngừng phát triển Từ chỗ chỉ làhoạt động của từng nhóm người có ảnh hưởng trong phạm vị hẹp, nó đã được

xã hội hoá Từ chỗ sản phẩm sách ở trình độ thô sơ, mộc mạc, tiến tới đadạng, phong phú về hình thức, loại hình và nội dung Sản phẩm của ngànhxuất bản không chỉ có sách, mà còn bao gồm các loại hình khác đó là tranh,ảnh, bản đồ, địa đồ, khẩu hiệu, bưu ảnh v.v Nghề làm sách từ chỗ đơn giản,thủ công qua nhiều bước phát triển, đã đạt tới trình độ tự động hoá Lao độngbiên tập ở nhà xuất bản đã ứng dụng tiến bộ của công nghệ tin học, trong hoạtđộng sáng tạo và xử lý bản thảo, hoàn chỉnh bản mẫu để in hàng loạt Hoạtđộng phổ biến, sau này gọi là phát hành sách với các cửa hàng tự chọn đượcquản lý bằng camera, và máy vi tính, với các loại xe chuyên dụng bán sáchlưu động, bán sách đặt trước qua bưu điện, bán sách khuyến mại

Ngày nay xuất bản đã trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển Bất

cứ quốc gia nào cũng tận dụng khả năng của nó để nâng cao dân trí, phục vụ

kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, giao lưu văn hoá với các nước trên thếgiới Nhiều nước phát triển có những tập đoàn xuất bản - báo chí mạnh, đạthiệu quả kinh tế cao ở Nhật có tới 5000 nhà xuất bản, chiếm 1/200 tổng sốgiá trị sản phẩm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tại Mỹ, ngành xuất bảnđứng vị trí thứ 3 về tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản phẩm

Trang 7

ở Việt Nam xuất bản sách xuất hiện từ thời Cổ trung đại Cơ sở đầu tiêncủa nghề xuất bản là sự ra đời của ngôn ngữ và chữ viết Chữ Hán là thứ văn

tự đầu tiên du nhập vào Việt Nam từ thời Triệu Đà (207-137 TCN) Chữ Nômxuất hiện sau chữ Hán Tới thế kỷ XVIII, XIX chữ Nôm phát triển cực thịnh,

ở mức độ nào đó đã lấn át chữ Hán với “Truyện Kiều”, “Chinh Phụ Ngâm”,

“Hịch Tây Sơn”

Từ khoảng những năm 20 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của sách báoMacxit, sự nghiệp xuất bản Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới Xuất bảnđược phân chia thành nhiều khuynh hướng với những mục đích, quy mô vàphương thức hoạt động khác nhau

Hiện nay, ở Việt Nam xuất bản đã phát triển và đạt trình độ mới Cácnhà xuất bản chuyên lo việc tổ chức, hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu đưa in.Các nhà in lo việc tiếp nhận công nghệ mới, để thoả mãn nhu cầu về số lượng

và chất lượng việc in nhân bản các ý tưởng của tác giả, của nhà xuất bảnthành xuất bản phẩm Phát hành là người chuyển tải các ý tưởng chứa đựngtrong những xuất bản phẩm đến tay người sử dụng, thông qua hoạt độngthương nghiệp

Vậy xuất bản là gì?

Theo nghĩa rộng, xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản,

in và phát hành xuất bản phẩm Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức cácnguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm, phổbiến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội

Hoạt động xuất bản còn là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng,thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người,không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh Hoạt động xuất bản nhằmmục đích phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, pháp luật; giới thiệu di sản văn hoá

Trang 8

dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sốngtinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá vớicác nước, góp phần vào

sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bằng xuấtbản phẩm của mình, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợiích quốc gia, phá hoạ nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người ViệtNam

Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác độngvào quá trình sáng tạo của tác gải để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoànchỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiềungười

1.2 Vị trí của xuất bản trong đời sống xã hội

Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạtđộng sản xuất vật chất Về phương diện văn hoá tư tưởng, sách và các xuấtbản phẩm do hoạt động xuất bản mang lại là sản phẩm tinh thần Nó là kếtquả lao động sáng tạo của con người, cho con người và vì con người Các giátrị xã hội chứa đựng trong sách thể hiện và thoả mãn nhu cầu đa dạng, phongphú về nhiều mặt của đời sống xã hội Nó là một bộ phận rất quan trọng phảnánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi dân tộc, ở mọi thời đại Nộidung chính trị - xã hội, pháp luật văn học - nghệ thuật, khoa học - công nghệchứa đựng trong sách là ý tưởng của tác giả, nhà xuất bản nhằm truyền bá, bồidưỡng và nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân,

mở rộng giao lưu văn hoá với các nước Giá trị cơ bản của sách nói riêng,xuất bản phẩm nói chung là giá trị văn hoá tinh thần, do lao động tinh thầncủa con người tạo ra Mục đích chủ yếu, lý do tồn tại của nó là văn hoá, tưtưởng ở Việt Nam, các nhà xuất bản là phương tiện, cong cụ của cơ quanNhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị Vì vậy, hoạtđộng xuất bản là hoạt động văn hoá, tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng

Trang 9

Về phương diện sản xuất vật chất, các giá trị tinh thần, do lao động tinhthần của con người mang lại chỉ trở thành sách và các xuất bản phẩm khácthông qua hoạt động sản xuất Từ việc thừa nhận sách là sản phẩm tinh thần,trí tuệ, mọi người phải thừa nhận sách là sản phẩm vật chất, bởi nó là kết quả

do lao động vật chất tạo ra Cấu trúc của nó do chính các yếu tố vật chất tạothành Đó là các loại vật liệu chuyên dùng như: giấy, mực in, chỉ, thép, hồdán, vải, ximili, caton, v.v Thông qua quá trình sản xuất vật chất của nghề

in, những vật liệu rời rạc đó cấu thành sản phẩm sách - cái “vỏ vật chất”chuyển tải nội dung tinh thần, trí tuệ của con người Khi đã trở thành sảnphẩm hoàn chỉnh và vào lưu thông, xuất bản phẩm trở thành hàng hoá Nómang đủ các thuộc tính của hàng hoá; chịu sự tác động của quy luật giá trị,giá cả, cung cầu, v.v Những người mua ở đây là mua cái giá trị chứa đựngtrong “cái vỏ vật chất” Là người bán, nhà xuất bản cũng bán cái giá trị tinhthần bên trong, nhưng không chỉ thế mà còn quan tâm đến các vật liệu đã đầu

tư Vì vậy, sách là một loại hàng hoá đặc biệt xét về giá trị Mặt khác, khôngphải ai cũng đọc sách và đọc bất kỳ sách nào, vì sách bao giờ cũng có đốitượng riêng Người tiêu dùng sách, thưởng thức sách khác người tiêu dùngcác sản phẩm vật chất khác ở yêu cầu có văn hoá Tuỳ theo văn hoá cao, thấp,chuyên môn sâu, rộng của mình mà người tiêu dùng lựa chọn sách phù hợp

Tóm lại hoạt động xuất bản là hoạt động văn hóa tinh thần có ảnhhưởng nhiều đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, dân trí, vì vậy nó thuộcthượng tầng kiến trúc, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển văn hoá.Mặt khách hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất vật chất khác có vai tròquan trọng trong việc tạo thành, chuyển tải, nhân bản các giá trị tinh thần, trítuệ, ý đồ của tác giả, nhà xuất bản thành xuất bản phẩm, vì vậy nó đồng thờichịu sự tác động của hệ thống quy luật kinh tế, nó thuộc hạ tầng cơ sở

1.3 Vai trò của xuất bản

Trang 10

Vai trò thứ nhất: xuất bản - “bà đỡ” của các tác phẩm văn học, nghệthuật, công trình khoa học công bố dưới hình thức xuất bản phẩm.

