Pháp luật là phương tiện bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với xuất bản trong điều kiện cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Trang 48 - 50)

I. HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN

2. Pháp luật là phương tiện bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với xuất bản trong điều kiện cơ chế thị trường

đối với xuất bản trong điều kiện cơ chế thị trường

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi: “tăng cường hiệu lực quản lý vì mô của Nhà nước, khai thác triệt để vài trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường”.

Điều này có ý nghĩa cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam được thực hiện trong sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước xác lập và xây dựng đồng bộ thị trường cho sự vận động tích cực và năng động, có trật tự nhằm khai thác

những mặt tích cực, đồng thời ngăn ngừa để hạn chế tới mức thấp nhất do mặt trái của cơ chế thị trường tác động.

Định hướng xã hội chủ nghĩa trong xuất bản là định hướng nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng, khoa học và nghệ thuật của xuất bản phẩm, với chi phí thấp nhất, để từng bước thoả mãn nhu cầu đa dạng và phong phú của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu vơí các nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được định hướng đó, cần thiét phải kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch xuất bản với việc hoạch định chính sách và thể chế dẫn dặt điều hành ngành xuất bản theo định hướng chính trị, xử lý kịp thời những mất cân đối và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Định hướng xã hội chủ nghĩa mặc dù là hoạt động chủ quan của con người, nhưng phải được nhận thức từ thế giới khách quan. Chỉ khi nào tiếp cận được quy luật mới đề ta được mục tiêu, bước đi và cơ chế thích hợp cho sự phát triển. Nó không là hoạt động tuỳ tiện, duy ý chí của con người. Có như vậy, định hướng sự chuyển động của quy luật cho phù hợp với mục tiêu phất triển. Sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế thị trường là cần thiết khách quan, nhằm hạn chế những hoạt động tự phát, hướng sự phát triển theo các mục tiêu được xác định, kết hợp tăng trưởng với công bằng và tiến bộ xã hội.

Định hướng xã hội chủ nghĩa và chơ chế thị trường có quan hệ hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau. Định hướng xã hội chủ nghĩa xác định mục tiêu, bước đi cơ chế vận hành của kinh tế phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển năng động, có trật tự của thị trường. Khai thác triệt để những mặt tích cực của cơ chế thị trường, nhằm phát triển xuất bản. Điều tiết, ngăn ngừa để hạn chế tối đa mặt trái của có chế thị trường tác động vào xuất bản, nhằm giữ vững định hướng xuất bản. Đảm bảo cho xuất bản phát triển đi đôi với công bằng xã hội giữa các chủ thể hoạt

động xuất bản. Thị trường với những ưu điểm và những mặt mạnh vốn có, nó đảm bảo và đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu xuất bản hoạt đông có hiệu quả kinh tế, làm cơ sở phương tiện sự tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w