1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam

90 563 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 803 KB

Nội dung

Trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển, NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị trí của mình trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ 4

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM 3

Hoạt động huy động vốn 4

Muốn thực hiện các hoạt động cho vay đáp ứng mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cần phải huy động được một lượng vốn nhất định Đây là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung 4

Ngân hàng mở các dịch vụ tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết trả đúng hạn Để tìm và thu hút đựơc các khoản tiền gửi, các NHTM thường đưa ra những mức lãi suất huy động khá hấp dẫn như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh Sau khi thu hút được các khoản tiền gửi 4

1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại 7

Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7

Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại 8

1.2.2 Các hình thức cho vay của NHTM 8

Căn cứ vào thời hạn cho vay 9

Căn cứ vào đối tượng tham gia quy trình cho vay 9

Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay 9

Căn cứ theo phương thức cho vay 10

Căn cứ vào tài sản đảm bảo 11

1.3.1 Khái niệm cho vay trả góp (CVTG) 12

1.3.2 Vai trò của cho vay trả góp 12

1.3.3 Đặc điểm hoạt động CVTG 15

Về đối tượng 15

Quy mô và số lượng khoản vay 18

Rủi ro của hoạt động CVTG 18

Lãi suất của hoạt động CVTG 19

Phương thức cho vay trả góp 20

1.4 Mở rộng hoạt động CVTG của NHTM 22

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng hoạt động CVTG của NHTM 24

Các nhân tố chủ quan 24

Các nhân tố khách quan 28

Trang 2

2.1 Tổng quan về NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) 31

2.1.1 Sự hình thành và phát triển 31

Sự hình thành và phát triển của VPBank 31

Sự hình thành và phát triển của VPBank - Chi nhánh Trần Hưng Đạo 34

Cơ cấu tổ chức VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo 38

2.1.4 Tình hình hoạt động của VPBank 38

Hoạt động huy động vốn 38

Hoạt động tín dụng 39

Các hoạt động dịch vụ 41

Hoạt động chi trả kiều hối 41

Trong những năm gần đây, cùng với việc hoạt động chi trả kiều hối truyền thống, VPBank đã chú trọng đẩy mạnh dịch vụ chi trả ngoại hối thông qua mạng Western Union Trong thời gian này, trung tâm kiều hối VPBank đã tái cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, vì thế công tác này đã được tăng cường tốt hơn 41

Năm 2007 là năm tăng trưởng Western Union rất tốt của VPBank, được đánh giá là đại lý hoạt động tốt nhất về dịch vụ chuyển tiền của Union Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007 Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006 Tổng số đại lý hoạt động năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006 42

Kết quả hoạt động kinh doanh .42

Quy trình CVTG 44

2.3 Đánh giá hoạt động CVTG tại VPBank 60

2.3.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 60

Thành tựu đạt được 60

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 64

Hạn chế 64

Về mặt cơ cấu, doanh số CVTG trả góp mua nhà và mua ô tô là chủ yếu, còn doanh số CVTG các sản phẩm khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường chưa đến 10% tổng doanh số CVTG .64

Tình hình cũng diễn ra tương tự với dư nợ CVTG, tỷ trọng dư nợ CVTG trả góp mua nhà và ô tô chiếm hơn 90% tổng dư nợ CVTG .64

Thậm chí, với hai sản phẩm chiếm phần lớn tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG ngày thì tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG mua nhà cũng lớn hơn nhiều, thường gấp đôi tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG mua ô tô Như vậy có sự chênh lệch trong cơ cấu doanh số và cơ cấu dư nợ CVTG nếu chia cơ cấu dư nợ CVTG theo laọi hình sản phẩm 64

Cơ cấu về mặt thời gian cũng chưa hợp lý: doanh số và dư nợ CVTG trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn, tạo ra sự chênh lệch ngày càng lớn trong cơ cấu Tỷ trọng doanh số và dư nợ CVTG mua nhà và mua ô tô trung dài hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng này trong ngắn hạn 64

Doanh số CVTG cũng như dư nợ cho vay trả góp vẫn còn nhỏ, chưa đủ để khẳng định VPBank có thể trở thành ngân hàng lớn phục vụ cho hoạt động CVTG 64

Trang 3

Về chất lượng CVTG, mặc dù nợ quá hạn CVTG chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng

dư nợ CVTG, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn CVTG vẫn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn nói chung của hoạt động cho vay Mặt khác, dù tỷ lệ nợ quá hạn CVTG ngày càng giảm, song

về tuyệt đối, số dư nợ quá hạn CVTG lại ngày càng tăng lên .64

Ví dụ như cho vay mua ô tô và cho mua - xây dựng sửa chữa nhà thì chỉ cho vay đối với những cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi có trụ sở của VPBank, điều này đã hạn chế rất nhiều số lượng khách hàng đến với khách hàng Chỉ nói riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số lượng dân nhập cư là rất lớn nhưng lại chưa có hộ khẩu ở đó, nếu căn cứ vào phạm vi cho vay này, thì dân nhập cư không có hộ khẩu tại 2 thành phố này sẽ không được vay trả góp tại nơi mà học đang sinh sống 67

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng 70

3.1.1 Triển vọng của hoạt động cho vay trả góp tại VPBank 70

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động CVTG của VPBank trong thời gian tới 71

3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động CVTG tại VPBank 73

3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng 73

3.2.2 Tăng cường hơn nữa hoạt động marketing 74

3.2.4 Mở rộng quan hệ với các đơn vị hỗ trợ hoạt động CVTG của ngân hàng 77

3.2.5 Thay đổi thủ tục và thể lệ cho vay hợp lý hơn 78

3.3 Một số kiến nghị 80

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 80

3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo

BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng tại VPBank

Bảng 2.2: Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG

Bảng 2.3: Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm

Bảng 2.4: Cơ cấu doanh số CVTG theo sản phẩm

Bảng 2.5: Dư nợ CVTG tại VPbank

Bảng 2.6:Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn

Bảng 2.8: Dư nợ CVTG trên vốn huy động

Bảng 2.9: Lợi nhuận CVTG tại VPBank

Bảng 2.10 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG

Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn

Bảng 2.12: Nợ quá hạn CVTG mua ô tô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhàBảng 2.13: Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động Vpbank qua các năm

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank qua các năm

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số CVTG mua ô tô và mua nhà tại VPBank Biểu đồ 2.4: Dư nợ CVTG tại VPBank qua các năm

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm

Biểu đồ 2.6 Lợi nhuận CVTG tại VPBank

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thếgiới, Việt Nam cũng đã có những bước đi riêng của mình, phù hợp với xu thế hộinhập quốc tế Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầuthế giới, tình hình chính trị ổn định nhờ đó mà đời sống người dân cũng không ngừngđược nâng cao

Theo điều tra nghiên cứu gần đây nhất về mức thu nhập của các hộ gia đình ởthành thị tại 36 thành phố lớn trong cả nước, tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệuđồng một tháng tăng từ 36% năm lên 64% năm 2005, và hiện nay trên 75% Tuy vậy,thực tế lại cho thấy rằng, với mức thu nhập ấy, các hộ gia đình chỉ có thể đáp ứngđược các nhu cầu thiết yếu, còn những công việc hay nhu cầu có chi phí lớn, thì họphải tích cóp hàng chục năm mới có thể có được Họ mong muốn làm sao để sử dụngnguồn tài chính sẽ tiết kiệm được trong tương lai phục vụ cho nhu cầu hiện tai, nhằmphát huy tối đa giá trị sử dụng và lợi ích sản phẩm mà họ cần

Một trong những giải pháp có thể sử dụng nhằm giải quyết vấn để trên là sựtham gia của các NHTM Các NHTM sẽ tài trợ cho các tổ chức cá nhân trong nềnkinh tế bằng hình thức cho vay trả góp Tức là ngân hàng sẽ cho khách hàng vay sốtiền cần thiết ở hiện tại và khách hàng sẽ thanh toán dần số tiền gốc và lãi vào cácthời điểm trong tương lai sao cho phù hợp với nguồn thu nhập của mình và đúng vớiyêu cầu của ngân hàng

Trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển, NHTM cổphần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) đang ngày càng lớnmạnh và khẳng định vị trí của mình trong ngành ngân hàng Việt Nam Trong thời đạihội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, VPBank đã chọn lối đi riêng cho mình

để vượt qua phân khúc thị trường phía trước Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán

lẻ hàng đầu Việt Nam thì cho vay trả góp đang là một sản phẩm chủ lực của ngânhàng Tuy nhiên việc xây dựng và phát triển sản phẩm trong một điều kiện nền kinh

tế đang có nhiều biến động, VPBank vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong mở rộng vàphát triển loại hình cho vay hấp dẫn này Vì thế, em đã chọn đề tài:

Trang 7

“Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm

có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng

thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank

Em xin chân thành cảm ơn ngân hàng VPBank, khoa Ngân hàng - Tài chínhtrường Đại học Kinh tế quốc dân và đặc biệtt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo LêHương Lan đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và tạo điều kiện cho emhoàn thành chuyên đề này Do hạn chế về nhiều mặt, bài viết của em không tránhkhỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh

chị công tác tại ngân hàng VPBank.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế Có thể định nghĩa ngân hàng qua chức năng, dịch vụ hoặc vai trò màchúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề ở chỗ là các yếu tố trên đang không ngừngthay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các công ty kinh doanhchứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàngđầu đều đang cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng đang đốiphó với các đối thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bấtđộng sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹtương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác

Cách tiếp cẩn thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diệnnhững loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Theo cách tiếp cận hiện đại nhất: “Ngânhàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năngtài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Ngânhàng thương mại - PGS.TS Phan Thị Thu Hà)

Một số định nghĩa khác lại dựa vào các hoạt động chủ yếu Ví dụ: Luật các tổchức tín dụng của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thườngxuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch

vụ thanh toán”

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM

Bản chất của NHTM là các trung gian tài chính, vì thế các NHTM có chứcnăng cơ bản là luân chuyển tài sản, trung gian thanh toán và thông qua hai chức năngnày NHTM còn thực hiện chức năng tạo tiền Với mục tiêu làm gia tăng giá trị tài sản

Trang 9

cho các chủ sở hữu, thông qua mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM tiến hành cáchoạt động kinh doanh và không ngừng phát triển các hoạt động đó Sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, tiện ích nhưng cốt lõi đều

là hình thức biểu hiện của các hoạt động chủ yếu sau của NHTM

 Hoạt động huy động vốn.

Muốn thực hiện các hoạt động cho vay đáp ứng mục tiêu kinh doanh thu lợinhuận, các ngân hàng thương mại cần phải huy động được một lượng vốn nhất định.Đây là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân các ngân hàngthương mại nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung

Ngân hàng mở các dịch vụ tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết trảđúng hạn Để tìm và thu hút đựơc các khoản tiền gửi, các NHTM thường đưa ranhững mức lãi suất huy động khá hấp dẫn như là phần thưởng cho khách hàng vềviệc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụngtạm thời để kinh doanh Sau khi thu hút được các khoản tiền gửi

Hoạt động sử dụng vốn của NHTM là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp mộtkhối lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế , nhờ đó mà nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơn Một số hoạt động cụ thể của hoạt động sử dụng vốn như:

 Hoạt động tín dụng

Nếu các NHTM thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để thu hút tiền từ dân cư

và các tổ chức trong nền kinh tế thì hoạt động tín dụng sẽ quyết định việc sử dụng nguồn tiền huy động đó Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở hầu hết các NHTM Đồng thời nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của NHTM.Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM Điều này thể hiện rõ vị trí trung gian tài chính của các NHTM là người dẫn vốn từ nơi có vốn đến nơi cần vốn,

từ đó gia tăng lợi ích chung cho nền kinh tế

 Hoạt động bảo lãnh

Trang 10

Đây là hoạt động mà ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việcthực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng, khi khách hàngkhông thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên hưởngbảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngânhàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh và ngườihưởng bảo lãnh là bên thứ 3.

Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình để phát hành chứngkhoán, mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ở các ngân hàng ngày càng đa dạng vàphát triển mạnh

 Cho thuê tài sản

Cho thuê tài sản của ngân hàng là hoạt động trong đó ngân hàng mua tài sảncho khách khàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu đủ giá trị của tài sảncho thuê cộng lãi (thời hạn cho thuê thường chiếm 80% - 90% đời sống kinh tế củatài sản) Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó hoặc trả lại cho ngânhàng Ngân hàng cũng phải đối đầu với nhiều rủi ro khi khách hàng kinh doanhkhông có hiệu quả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Ngày nay, các ngânhàng thường có xu hướng tách riêng công ty cho thuê tài sản (leasing) ra hoạt độngđộc lập với ngân hàng

 Hoạt động trung gian

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài chính đòi hỏi các NHTMphải không ngừng mở rộng các danh mục đầu tư của mình Bên cạnh các nghiệp vụtruyền thống, các NHTM hiện đại đã và đang phát triển nhiều nghiệp vụ khác nhưthanh toán, tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt

 Quản lý ngân quỹ

Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp vànhiều cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều kháchhàng Với kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân,nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó

Trang 11

ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu

tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi hay các khoản tíndụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán

 Bảo quản vật có giá

Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng hay các vật có giá khác cho kháchhàng trong kho bảo quản Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận(giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành) Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào chogiấy chứng nhận của ngân hàng, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền,dùng để thanh toán cho khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành.Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho kim loại đãkhuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy chứng nhận của ngânhàng Đó chính là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng Ngày nay, vật có giáđược tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản

 Mua bán ngoại tệ

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua,bán) ngoại tệ Tức là, một ngân hàng đã đứng ra để mua bán một loại tiền này (chẳnghạn USD, EURO ) để lấy một loại tiền khác (như VNĐ, Yên Nhật ) và hưởng phídịch vụ Sự trao đổi này có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với khách du lịch, vì họ

sẽ cảm thấy thuận lợi hơn rất nhiều khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia haythành phố nơi mà họ đến Tuy nhiên, mức độ rủi ro của những giao dịch này rất cao,đồng thời nó cũng đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định

 Cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán

Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính chophép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu Đây là một trong những lý do khiến cácngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng

cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán có giá mà không phải đến ngườikinh doanh chứng khoán Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thành lập ra công tychứng khoán trực thuộc, phục vụ tốt nhất cho khách hàng của ngân hàng

Trang 12

 Cung cấp các dịch vụ uỷ thác tư vấn

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có nhiều chuyên gia vềquản lý tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lýtài sản và quản lý tài chính hộ Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷthác đầu tư, uỷ thác phát hành Thậm chí, các ngân hàng còn đóng vai trò là ngườiđược uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cáchcông bố tài sản, bảo quản cá tài sản có giá Nhiều khách hàng coi ngân hàng như mộtchuyên gia tư vấn tài chính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính,

về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

 Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đóđảm bảo việc hoàn trả trong truờng hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi rotrong hoạt động, mất khả năng thanh toán

1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại

 Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Với vai trò là cầu nối, là ngưới dẫn vốn cho các tổ chức cá nhân trong nềnkinh tế Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạtđộng truyền thống và cơ bản nhất, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúpngân hàng sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả nhất

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốcNHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng, hoạt động cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tíndụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc vàlãi”

Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là lý do cơ bản để ngân hàngđược các cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động Mọi người mong muốn các ngânhàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp tín

Trang 13

dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính doanh ngiệp và của người tiêu dùng với một mức lãisuất hợp lý Rõ ràng, cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng - để tàitrợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức cơ quan chính phủ Hoạtđộng cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tếtại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanhnghiệp, tạo cơ hội cho người dân nâng cao đời sống, từ đó tạo ra sức sống cho nềnkinh tế Hơn nữa, thông qua các khoản vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêmthông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng nhờ đó giúp họ có khả năngnhận thêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn.

 Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại

Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu, song nó cũng chứađựng nhiều rủi ro hơn bất cứ hoạt động nào khác của ngân hàng Vì vậy NHNN đãquy định phải quản lý tiền cho vay một cách chặt chẽ theo 2 nguyên tắc sau:

Thứ nhất, khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích

Khách hàng cam kết phải sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thảo thoảthuận với ngân hàng, không được trái với quy định của pháp luật nhà nước và quyđịng của ngân hàng Mục đích của việc cho vay phải được ghi trong hợp đồng tíndụng nhằm đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái phép và việc tàitrợ đó là phù hợp với quy định của ngân hàng

Thứ hai, khách hàng phải cam kết trả cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn.

Đây là điều quy định bắt buộc đối với khách hàng nhận tiền vay của ngânhàng đồng thời thời cũng là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển Trong hợpđồng tín dụng luôn ghi rõ thời hạn hoàn trả gốc và lãi, khách hàng phải cam kết hoàntrả đúng thời hạn đó

1.2.2 Các hình thức cho vay của NHTM

Có thể phân loại cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau như dựa vào thời hạncủa khoản vay, vào mục đích sử dụng tiền vay, phương thức cho vay, căn cứ vào tàisản đảm bảo và một số tiêu thức phân loại khác Với mỗi tiêu thức, cho vay lại đượcphân thành nhiều loại khác nhau

Trang 14

 Căn cứ vào thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầunhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoả thuận tronghợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng Căn cứ vào tiêu thức này, cho vayđược phân thành ba loại gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

 Cho vay ngắn hạn

Là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 1 năm, được sử dụng để bù đắp sựthiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cánhân Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHTM

 Cho vay trung hạn

Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Tín dụng trung hạn chủyếu dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ mởrộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thuhồi vốn nhanh

 Cho vay dài hạn

Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm, tối đa có thể lên tới 20 -30năm, thậm chí 40 năm Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứngnhu cầu dài hạn như: xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, muasắm dây chuyền sản xuất, xây dựng các dự án đầu tư cơ bản

 Căn cứ vào đối tượng tham gia quy trình cho vay

 Cho vay trực tiếp

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người vay, và người vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng

 Cho vay gián tiếp

Là hình thức cho vay thông qua các các tổ chức trung gian như: cho vay qua nhóm sản xuất, qua các tổ hội (hội phụ nữ, hội thương binh, hội nông dân ), qua các

tổ chức tín dụng khác dưới hình thức đồng tài trợ hoặc những người bán lẻ

 Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay

 Cho vay tiêu dùng

Trang 15

Là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đìnhmua nhà sủa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, học tập, khám chữa bệnh, du lịch

 Cho vay sản xuất - kinh doanh

Là các khoản cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để tiếnhành sản xuất, kinh doanh