Các văn nghệ sĩ, nhà khoa học bằng lao động của mình đã sáng tạo racác tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học Song, các thành tựu

đó chỉ là những sản phẩm đơn chiếc Việc phổ biến nó chỉ dừng lại ở phạm vihẹp Trong khi các tác giả muốn truyền bá ý tưởng sáng tạo của mình cho cảcộng đồng thưởng thức, áp dụng vào đời sống Công chúng muốn được tiếpnhận nhanh và thuận tiện các giá trị chứa đựng trong các tác phẩm Cùng vớicác hoạt động văn hoá khác, xuất bản đã ra đời để áp ứng yêu cầu khách quan

đó của xã hội Xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng là thể vật chất đã xãhội hoá các giá trị lao động của văn nghệ sĩ, trí thức từ tác phẩm của họ

Là sản phẩm do lao động của tác giả tạo thành, các tác phẩm được xuấtbản “đón rước, nâng niu”, được lao động biên tập góp phần hoàn thiện, nângcao giá trị, các lao động chuyên môn khác tham gia vào quá trình vật chất hoáthành các loại hình xuất bản phẩm cụ thể Vì vậy, người ta đã ví lao động biêntập -xuất bản như “bà đỡ” cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học vàcông nghệ công bố dưới hình thức xuất bản phẩm

Vai trò thứ hai: xuất bản - Phương tiện phản ánh đời sống tinh thần củanhân loại, và mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hoá

Loài người từ khi sinh ra đã phải lao động và chống chọi với thiênnhiên để sinh tồn Chính trong lao động, đấu tranh chinh phục thiên nhiên, vàsau này đấu tranh giai cấp khi xã hội có giai cấp, họ đã sáng tạo ra các giá trịntinh thần Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ các giátrị văn hoá tinh thần Vì vậy, khi nó tới văn hoá là nói tới con người, tới việcphát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện và hướngcon người tới chân, thiện, mỹ

Trang 11

Văn hoá tinh thần của loài người, xét về cấu trúc là toàn bộ các giá trị

do con người sáng tạo ra về khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống,pháp luật, tôn giáo, v.v Các giá trị đó được thể hiện dưới các hình thức nhấtđịnh Theo sự phát triển của xã hội, các hoạt động văn hoá được hình thànhnhằm sản xuất, bảo toàn và lưu truyền các giá trị tinh thần

Vai trò thứ ba: xuất bản - công cụ quan trọng trong việc nâng cao dântrí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Xã hội được thay thế và chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.Thực chất của sự chuyển giao đó là sự thay thế lao động Vì lao động là độnglực phát triển xã hội loài người Con người không chỉ nhận thức thế giới màcòn phải cải tạo thế giới, khó hơn hết không phải ở khám phá, nhận thức thếgiới mà chính là việc cải tạo thế giới vì mục đích của con người Muốn thếcon người phải được đào tạo liên tục Đặc biệt trong thời đại ngày nay, côngnghệ mới luôn luôn được chuyển giao, thay thế bởi tiến bộ không ngừng củakhoa học Việc hưng thịnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc rất nhiều vào nhân lựcđược đào tạo, vào trình độ dân trí và nhân tài

Các quốc gia trên thế giới, đều coi trọng giáo dục và thết kế sách phùhợp nhằm nâng cao dân trí,đào tạo người lao động Con người sau khi sinh ramột số năm đều phải tới trường để tiếp thu những tri thức phổ thông, cơ bản.Sách là người thầy, người bạn đưa con người bước qua các nấc thang kiếnthức, đạt tới các trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau Trong số đókhông ít người có học vị, chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học Như vậy, nguồnnhân lực của quốc gia luôn được bổ sung, thay thế Thế hệ người lao động sau

có trình độ cao hơn thế hệ trước, bởi tri thức được làm giàu do sách mang lại

Vai trò thứ tư: xuất bản- vũ khí đấu tranh giai cấp

Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp, xuất bản không chỉđóng vai trò là “bà đỡ” của các sản phẩm văn hoá tinh thần, phản ánh đời

Trang 12

sống vật chất, tinh thần của xã hội, góp phần đào tạo nguồn lực mà nó đã trởthành vũ khí sắc bén của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp.

Xuất bản đã tham gia có hiệu quả vào việc giác ngộ giai cấp vô sản vềvai trò lịch sử của mình, và đã tổ chức quần chúng thực hiện sứ mệnh lịch sử

đó Khi bàn về những uỷ ban đẳng cấp ở Pơrútxi, C Mác đã viết: “ xuất bản

là chiếc đòn bẩy mạnh mẽ của văn hoá và của việc giáo dục tinh thần chonhân dân Xuất bản biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tưtưởng, cuộc đấu tranh của những nhu cầu, những nhiệt tình; cuộc đấu tranhcủa lý luận, lý trí và hình thái”

Ngày nay trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học và côngnghệ, đã kéo theo sự phát triển không ngừng của văn hoá Với sự đa dạng vềphương thức, phương tiện, loại hình và sản phẩm văn hoá, việc phổ biếnnhanh nhạy của các phương tiện thông tin đại chúng, đã làm cho không ítngười băn khoăn về việc tồn vong của xuất bản Nhưng với vai trò như trìnhbày trên, xuất bản vẫn sẽ tồn tại và phát triển cùng xã hội loài người Nó sẽtiếp nhận các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đa dạng hoá xuất bản phẩm,

đa năng hoá xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao củabạn đọc

1.4 Đặc điểm của xuất bản

Phần này chỉ trình bày những đặc điểm cơ bản liên quan đến việc điềuchỉnh của pháp luật

Đặc điểm thứ nhất: xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa làhoạt động kinh tế

Là một bộ phận của văn hoá, xuất bản chịu sự chi phối của các quy luậtphát triển văn hoá Lao động xuất bản trong đó trung tâm là biên tập, một loạilao động khoa học; tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học, nghệthuật Nó là lao động chất xám Trong tác phẩm “Lao động sáng tạo” Nhà văn

Trang 13

M.X Goorki đã viết: “Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm của mình không thể nhưngười công nhân dùng đe, búa để rèn lưỡi hái, họ làm việc bằng cái đầu chứkhông bằng cơ bắp”.

Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việccảm hoá con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mụcđích của con người Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trítuệ Song khi các sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì

nó không thể chỉ là dạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó sẽchuyển hoá thành lực lượng chất Khi đó nói như Lê nin, chính lực lượng vậtchất sẽ đánh đổ lực lượng vật chất Mọi cuộc cách mạng đều được chuẩn bị vềtinh thần, tư tưởng, sau đó mới là tổ chức Khi đã thành tổ chức, có nghĩa lànhận thức, tư tưởng và tình cảm đã được chuyển hoá Đúng như Ăng ghen đãviết trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” “Văn hoá, khi đã trở thànhmột lực lượng xã hội thì có một sức mạnh ghê gớm có thể làm đảo lộn cả một

xã hội, đánh đổ cả một chế độ như cách mạng dân chủ tư sản Pháp”

Nhưng hoạt động văn hoá - tư tưởng không thể xã hội hoá, không thểchuyển tải các ý tưởng của mình tới công chúng khi không có các điều kiệnvật chất nhất định, không thông qua hoạt động sản xuất Vì vậy, xuất bản còn

là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế Từ sự phân tích trên, chínhlao động của biên tập viên đã là lao động vật chất Họ đã vật chất hoá các ýtưởng của nhà xuất bản của nhà văn, nhà khoa học thành các bản thảo, vớicông cụ, đối tượng lao động đặc thù Nhưng như vậy, lao động đó mới chỉ làlao động sáng tạo ra bản gốc, bản mẫu Nó phải qua quá trình vật hoá các giátrị tinh thần thành các xuất bản phẩm cụ thể Quá trình này được thực hiện với

sự hỗ trợ của các phương tiện và kỹ thuật của công nghiệp in Tác phẩm vănhọc, nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học, sau khi được nhà xuất bảnhoàn chỉnh, được đưa in thành hàng loạt Các tiêu hao về lao động sống lao

Trang 14

động quá khứ thể hiện khá rõ ở công đoạn này Một khi trở thành xuất bảnphẩm, như mọi sản phẩm khác, xuất bản phẩm là một thực thể vật chất Khiqua lưu thông, tiêu dùng để thực hiện mục đích cuối cùng của xuất bản phẩm,

và của sản xuất vật chất, thì xuất bản phẩm trở thành hàng hoá Nó mang đầy

đủ các thuộc tính của hàng hoá Chịu sự tác động của các quy luật giá trị, giá

cả, cung cầu v.v

Nghiên cứu đặc điểm này để thấy rõ sự tác động qua lại hệ thống quyluật phát triển vh và quy luật kinh tế trong xuất bản Từ đó giải quyết mốiquan hệ tác động giữa chúng, tiến tới xử lý thoả đáng mối quan hệ về hiệuquả kinh tế - hiệu quả xã hội - hiệu quả chính trị của hoạt động xuất bản, vàcủa từng xuất bản phẩm cụ thể Các chế định của luật, các quy phạm pháp luậtphải thể hiện được đặc trưng rất riêng biệt này Có như vậy, pháp luật mới cósức sống điều chỉnh, tạo lập môi trường lành mạnh để hoạt động xuất bảnphát triển, đạt hiệu quả cao

Đặc điểm thứ hai: xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quytrình sản xuất đặc thù

Xuất bản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế kỹthuật đạt lợi nhuận cao ở các nước phát triển Hoạt động của nó là dạng hoạtđộng sản xuất vật chất đặc biệt Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sáchquy định Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của laođộng tư duy, lao động trí óc Đây là nhu cầu khách quan của việc sản xuất sảnphẩm vh tinh thần Bởi vì chỉ có tư duy và tư duy sáng tạo mới “đẻ” ra những

“đứa con tinh thần” Từ đó thông qua một quy trình sản xuất đặc thù, giá trịtinh thần do tư duy mang lại được vật hoá thành xuất bản phẩm

Đặc điểm thứ ba: xuất bản phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt

Là một loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, xuất bản phẩmnói chung, sách nói riêng cũng như mọi sản phẩm khác, nó là kết quả của lao

Trang 15

động sống và lao động quá khứ được vật hoá Vì vậy, xuất bản phẩm cũng cógiá trị và giá trị sử dụng Khi vào lưu thông nó trở thành hàng hoá Và chính

từ thị trường trao đổi, mới có thể thực hiện giá trị của nó Nhưng sách là mộtloại hàng hoá đặc biệt Tính đặc biệt ở đây là do tính đặc biệt của giá trị và giátrị sử dụng của sách quy định

Tuy vậy, lao động xuất bản còn là lao động vật hoá cái vỏ bên ngoàicủa xuất bản phẩm, để bao chứa cái nội dung bên trong của nó Nhưng haophí này thuần tuý là hao phí vật chất Nó bao gồm nguyên liệu chuyên dùngnhư giấy, mực, phim, caton, ximili, vàng, nhũ, vải, thép, chỉ, hồ dán, keo dánv.v và sự chuyển dịch từ xăng, dầu, điện nước, máy móc, thiết bị vào hànghoá xuất bản phẩm qua khấu hao Chính các nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị,máy móc đó và lao động của ngành in đã in nhân bản các giá trị nội dung tinhthần theo bản gốc, bản mẫu của nhà xuất bản thành xuất bản phẩm Đến lúcnày, chính cái vỏ vật chất đó đã vật hoá lao động sáng tạo của nhà văn, nhàxuất bản phẩm Thông thường nội dung tác phẩm tốt, có giá trị lâu dài, được

in trên giấy và các vật liệu quý

Trang 16

Như vậy, khi nói tới giá trị của xuất bản phẩm ngoài việc thừa nhận cáigiá trị thông thường như mọi sản phẩm vật chất thuần tuý, phải đề cập tới cáigiá trị là thuộc tính của các sản phẩm văn hoá nói chung, xuất bản nói riêng.

Đó là giá trị nội dung, tinh thần chứa đựng bên trong cái vỏ bao chứa, chuyểntải nó Xem xét từ góc độ thực hiện giá trị của xuất bản phẩm, ta thấy đầu vàocủa chúng tương đối nhỏ, nhưng đổi lấy đầu ra có giá trị xã hội rất lớn

Về giá trị sử dụng của xuất bản phẩm:

Khi vào lưu thông, qua trao đổi giá trị của xuất bản phẩm được thựchiện Cái thuộc tính về giá trị của xuất bản phẩm là cái mà người mua cần.Đương nhiên họ phải chấp nhận mua cả cái vỏ bao chứa nó Giá cả ở đâycũng biểu hiện giá trị của hàng hoá Một cuốn sách có nội dung tốt có thể bángiá cao Néu lại được in trên giấy tốt, trình bầy đẹp người mua chấp nhận cácchi phí đó ở giá bán Ngược lại, một cuốn sách nội dung bình thường, dù là intrên giấy tốt cũng sẽ ít người mua, thậm chí bị ế

Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy một sốthuộc tính sau:

- Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi

mà còn được nhân lên Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, nhưuống nước khi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâudài trong nhận thức Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời Người đọcsách còn truyền cho người khác qua việc kể lại nội dung Một cuốn sách đâuchỉ một người đọc, mà được truyền tay nhau để đọc Đặc biệt khi ở trong thưviện thì vòng luân chuyển của sách lại càng cao Trong khi một ấm trà chỉ cómột số ít người uống, và khi uống xong là hết

M I Calirin (1875-1946) đã từng nói: “Theo tôi, sách tốt là cuốn sách

mà dưới tấm bìa của nó, cuộc sống sôi nổi, rộn ràng như máu chảy dưới da, là

Trang 17

cuốn sách khiến người ta đọc nhớ rất lâu nếu như không phải là nhớ mãi mãi,

là cuốn sách mà ai ai cũng muốn được đọc lần nữa”

