MỤC LỤC
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, hoạt động cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho người dân nâng cao đời sống, từ đó tạo ra sức sống cho nền kinh tế.
Khách hàng có thu nhập cao: Họ là những người có địa vị trong xã hội, những người thành đạt, người nổi tiếng như các doanh nhân, ca sĩ, nghệ sĩ, chủ doanh nghiệp… Những người có thu nhập cao này nếu có tham gia kinh doanh hay đầu tư, thường là đầu tư dài hạn thì khi họ tính toán được giữa lợi ích thu được từ đầu tư lớn hơn thậm chí là lớn hơn rất nhiều so với việc bỏ ra một khoản trả lãi cho ngân hàng vì số vốn ấy, thì chắc chắn họ sẽ vay ngân hàng, thay vì thu hồi vốn đầu tư để phục vụ đời sống. Đặc biệt là CVTG phục vụ cho mục đích tiêu dùng, khi mà mỗi khách hàng chỉ vay tiền để mua một ô tô, hay chỉ xây dựng sửa chữa một căn nhà, mỗi gia đình thường chỉ mua sắm một vài bộ điều hoà, tủ lạnh..Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ, họ chỉ được phép vay 50-60% giá trị chiếc xe hoặc 60 - 70 % chi phí mua sắm sửa chữa nhà.
Do rủi ro tiềm ẩn của hoạt động CVTG là rất lớn, lãi suất cho vay rất cao, và hoạt động này tỏ ra ngày càng có hiệu quả hơn khi mà nhu cầu nâng cao mức sống ngày một tăng lên, nhu cầu ăn ở đi lại được nâng lên một mức mới: không những đủ mà còn đẹp, không những có mà phải là có nhiều, có tốt. Một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt thì không những sẽ là việc khoa học, đúng quy trình nghiệp vụ theo yêu cầu của ngân hàng mà đồng thời khi tiếp xúc nhiều với khách hàng, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình, cán bộ tín dụng sẽ có những đánh giá ban đầu về thái độ của khách hàng, khách hàng có đáng tin cậy không, có cho vay được hay không, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Một ngân hàng có công nghệ cao sẽ xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, quản lý được hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động CVTG của các chi nhánh, phòng giao dịch và hệ thống nói riêng, quản lý được chặt chẽ và tiết kiệm được chi phí, đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh.
Môi trường kinh tế tác động tới hiệu quả cho vay của ngân hàng thông qua các biến số kinh tế như tỉ lệ lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, giá cả hàng hoá, đặc biệt là sự biến động ảo của giá bất động sản, biến động của thị trường chứng khoán đã gây không ít khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng.
Song song với phát triển mạng lưới, hình ảnh VPBank trong năm 2007 cũng được xây dựng rất tốt bằng các chương trình tài trợ, quảng cáo và đặc biệt là các chương trình khuyến mãi. Tuy gặp khó khăn nhất định vì chỉ số giá tiêu dùng tăng cao cùng với thiên tai dịch bệnh nhưng hoạt động tín dụng của VPBank vẫn có những bước phát triển khá vững chắc trong nhiều năm qua. “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn” trong hoạt động thanh toán quốc tế 2006, đến tháng 9/2007 VPBank lại được Citybank trao tặng danh hiệu “Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2006”.
Trong thời gian này, trung tâm kiều hối VPBank đã tái cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, vì thế công tác này đã được tăng cường tốt hơn.
- Đơn xin mua hàng trả góp (theo mẫu của VPBank và khách hàng phải mua) - Bản đánh giá sơ bộ của nhân viên tiếp thị, thẩm định của đơn vị bán hàng - Phiếu xác nhận mức thu nhập, và bảo lãnh của đơn vị trả lương. - Nếu qua một tháng mà khách hàng không trả nợ và đã đuợc ngân hàng nhắc nhở, CBTD làmcông văn thông báo bên bảo lãnh trích thu nhập của bên mua hàng để trả nợ, thực hiện biện pháp thu hồi tài sản đã bán chịu hoặc xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố. - Bên bán hàng lựa chọn, thẩm định khách hàng và tiếnhành bán hàng hoá trả góp theo những quy định đã thoả thuận với VPBank: mức tiền trả chậm, thời hạn, lãi suất, điều kiện vay.
- Sau khi chuyển giao hàng hoá cho bên mua, thu tiền trả trước và hoàn thiện các thủ tục cho vay đối với khách hàng bên bán hàng chuyển giao các hồ sơ bán hàng trả góp cho VPBank để được cấp tín dụng. Hoạt động CVTG mua - xây dựng sửa chữa nhà luôn có số dư doanh số và chiếm tỉ trọng cao hơn tỷ trọng doanh số cho vay mua ô tô trong tất cả các năm, và thường cao gấp đôi thậm chí cao hơn. Xu hướng cho vay trả góp trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ cho vay trả góp là một điều dễ hiểu khi mà sản phẩm CVTG của VPBank chủ yếu là CVTG mua ô tô và xây dựng sửa chữa nhà.
Việc ban hành các thể lệ CVTG, quy trình cho vay hết sức nhanh gọn với mỗi loại khách hàng cụ thể: Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ cho nhân viên tín dụng, trong vòng từ 3 đến 5 ngày cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các công việc cần thiết và khách hàng sẽ được đáp ứng ngay nhu cầu vay trả góp của mình nếu họ có đủ điều kiện vay vốn. Mặc dù thủ tục cho vay nhanh gọn nhưng hoạt động CVTG của VPBank vẫn tuân thủ quy trình hết sức chặt chẽ: VPBank đã xây dựng và đưa ra bảng chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, chấm điểm tín dụng với TSĐB đã giúp cho VPBank ngày càng cải thiện được chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng CVTG nói riêng. Ngoài những nguyên nhân trên, lý do khiến cho lợi nhuận hoạt động CVTG chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của ngân hàng đó là, CVTG là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro vào loại bậc nhất trong danh mục hoạt động của ngân hàng, do đó nó là loại hình cho vay có lãi suất cho vay rất lớn, sẽ đem lại một mức lợi nhuận lớn cho ngân hàng hơn hẳn các loại hình cho vay khác.
Điển hình như ACB: Sản phẩm CVTG tiêu dùng của họ bao gồm cả mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, xe, thanh toán học phí, du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi… nói chung là hầu như tất cả các nhu cầu phát sinh trong cuộc sống sinh hoạt đều được hỗ trợ CVTG từ phía ngân hàng.
Hiện nay chính sách tín dụng của ngân hàng khá cụ thể, chi tiết giúp cán bộ tín dụng cú căn cứ rừ ràng trong việc xột duyệt và quản lý cỏc khoản vay, song nhiều khi cũng chính vì thế mà khiến cán bộ tín dụng áp dụng một cách máy móc, không linh hoạt trong nhiều trường hợp, đặc biệt còn coi TSĐB là yếu tố quan trọng nhất trong thẩm định. Bên cạnh đó ngân hàng xác định và tập trung vào nhóm khách hàng trọng yêu đối với CVTG là cá nhân và hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải… Để làm được điều đó, ngân hàng nên có danh mục khách hàng có quan hệ CVTG với ngân hàng, thường xuyên có chính sách quan tâm, khuyến mãi, tặng quà nhân dịp lễ tết… Tích cực thu hút và hướng đến những đối tượng khách hàng mới và khách hàng tiềm năng như có chế độ lãi suất và kì hạn trả nợ linh hoạt, chủ động tìm đến khuyến khích và động viên khách hàng mua trả góp… thay vì chỉ cho vay những khách hàng quen biết và truyền thổng là chủ yếu như hiwnj nay. Ví dụ như trả góp mua ô tô, Website của ngân hàng chỉ cung cấp những thông tin chung chung, không có gì đặc biệt so với các sản phẩm dịch vụ khác về phạm vi cho vay, điều kiện, mức lãi suất… Bộ phận marketing của VPBank phải chấn chỉnh ngay tình hình này bằng cách đánh bóng sản phẩm, giới thiệu chi tiết và đầy đủ các tiện ích của sản phẩm dịch vụ, đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh chóng tiện lợi ngay từ những điều sơ đẳng ban đầu.
NHNN cũng cần xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh đảm bảo sự minh bạch và đáng tin cậy kết hợp với việc thực thi chính sách tài khóa thận trọng trong đó các chính sách như lãi suất, tỷ giá, tín dụng, cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có biến động trong nước và quốc tế.