 Căn cứ theo phương thức cho vay

Đây là cách phân loại khá phổ biến tại các NHTM Căn cứ theo tiêu chí này,

có các loại cho vay sau:

 Cho vay theo hạn mức

Là hình thức cho vay theo đó ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuậnmột hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Hạn mức tíndụng được cấp dựa trên

 Cho vay từng lần

Là phương thức vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn Việcthẩm định, xét duyệt, quản lý, giám sát tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ đượcthực hiện theo từng hợp đồng tín dụng Trong phương thức này khách hàng có thể rútvốn một lần hoặc nhiều lần, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượtquá số tiền vay ghi trong hợp đồng

 Cho vay theo dự án đầu tư

Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự

án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đờisống

 Cho vay thấu chi

Là nghiệp vụ cho vay mà thông qua đó ngân hàng cho phép người vay chi trộitrên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định, trong khoảngthời gian xác đinh phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam về hoạt động thanhtoán qua các tổ

Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn dự án - Vốn tự có của chủ dự án tham giavào dự án - Các vốn chiếm dụng khác

Trang 16

 Cho vay luân chuyển

Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá do đó cả ngânhàng và khách hàng đều phải nghiên cứu kế hoạch luân chuyển hàng hoá để dự đoánngân quỹ trong thời gian tới Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau vềphương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêuthụ Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong một năm hoặc vài năm

 Cho vay trả góp

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làmnhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả góp thường áp dụng vớinhững khoản vay dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc lâu bền Ngân hàng sẽthanh toán cho nhà cung cấp về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp Kháchhàng có thể trả trực tiếp cho ngân hàng hoặc trả qua nhà cung cấp để họ trả cho ngânhàng

 Căn cứ vào tài sản đảm bảo

Căn cứ vào tài sản đảm bảo hay căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng,

có thể chia hoạt động cho vay của ngân hàng thành 2 loại là cho vay có tài sản đảmbảo và cho vay không có tài sản đảm bảo

 Cho vay có tài sản đảm bảo

Là loại cho vay dựa trên các tài sản đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố hoặcphải có sự bảo lãnh của người thứ ba Sự bảo đảm cho phép ngân hàng có đượcnguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán tài sản đó đi khi nguồn thu nợ thứ nhất từ thunhập của khách hàng không đủ để trả nợ cho ngân hàng

 Cho vay không có tài sản đảm bảo

Theo loại hình này thì khoản tín dụng được cấp cho khách hàng mà không cần

có một tài sản đảm bảo Nó thường được cấp cho các khách hàng có uy tín lớn,thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, ítxảy ra tình trạng nợ dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với quy mô vốn củangười vay

1.3 Hoạt động cho vay trả góp của NHTM

Trang 17

1.3.1 Khái niệm cho vay trả góp (CVTG)

Cho vay trả góp là một loại hình cho vay tương đối phổ biến tại các NHTM.Đây là hình thức tín dụng rất hữu ích đối với ngành ngân hàng nói riêng và trong nềnkinh tế nói chung Xuất phát từ thực tế là nhu cầu và khả năng thanh toán của kháchhàng không đến cùng một lúc Ngân hàng có thể thoả thuận để cho khách hàng chi trảmột khoản tiền nhất định hàng tháng sao cho phù hợp với khả năng chi trả của kháchhàng và quy định của ngân hàng

Cho vay trả góp là hình thức cho vay trong đó khách hàng sẽ trả nợ (gốc và lãi)cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kì hạn nhất định, trong một thời gian xácđịnh

Theo đúng định nghĩa của NHNN: “CVTG là khoản vay mà toàn bộ tiền lãiđược tính theo dư nợ ban đầu, cộng với nợ gốc và chia đều cho cả kì trả nợ” (lãi gộp)

Cho vay trả góp được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ chotài sản cố định hoặc đầu tư lâu bền Số tiền trả mỗi lần được thoả thuận sao cho phùhợp với khả năng trả nợ của khách hàng (tính từ khấu hao, thu nhập sau thuế của dự

án, hoặc từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng)

1.3.2 Vai trò của cho vay trả góp

Là một hình thức đặc biệt của cho vay tiêu dùng, CVTG là hoạt động tín dụngxuất hiện khi nhu cầu vốn và nhu cầu chi tiêu của các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế

và khả năng thanh toán của họ không trùng khớp với nhau, ở đây là không trùng khớp

cả về mặt thời gian, và cả vốn Ra đời từ khá lâu và cho đến nay, CVTG đang đóngmột vai trò hết sức quan trọng

 Đối với nền kinh tế:

CVTG thúc đẩy nền kinh tế phát triển Khi người vay vốn có được nguồn vốncần thiết, phục vụ cho nhu cầu của mình một cách kịp thời Doanh nghiệp có vốn sẽsản xuất kinh doanh hiệu quả, kịp thời xoay vòng vốn, đóng góp vào thành côngchung của nền kinh tế Với người tiêu dùng, CVTG sẽ góp phần nâng cao mức sốngcủa người dân, không còn là ăn no mặc đủ mà sẽ là ăn ngon mặc đẹp Hoạt động nàyđồng thời tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sự năng động cho nền

Trang 18

kinh tế Khi nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng, nhà ở, nhu cầu nâng cấp sửa chữa nhàtăng lên, các ngành sản xuất dịch vụ liên quan cũng phát triển theo Các hãng sảnxuất ô tô, công ty xây dựng, kiến trúc, công ty sản xuất gạch, xi măng sẽ có nhu cầutuyển dụng lao động để mở rộng sản xuất, như vậy tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi Cáchãng và các công ty sẽ cạnh tranh nhau gay gắt hơn để đưa ra các sản phẩm đa dạng

về mẫu mã, chủng loại, tin cậy về chất lượng phục vụ tốt hơn nhu cầu của kháchhàng Trong lĩnh vực dịch vụ, hoạt động CVTG tạo điều kiện tốt nhất cho các ngànhdịch vụ vận tải và taxi phát triển, kết hợp với các chủ đầu tư khách sạn, khu du lịchcùng tạo điều kiện cho nhau phát triển Cũng nhờ hoạt động CVTG này, việc muanhà, sửa chữa nhà của dân cư được giải quyết nhanh gọn hơn, góp phần giúp chínhphủ giải quyết vấn đề nhà ở cho dân cư, xã hội bớt đi một vấn đề nhức nhối

 Đối với ngân hàng

Hoạt động CVTG giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng,

mở rộng phạm vi hoạt động, tăng doanh thu cho ngân hàng Cùng với việc gia tănghuy động vốn, ngân hàng sẽ sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, sử dụng hiệu quả tối

đa nhũng đồng vốn huy động được Chúng ta biết rằng hoạt động cho vay là hoạtđộng sinh lời chủ yếu của NHTM, khoản mục cho vay thường chiếm 1/2 đến 2/3nguồn thu của ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế hội nhập thếgiới, các ngân hàng đang cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhau, không chỉ với cácngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với cả những ngân hàng nước ngoài đãphát triển bền vững từ hàng trăm năm nay Do đó, việc đa dạng hoá và ngày càngnâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là việc làm cần thiết Nó sẽgiúp các ngân hàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo ra sựkhác biệt trong sản phẩm dịch vụ của mình, cạnh tranh với các ngân hàng khác, dànhlấy thị phần cho riêng mình CVTG là một trong những sản phẩm như thế Khi ngânhàng áp dụng hình thức CVTG, hoạt động này mang lại một khoản lợi nhuận khôngnhỏ cho ngân hàng, nhưng nó lại là hoạt động được đánh giá có mức độ rủi ro thực tế

Trang 19

cao hơn so các hoạt động vụ tín dụng khác Song bù lại, do số lượng món vay trả góp

là rất lớn, nên rủi ro lại được san đều cho nhiều khách hàng Trong khi đó, lãi suấtCVTG lại tương đối cao, vì thường áp dụng cho các khoản vay trung dài hạn, đó là lý

do nó chiếm một tỷ suất lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng

mà vốn tự có lại không thể đáp ứng nổi nhu cầu quay vòng vốn

Hoạt động CVTG của NHTM còn giúp cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hànghoá dịch vụ tăng lên, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị lớn như nhà ở, ô tô làm chodoanh thu của các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp tăng theo Nhờ đó mà thúc đẩy

mở rộng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh, các ngành nghề, các doanh nghiệp ngày mộthoàn thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho người tiêudùng

Còn chính với những ngưòi tiêu dùng, được coi là đối tượng hưởng lợi lớnnhất từ hoạt động CVTG của NHTM Khi đựơc CVTG người tiêu dùng sẽ đựơc đápứng nhu cầu của mình, lợi ích hàng hoá dịch vụ đựơc phát huy tối đa, góp phần nângcao mức sống cho người dân Đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cưngày càng được cải thiện, nhất là tầng lớp dân cư có thu hập thấp hoặc trung bình, sẽ

có cơ hội hưởng những lợi ích mà hoạt động CVTG mang lại trước khi tích luỹ đủtiền để chi tiêu Đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp như y tế, giáo dục…tạocho họ thêm hưng phấn, thêm động lực để lao động sản xuất, tạo ra các hàng hoá dịch

vụ mới cho xã hội

Trang 20

Hơn nữa, khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm, dịch vụ như

họ mong muốn, mà trên thực tế, nếu không có sự hỗ trợ từ hoạt động CVTG thìkhách hàng ngay lập tức khó có thể mua đựoc sản phẩm như mình mong muốn, thậmchí không mua đựợc sản phẩm, dịch vụ mình cần Ví dụ rất rõ ràng như: một kháchhàng nếu chưa có đủ tiền, và giả sử là không có hoạt động CVTG của ngân hàng hỗtrợ Và khách hàng cần mua nhà, nếu chưa có đủ tiền, một là khách hàng sẽ phải muamột căn nhà nhỏ hơn, vừa với túi tiền, nhưng lại chật chội, không đáp ứng được nhucầu Lợi ích mà người tiêu dùng được hưởng giảm đi rất nhiều Hoặc cũng có thể,người này sẽ phải tích luỹ thêm tiền, tạm thời thuê nhà ở, chờ khi đủ tiền mới muanhà Việc làm này càng thiệt hơn, khi mà giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian,nhất là ở nước ta hiện nay, đồng tiền đang ngày càng mất giá Cho đến khi có đượcngôi nhà, giá trị của nó, lợi ích mà nó đem lại đã mất đi phần nào ý nghĩa Hoạt độngCVTG trả góp đã giải quyết phần nào những bất cập ấy, tạo tâm lý tốt hơn cho người

sử dụng, hàng hoá dịch vụ theo đó cũng mang lại độ thoả dụng cao hơn cho kháchhàng

1.3.3 Đặc điểm hoạt động CVTG.

CVTG chủ yếu tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình, và mộtphần tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, mà dịch vụ vậntải như chở khách, chở hàng, taxi… là chủ yếu Các khoản CVTG là nguồn tài chínhquan trọng để trang trải các nhu cầu chi tiêu cuộc sống như phương tiện đi lại, nhà ở,các tiện nghi sinh hoạt, các nhu cầu dịch vụ như giải trí, y tế, học tập… khi mà khảnăng tài chính của họ trong thời điểm phát sinh nhu cầu chưa cho phép Chính vì thế,

mà hoạt động CVTG có những đặc điểm khác biệt so với một số hoạt động tín dụngnói chung

 Về đối tượng

Nói chung thì đối tượng của hoạt động CVTG phải đáp ứng đầy đủ các yêucầu của NHNN trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Tức là đối tượngCVTG cũng phải là những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân

sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn

Trang 21

hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn đã thoả thuận; có dự

án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và hiệu quả hay có phương án đầu

tư phục vụ đời sống khả thi

Có nhiều tiêu thức để phân loại đối tượng CVTG nhưng chủ yếu và phổ biếnvẫn là phân loaị căn cứ vào thu nhập của khách hàng và căn cứ vào mục đích sử dụngvốn

 Căn cứ vào mức thu nhập của khách hàng

Căn cứ vào thu nhập để phân đoạn thị truờng thường áp dụng đối với kháchhàng là cá nhân:

Khách hàng có thu nhập cao: Họ là những người có địa vị trong xã hội,

những người thành đạt, người nổi tiếng như các doanh nhân, ca sĩ, nghệ sĩ, chủ doanhnghiệp… Những người có thu nhập cao này nếu có tham gia kinh doanh hay đầu tư,thường là đầu tư dài hạn thì khi họ tính toán được giữa lợi ích thu được từ đầu tư lớnhơn thậm chí là lớn hơn rất nhiều so với việc bỏ ra một khoản trả lãi cho ngân hàng

vì số vốn ấy, thì chắc chắn họ sẽ vay ngân hàng, thay vì thu hồi vốn đầu tư để phục

vụ đời sống Xét về số tuyệt đối, nhu cầu vay của nhóm đối tượng này rất lớn và chođến nay, đối tượng khách hàng này là mối quan tâm đặc biệt của các ngân hàng, cácNHTM cũng đang tập trung vào cho vay đối tượng này

Cá nhân có thu nhập trung bình: Họ là những người làm công ăn lương, công

nhân viên chức, có thu nhập ổn định nhưng không cao và có trình độ học vấn Thunhập mà họ có được ngoài đủ trang trải cho cuộc sống sinh hoạt vẫn dư một khoảnnhỏ để tiết kiệm Nhóm người này luôn mong muốn có một mức sống tốt hơn hiện tạitrong khi tạm thời các khoản tiết kiệm dự phòng hiện tại của họ chưa đủ đáp ứng nhucầu mua sắm, hay là muốn vay ngân hàng để mua sắm các vật dụng có giá trị lớn, cònkhoản dự phòng tiết kiệm sẽ dùng vào các mục đích cấp bách hơn như lúc đau ốmbênh tật, sự cố bất ngờ Đối tượng này là khách hàng tiềm năng của CVTG mà cácngân hàng hiện nay cũng cần phải chú ý tới, nhằm thu hút khách hàng, mở rộng hoạtđộng CVTG của mình

Trang 22

Hiện hay các ngân hàng vẫn chưa cho vay đối với đối tượng là cá nhân có thunhập thấp: Thường thì thu nhập của họ chỉ đủ trang trải những nhu cầu thiết yếu và

cơ bản, thậm chí có những đối tượng còn không đủ sống Mặc dù ai cũng có nhu cầutiêu dùng, song đối tượng này họ chỉ dám tiêu dùng những sản phẩm thông thường,nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn đối với họ còn khá xa vời Nếu cốtình mua bằng được những sản phẩm đó bằng cách vay mượn, thì nguy cơ không trảđược nợ là rất lớn, ngân hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.

Khi căn cứ theo tiêu thức này, có thể phân loại đối tượng của CVTG thành 2nhóm chủ yếu: khách hàng vay để phục vụ mục đích tiêu dùng, khách hàng vay đểphục vụ mục đích sản xuất kinh doanh

Vay phục vụ mục đích tiêu dùng: đối tượng vay có thể là cá nhân hay các hộ

gia đình Nhóm đối tượng này có đặc điểm chung là không thể chi trả một khoản tiềnlớn vào một thời điểm xác định trong hiên tại hay trong một thời gian ngắn Nhưng

họ lại muốn thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền, cao cấp hơn như nhàcửa, xe máy, ô tô Điều đáng nói ở đây là dù họ chưa trả được ngay bây giờ nhưnglại có thu nhập ổn định và định kì có thể trả dần khoản nợ đã vay mượn để chi tiêu.Vay trả góp ngân hàng sẽ là một cách thức hiệu quả để họ có thể đáp ứng tốt nhấtnhững nhu cầu phát sinh mà vẫn có khả năng thanh toán những khoản đó sau này

Vay phục vụ mục đích kinh doanh: Sản phẩm CVTG có thê phục vụ trực tiếp

hay gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể vaytrả góp ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như taxi,dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá, du lịch, khách sạn Họ sẽ vay vốn ngânhàng để mua hàng loạt ô tô để kinh doanh taxi, vận tải; mua thiết bị để phục vụ chokinh doanh như mua hàng loạt điều hoà, hàng loạt tủ lạnh để kinh doanh khách sạn.Hay các doanh nghiệp cũng có thể vay trả góp ngân hàng để mua các hàng hoá trênphục vụ một cách gián tiếp cho hoạt động kinh doanh như làm phương tiện đi lại haytrang thiết bị văn phòng Các sản phẩm này chủ yếu để tạo hình ảnh tốt hơn chodoanh nghiệp hay người chủ doanh nghiệp, từ đó tác động tới hiệu quả kinh doanh

Trang 23

Do đó số tiền vay là khá lớn Rủi ro của đối tượng khách hàng này cũng cao hơn cácnhóm khách hàng khác, vì thế, ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến đối tượngkhách hàng này, phân tích, thẩm định tình hình tài chính khách hàng, dự án tài sảnđảm bảo cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tượng vay vốn.

 Quy mô và số lượng khoản vay

Quy mô khoản vay thường nhỏ hơn các khoản vay khác Đặc biệt là CVTGphục vụ cho mục đích tiêu dùng, khi mà mỗi khách hàng chỉ vay tiền để mua một ô

tô, hay chỉ xây dựng sửa chữa một căn nhà, mỗi gia đình thường chỉ mua sắm một vài

bộ điều hoà, tủ lạnh Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ, họ chỉ đượcphép vay 50-60% giá trị chiếc xe hoặc 60 - 70 % chi phí mua sắm sửa chữa nhà Đốivới doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng để phục vụcho hoạt động kinh doanh thì dù số lượng khách hàng không nhiều bằng khách hàngcho vay tiêu dùng, nhưng quy mô của mỗi khoản vay lại lớn hơn nhiều Khi doanhnghiệp tìm tới hoạt động CVTG của ngân hàng, doanh nghiệp thường tiến hành vay

để mua sắm hàng loạt: ô tô, xây dựng nhà cửa, nội thất, hoặc nếu không vay hàng loạtthì cũng là mua hàng hoá sản phẩm có giá trị rất lớn như xe nhiều chỗ ngồi, sangtrọng lịch sự, xe có giường nằm Do quy mô lớn của khoản vay mà các ngân hàng

đã xem chúng như những dự án đầu tư có quy mô lớn

Tuy nhiên, đối với nền kinh tế ngày càng phát triển, thị truờng tài chính vàchứng khoán ngày càng sôi động, không ngừng tăng trưởng với tốc độ nhanh chóngthì thu nhập của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu nâng cao mức sống trở thànhtất yếu Còn đối với các doanh nghiệp thì khi thị trường phát triển, đời sống ngườidân ngày một cao cũng là khi mà cơ hội kinh doanh của các doanh nhiệp là lớn nhất.Chính sách mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để ngày một thoả mãntốt hơn nhu cầu khách hàng của mình là việc làm cần thiết Vì vậy, trong những nămvừa qua, số lượng khách hàng đến với hoạt động CVTG của các NHTM tăng lên mộtcách đột biến khiến cho số lượng khoản vay tăng lên rất nhanh, tổng quy mô của loạihình cho vay này cũng do đó mà tăng lên