- Người tiêu dùng sách sẽ hài lòng khi được tiếp thu giá trị của nó, vàkhông chỉ có vậy, mà cái tiếp nhận được sẽ giúp người tiêu dùng có nhữngquyết định đúng đắn trong cuộc sống, đưa họ tới những hoạt động không phảichỉ ở dạng tinh thần mà còn sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới

Các giá trị tinh thần của xuất bản phẩm được tiêu dùng không nhữngkhông mất đi, mà còn chuyển hoá thành lực lượng vật chất, để con người cóhành động tích cực cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính mình

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, dù là vật liệu cấu thành tốt đếnđâu đi chăng nữa, thì sách cũng phải rách nát trong quá trình tiêu dùng.Nhưng đời sống của cái vỏ vật chất đó vẫn dài hơn so với một số hàng hoánhư quần áo, ấm chén v.v Dù là có chuyển hoá, và mất đi thì cũng chỉ mất

đi cái vỏ bên ngoài còn cái giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật trong sáchvẫn còn lưu lại trong người đọc Điều đó có nghĩa chu kỳ tuổi thọ của các sảnphẩm vật chất thuần tuý có thể tính toán được, còn đối với xuất bản phẩm thìkhông thể nào tính nổi Những tác phẩm của Mác- Ăng ghen, Lênin, Tolstoi,Banzắc, những tác phẩm nổi tiếng như “Tây du ký”, “Tam quốc diễn nghĩa”,

“Truyện Kiều”, v.v còn lưu truyền mãi mãi

2 Hiệu quả và những đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản

2.1 Hiệu quả của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản

Thứ nhất: hiệu quả chính trị của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật

về xuất bản

- Là bộ phận nhạy cảm với chính trị, xuất bản cùng với báo chí làphương tiện lợi hại trong cuộc đấu tranh giai cấp Là một bộ phận hoạt độngthuộc thượng tầng kiến trúc, xuất bản gắn liền với hình thái chính trị - xã hội

Trang 18

Sự tác động của nó là trực tiếp tới các lợi ích giai cấp Vì vậy, thông qua phápluật, giai cấp thống trị mà đại diện là đảng cầm quyền kiểm soát chặt chẽ hoạtđộng xuất bản Các điều cấm đoán về nội dung xuất bản là quy phạm điểnhình với các chế tài nghiêm khắc, nhằm ngăn chặn, và xử lý kịp thời các chủthể có hành vi vi phạm, các xuất bản phẩm chứa đựng các nội dung cấm xuấtbản.

Bằng những xuất bản phẩm của mình, ngành xuất bản chuyển tải tớicông chúng các ý tưởng cao cả của giai cấp công nhân, về việc xây dựng một

xã hội tưong lai, với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng vănminh và thịnh vượng Thông tin, và giải đáp kịp thời các vấn đề của quốc gia

và quốc tế Vì vậy xuất bản góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng

xã hội chủ nghiã

- Xuất bản góp phần nâng cao vai trò và chất lượng lãnh đạo của đảngcầm quyền, vai trò và năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước Đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tếvăn hoá,xã hội, khoa học, ngoại giao, an ninh, quốc phòng v.v đều được inthành xuất bản phẩm phục vụ rộng rãi các tầng lớp nhân dân Từ đó, tạo niềmtin của dân với Đảng và chính quyền, làm cơ sở cho các hoạt động của dânbiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành hiện thực

- Xuất bản góp phần phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, hộinghề nghiệp; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc lãnh đạo và quản

lý xã hội, và trong hoạt động xuất bản

- Xuất bản góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, trao đổi văn hoá với cácnước Bằng xuất bản phẩm của mình, xuất bản góp phần để bạn bè hiẻu vềmột Việt Nam văn hiến, đang phát triển theo đường lối đổi mới, để tiếp thutinh hoa văn hoá thế giới, khoa học và công nghệ mới nhằm công nghiệp hoá

và hiện đại hoá đất nước

Trang 19

Thứ hai: Hiệu quả kinh tế của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật vềxuất bản.

Xuất bản là hoạt động văn hoá tư tưởng, đồng thời là hoạt động sảnxuất vật chất Mặt sản xuất vật chất, trong điều kiện kinh tế thị trường, tất yếuphải dẫn tới sản xuất kinh doanh Như vậy, quản lý Nhà nước bằng pháp luật

về xuất bản đạt hiệu quả ổn định chính trị là tiền đề dẫn đến hiệu quả kinh tếtrong hoạt động xuất bản, và hiệu quả kinh tế nói chung

Đối với xuất bản, hiệu quả kinh tế thể hiện trên các mặt sau:

- Quản lý xuất bản bằng pháp luật là giải phóng lực lượng sản xuấttrong ngành xuất bản Bởi vì bằng pháp luật đã tách biệt chức năng quản lýNhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Sự tách biệt này tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh xuấtbản khai thác các nguồn lực để mở rộng và nâng cao hiệu quả

- Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật là tạo lập môi trườngbình đẳng cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản cạnh tranh và thi đuađạt hiệu quả cao về kinh tế Pháp luật đã tạo lập hành lang, điều đó có nghĩapháp luật đã tạo ra các cơ hội bình đẳng để các chủ thể hoạt động xuất bản tự

do kinh doanh

- Quản lý Nhà nước bằng pháp luật, là bảo vệ lợi ích hợp pháp của cácchủ thể tham gia hoạt động xuất bản; bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tác giảbằng lao động của mình đã sáng tạo ra các tác phẩm hoặc văn học - nghệthuật, khoa học - công nghệ hoặc chính trị- xã hội

Luật pháp từ chỗ thừa nhận các hình thức sở hữu khác nhau, đã đưa racác chế tài răn đe nhằm ngăn chặn những hành vi xâm hại, và xử phạt đối vớicác hành vi đã xâm hại gây hậu quả

- Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật, không những khuyếnkhích các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản đạt hiệu quả kinh tế cao, còn

Trang 20

ngăn chặn các hoạt động xuất bản bất chấp hậu quả về chính trị, tư tưởng vănhoá, chạy theo xu hướng thương mại hoá Điều này có nghĩa không thể đổi sựmất mát về chính trị, tư tưởng và văn hoá lấy đồng tiền Lợi nhuận của hoạtđộng xuất bản trong cơ chế thị trường cũng phải trở thành mục tiêu hoạt động,song không thể tách rời mục tiêu chính trị, tư tưởng và văn hoá Giữa chúng

có quan hệ biện chứng, trong đó chính trị, văn hoá, tư tưởng là mục tiêu hàngđầu

- Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản là bảo vệ lợi ích ngườitiêu dùng xuất bản phẩm Ngoài lợi ích về tinh thần, tình cảm, tri thức do xuấtbản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, được pháp luật bảo vệ với các điềukhoản nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo sự vô hại, pháp luật còn bảo vệ lợi íchngười tiêu dùng ở phương diện kinh tế Đó là việc đảm bảo chất lượng kỹthuật, mỹ thuật xuất bản phẩm theo tiêu chuẩn Nhà nước, việc in giá bán lẻtrên xuất bản phẩm và việc niêm yết giá bán tại cửa hàng, để đảm bảo sự côngkhai, ngăn chặn những hành vi lợi dụng

