Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của gà Hubbard nuôi chuồng kín ở Thái Nguyên.

79 580 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của gà Hubbard nuôi chuồng kín ở Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐỨC ANH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HUBBARD NUÔI CHUỒNG KÍN Ở THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐỨC ANH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HUBBARD NUÔI CHUỒNG KÍN Ở THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Lớp : 42 - CNTY - N02 Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu nay tôi đã hoàn thành bản kháo luận tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản kháo luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, Ban lãnh đạo và cán bộ xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bác Nguyễn Tiến Quang, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, BSTY Nguyễn Hồng Phong trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Lê Đức Anh LỜI NÓI DẦU Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng và không thể thiếu được trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường đại học Nông Lâm nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, học tập phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời đây là thời gian để sinh viên tự hoàn thiện mình, trang bị cho bản thân những kiến thức về phương pháp quản lý, những hiểu biết xã hội để khi ra trường trở thành một cán bộ khoa học kỹ thuật có kiến thức chuyên môn vững vàng và có năng lực trong công tác. Được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của gà Hubbard nuôi chuồng kín ở Thái Nguyên” Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành bản khóa luận này. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế, kể cả phương pháp và kết quả nghiên cứu. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận hoàn chỉnh hơn. MỤC LỤC Trang Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3 1.1.4. Nhận xét chung 6 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất 7 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7 1.2.2. Phương pháp tiến hành 8 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8 1.3. Kết luận 16 1.3.1. Bài học kinh nghiệm 16 1.3.2 Tồn tại 16 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17 2.1. Đặt vấn đề. 17 2.2. Tổng quan tài liệu 18 2.2.1. Cơ sở lý luận 18 2.2.2. Sức sống và khả năng nhiễm bệnh 39 2.2.3. Một vài đặc điểm của gà thí nghiệm 40 2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 41 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 43 2.3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 43 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu 43 2.3.3. Nội dung nghiên cứu 44 2.3.4. Phương pháp tiến hành 44 2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 47 .3.6. Phương pháp xử lý số liệu 50 2.4. Kết quả và phân tích kết quả 51 2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 51 2.4.2. Khả năng sinh trưởng 52 2.4.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn 57 2.5. Kết luận và đề nghị 65 2.5.1. Kết luận 65 2.5.2. Đề nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 66 II. TÀI LIỆU DỊCH 69 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 15 Bảng 2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 52 Bảng 2.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần 53 Bảng 2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thi nghiệm qua các tuần tuổi(%) 55 Bảng 2.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 56 Bảng 2.5. Lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần và cộng dồn (g/con/ngày) 58 Bảng 2.6. Tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng 59 Bảng 2.7. Tiêu tốn protein thô / kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 60 Bảng 2.8. Tiêu tốn năng lượng trao đổi / kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Kcal ME/kg 61 Bảng 2.9. Chỉ số sản xuất, kinh tế của gà thí nghiệm 62 Bảng 2.10. Năng suất thịt của gà thí nghiêm 64 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự HTX Hợp tác xã ME Năng lượng trao đổi NST Nhiễm sắc thể SS Sơ sinh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTTĂ Tiêu tốn thức ăn VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên *Vị trí địa lý: Sơn Cẩm là xã phía nam của Huyện Phú Lương cách thành phố Thái Nguyên 7 km, cách trung tâm Huyện 15 km, ranh giới của xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp với xã Cổ Lũng Phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên Phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ Phía Tây giáp với huyện Đại Từ *Điều kiện khí hậu thủy văn. Xã Sơn Cẩm cách thành phố Thái Nguyên 7 km, tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu chung của miền núi phía Bắc Việt Nam, nên khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông, khí hậu lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp. Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Dao động nhiệt độ và độ ẩm trong năm tương đối cao, thể hiện rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. + Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 - 360C, độ ẩm từ 80 -86%, lượng mưa trung bình 150mm/ tháng và tập trung nhiều vào tháng 6, 7, 8. Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong chăn nuôi những tháng này cần phải chú ý đến công tác tiêm phòng đề phòng dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại cho sản xuất. + Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 dến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu thường lạnh, khô hanh sự dao động nhiệt độ trong ngày lớn (từ 13,70C – 240C), có ngày giảm xuống còn 8 – 100C, độ ẩm trung bình 76 – 78%. Ngoài ra trong mùa đông còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, giá r ét và sương muối kéo dài từ 6 – 10 ngày gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh tật của cây trồng, vật nuôi. 2 * Địa hình đất đai Xã Sơn Cẩm có diện tích tương đối lớn, toàn xã có diện tích 17 km2 ( 1.682 ha). Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp là 597 ha - Diện tích đất ở 295 ha - Diện tích đất lâm nghiệp 387 ha - Ngoài ra trong xã còn có nhiều khu tiểu thủ công nghiệp. Còn lại là diện tích đất chưa sử dụng. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Tình hình xã hội - Về dân cư Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã thì dân số của xã trong năm 2013 là 13.207, với 3259 hộ được chia làm 19 xóm, gồm 8 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Tày, Sán Chí…Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40% dân số toàn xã. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân những năm gần đây được nâng cao rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn như: đài, tivi, sách báo. Đây là điều kiện để nhân dân trong xã nắm bắt kịp thời được các chủ trương của Đảng và Nhà Nước, các thông tin khoa học kỹ thuật để phục vụ đời sống hàng ngày. - Về y tế Trong xã có trạm y tế xã luôn làm tốt các công tác dự phòng, các trương trình y tế Quốc Gia. Duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trên địa bàn. Năm 2013 tổng số khám và điều trị cho nhân dân được 11.000/7.000 lượt người, duy trì công tác tiêm chủng và cho trẻ em uống Vitamin đạt 100%. Tỷ lệ người sử dụng nước sạch bằng 73%. Tổ chức khám sức khỏe cho các đối tương chính sách, tổ chức tập huấn VSATTP và khám định kỳ cho các đối tượng kinh doanh. - Về giáo dục Có nhiều cơ quan trường học đóng trên địa bàn xã như: trường Mầm Non Khánh Hòa, trường tiểu học Sơn Cẩm I, trường tiểu học Sơn Cẩm II, [...]... trạng đó đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến khả năng sản xuất của gà Hubbard Nhiều kết quả nghiên cứu đánh giá sức sản xuất thịt của gà Hubbard đều khẳng định gà sinh trưởng tốt trong các điều kiện nuôi Liệu các quy trình nuôi dưỡng khác nhau trong các nông hộ, các địa phương có ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của gà Hubbard hay không? Mùa vụ có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt hay không? Để... năng sản xuất của gà Hubbard - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của gà Hubbard - Cung cấp số liệu làm cơ sở để phát triển chăn nuôi gà thịt 2.2 Tổng quan tài liệu 2.2.1 Cơ sở lý luận 2.2.1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên. .. về gà Hubbard tôi tiến hành chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của gà Hubbard nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên” 18 * Mục đích đề tài - Từng bước hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc để phát huy tiềm năng của con giống, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học - Bản thân được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học - Đánh giá khả năng. .. tài liệu của Chambers J R, 1990 [41] có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ Godfrey E F và Joap R G, 1952 [45] và một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp... trưởng là 0,4 – 0,5 - Ảnh hưởng của tính biệt, tốc độ mọc lông đến sinh trưởng của gà + Tính biệt ảnh hưởng đến sinh trưởng Rõ rệt nhất là ở gà do sự khác nhau về quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý và khối lượng cơ thể Trần Đình Miên, 1994 [20] cho biết lúc gà mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà. .. - Ảnh hưởng của độ tuổi và mức độ dinh dưỡng đến sinh trưởng Khi nghiên cứu đến độ tuổi và mức độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà thì Chambers J R, 1990 [41] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng Mức độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng. .. huy tối đa khả năng sinh trưởng của gia cầm thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ và tối ưu các chất dinh dưỡng, cân bằng protein, các axit amin và năng lượng là điều tối cần thiết * Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi, sức khoẻ… - Ảnh hưởng của dòng, giống... tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều 23 yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một cách đơn giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm *... sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt Nguyễn Thị Thúy Mỵ, 2006 [22] đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khác nhau cùng với tỷ lệ ME/CP khác nhau nhằm phát huy tốt đến khả năng sinh trưởng của ngan Pháp nuôi tại Thái Nguyên Theo Trần Công Xuân, 1995 [35] cho biết cùng tổ hợp lai broiler: Ross 208, Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức protein, cho khối lượng ở 8 tuần... khối lượng gà con 1 ngày tuổi tương quan đương với khối lượng trứng giống đưa vào ấp, song không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể gà lúc thành thục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần tuổi 27 Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi 11% và 8 tuần tuổi hơn 27% Nguyễn Thị Hải và cs, 2006 [3] cho biết gà TĐ nuôi vụ Xuân - Hè ở 10 tuần . tiếp nhận của cơ sở tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của gà Hubbard nuôi chuồng kín ở Thái Nguyên Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo. tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HUBBARD NUÔI CHUỒNG KÍN Ở THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐỨC ANH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HUBBARD NUÔI CHUỒNG KÍN Ở THÁI NGUYÊN”

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan