1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phê bình văn học trên báo văn nghệ (2000 - 2005)

132 402 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC TR ÊN BÁO VĂN NGHỆ (2000 - 2005) Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN HÀ NỘI, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ phía nhà trường, các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu; Phòng sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tổ chức, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa học này. Các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ tri thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Lí luận văn học K14, khóa học 2010 – 2012. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… những người đã quan tâm giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ này. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Hương 3 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện. Tôi xin cam đoan: Luận văn là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khớp với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Hương 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận văn 5 7. Cấu trúc của luận văn 6 NỘI DUNG Chương 1. Phê bình văn học trên báo chí văn nghệ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay 7 1.1. Nhìn lại phê bình văn học trên báo chí văn nghệ Việt Nam thế kỷ XX 7 1.1.1. Nửa đầu thế kỉ XX (1900 - 1945) 7 1.1.2. Giữa thế kỉ XX (1945 - 1986) 13 1.1.3. Hai thập niên cuối thế kỷ XX 17 1.2. Sáng tác và phê bình văn học trên báo chí văn nghệ Việt Nam đầu thế kỷ XXI 20 1.2.1. Tình hình sáng tác văn học 20 1.2.2. Tình hình phê bình văn học 26 Chương 2. Diện mạo phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 - 2005) 31 2.1. Các lực lượng tham gia phê bình. Những cây bút tiêu biểu 31 2.1.1. Nhà phê bình chuyên nghiệp 32 2.1.2. Nhà sáng tác viết phê bình 37 2.1.3. Các lực lượng khác 42 2.2. Các loại bài phê bình và các vấn đề học thuật trong phê bình 44 2.2.1. Phê bình văn xuôi và các vấn đề của văn xuôi 45 2.2.2. Phê bình thơ và các vấn đề của thơ 59 5 2.3. Các phương pháp phê bình 83 2.3.1. Phê bình xã hội học 84 2.3.2. Phê bình thi pháp học 87 2.3.3. Phê bình phân tâm học 90 2.3.4. Phê bình tự sự học 94 Chương 3. Những thành tựu và giới hạn của phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 - 2005) 100 3.1. Những thành tựu của phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005) 100 3.1.1. Tính cập nhật đối với đời sống văn học đương đại 100 3.1.2. Phê bình văn học trong quá khứ với tư duy và phương pháp nghiên cứu mới 102 3.1.3. Bổ sung lực lượng mới cho đội ngũ phê bình văn học và mang đến cho phê bình văn học những tác phẩm đặc sắc 105 3.2. Những giới hạn của phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005) 107 3.2.1. Dung lượng nhỏ trong một bài viết ngắn 107 3.2.2. Những biểu hiện cực đoan, phiến diện 108 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị 116 3.3.1. Chuyên nghiệp hóa hoạt động phê bình văn học 116 3.3.2. Nhận thức rõ bản chất của phê bình văn học 120 KẾT LUẬN 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC Bảng thống kê các bài phê bình tác phẩm văn học trên báo Văn nghệ (2000 - 2005) 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự sôi động của đời sống văn học chúng ta không thể không nói đến tầm quan trọng cũng như vai trò, tác dụng của phê bình văn học Việt Nam. Không phải chỉ đối với sáng tác mà còn đối với công chúng văn học, đối với tư tưởng và văn học nói chung. Phê bình văn học là một bộ phận khăng khít của đời sống văn học. Nó không những là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học cũng như những hiện tượng đời sống tác phẩm đề cập tới mà nó còn tác động đến đời sống văn học, định hướng tiếp nhận của độc giả, cổ vũ sáng tác. Như vậy, phê bình giữ một vị trí quan trọng và có vai trò rất lớn trong hoạt động văn học. Được coi là một thể loại không thể thiếu trong nền văn học hiện đại, phê bình văn học Việt Nam đã được hình thành từ những thập niên đầu của thế kỷ XX. Trên báo Nam Phong đã xuất hiện những bài phê bình của Phạm Quỳnh, trên báo Phụ nữ tân văn những bài phê bình và những lời bàn về thể loại mới mẻ này của Phan Khôi, trên Ngọ báo những bài của Thái Phỉ Đặc biệt, đã xuất hiện một vài tác phẩm vừa có tính khảo cứu, vừa có tính phê bình của các tác giả như Lê Thước (Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ), Tr.Th và N.K (Những áng văn hay) Điều này cho thấy ngay từ buổi đầu hình thành, phê bình văn học đã có mối “duyên nợ” với báo chí. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Phê bình gắn với báo chí như cá với nước. Báo chí là môi trường sống và hoạt động của phê bình” - là một sự nhìn nhận rất đúng đắn. Thực tế cho thấy, với sự phát triển của báo chí, phê bình văn học đã có thêm diễn đàn để phát huy vai trò trong đời sống văn học. Hoạt động phê bình trên báo chí đã mở rộng hiệu ứng xã hội của tác phẩm văn học và tạo nên một 7 “trường” đặc biệt của dư luận xã hội về tác phẩm. Thông qua đó, xã hội nói lên sự mong đợi của mình với sáng tác. Tiếp nhận ý kiến của những nhà phê bình trung thực, nhà văn có thể mở rộng nhãn quan nghệ sĩ, tự điều chỉnh hoạt động sáng tác và hoàn thiện tài nghệ của mình. Lịch sử phê bình văn học nước ta cũng đã ghi nhận rằng những nhà phê bình nổi tiếng đều được rèn luyện qua việc thao dượt ngòi bút trên mặt báo. Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều, Trương Tửu, Lê Thanh… đều đã được công chúng biết đến như những người viết phê bình và người tham gia những cuộc tranh luận trên báo chí. Có thể nói, phê bình văn học trên báo chí trở thành “kênh” chủ đạo chuyển tải dư luận về văn học, đồng thời trở thành nhân tố tác động đến dư luận xã hội. Phê bình văn học trên báo chí nói chung những năm đầu thế kỉ XXI đã diễn ra với nhiều hình thức phong phú, đề cập rất nhiều vấn đề của đời sống văn học và của chính phê bình. Tuy không phải lúc nào cũng sôi động và chất lượng nhiều bài phê bình còn hạn chế nhưng vẫn theo khá sát đời sống văn học. Số lượng bài phê bình trên báo chí là rất lớn, đặc biệt là những tờ báo chuyên về Văn nghệ như Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, báo Văn Nghệ quân đội Chỉ tính riêng số bài phê bình tác phẩm trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 theo thống kê đã có gần 500 bài. Trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI cũng đã có những công trình chạm đến phê bình văn học trên báo chí như: Tao Đàn 1939 – Sưu tầm trọn bộ (PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện, Nxb Văn học, 1998); Tạp chí Tri Tân 1941-1945 Phê bình văn học, Sưu tập tư liệu (Trịnh Bá Đĩnh và Nguyễn Hữu Sơn biên soạn, Nxb Hội Nhà văn, 1999); Tranh luận Văn nghệ thế kỉ XX - Tập 1, 2 (PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện, Nxb Lao động, 2003). Ngoài ra còn 8 có loại sưu tầm sáng tác trên tạp chí hoặc báo Văn nghệ như: Sưu tập tạp chí Văn nghệ 1948 – 1954 (Hữu Nhuận, Nxb. Hội Nhà văn, 2006). Tuy nhiên, những công trình kể trên mới chỉ là những công trình mang tính chất sưu tầm và nghiên cứu bước đầu. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về phê bình văn học trên báo chí nói chung đặc biệt là với những tờ báo chuyên về văn nghệ. Trong số những trang báo là đất cho phê bình văn học nở hoa phải kể tới báo Văn nghệ (từ 1978) của Hội Nhà văn Việt Nam. Là một trong những tờ báo có vị thế trong làng báo chí Việt Nam, báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam đã mang lại cho độc giả yêu văn học một luồng sinh khí vừa mới vừa lạ. Nhiều mảng thể loại khác nhau được thể nghiệm và để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn đọc. Trong sự đa dạng về thể loại cũng như về phong cách thuộc các mảng khác nhau của đời sống văn học như sáng tác, khảo cứu, biên soạn… khi đến với tờ báo này độc giả yêu văn học còn biết đến phê bình văn học như là một chuyên mục và không thể không khám phá. Với những gì đã cống hiến hơn 30 năm qua, báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam đã mang đến cho phê bình văn học Việt Nam những định hướng và đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, đi vào nghiên cứu, đánh giá toàn diện vấn đề phê bình văn học trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam dù chỉ là ở một giai đoạn nào đó thôi thì chưa có một công trình khoa học nào. Vì vậy luận văn chọn đề tài: Phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005) nhằm