Thứ ba: Hiệu quả xã hội của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật vềxuất bản

Hiệu quả xã hội là tất yếu của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luậtxuất bản, vì các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật

Từ việc ổn định chính trị, kinh tế phát triển dẫn đến xã hội ổn định, cótrật tự và chuyển biến theo chiều hướng tích cực Bằng hoạt động của mìnhthông qua các loại hình xuất bản phẩm, xuất bản đã góp phần đáng kể chothành quả đó Kinh nghiệm từ Liên Xô (trước đây) và các nước Đông Âuchứng tỏ rằng, các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đã tận dụng vai tròlợi hại của báo chí, xuất bản gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, dấnđến sự sụp đổ và tan vỡ Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng Từ bàihọc xương máu đó, Việt Nam đã khai thác triệt để hoạt động xuất bản, báo chí

Trang 21

phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội thịnh vượng, công bằng, văn minh vàdân chủ.

Các giá trị xã hội được khẳng định, phục hồi, và phổ biến thông quaxuất bản phẩm theo quy địnhcủa luật pháp Đây là hiệu quả đặc trưng củahoạt động xuất bản

- Hiệu quả xã hội của việc quản lý Nhà nước về xuất bản bằng phápluật còn thể hiện ở việc khai thác được khả năng sáng tạo của đội ngũ vănnghệ sĩ, trí thức đẻ có tác phẩm phục vụ bạn đọc Ngăn chặn kịp thời nhữngtác phẩm có nội dung vi phạm pháp luật, đặc biệt là việc vi phạm các điềucấm

Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là tiền đề quan trọng dẫn đến hiệuquả chính trị, kinh tế, xã hội nói chung và trong xuất bản nói riêng Hiệu quảchính trị là cơ sở dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội Vì nền chính trị xó vữngvàng, hệ thống chính trị ổn định, thì xã hội mới phát triển, kinh tế mới tăngtrưởng Mọi tiềm năng được phát huy trong không khí thanh bình, triển vọng.Nếu không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có sự đầu tư mở mang sảnxuất, kinh doanh, các thế lực tranh giành quyền lực, phân rẽ quần chúng, lôikéo họ vào các cuộc cạnh tranh quyền lực Trong trường hợp đó không loạitrừ khả năng xảy ra các cuộc ẩu đả, các cuộc chiến huynh đệ tương tàn Lẽ ra

họ phải là các chủ thể kinh tế, thì họ lại trở thành người lính bất đắc dĩ, là nạnnhân của cuộc tranh giành quyền lực Như vậy, hiệu quả kinh tế, xã hội làhiệu quả tất yếu bắt nguồn từ hiệu quả chính trị Cũng có thể nói hiệu quảchính trị là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hiệu quả kinh tế, xã hội.Nhưng chính sự ổn định của kinh tế, kinh tế tăng trưởng, và sự ổn định củacác giá trị xã hội, sẽ củng cố và tăng cường sự ổn định chính trị, chế độ chínhtrị và hệ thống chính trị Đó là sự tác động tích cực trở lại của hiệu quả kinh

tế, xã hội đối với hiệu quả chính trị

Trang 22

2.2 Những đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về

xuất bản

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thốngcác công cụ chủ yếu gồm pháp luật, kế hoạch chính sách Trong đó với tưcách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệtquan trọng bảo đảm sự ổn định và phát triển năng động của xã hội Trongđiều kiện đổi mới, Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò hàng đầu của phápluật Chính vì vậy, Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hộibằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”

Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong xuất bản có ý nghĩa quan trọngđặc biệt, xuất phát từ các đặc trưng cơ bản là thuộc tính của các quan hệ xãhội về văn hoá, xuất bản Nhưng ý chí của Nhà nước về quản lý xuất bản “đểlên thành luật” phải “bắt nguồn trong các quan hệ vật chất” về xuất bản Sauđây là các đặc trưng chính trong quản lý Nhà nước về xuất bản bằng phápluật

Đặc trưng thứ nhất: quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản là mởđường cho hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoahọc để công bố dưới hình thức xuất bản

Nhà nước quản lý hoạt động của tư duy sáng tạo trong xuất bản bằngpháp luật, không kìm hãm và khống chế các ý tưởng sáng tạo; khuyến khíchtài năng và đề cao các tác phẩm có giá trị về khoa học và nghệ thuật Chính từ

cơ chế thị trường được pháp luật thừa nhận, là nơi đánh giá công minh các tácphẩm ở đó, công chúng với tư cách là người tiêu dùng, họ là thước đo vềnăng lực sáng tạo của tác giả qua tác phẩm

Hơn bất kỳ phương tiện nào, pháp luật lả phương tiện chứa đựng trongmình sự kết hợp giữa năng động sáng tạo và kỷ cương, kỷ luật, giữa thuyếtphục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ Chính vì vậy nó tạo ra sự ổn

Trang 23

định cho tự do sáng tạo, bảo vệ các hoạt động tự do sáng tạo, kiểm soát cáchoạt động tự do sáng tạo, đồng thời ngăn chặn những hành vi xâm hại tớiquyền tự do sáng tạo.

Đặc trưng thứ hai: Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật là bảotồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại nhân văn; tiếp thu tinh hoa vănhoá và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại

Văn minh của loài người được nhân loại đánh giá ở các nền văn hoá cóbản sắc, ở các cuộc cách mạng khoa học đã diễn ra trong lịch sử Mỗi dân tộc

có cội nguồn và truyền thống riêng được phản chiếu lên tấm gương văn hoá

Nó là gia sản quá khứ tạo nên dòng chảy cho hiện tại và tương lai dân tộc.Đảng và Nhà nước ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần là động lực và mụctiêu của chủ nghĩa xã hội

Nhu cầu giao lưu văn hoá, tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hoá củanhân loại, là nhu cầu của bản thân nền văn hoá dân tộc Mặt khác trong thờiđại bùng nổ thông tin, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ,thì việc tiếp nhận và xử lý thông tin, ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học

là đòi hỏi bức thiết Mỗi dân tộc phải biêt làm giầu bởi tri thức của nhân loại.Nhưng điều đó chỉ được thực hiện khi nhà nước trao cho các chủ thể được xácđịnh các quyền và nghiã vụ trong các quan hệ quốc tế về xuất bản

Như vậy, Nhà nước với công cụ hàng đầu để quản lý xã hội là phápluật, đã tạo ra cơ chế và thiết chế nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoádân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá, khoa học và công nghệ mới, tiến bộ củanhân loại Các chủ thể xuất bản, chủ thể quản lý với địa vị pháp lý, với cácquyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, góp phần đảm bảo cho ý chí củaNhà nước được thực hiện trong thực tế về việc xây dựng một nền văn hoámới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; loại trừ và ngăn chặn những độc hại vềvăn hoá Là phương tiện điều chỉnh có hiệu lực, pháp luật tạo môi trường

Trang 24

thuận lợi cho các hoạt động văn hoá phát triển theo định hưỡng xã hội, loạitrừ khả năng hoà tan và đổi mầu trong quá trình hoà nhập.