 Rủi ro của hoạt động CVTG

Trang 24

Hoạt động CVTG có độ rủi ro rất cao do hoạt động quản lý sau cho vay gặprất nhiều khó khăn: Khó theo dõi hoạt động của khách sau vay vì các món vay chủyếu là vay tiêu dùng, khách hàng thường thế chấp bằng chính hàng hoá khách hàngmua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Nếu cóbất kì sự cố nào ảnh hưỏng đến thu nhập của người vay như đau ốm, mất việc, chếthay là hoạt động kinh doanh không thuận lợi như mong muốn thì khả năng không trảđược nợ đúng hạn, thậm chí là mất khả năng trả nợ, vì thế, ngân hàng sẽ khó thu hồi

nợ hơn, tồi tệ hơn là có thể bị mất vốn Hoạt động CVTG là một dạng đăc biệt củahoạt động tín dụng, do đó khi tiến hành CVTG, ngân hàng sẽ phải đối mặt với tất cảcác loại rủi ro đặc trưng như:

Rủi ro tín dụng: Là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngânhàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đày đủ vốn vàlãi cho ngân hàng

Rủi ro hối đoái: Là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngânhàng khi ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ mà tỷ giá hối đoái biến động theo chiềubất lợi cho ngân hàng

Rủi ro lãi suất: Thực chất của rủi ro lãi suất chính là rủi ro giá cả Là khả năngxay ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự kiến

Rủi ro đạo đức: Đây là loại rủi ro mà ngân hàng rất sợ phải đối mặt Rủi ronày liên quân đến đạo đức của khách hàng và của chính nhân viên ngân hàng

Còn một số rủi ro chung khác nữa như khả năng lỗi công nghệ, khả năng xảy

ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán

 Lãi suất của hoạt động CVTG

Đặc trưng của hoạt động CVTG là tài sản đảm bảo lại chính là tài sản mua trảgóp, nguồn trả nợ ngân hàng là thu nhập định kì của khách hàng và chủ yếu phục vụcho nhu cầu tiêu dùng Nguồn trả nợ cho ngân hàng là thu nhập định kì của kháchhàng vay vốn Nếu vì bất kì lí do gì khiến cho khách hàng mất đi khả năng thanh toáncho ngân hàng thì tốn thất xảy ra Hơn nữa các khoản vay trả góp chủ yếu là nhữngkhoản vay trung và dài hạn, thời gian có thể kéo dài 15, 20 năm thậm chí lâu hơn

Trang 25

Tính thanh khoản của các khoản vay liên quan đến bất động sản lại rất thấp Do đó

mà CVTG gần như là hoạt động tín dụng có độ rủi ro lớn nhất Để bù đắp một phầnrủi ro ấy, ngân hàng thường cho vay với mức lãi suất bao gồm cả lãi suất cơ bản vàlãi suất bù đắp rủi ro Vì vậy mà lãi suất của hoạt động CVTG rất cao so với các hoạtđộng cho vay khác Thường thì lãi suất của hoạt động CVTG luôn ở vị trí cao nhấttrong khung lãi suất cho vay của ngân hàng, cao hơn từ 3 - 5 lần lãi suất thôngthường

 Phương thức cho vay trả góp

 Phương thức cho vay

Ta có thể thấy CVTG là hình thức cho vay chủ yếu là trung và dài hạn, chovay dưới hình thái giá trị là tiền, vừa có thể cho vay tiêu dùng, vừa có thể cho vayphục vụ mục đích kinh doanh CVTG có thể được thực hiện thông qua 2 phươngthức: trực tiếp và gián tiếp

Một là, phương thức CVTG trực tiếp: là những khoản cho vay phục vụ người

tiêu dùng mua sắm nội thất, ô tô, hay mua xây dựng sử chữa nhà ở Tài sản đảm bảochính là hàng hoá mua trả góp cunả khách hàng Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toánvới nhà kinh doanh thay cho khách hàng, sau đó, khách hàng sẽ trả tiền trực tiếp chongân hàng Các bước tiến hành cụ thể như sau:

(1) Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng trực tiếpvới người tiêu dùng Ngân hàng sẽphân tích kĩ tình hình thu nhập của khách hàng, các thông tin về kháhc hàng cũng nhưyêu cầu vè tài sản đảm bảo

(2) Nhà kinh doanh bán hàng cho người tiêu dùng (người vay vồn ngân hàng).(3) Nhà kinh doanh tạp trung hoá đơn bán hàng trình lên ngân hàng để được thanhtoán

(4) Người vay đến trả nợ trực tiếp cho ngân hàng

Hai là, phương thức CVTG gián tiếp: Với phương thức CVTG này, ngân hàng

và những người kinh doanh có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau từ trước Kháchhàng vay vốn đề nghị người kinh doanh cấp cho họ một khoản vay để mua hàng hoá,ngưòi kinh doanh sẽ thông báo đến ngân hàng những thông tin quan trọng về khách

Trang 26

hàng của mình như thông tin cá nhân, khả năng tiêu dùng Ngân hàng sẽ cố gắng hỗtrợ nhà kinh doanh trong việc thực hiện các giao dịch mua bán của họ bằng cách chấpthuận hoặc từ chối đề nghị tín dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Các ngân hàng sẽ nhận những khoản vay gián tiếp từ phía các nhà kinh doanhtrong một “gói” Trong “gói” này có nhiều khoản vay mua trả góp của nhiều kháchhàng tại đại lý bán hàng của nhà kinh doanh Mỗi khoản vay của nhà kinh doanhcung cấp có chất lượng và độ rủi ro khác nhau Các nhà kinh doanh đôi khi chấp nhậnnhũng khoản vay có độ rủi ro cao vì quy mô khoản vay hoặc giá trị tài sản đảm bảolớn Do đó tình trạng sai phạm và tổn thất với những khoản vay gián tiếp gấp 2 lầncác khoản vay trực tiếp Trong phương thức gián tiếp này, ngân hàng có thể tài trợcho các nhà kinh doanh một phần hay toàn bộ khoản vay Các hãng kinh doanh, cửahàng bán lẻ nhận số tiền từ ngân hàng sau khi việc bán hàng diễn ra, sau đó làm đại lýthu tiền cho ngân hàng Ngân hàng hầu như chỉ làm việc với hãng kinh doanh màkhông phải là người mua hàng Các bước CVTG gián tiếp được thực hiện theo trìnhtự:

(1) Ngân hàng kí hợp đồng với hãng kinh doanh, tài trợ toàn bộ hoặc một phầncho ngưòi mua hàng trả góp Ngân hàng sẽ phân tích tình hình thu nhập và hoạt độngkinh doanh, khả năng tiêu thụ và khả năng thu hồi vốn sau bán hàng

(2) Hãng kinh doanh bán hàng cho người vay vốn và kí hợp đồng trả góp vớingười tiêu dùng

(3) Hãng kinh doanh tập trung hoá đơn, đưa lên ngân hàng để được ngân hàngthanh toán

(4) Hãng kinh doanh thu tiền của người mua hàng hàng kì, thanh toán lại chongân hàng

 Phương thức hoàn trả

Khi ngân hàng thực hiện một hợp đồng CVTG, ngân hàng sẽ thanh toán chođại lý bán hàng số tiền mà khách hàng nợ (trong hạn mức tín dụng) Các đại lý bánhàng sẽ nhận ngay tiền bán hàng từ phía ngân hàng, sau đó, chính các đại lý sẽ thutiền trả góp hộ ngân hàng hoặc là khách hàng sẽ trực tiếp trả tiền cho ngân hàng Số

Trang 27

tiền trả góp khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kì có thể được tính theocác phương thức trả đều hoặc trả không đều Trả đều tức là ngân hàng và khách hàngthoả thuận với nhau một khoản cố định, và hàng kì, khách hàng trả cho ngân hàngđúng số tiền ấy cho đến khi hết nợ Cách trả nợ như trên còn gọi là trả theo niên kim

cố định Ngân hàng dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng, mức lãi suất, thời hạncho vay và số tiền vay để tính ra niên kim cố định Còn theo phương thức trả khôngđều, thì ngân hàng và khách hàng có thể lựa chọn nhiều phương hình thức thanh toánkhác nhau như thanh toán nợ gốc từng kì, trả lãi hàng tháng, trả gốc đều nhưng nợ lãithanh toán đầu kì hoặc cuối kì lãi dược tính trên số dư nợ thực tế của khoản vay

 Lợi nhuận thu được

Do rủi ro tiềm ẩn của hoạt động CVTG là rất lớn, lãi suất cho vay rất cao, vàhoạt động này tỏ ra ngày càng có hiệu quả hơn khi mà nhu cầu nâng cao mức sốngngày một tăng lên, nhu cầu ăn ở đi lại được nâng lên một mức mới: không những đủ

mà còn đẹp, không những có mà phải là có nhiều, có tốt Hoạt động CVTG đáp ứngnhu cầu hưởng thụ của người tiêu dùng rất kịp thời và tiện lợi, do đó, ngày càngnhiều khách hàng tìm đến ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng thu về là rất lớn Songcũng cần lưu ý rằng, khả năng xảy ra tổn thất là vô cùng lớn, vì vậy, cán bộ và nhânviên tín dụng cần phải có sự quản lý chặt chẽ khách hàng trong suốt quá trình chovay, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

1.4 Mở rộng hoạt động CVTG của NHTM.

1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động CVTG của NHTM.

