Pháp luật là phương tiện bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Trang 47 - 48)

I. HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN

1. Pháp luật là phương tiện bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm

phổ biến xuất bản phẩm

Pháp luật là phương tiện của nhà nước trong quản lý xã hội. Quyền tự do nói chung và quyền tự do ngôn luận nói riêng. Trong đó có quyền sáng tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm là quyền của con người, quyền công dân được hiến pháp 1992 ghi nhận. ở mọi nhà nước, pháp luật chỉ là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo các quan hệ xã hội và định hướng phát triển trong hoạt động xuất bản, mục đích của pháp luật hướng tới việc xuất bản nhiều xuất bản phẩm có giá trị cao, lành mạnh phục vụ nhu cầu bạn đọc. Đề cao trách nhiệm người cầm bút. Như vậy, pháp luật và quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm có quan hệ mật thiết và tác động qua lại trong nhà nước Pháp quyền.Có thể thấy được quan hệ đó trong xuất bản qua các phương diện sau:

Pháp luật tạo lập hành lang, môi trường an toàn và thuận lợi cho công dân và các tổ chức tự do nghiên cứu, sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm. Đồng thời thông qua cơ chế và bộ máy, nhà nước bảo vệ môi trường tự do cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, công bố và

phổ biến xuất bản phẩm. Tự do xuất bản là tự do trong khuôn khổ pháp luật, tự do trong trách nhiệm cao cả của người cầm bút, người chịu trách nhiệm xuất bản trước xã hội và bạn đọc. Đó là tự do của những ý tưởng cao đẹp, tiến bộ do con người và vì con người, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Những hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm trái với pháp luật là hoạt động vô chính phủ. Bản thân những chủ thể đó đã tự đánh mất quyền tự do của mình, đặt mình ra ngoài cộng đồng, ngoài vòng pháp luật. Mặt khác hoạt động tự do sáng tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm trong khuôn khổ pháp luật là góp phần củng cố, tăng cường pháp luật, đồng thời phát huy cao độ quyền cũng như năng lực sáng tạo của chính mình. Quyền tự do sáng tạo của chủ thể xuất bản chỉ thực sự có được khi hoạt động của mình không ảnh hưởng tới quyền tự do sáng tạo của người khác và của cộng đồng. Tự do cá nhân trong tự do của đa số, của cộng đồng. Khi người cầm bút, người chịu trách nhiệm xuất bản do pháp luật quy định là bầu trời cao rộng cho sự sáng tạo. Văn kiện đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hoá, vun đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc và thời đại“.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w