Đặc trưng thứ ba: Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật làquản lý hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá -tư tưởng, đồng thời là hoạt độngsản xuất kinh doanh

Với thuộc tính là hoạt động văn hoá - tư tưởng và hoạt động sản xuấtkinh doanh, xuất bản chịu sự tác động đồng thời của hệ thống các quy luậtphát triển văn hoá và hệ thống các quy luật kinh tế Vì vậy, xuất bản chứađựng tập trung các lợi ích giai cấp không thể điều hoà, trước tiên là sự đấutranh về ý thức hệ biểu hiện ở phương diện văn hoá - tư tưởng, sau đó và suycho đến cùng là các quan hệ kinh tế Do tính chất phức tạp đó, yêu cầu quản

lý bằng pháp luật được đặt ra bức thiết hơn Nhưng pháp luật không thể là ýmuốn chủ quan, duy ý chí Nhà nước chỉ đặt ra hoặc thừa nhận các quy phạmpháp luật hàm chứa những gì phổ biến, tất yếu của sự phát triển, loại trừ cácyếu tố ngẫu nhiên, cá biệt Việc quy phạm hoá các quy luật phát triển, vừaphải thể hiện ở phương diện văn hoá tư tưởng, vừa phải thể hiện ở phươngdiện kinh tế của hoạt động xuất bản Như vậy, pháp luật phải mở đường cho

tự do sáng tạo, đồng thời ngăn chặn những độc hại do xuất bản gây ra đối vớivăn hoá - tư tưởng; phải định hướng cho xuất bản phát triển, theo quy luậtkinh tế thị trưởng., làm ảnh hưởng đến định hướng tư tưởng- văn hoá

Như vậy, việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động xuất bản làđiều chỉnh hoạt động kinh tế trong văn hoá - tư tưởng, đồng thời điều chỉnhhoạt động văn hoá- tư tưởng trong cơ chế thị trường Đó là hai mặt của mộtvấn đề phải được thể chế hoá phù hợp, đảm bảo cho xuất bản hoạt động đúngquy luật, phát triển theo trật tự của pháp luật

Trang 25

II VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ XUẤT BẢN

1 Pháp luật - phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản

1.1 Pháp luật - phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản

Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao độngsáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói riêng thì nhu cầu về

tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòihỏi khách quan Xã hội luôn phát triển bởi các dự báo tương lai, và việc phảnảnh thực trạng tình hình từ suy nghĩ độc lập của các nhà khoa học, đội ngũvăn nghệ sĩ, khi Nhà nước biết khai thác, phát huy Nhưng tự do và bình đẳngtrong sáng tạo phải vì lợi ích xã hội và của cộng đồng, kihông thể có thứ tự do

vô bờ bến, tự do vô Chính phủ Vì vậy, tự do và bình đẳng trong hoạt độngsáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật ở

đó, các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản sẽ được làm tất cả những gì phápluật cho phép pháp luật cũng ấn định những gì được phép làm, đối với các cơquan Nhà nước, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng, xâm hại đến quyền

tự do, bình đẳng Đồng thời với các quyền, pháp luật còn đề ra các nghĩa vụtương ứng cho các chủ thể hoạt động sáng tạo và quản lý Như vậy, thông quapháp luật, Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho tácgiả và các tổ chức tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động xuất bản

1.2 Pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần, sản phẩm văn hoá tinh thần,được xã hội đánh giá cao và xếp loại lao động đặc biệt Các quốc gia trên thếgiới đều coi các sản phẩm của trí tuệ là tài sản Vì vậy, các tác giả được bảo

hộ quyền sở hữu Công ước Berne là công ước quốc tế đầu tiên về quyền tác

Trang 26

giả, dưới sự điều hành của tổ chức quyền sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) rađời từ năm 1886, (là tổ chức của Liên hợp quốc từ 1974) để bảo vệ quyền tácgiả thuộc 90 quốc gia thành viên.

ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do và bìnhđẳng cho hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời phápluật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bằng lao độngcủa mình đã sáng tạo ra tác phẩm Các quy định về quyền của người sáng tạo,người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng vớicác quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộquyền sở hữu tác phẩm Các tác giả được Nhà nước tạo phương tiện để đấutranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình Các tranh chấp về quyền tác gỉa,các hành vi xâm hại lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả được tài phán tạitoà án dân sự Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước tiếptục khuyến khích năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí thức để có nhiều sảnphẩm văn hoá tinh thần có giá trị phục vụ xã hội

1.3 Pháp luật đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản

Với vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, cùng với báo chí, xuất bảnluôn gắn với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia Là một bộ phần của kinh tế thịtrường, xuất bản phát triển trong năng động, sáng tạo Nhưng mặt trái của cơchế thị trường sẽ đẩy hoạt động xuất bản vào tình trạng vô chính phủ, khôngchỉ tác hại trong kinh tế mà nghiêm trọng hơn là sự tác động tiêu cực về chínhtrị, tới các giá trị đạo đức, xã hội, truyền thống tốt đẹp

Như vậy, việc hình thành các chuẩn mực pháp luật trong những tìnhhuống, hoàn cảnh, điều kiện nhất định của các quan hệ xã hội là tạo hành langhoạt động an toàn để xuất bản góp phần đảm bảo ổn định chính trị, an ninh,quốc phòng, kinh tế, xã hội và tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển Trong

Trang 27

nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực, còn chứa đựng không ít các mặttiêu cực, tác động mạnh vào xuất bản như: chạy theo lợi nhuận cục bộ trướcmắt, không tính tới lợi ích lâu dài, toàn cục, vi phạm lợi ích chung toàn bộ xãhội, chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần, coi đồng tiền trên hết, bỏ qua các nhucầu xã hội, làm xói mòn đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc,thậm chí phương hại đến an ninh quốc gia Như vậy, xuất bản trong cơ chế thịtrường, tình huống chưa có tiền lệ ở nước ta, càng phải có pháp luật để ngănngừa mặt trái, mặt tiêu cực tác động Nhà nước phải phòng ngừa và ngăn chặnnhững hoạt động bất chấp hậu quả xấu về chính trị và xã hội Các điều cấmtrong pháp luật xuất bản, đặc biệt về nội dung là mệnh lệnh của Nhà nước,phải được các thủ thể xuất bản thi hành nghiêm chỉnh Các hành vi vi phạmphải được xử phạt nghiêm minh Mặt khác, pháp luật đã thể chế hoá đường lốicủa Đảng thành các quy phạm pháp luật, mang tính bắt buộc chung Nó trởthành định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xuất bản nóiriêng Vì vậy, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo địnhhướng xã hội chủ nghĩa đối vơí hoạt động xuất bản; ngăn chặn việc công bố

và phổ biến xuất bản phẩm độc hại, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, tập thể,

cá nhân, ảnh hưởng tới tư tưởng và tình cảm lành mạnh của công chúng

1.4 Pháp luật - phương tiện nâng cao hiệu quả chính trị - kinh tế, xã hội trong xuất bản, chống thương mại hoá xuất bản

Chuyển sang nền kinh tế thị trường là quá trình cấu trúc lại cơ cấu xuấtbản, cơ cấu sở hữu, cơ cấu nhân lực và lao động xuất bản, là quá trình đổi mớisâu sắc tư duy xuất bản về tuyên truyền, giáo dục về khoa học, đặc biệt vềkinh tế, quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật, kể cả tâm lý xã hội đối với xuấtbản Nó không đơn thuần là sự thay đổi cơ chế quản lý xuất bản Các quátrình chuyển dịch trên phải được thể chế bằng pháp luật, xuất phát từ địnhhướng xã hội chủ nghĩa, với các bước đi thích hợp Các thành phần kinh tế