 Quy mô doanh số CVTG

Doanh số CVTG trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tếtrong kì Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng của nó phản ánh quy mô và xuhướng của hoạt động CVTG là mở rộng hay thu hẹp Họat động CVTG của ngânhàng là mở rộng khi tốc độ tăng trưởng của doanh số CVTG là dương và ngược lại

 Quy mô dư nợ CVTG

Dư nợ kì này = Dư nợ kì trước + Doanh số cho vay trong kì - Doanh số thu nợtrong kì

Trang 28

Dư nợ CVTG là số tiền mà ngân hàng đang CVTG tính đến một thời điểm cụthể Đây là chỉ tiêu tích luỹ qua các thời kì, ngân hàng tính tiền lãi CVTG dựatrên dư nợ tại thời điểm tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạtđộng CVTG trong kì phụ thuộc vào dư nợ CVTG chứ không phải doanh sốCVTG trong kì đó.

Doanh số thu nợ CVTG trong kì là tổng các khoản thu nợ CVTG phát sinhtrong kì Nếu doanh số CVTG trong kì tăng lên so với kì trước và lớn hơn doanh

số thu nợ CVTG trong kì thì ta có được sự mở rộng CVTG cả dư nợ và doanh số

 Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTG

Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu số dư nợ phản ánh sự mở rộng của hoạt độngCVTG,

một khi tốc độ tăng trưởng dư nợ dương và càng lớn, thì hoạt động CVTG càngđược mở rộng và ngược lại

*100%

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động CVTG.Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn mà ngân hàng huy động được htì có bao nhiêuđồng được sử dụng để CVTG Tye lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng càng tậptrung nguồn lực cho hoạt động CVTG Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn

từ nguồn cấp trên thì không hiệu quả bằng nguồn vốn huy động được Do vậy, tỷ lệnày càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụngmột cách có hiệu quả đồng vốn huy động được

Tỷ trọng nợ CVTG so với tổng dư nợ cho biết CVTG chiếm bao nhiêu phầntrăm trong tổng dư nợ Nó cũng cho biết cơ cấu tín dụng của ngân hàng Căn cứ vào

tỷ trọng này người ta sẽ xem xét mức dộ phát triển của hoạt động CVTG trong tổng

Trang 29

dư nợ để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa khai thác tốt tiềm năng loại hình cho vaynày.

 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Mục tiêu của ngân hàng là lợi lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo an toàn CVTGtạo được khoản lợi nhuận càng lớn phần nào chứng tỏ chất lượng khoản vay càngcao

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn CVTG và tổng dư nợCVTG tại một thời điểm nhất định, thường là vào cuối tháng, quý, hay năm

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTG =

Các khoản nợ quá hạn CVTG ngày càng tăng thì ngân hàng sẽ càng gặp khókhăn trong kinh doanh, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất khảnăng thanh toán, lợi nhuận giảm Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng CVTGcàng cao và ngược lại

Một tổ chức tín dụng được xếp loại A nếu có tỷ lệ nợ quá hạn <5%, nghĩa làchất lượng tín dụng tương đối tốt, xếp loại B nếu từ 5 - 8% tức là chất lượng tín dụngtrung bình và xếp loại C nếu trên 8%, nghĩa là chất lượng tín dụng yếu kém CácNHTM luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng hoạt động CVTG của NHTM

Trang 30

phải chủ động đưa ra chính sách, định hướng chiến lược và biện pháp trước khi trôngchờ vào nhu cầu từ bên ngoài tác động

Những nhân tố chủ quan tác động đến ngân hàng là những nhân tố thuộc vềnội tại bên trong ngân hàng mà ngân hàng có thể khắc phục và điều chỉnh được

 Chính sách của ngân hàng

Không chỉ hoạt động CVTG mà bất kì hoạt động nào của ngân hàng cũng chịu

sự chi phối trực tiếp từ những văn bản pháp quy, quy định, quy chế, quy trình củachính ngân hàng đó Mỗi ngân hàng đều có một chính sách tín dụng riêng bao gồmmức cho vay, lãi suất, tài sản đảm bảo Một chính sách tín dụng hợp lý của ngânhàng với các phương thức trả nợ gốc và lãi linh hoạt, mức lãi suất hợp lý, thời hạncho vay dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì ngân hàng đó chắc chắn sẽthu hút được nhiều khách hàng đến vay Việc thành công trong mở rộng hoạt độngcho vay, cụ thể ở đây là hoạt động CVTG sẽ không gặp mấy khó khăn Tuy nhiênmột chính sách tín dụng quá lỏng lẻo và có lợi nhất cho khách hàng lại có thể gâythiệt hại lớn cho ngân hàng, hoặc dẫn tới kết quả hoạt động kinh doanh không hiệuquả Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng cứng nhắc, không chú ý đếnnhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế cho vay, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động tíndụng của ngân hàng Một chính sách vừa chặt chẽ, vừa khoa học, nhanh gọn và linhhoạt cho cả khách hàng và ngân hàng sẽ giúp ngân hàng vừa thu hút được kháchhàng, vừa hoạt động kinh doanh có hiệu quả

 Định hướng chiến lược của ngân hàng

Để liên lục phát triển, mọi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một địnhhướng, chiến lược rõ ràng, vừa tổng hợp, vừa chi tiết đến từng hoạt động, trong đó có

cả hoạt động tín dụng Một ngân hàng có thể lựa chọn lối đi riêng cho mình, một sốngân hàng xác định đi theo hướng phát triển thành ngân hàng đại lý, một số ngânhàng khác lại lấy mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ Hiện nay ở nước ta, cácNHTM nhà nước cùng với ngân hàng ngoại thương vừa cổ phần hoá cuối 2007 đều

có xu hướng phát triển thành ngân hàng đa năng Khi đó, khách hàng chủ yếu vàchiến lược của ngân hàng sẽ là các dự án lớn, trung và dài hạn là chủ yếu, các doanh

Trang 31

nghiệp lớn, các tập đoàn Còn các NHTM cổ phần, điển hình như Sacombank, ACB,VPBank đều đang hướng tới trở thành các ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam sẽtập trung vào nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầnglớp trung lưu trong xã hội, cho vay tiêu dùng Khi phương hướng chiến lược đã rõràng, xác định được khách hàng của mình, các sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàngcũng phải tập trung thoả mãn nhu cầu của khách hàng mình Khi đó, hoạt động kinhdoanh của ngân hàng mới thật sự đạt hiệu quả cao hơn.

Nếu trước đây, hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và hoạt động CVTGnói riêng còn bị xem nhẹ, thì nay gần như mọi ngân hàng đều thi nhau mở rộng vànâng cao chất lượng các sản phẩm của hoạt động này Các ngân hàng đã và đang xâydựng các chính sách, phương hướng chiến lược riêng cho hoạt động CVTG, thoả mãntối đa nhu cầu của khách hàng trong điều kiện có thể, thu hút ngày càng nhiều hơnkhách hàng về phía mình

 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là nhân tố tác động trực tiếp đến thu nhập từ cho vay củangân hàng Như vậy lãi suất cao có thể mang lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàngnhưng để mở rộng cho vay thì việc nâng cao lãi suất cho vay là kông hợp lý Vì lãisuất cho vay có ảnh hưởng đến dư nợ dư nợ cho vay thông qua tăng giảm giá trị mónvay Lãi suất cho vay là yếu tố quyết định đến lợi ích kinh tế của khách hàng, họ cầnlựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hoặc có lãi suất phù hợp với nhu cầu củahọ

Lãi suất là công cụ điều chỉnh có hiệu lực nhưng rất nhạy cảm, như “con dao 2lưỡi”: Nếu muốn tăng dư nợ cho vay, ngân hàng hạ thấp lãi suất thì khách hàng sẽvay nhiều hơn, nhưng lợi nhuận ngân hàng lại giảm xuống Nếu ngược lại thì ngânhàng lại không thực hiện được mục tiêu mở rộng hoạt động CVTG, nhưng lại đảmbảo được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng Bài toán đặt ra cho ngân hàng là phảitính toán được mức lãi suất phù hợp, vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, vừa thực hiên

mở rộng hoạt động CVTG

 Chất lượng nhân viên tín dụng

Trang 32

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của mội hoạtđộng nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng Để cókhoản tín dụng tốt, thu hút được khối lượng khách hàng lớn thì ngân hàng phải chútrọng từ công tác tiếp xúc, thẩm định hồ sơ, giải ngân, giám sát khách hàng, thu nợ