mục đích góp phần nghiên cứu, đánh giá vấn đề phê bình văn học trên báo Văn nghệ trong nền nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam đương đại, ghi nhận những đóng góp của một tờ báo - người bạn đồng hành của văn học Việt Nam ở một phương diện không thể thiếu của đời sống văn học nước nhà. Hơn nữa, báo Văn nghệ là một diễn đàn quan trọng với những 9 cây bút phê bình luôn được người đọc chờ đợi. Với đề tài Phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005), luận văn sẽ là công trình khoa học đầu tiên cày xới mảnh đất phê bình văn học trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, góp phần hoàn chỉnh về bức tranh phê bình văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá phê bình văn học trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2000 đến 2005 là một việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn: - Sưu tầm và phân loại những bài viết phê bình tác phẩm trên báo Văn nghệ từ năm 2000 đến năm 2005 nhằm cung cấp thư mục tư liệu gốc. - Mô tả diện mạo phê bình văn học, phân tích nội dung các vấn đề đặt ra của phê bình: Các lực lượng tham gia phê bình, các loại bài phê bình và các vấn đề học thuật trong phê bình, các phương pháp phê bình. - Đánh giá tình hình phê bình văn học về các mặt thành tựu và giới hạn. - Bàn thêm về những định hướng và đóng góp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động phê bình văn học hiện nay nói chung, hoạt động phê bình văn học trên báo chí nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Sưu tầm, thống kê và phân loại, khảo sát các bài phê bình văn học trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005 về các tác phẩm của bốn thể loại chính: Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Ký và Thơ. Phác hoạ diện mạo phê bình văn học trên báo Văn nghệ giai đoạn 2000 – 2005. Tìm hiểu, phân tích các vấn đề đặt ra trong các bài phê bình tác phẩm văn xuôi và tác phẩm thơ trên báo Văn nghệ từ năm 2000 đến năm 2005. Nhận định khái quát về thành tựu và giới hạn của phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005) 10 Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để phê bình văn học trên báo chí ngày càng hoàn thiện hơn, tờ báo ngày càng có uy tín hơn trong đời sống văn học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005) - Phạm vi nghiên cứu: + Chủ yếu: Các bài phê bình tác phẩm văn học hướng đến các tác phẩm thuộc các thể loại: Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Ký và Thơ được đăng trên các số báo từ năm 2000 đến hết năm 2005. + Ngoài ra: Các bài tiểu luận, nhận định được đăng trên các số báo trong giai đoạn này. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận văn sử các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân loại, thống kê - Phương pháp lịch sử - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích - tổng hợp. 6. Đóng góp của luận văn: Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu, khái quát, trình bày rõ nét tư duy nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam trong một giai đoạn cụ thể. Luận văn cung cấp đầy đủ thư mục tư liệu gốc, đáng tin cậy về các bài phê bình tác phẩm văn học Việt Nam trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 với bảng thống kê các loại bài phê bình tác phẩm văn xuôi và tác phẩm thơ. [...]... Phê bình trên báo chí văn nghệ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay Chương 2: Diện mạo phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005) Chương 3: Những thành tựu và giới hạn của phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005) Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục 12 NỘI DUNG Chương 1 PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ VĂN NGHỆ VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY 1.1 Nhìn lại phê bình văn học trên báo. .. nhận văn học 36 Chương 2 DIỆN MẠO PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRÊN BÁO VĂN NGHỆ (2000 – 2005) 2.1 Các lực lượng tham gia phê bình Những cây bút tiêu biểu Lý luận, phê bình văn học là một phần không thể thiếu của đời sống văn học Sự phát triển của phê bình văn học ở bất cứ một thời kỳ nào cũng đều được thể hiện qua một phương diện đó là đội ngũ tác giả phê bình và sự phát triển của các khuynh hướng phê bình Nhà phê. .. lại phê bình văn học trên báo chí văn nghệ hai thập niên cuối thế kỷ XX chúng ta có thể nhận định đây là giai đoạn đổi mới mạnh mẽ của phê bình văn học, có tác động tích cực đến cả sáng tác và tiếp nhận, làm nên diện mạo mới của nền văn học Việt Nam 1.2 Sáng tác và phê bình văn học trên báo chí văn nghệ Việt Nam đầu thế kỷ XXI 1.2.1 Tình hình sáng tác văn học Bước sang thế kỷ mới, cùng với nền văn học. .. kỳ (Văn nghệ dân tộc và miền núi); Tạp chí 2 tháng/ 1 kỳ (Văn học nước ngoài, Thơ) Còn báo văn nghệ của các bộ ngành thì tiêu biểu là tạp chí Văn nghệ Quân đội và báo Văn nghệ Công an Báo văn nghệ của các tỉnh thành thì tiêu biểu là báo Người Hà Nội, Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, báo Hạ Long, tạp chí Sông Hương, tạp chí Hồng Lĩnh Các báo văn nghệ là tiếng nói trực tiếp của các nhà văn, các nghệ. .. Phụng Báo chí văn nghệ đã rất kịp thời theo sát phản ánh, đăng tải khiến cho đời sống phê bình văn học trở nên sôi nổi, thu hút được nhiều sự quan tâm và ghi dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của phê bình văn học Điểm qua tình hình phê bình văn học ở một số mặt báo như trên chúng 18 ta có thể nhận thấy rằng hoạt động báo chí sôi nổi đã hình thành đời sống phê bình và thể loại phê bình văn học, điều... người đối thoại Phê bình văn học trên báo chí văn nghệ đã góp phần làm chuyển biến ý thức nghệ thuật, hình thành những quan niệm văn học mới, thúc đẩy những hướng nghiên cứu mới và đa dạng hoá phương pháp phê bình Một số phương pháp nghiên cứu phê bình có tính chất mũi nhọn, mở đường như thi pháp học, phân tâm học, tự sự học, văn học so sánh đã khẳng định được tiếng nói trên văn đàn văn học đương đại,... tạp chí văn văn nghệ của khu, miền như: Lúa mới (Liên khu III), Sáng tạo, Thép Mới (Liên khu IV), Lá lúa, Văn nghệ Nam Bộ (Nam Bộ), Văn nghệ Liên Khu V nhưng kỳ báo ra thất thường, chủ yếu đăng sáng tác, tin tức, mảng bài phê bình còn quá ít ỏi Có thể nói, phê bình văn học trên báo chí văn nghệ nói riêng, phê bình văn học nói chung giữa thế kỷ XX là trầm lắng Chúng ta muốn phát triển nền phê bình phải... ta, Nxb Văn học, H, 1973, tr.74) Dù vậy, phê bình văn học đặc biệt là phê bình văn học trên báo chí văn nghệ vẫn cố gắng bám sát đời sống văn học, khẳng định các thành tựu văn học cách mạng, đấu tranh, phê bình chống lại các hiện tượng đi ngược lại đường lối văn học cách mạng của Đảng, xây dựng nền nghiên cứu học thuật mới, phát hiện, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ từ trong quần chúng, ở các cơ sở,... trường thuận lợi cho phê bình văn học 1.1.1 Nửa đầu thế kỉ XX (1900 – 1945) Lịch sử phê bình văn học Việt Nam nói chung, phê bình trên báo chí văn nghệ nói riêng có thể nói bắt đầu từ Đông Dương Tạp Chí (1913) và Nam Phong Tạp Chí (1917) Với sự ra đời của của hai tạp chí này, tình hình phê bình văn học đã thay đổi Từ 1913 với Đông Dương Tạp Chí, và 1917 với Nam Phong Tạp Chí, phê bình văn học có hai khuynh... động phê bình văn học những năm gần đây được báo chí hoá” một cách nhanh chóng Phê bình văn học được đăng tải khá đều và nhiều trên các mặt báo dưới rất nhiều dạng thức như phê bình tác phẩm, phác hoạ chân dung nhà văn, phỏng vấn Việc báo chí hoá” có nguy cơ làm cho phê bình bị hạ thấp tính khoa học, sự chuyên sâu và chất lượng của nó, song rõ ràng là, vai trò của báo chí tham gia vào đời sống văn học . Phê bình tự sự học 94 Chương 3. Những thành tựu và giới hạn của phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 - 2005) 100 3.1. Những thành tựu của phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005). đợi. Với đề tài Phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 – 2005), luận văn sẽ là công trình khoa học đầu tiên cày xới mảnh đất phê bình văn học trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, góp. Tình hình sáng tác văn học 20 1.2.2. Tình hình phê bình văn học 26 Chương 2. Diện mạo phê bình văn học trên báo Văn nghệ (2000 - 2005) 31 2.1. Các lực lượng tham gia phê bình. Những cây bút

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Xem thêm: Phê bình văn học trên báo văn nghệ (2000 - 2005)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w