Trang 28

tham gia hoạt động xuất bản ở phạm vi, mức độ nào phải tuỳ thuộc vào lợi íchchung của giai cấp công nhân, của cộng đồng và do pháp luật xuất bản quyđịnh Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể xuất bản, chủ thể quản lý

và cơ chế thực hiện là cơ sở pháp lý nhằm khai thác được các tiềm năng đểphát triển Vì vậy, xuất bản đã góp phần đắc lực cho sự ổn định chính trị, mởrộng dân chủ, đổi mới tư duy, mở mang tri thức, nâng cao dân trí, hoà nhậpvào khu vực và cộng đồng quốc tế, đấu tranh với các tư tưởng thù địch, thôngqua xuất bản phẩm của mình Đó là hiệu quả bắt nguồn từ pháp luật do Nhànước đặt ra, hoặc thừa nhận

Cơ chế thị trường với mặt trái, nó thúc ép các chủ thể xuất bản chỉ chú

ý tới các hoạt động, sản phẩm có khả năng thanh toán Hơn thế nữa, đẩy hoạtđộng xuất bản tìm kiếm các khả năng thanh toán có lợi nhuận cao, khônglường hết hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy ra Như vậy, từ phương tiệnpháp luật của mình, Nhà nước chế ước các hoạt động xuất bản chạy theo kinh

tế đơn thuần, đặc biệt là xu hướng thương mại hoá trong hoạt động xuất bản

Pháp luật là phương tiện quy phạm hoá các quy luật phát triển, nó chứađựng các yếu tố tất yếu, loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên Vì vậy, quản lý bằngpháp luật, và thực hiện theo luật không phải chỉ đạt mà còn nâng cao hiệu quảchính trị, kinh tế và xã hội

1.5 Pháp luật - phương tiện bảo vệ lợi ích người tiêu dùng xuất bản phẩm

Người tiêu dùng xuất bản phẩm là tiêu dùng các sản phẩm văn hoá tinhthần Nó tác động vào nhận thức, tư tưởng và tình cảm, điều chỉnh hành vicủa người tiêu dùng Vì vậy, từ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội, Nhà nước quyđịnh các tiêu chuẩn về nội dung, kỹ, mỹ thuật của xuất bản phẩm Tính hợppháp của các xuất bản phẩm trong nước và xuất bản phẩm nhập khẩu, được

Trang 29

thể hiện bằng ý chí của Nhà nước, nhằm đảm bảo độ tin cậy về tính chínhthức và chính thống của xuất bản phẩm trong đời sống xã hội.

Để ngăn chặn những khuynh hướng hoạt động lệch lạch, làm thiệt hạitới lợi ích người tiêu dùng xpb, Nhà nước thông qua phương tiện pháp luật đểđiều tiết Việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng xuất bản phẩm, không chỉ dừnglại về phương diện kinh tế, chất lượng kỹ, mỹ thuật, mà quan trọng hơn là sựlành mạnh và đảm bảo các giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật của xuấtbản phẩm

2 Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản

2.1 Hoạch định chiến lược phát triển xuất bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đối với các quốc gia, việc xác lập các mục tiêu phát triển trên từng lĩnhvực của đời sống kinh tế xã hội được đặt ra như một tất yếu Các mục tiêu đóđược xây dựng trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội và xu thế phát triển củathời đại Nếu không làm được vấn đề này thì không khác người đi đườngkhông có đích Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự hoà nhập trong cộng đồngquốc tế ở đó có nhiều mô hình phát triển khác nhau, thì việc lựa chọn môhình, bước đi, mục tiêu phát triển phù hợp càng đòi hỏi cấp thiết hơn ViệtNam ta vốn là nước chậm phát triển, định hướng cho sự phát triển được đặt ra

từ Đại Hội VI, tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hoá trong các Đạihội VII, VIII của Đảng cộng sản, theo tinh thần đổi mới

Hoạt động xuất bản cũng nằm trong sự đòi hỏi phát triển có mục tiêu.Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, định hướng cho việc hình thành hànhlang pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển Với ý nghĩa đó,mục này trình bầy những nội dung cần phải điều chỉnh bằng pháp luật

Từ này đến năm 2005, ngành xuất bản phải tạo ra được một bước pháttriển cơ bản Kết hợp những bước tiến tuần tự với những bước nhảy vọt, rút

Trang 30

ngắn thời gian đuổi kịp các nước tiên tiến, không rời vào tình trạng bị tụt hậu

xa hơn Để thực hiện mục tiêu cơ bản đó, cần phát triển theo các định hướngsau:

Một là: Đa dạng hoá và đa năng hoá các loại hình xuất bản phẩm, thoảmãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của bạn đọc

Hai là: điều chỉnh hợp lý cơ cấu đề tài xuất bản, nâng cao số lượng,chất lượng xuất bản phẩm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Ba là: Các hình thức sở hữu và kinh doanh trong ngành xuất bản

Bốn là: mở rộng thị trường xuất bản phẩm

Năm là: Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành xuất bản

2.2 Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các lính vực khác nhau của xuất bản

Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xuất bản, từ hoạt độngcủa các chủ thể xuất bản, in, phát hành, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xuấtbản, xuất nhập khẩu xuất bản phẩm đến hoạt động của các chủ thể trong lậppháp, hành pháp và tư pháp là các nội dung đa dạng và phong phú cần đượcđiều chỉnh bằng pháp luật Các lĩnh vực khác nhau của xuất bản, phải đượcquản lý bằng pháp luật gồm nhóm các vấn đề chính sau:

Vấn đề thứ nhất: quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức trong hoạt độngxuất bản

Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ quyền đó.Các Nhà nước đã ghi nhận các quyền tự nhiên và cơ bản của con người tronghiến pháp, các đạo luật và luật thành các quyền công dân Đồng thời với cácquyền, các nghĩa vụ tương ứng của công dân được phát sinh Tuỳ theo chế độchính trị - xã hội, mỗi Nhà nước có quy định rộng, hẹp vả cơ chế thực hiệncác quyền và nghĩa vụ khác nhau

Trang 31

ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ công dân là một trong những nội dung

cơ bản được ghi trong hiến pháp Tư tưởng nhân văn về quyền con ngườiđược các nhà làm luật nêu ra từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, phát triển

nó trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp 1992 Trong các quyềncủa công dân, thì quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản đều được ghinhận trong các bản Hiến pháp với các cấp độ khác nhau, theo sự tiến bộ của

kỹ thuật lập pháp Hiến pháp 1992, tại điều 69 đã ghi: “Công dân có quyền tự

do ngôn luận ” Đó là quyền cơ bản của công dân

Vấn đề thứ hai: về xuất bản phẩm

Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tínhriêng, và có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội Vì vậy, pháp luật về xuấtbản phải có quy phạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chếmặt trái, cũng như ngăn ngừa sự độc hại từ nội dung của xuất bản phẩm

Những nội dung chủ yếu mà pháp luật về xuất bản phải đề cập là:

- Khái niệm về xuất bản phẩm cần được duy danh định nghĩa rõ ràng.Trong đó phải chứa đựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuất bảnphẩm Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt nhằm phân biệt xuất bản phẩm vớimột số loại hình gần gũi với xuất bản như báo chí, điện ảnh, video truyềnhình Mặt khác, sự chuẩn xác trong kỹ thuật lập pháp, đảm bảo cho quá trìnhhoạt động hành pháp và tư pháp đạt hiệu quả cao trong việc thi hành phápluật

- Xuất bản phẩm với các đặc trưng riêng, nó có tác động lớn tới nhậnthức, tư tưởng và tình cảm của con người Vì vậy, các Nhà nước không thể đểcác cơ quan xuất bản muốn xuất bản gì cũng được Để cho nhân dân có cácmón ăn tinh thần lành mạnh, không độc hại, phải nghiêm cấm xuất bản nhữngnội dung nhất định

Trang 32

- Chế độ kiểm duyệt trong xuất bản có đặt ra hay không là một vấn đề

hệ trọng liên quan đến tự do ngôn luận Trong trường hợp có kiểm duyệt tácphẩm trước khi xuất bản thì tình thế và hoàn cảnh kiểm duyệt phải xác định rõràng Làm như vậy nhằm ngăn chặn các hành vi lợi dụng của cơ quan hànhpháp hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân

Vấn đề thứ ba: điều kiện để trở thành chủ thể xuất bản, in, phát hànhxuất bản phẩm

Việc ra đời các tổ chức trong mọi Nhà nước, đặc biệt ở Nhà nước phápquyền phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ Vì vậy, việc ra đời các chủ thể

về xuất bản, in và phát hành cũng phải được Nhà nước qui định cụ thể về điềukiện

- Điều kiện về nhân thân của người làm giám đốc, tổng biên tập nhàxuất bản

Về lính vực in và phát hành:

Các điều kiện thành lập cơ sở in và phát hành cần chú ý nhiều đến vónhoạt động, và các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, việc ứng dụng côngnghệ và thiết bị, sản phẩm in Tuy nhiên phải có điều kiện về mục tiêu, ngànhnghề kinh doanh Các điều kiện này rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa việc innhân bản các sản phẩm độc hại

Trang 33

Vấn đề thứ tư: các quy định về hoạt động xuất bản

Khi trở thành chủ thể, các tổ chức xuất bản, in, phát hành được hoạtđộng theo hành lang do pháp luật xuất bản quy định

Quyền tự do và quyền chủ động của nhà xuất bản, cơ sở in và pháthành là quyền được làm tất cả những gì pháp luật xuất bản không cấm Đó làmục đích của hoạt động lập pháp Vì như vậy mới phát huy được các nguồnlực của cơ sở xuất bản Đồng thời cho phép các cơ quan quyền lực Nhà nướcchỉ được làm những gì pháp luật qui định, nếu không pháp luật không còn làphương tiện, mà trở thành mục đích của các cơ quan quản lý Nhà nước

Vấn đề thứ năm: quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quyền lực Nhànước

Nhà nước với ba bộ phận hợp thành, gồm lập pháp, hành pháp và tưpháp Các cơ quan quyền lực này ra đời, tồn tại và hoạt động trong sự phốihợp có phân công phân nhiệm theo quy định của Hiến Pháp Xuất bản là mộthoạt động được các cơ quan của Nhà nước thực hiện vai trò quản lý như mọihoạt động khác

Tóm lại, xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội để sáng tạo

ra các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật khoa học, sản xuất ra xuất bản phẩm, đápứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của xã hội Vì vậy, xuất bản là “bà đỡ” của cácsản phẩm văn hoá tinh thần, là phương tiện thực hiện việc lưu giữ, bảo tồn vàphản ánh đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người Đồng thời nó làcông cụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài và là vũ khí đấu trahh giai cấp trong xã hội có giaicấp Xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng là một loại hàng hoá, nhưng làhàng hoá đặc biệt Nội dung của nó tác động vào tư tưởng, tình cảm và nhậnthức của con người Vì vậy, xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tưtưởng, đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh Những nhận thức chung

Trang 34

về xuất bản được trình bầy ở phần này, nhằm làm rõ tính đa dạng và phức tạpcủa các quan hệ xã hội trong xuất bản, đòi hỏi Nhà nước có pháp luật thíchhợp để quản lý Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc điều chỉnh cácquan hệ xã hội, quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật có những đặctrưng riêng, bắt nguồn từ các quan hệ vật chất về xuất bản Đó là: quản lý Nhànước về xuất bản bằng pháp luật là mở đường cho hoạt động sáng tạo ra cáctác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; là bảo tồn, phát triển nền văn háodân tộc, hiện đại và nhân văn, tiếp thu tinh hoa văn hoá và tiến bộ về khoahọc - công nghệ của nhân loại; là quản lý hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tưtưởng đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh Chín vì vây, pháp luật làphương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bảo vệ lợi ích hợp pháp củacác tác giả; đảm bảo cho xuất bản phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa, loại trừ xuất bản phẩm độc hại, nâng cao hiệu quả công ty, kinh tế xãhội trong xuất bản, chống thương mại hoá xuất bản ; đồng thời là phương tiệnbảo vệ lợi ích người tiêu dùng xuất bản phẩm.

Trang 35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG

CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀXUẤT BẢN Ở VIỆT NAM

1 Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dânchủ cộng hoà đã tuyên bố đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong

đó có quyền tự do xuất bản Một năm sau, trước tình hình chiến sự mở rộng ởmiền Nam và đe doạ lan ra miền Bắc, nền độc lập vừa mới giành được bị uyhiếp, Chính phủ xét cần và đã tạm thời đặt chế độ kiểm duyệt để đối phó vớitình hình

Tháng 11/1946 Quốc hội họp kỳ thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảođảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản

“Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản ”

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Namchuyển sang giai đoạn mới với nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng củng cốmiền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Từ đó chế độ

tự do xuất bản được thi hành rộng rãi, không có kiểm duyệt trước khi in Đểhợp thức hoá chế độ tự do xuất bản đã được thi hành trong 12 năm (1945-1957), ngày 18/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật số003/SLt, về chế độ xuất bản, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển nềnxuất bản Việt Nam Điều 1 Sắc luật đã ghi: “Quyền tự do xuất bản của nhân

Ngày đăng: 11/04/2013, 11:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khác
2) Sắc luật số 003/SLt, về chế độ xuất bản Khác
3) Luật xuất bản ngày 7/7/1993 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
4) Giáo trình Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa - Nhà xuất bản tư tưởng và văn hoá Khác
5) Hiến pháp Việt Nam năm 1992 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 6) Đại từ điển Kinh tế thị trường - Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách Khoa Khác
7) Một số tài liệu văn bản pháp luật khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w