0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HUBBARD NUÔI CHUỒNG KÍN Ở THÁI NGUYÊN. (Trang 49 -49 )

2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta các công trình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mùa vụđối với gà thịt cũng được quan tâm đến.

Theo Đỗ Ngọc Hòe,1995[6] cho biết khi hàm lượng NH3 trong chuồng là 25ppm sẽ làm giảm lượng hemoglobin trong máu, giảm sự trao đổi khí, giảm hấp thu dinh dưỡng và làm giảm tăng trọng của gà tới 4%.

Theo Coldhaft T.M,1971(trích từ Đỗ Ngọc Hòe,1995)[6] cùng với NH3, khí H2S cũng là khí độc ảnh hưởng tới sinh trưởng, H2S kết hợp với Na trong dịch niêm mạc đường hô hấp tạo thành Na2S, muối này đi vào máu thủy phân thành H2S, tác động tới thần kinh, gây trúng độc cho gia cầm.

Phan Cự Nhân và cs (1998)[23] cho biết, tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên kết với giới tính, trong cùng một dòng gà thì gà mái có tốc độ mọc lông đều hơn gà trống, đó là hormone tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính. Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận,1993[13] thì gà broiler nuôi trong vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn nhu cầu vụđông 10 – 15%, Cũng theo Bùi Đức Lũng,1992[12] cho biết tiêu chuẩn nhiệt độ trong chuồng nuôi là 18 – 200C sau 4 tuần tuổi.

Theo Đỗ Ngọc Hoè (1995)[6], việc cải tạo khí hậu bằng cách làm trần, lắp quạt thông gió và các hệ thống làm mát mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gà công nghiệp..

Theo Đào Văn Khanh, 2000 [8], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà broiler giống Tam Hoàng ở các mùa vụ khác nhau có kết luận như sau:

- Tỷ lệ nuôi sống của gà Tam Hoàng đến 84 ngày tuổi ở các mùa vụ đạt từ 93,91% đến 97,11%. Tỷ lệ nuôi sống cao nhất là ở mùa Thu 97,11%; tiếp sau đó là mùa Đông 95% và thấp nhất là mùa Hè đạt 93,91%.

- Sinh trưởng của gà broiler Tam Hoàng cả trống và mái vào mùa Thu là tốt nhất, tiếp sau đó là mùa Đông, thấp nhất ở mùa Hè. Khối lượng cơ thể của gà mái và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa Thu, thấp nhất ở mùa Hè. Sự chênh lệch về khối lượng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà mái. Ở 84 ngày tuổi chênh lệch về khối lượng giữa mùa Thu so với mùa Hè: gà trống là 296,72g, gà mái là 261,76g; chênh lệch mùa Đông so với mùa Hè: gà trống là 233,16g, gà mái là 93,1g; chênh lệch giữa mùa Thu so với mùa Đông: gà trống là 63,58g, gà mái là 252,45g.

Như vậy, mùa vụ và phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và sản xuất của gà, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Về vấn đề này có nhiều ý kiến và kết quả khác nhau do vậy cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn các kết quảđó.

2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Mức độ ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của gia cầm đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều ý kiến.

Brandsch và Billchel (1978)[37], tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên quan tới đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm.Theo Warren (1994), gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh, thành thục về thể vóc sớm thì chất lượng thịt tốt hơn gia cầm có tốc độ mọc lông chậm.

Theo tài liệu của Readdy C.V đã chỉ rõ ở thời kỳ sau ấp , nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt. Khi nhiệt độ tăng lên năng lượng của khẩu phần duy trì giảm xuống, sau khi ấp nở nếu tăng nhiệt độ từ 70C- 210C sẽ làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn 0,87% cho mỗi 0C tăng lên, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì hệ số chuyển hóa thức ăn tiếp tục được cải thiện cho đến khi đạt đến điểm stress nhiệt làm giảm tốc độ sinh trưởng.

Cerniglia và cộng sự (1983) cho biết, khi nhiệt độ môi trường thay đổi 1C0 tiêu thụ năng lượng của gà mái sẽ biến đổi tương đương 2 kcal ME.

Theo Ing. J.E,2001[50] qua nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo về thành phần tối đa các chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: H2S = 0,002g/m3; CO2 = 0,35g/m3; NH3 = 0,35g/m3

Tác giả Arbor Acres,1993[39] khuyến cáo: với gà broiler giết thịt sớm 38 – 42 ngày tuổi, từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường độ chiếu sáng 20lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường độ chiếu sáng 5lux, với gà broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày 19 – 22 là 16 giờ; ngày 23 – 24 là 18 giờ; và ngày 25 đến kết thúc là 24 giờ; cường độ chiếu sáng ở ngày đầu 20 lux, những ngày sau là 5 lux.

Theo tài liệu hãng Sasso của Pháp, 1995, khi lai giữa các dòng gà JA57 và J66, S44...tạo ra con lai có năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống cao và phù hợp với mọi điều kiện chăn nuôi.

Hãng ISA đã lai tạo ra giống gà S457 nuôi thả vườn rất tốt, lông màu vàng hoặc trắng nâu chân vàng, hãng Hubbard ISA Pháp năm 2002 đã sử dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57 tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2209g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng 2,24 - 2,30kg.

Bên cạnh những thành tựu về công tác giống, những thành tựu về khoa học công nghệ đã giúp nghành chăn nuôi gà Broiler có được bước nhảy vọt lớn nhất về các chỉ tiêu năng suất. Trong vòng 40 năm (1950 – 1990) để đạt được khối lượng xuất chuồng 1,82 kg của gà Broiler, người ta đã giảm một nửa thời gian cần nuôi và giảm được 40% lượng thức ăn tiêu tốn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HUBBARD NUÔI CHUỒNG KÍN Ở THÁI NGUYÊN. (Trang 49 -49 )

×