Do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nhận thức và đạo đức của cán bộ tíndụng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự phát triển và mở rộng hoạt độngCVTG của ngân hàng Thông thường, khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng thông qua cán bộ tín dụng đặc biệt là đối với các ngân hàng mới Cán

bộ tín dụng chính là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng Vì thế một đội ngũ cán bộtín dụng có tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình, thật lòng phục vụ khách hàng vớithái độ niềm nở chân tình sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng, khiến họ an tâmthoải mái khi quan hệ với ngân hàng Nhờ vậy mà đôi khi, khách hàng có thể bỏ quamột số tiện ích của một ngân hàng khác để đến với ngân hàng có thái độ giao dịch tốthơn, đó là lợi thế cạnh tranh rất lớn của mỗi ngân hàng Một đội ngũ nhân viên cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt thì không những sẽ là việc khoa học, đúng quytrình nghiệp vụ theo yêu cầu của ngân hàng mà đồng thời khi tiếp xúc nhiều vớikhách hàng, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình, cán bộ tín dụng sẽ cónhững đánh giá ban đầu về thái độ của khách hàng, khách hàng có đáng tin cậykhông, có cho vay được hay không, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Một cán

bộ tín dụng càng có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng thì thẩm định kháchhàng và tài sản đảm bảo càng chính xác, đem lại lợi ich rất lớn cho ngân hàng trongviệc phòng chống rủi ro

Đạo đức của cán bộ tín dụng cũng như tinh thần trách nhiệm trong công vịêccũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung vàhoạt động CVTG nói riêng Bởi nếu thiếu những yếu tố này, thì một nhân viên cànggiỏi bao nhiêu càng nguy hiểm cho ngân hàng bấy nhiêu Khi đó, vì lợi ích cá nhân,

họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng Ngân hàng sẽ gặp phải những rủi

ro rất lớn, không thể lường trước được

 Nguồn vốn của ngân hàng

Trang 33

Nguồn vốn có tác động trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng nói chung vàhoạt động CVTG nói riêng Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì kháchhàng tin tưởng ngân hàng hơn, uý tín ngân hàng được nâng cao hơn Khi ngân hàng

có vốn tự có lớn thì mới được phép huy động vốn nhiều, mới có khả năng mở rộngquy mô cho vay, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, nâng cao chấtlượng cán bộ nhân viên và công nghệ thông tin Ngân hàng ngày càng mở rộng vàphát triển được hoạt động của mình từ đó hoạt động CVTG cũng mở rộng và pháttriển theo

 Các yếu tố khác

Mọi ngân hàng đều phải nắm rõ các thông tin về thị trường, về khách hàng đểđạt hiệu quả cao nhất trong các hoạt động kinh doanh của mình, nhất là hoạt động tíndụng Thông tin về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay củangân hàng Nếu khách hàng có thông tin tốt, chắc chắn ngân hàng sẽ an toàn hơn,việc ra quyết định cũng nhanh chống hơn, việc quản lý khách hàng cũng dễ dànghơn Hiện nay, ngân hàng không chỉ quan tâm đến thông tin mà khách hàng cung cấp,ngân hàng có thể căn cứ vào thông tin từ các đối tác của khách hàng và từ trung tâmthông tin khách hàng CIC của NHNN

Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng có tín chất quyết định đến hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng Một ngân hàng có công nghệ cao sẽ xử lý thông tin nhanh vàchính xác hơn, quản lý được hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạtđộng CVTG của các chi nhánh, phòng giao dịch và hệ thống nói riêng, quản lý đượcchặt chẽ và tiết kiệm được chi phí, đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh

Bên cạnh công nghệ thì mạng lưới chi nhánh hoạt động cũng là nhân tố ảnhhưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng, bởi trong môi trường cạnh canh khốcliệt và cuộc sống tiện ích, yếu tố nhanh chóng và tiện lợi được đặt lên gần như hàngđầu

 Các nhân tố khách quan

 Những nhân tố thuộc về khách hàng

Trang 34

Khách hàng vay vốn có vai trò quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng CVTG của NHTM Khách hàng cần phải có năng lực tài chính lành mạnh, nguồn thu nhập đủ lớn và ổn định mới có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng

Thói quen tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng mởrộng của NHTM Ở Việt Nam, dân cư miền Bắc luôn có xu hướng tiết kiệm hơn dân

cư miền Nam

Đạo đức của người đi vay cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến mở rộng hoạtđộng CVTG của các ngân hàng Nó được đánh giá trên năng lực pháp lý và mức độtín nhiệm Năng lực pháp lý là việc khách hàng có thưc hiện nghiêm túc các quy địnhcủa pháp luật hay không ngay cả trước, trong và sau khi cho vay Mức dộ tính nhiệmchính là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng Một ngân hàng không thể có đầy

đủ những thông tin tuyệt đối chính xác về khách hàng của mình Do đó không thểgiám sát lường trước được mọi hoạt động của khách hàng, nếu khách hàng có khảnăng và ý chí trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro có thểdẫn tới tổn thất

TSĐB của khách hàng cũng là yếu tố thuộc vê khách hàng có ảnh hưởng đến

mở rộng hoạt động CVTG của NHTM Nếu khách hàng ngoài đảm bảo bằng chínhtài sản hình thành từ món vay mà còn có thêm những TSĐB khác thì độ tín nhiệmcàng tăng, khả năng quyết định cho vay cũng lớn hơn

 Những nhân tố thuộc về môi truờng

Những nhân tố thuộc về môi trường cũng tác động rất lớn đến khả năng mởrộng hoạt động CVTG của ngân hàng như các quy định của nhà nước, tình hình pháttriển kinh tế, thị trường, cũng như sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nơi ngânhàng đang hoạt động CVTG

• Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động nói chung và hoạt động CVTG của ngân hàng nói riêng đềuphải chịu sự chi phối có tính chất quyết định bởi các văn bản quy định của nhà nước.Một môi trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt

Trang 35

động kinh doanh của ngân hàng Ngược lại một môi trường chưa hoàn chỉnh, thiếutính đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản pháp luật, sự rườm rà, phức tạp của cácthủ tục giấy tờ hành chính có liên quan sẽ khiến cho các khách hàng gặp phải nhiềukhó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng.

Những thay đổi trong chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của chính phủ vàNHNN qua các thời kì sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho các ngân hàngtrong quá trình hoạt động CVTG Xây dựng một chính sách nhất quán, lành mạnh, ổnđịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiệp cũng như các NHTM

• Môi trường kinh tế vi mô

Môi trường kinh tế tác động tới hiệu quả cho vay của ngân hàng thông qua cácbiến số kinh tế như tỉ lệ lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, giá cảhàng hoá, đặc biệt là sự biến động ảo của giá bất động sản, biến động của thị trườngchứng khoán đã gây không ít khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng

Môi trường kinh tế phát triển ổn định làm cho ngưòi dân có thu nhập ngàycàng cao, đời sống nâng cao, nhu cầu hưởng thụ tăng lên, kích thích người tiêu dùngmua sắm hàng hoá sản phẩm, tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện hoạt độngCVTG của mình

• Môi trường cạnh tranh

Hoạt động CVTG đã trở nên phổ biến đối với rất nhiều các tổ chức trung giantài chính, các công ty bảo hiểm Khách hàng là người được lựa chọn làm việc với tổchức nào phù hợp, đem lại lợi ích cao nhất đối với họ Do đó sức ép cạnh tranh tronglĩnh vực hoạt động này là rất lớn Để thu hút được nhiều khách hàng đến với ngânhàng, buộc ngân hàng phải tăng cuờng mở rộng chi nhánh, trang bị nhiều thiết bị hiệnđại, không ngừng quảng cáo tiếp thị khuếch trương hình ảnh, uy tín của ngân hàng.Đồng thời phải đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu các thủ tục rườm ràkhông cần thiết trong giới hạn an toàn của ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàngđược tiếp cận vốn CVTG của ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

• Môi trường văn hoá

Trang 36

Môi trường văn hoá xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến mở rộng hoạt độngCVTG cua NHTM Mỗi vùng, mỗi địa phương có một phong tục tập quán riêng, cólối sống và các thói quen sinh hoạt riêng đã làm ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạtđộng CVTG của NHTM Do đó việc mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ cũngphải phù hợp với từng nơi đó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TRẢ GÓP TẠI VPBANK

2.1 Tổng quan về NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

(VPBank)

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

 Sự hình thành và phát triển của VPBank

VPBank là tên viết tắt của NH thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam joint - stock commercial bank for privateenterprises

Tên giao dịch: Ngân hàng ngoài quốc doanh

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, P.Hàng Trống, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội

Vp bank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

 Giai đoạn 1:(1993 - 1996) Hình thành và phát triển

Bắt đầu đi vào hoạt động ngày: 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép số0042/NH - GP của thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với

Trang 37

thời gian hoạt động 99 năm Đăng kí thay đổi lần thứ 12 ngày 01 tháng 11 năm 2006,

mã số thuế là 233583

Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND Sau đó, VPBank đã nhiều lần tăng vốnđiều lệ do nhu cầu phát triển và tăng lên 174,9 tỷ VNĐ theo quyết định số 53/QÐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN, trở thành NHTM cổ phần có vốn điều lệ lớnnhất Việt Nam vào thời điểm này

Là ngân hàng cổ phần đầu tiên được gọi vốn cổ phần từ cổ đông nước ngoài:Dragon capital và Vietnam Fund, mỗi đơn vị 10% vốn cổ phần

Đến cuối năm 1996, VPBank có Hội sở và 3 chi nhánh, có trên 200 nhân viên,tổng tài sản đạt 864 tỷ đồng, lợi nhuận năm 1995 và 1996 đều đạt 36% vốn cổ phần

• Nguyên nhân khủng hoảng:

Về chủ quan: Sai lầm trong chính sách tín dụng

Đó là việc tín chấp quá lớn với cổ đông (cho vay/bảo lãnh mở L/C trả chậm)

và chính sách tín dụng lỏng lẻo với các khách hàng khác

Về khách quan: Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á,khách hàng lợi dụng tình hình đó mà “đục nước béo cò”

• Quá trình khủng hoảng:

- Tháng 03/1997 thanh tra nhà nước bắt đầu làm việc

- Tháng 5/1997 : NHNN thành lập tổ giám sát đặc biệt tại VPBank

- Tháng 07/1997 Bộ công an khởi tố vụ án tại VPBank

- Tháng 11/2000:VPBank thành lập Ban đề án triển khai cải tổ Xúc tiến việccải tổ bộ máy, ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng ban, xây dựng quytrình ngiệp vụ

- Tháng 05/2002: Ông Lê Đắc Sơn từ Ba Lan về nước được HĐQT cử làmTGĐ

- Tháng 9/2002 : NHNN chính thức đặt VPBank vào tình trạng kiểm soát đặcbiệt, thời hạn 2 năm(25/09/2002 - 25/09/2004)

Trang 38

- Tháng 12/2002 VPBank trình NHNN “ kế hoạch thực hiện phương án chấnchỉnh củng cố VPBank thoát khỏi kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 15 tháng,(trước thời hạn 9 tháng).

 Giai đoạn 3: (Từ năm 2002 đến nay): Phục hồi và tăng trưởng.

• Từ 2002 - 2004: Cải tổ và lành mạnh hoá tài chính

Đến 07/06 năm 2004, NHNN quyết định kết thúc kiểm soát đặc biệt trướchạn đối với VPBank, VPBank bước vào giai đoạn phát triển mới

• Từ 2004 đến nay: Hoàn thiện hệ thống và phát triển

Do nhu cầu phát triển, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ: Đến cuối năm

2004, VPBank nhận được quyết định số 689/NHNN - HAN7 của NHNN chấpthuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ đồng Đến tháng 8/2006, vốnđiều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuậncủa NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoàiOCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lêntrên 750 tỷ đồng Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lêntrên 1.000 tỷ đồng Vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng7/2007 Ngày 17/11/2007, VPBank đồng ý bán thêm cổ phần cho công ty OCBC đểnâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược này từ 10% lên 15% Tính đến thời điểm31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2.000 tỷ đồng Việc nâng vốn điều lệ lên2.000 tỷ đồng là một trong những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triểncủa VPBank trong thời gian tới nhằm mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động, đầu tưcông nghệ, cơ sở hạ tầng… để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhucầu phục vụ khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả hơn

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mởrộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Trong 2 nămđầu hoạt động, VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch, đến nay(01/2008), đã có 123 điểm giao dịch với 35 chi nhánh và 88 phòng giao dịch Dự kiếntrong năm 2008 sẽ mở thêm khoảng 80 điểm giao dịch mới tại các tỉnh thành phố

Trang 39

trọng điểm trong cả nước, trong đó có các chi nhánh lớn đặt tại Hải Phòng, TháiBình…

Tính đến 31/12/2007 tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người, tăng1.356 người so với cuối năm 2006 Đội ngũ nhân viên của VPBank phần lớn lànhững người trẻ (hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi)nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùng VPBank

VPBank vẫn kiên trì thực hiện chiến lược NH bán lẻ, phấn đấu trong một vàinăm tới trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, là một trong 5 ngân hàng tốt nhấttrong số các NHTM cổ phần trong cả nước

 Sự hình thành và phát triển của VPBank - Chi nhánh Trần Hưng

Đạo

VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo mà tiền thân của nó là phòng giao dịchTrần Hưng Đạo được thành lập năm 1994, là phòng giao dịch thứ 12 của Vpbank.Được sự chấp thuận của NHNN - chi nhánh Hà Nội, phòng giao dịch Trần Hưng Đạo(địa chỉ tại 109 Trần Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm) đã được chuyển đổi thành Chinhánh cấp II theo quyết định của hội đồng quản trị VPBank:

- Căn cứ luật NHNN Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng

- Căn cứ giấy phép hoạt động ngân hàng thương mại số 0042/NH-CP 12/8/93của thống đốc NHNN Việt Nam

- Căn cứ điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh Việt Nam

- Căn cứ quy chế hoạt động của HĐQT VPBank ban hành kèm theo quyếtđịnh số 165/QĐ_HĐQT ngày 11/8/2000 của HĐQT VBBank

Trang 40

- Căn cứ công văn số 245/NHNN-HAN7 ngày 11/04/2005 về việc mở chinhánh cấp II Trần Hưng Đạo quyết định:

Nâng cấp phòng giao dịch Trần Hưng Đạo thành chi nhánh cấp 2 Trần HưngĐạo – Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Namtrực thuộc quản lý của VPBank Hà Nội

Chi nhánh chính thức hoạt động theo chức năng của chi nhánh cấp 2 sau khinhận được con dấu của chi nhánh từ cơ quan chức năng Tại thời điểm này VPBank

đã tổ chức trọng thể lễ trao quyết định của Chủ Tịch Hội đồng quản trị cho đơn vịnày để chính thức hoạt động với tư cách Chi nhánh cấp II

Từ khi thành lập đến nay VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo đã trải qua hai

năm động và thu được nhiều thành tích nhất định Là đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp

I VPBank Hà Nội, chi nhánh luôn luôn là đơn vị dẫn đầu về các thành tích trong toàn

hệ thống VPBank, chi nhánh Trần Hưng Đạo cũng phần nào kế thừa và phát huy tinhthần làm việc cũng như hiệu quả kinh doanh của chi nhánh cấp trên

Toàn bộ chi nhánh có gần 60 cán bộ nhân viên, trong đó, tổng số nhân viên

có trình độ đại học và trên đại học là hơn 55 người (chiếm hơn 80%), nhân viên nữvẫn chiếm đa số Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh thường xuyên được đàotạo để nâng cao trình độ chuyên môn Nhân viên có thể là tham gia các lớp đào tạongắn hạn hoăc dài hạn do hội sở chính tổ chức, cũng có thể là do chi nhánh tổ chức

2.1.2 Chức năng và hoạt động của VPBank

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và dân cư dướihình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư

- Kinh doanh ngoại hối

- Dịch vụ thanh toán quốc tế

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có gía

- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế

Ngày đăng: 12/04/2013, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Khác
4. T.S Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Tài chính Khác
5. Báo cáo thường niên VPBank 2005, 2006 Khác
6. Tạp chí ngân hàng 2006, 2007 Khác
7. Bản tin VPbank tháng 12/2006, tháng 12/2007 Khác
8. Báo cáo tín dụng VPBank 9. www.vpb.com.vn Khác
10. www.vneconomy.com Khác
11. www.vnn.com.vn 12. www.acb.com.vn Khác
13. www.techcombank.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank (Trang 42)
2.1.4 Tình hình hoạt động của VPBank - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
2.1.4 Tình hình hoạt động của VPBank (Trang 43)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo (Trang 43)
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng tại VPBank qua các năm - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.1 Tình hình dư nợ tín dụng tại VPBank qua các năm (Trang 45)
Bảng 2.2: Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.2 Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG (Trang 54)
Bảng 2.3: Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.3 Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm (Trang 54)
Bảng 2.2: Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.2 Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG (Trang 54)
Bảng 2.3: Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.3 Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm (Trang 54)
Bảng 2.4: Cơ cấu doanh số CVTG theo sản phẩm - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.4 Cơ cấu doanh số CVTG theo sản phẩm (Trang 55)
Bảng 2.5: Dư nợ CVTG tại VPbank - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.5 Dư nợ CVTG tại VPbank (Trang 57)
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm (Trang 57)
Bảng 2.5: Dư nợ CVTG tại VPbank - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.5 Dư nợ CVTG tại VPbank (Trang 57)
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm (Trang 57)
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn (Trang 60)
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn (Trang 60)
Bảng 2.8: Dư nợ CVTG trên vốn huy động - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.8 Dư nợ CVTG trên vốn huy động (Trang 61)
Bảng 2.8: Dư nợ CVTG trên vốn huy động - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.8 Dư nợ CVTG trên vốn huy động (Trang 61)
Tình hình diễn ra tưong tự với tỷ trọng dư nợ CVTG mua ôtô và mua nhà trên tổng vốn huy động - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
nh hình diễn ra tưong tự với tỷ trọng dư nợ CVTG mua ôtô và mua nhà trên tổng vốn huy động (Trang 62)
Bảng 2.9:  Lợi nhuận CVTG tại VPBank - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.9 Lợi nhuận CVTG tại VPBank (Trang 62)
 Tình hình nợ quá hạn của hoạt động CVTG Bảng 2.10 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
nh hình nợ quá hạn của hoạt động CVTG Bảng 2.10 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG (Trang 63)
Bảng 2.11: Tỷ trọngnợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.11 Tỷ trọngnợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn (Trang 64)
Bảng 2.12: Dư nợ CVTG mua ôtô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhà - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.12 Dư nợ CVTG mua ôtô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhà (Trang 64)
Bảng 2.12: Dư nợ CVTG mua ô tô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhà Đơn vị: Tỷ đồng - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.12 Dư nợ CVTG mua ô tô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhà Đơn vị: Tỷ đồng (Trang 64)
Bảng 2.11 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn - Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Bảng 2.11 Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w