1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ- Nha của Alexandre de Rhodes

75 586 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 736,85 KB

Nội dung

Trong quá trình người Châu Âu tiếp xúc với nước ta, các cố đạo đi đầu trong việc phiên âm tiếng Việt bằng chữcái Latinh

Trang 1

Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của

Alexandre de Rhodes

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lịch sử vấn đề

Trong quá trình người Châu Âu tiếp xúc với nước ta, các cố đạo đi đầu trong

việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh Khi đã có chữ viết mới họ nghĩ ngay

đến việc biên soạn từ điển để học tiếng Việt Từ đó những quyển từ điển phiên dịch

ra đời Đầu tiên là cuốn ANNAM- LUSITAN- LATINH [Dictionarium

Annamticum – Lusitanum – Latinh], thường gọi là Từ điển Việt- Bồ – La (VBL) do

Alexandre de Rhodes (1591- 1660) biên soạn và xuất bản tại Rôma năm 1651 Sau

đó là các cuốn khác, như:

+ Tabert, Dictionaire Annamitico- Latinum, 1838

+ M Genibrel, Dictionaire Annamite- Francais, Tân Định, 1898

+ J Bonet, Dictionaire Annamite – Francais, Paris, 1899

Như vậy, tính đến nay, Từ điển VBL đã ra đời được 352 năm Trải qua bao

thăng trầm, cuốn từ điển này vẫn tồn tại đến ngày nay, vì đây là một công trình

khoa học nghiêm túc được biên soạn theo lối từ điển châu Âu thời kỳ Phục hưng

Giáo sư Nguyễn Văn Tu đã nhận xét: “Xét về mặt từ điển học thì đây là quyển từ

điển đầu tiên tập hợp được kho tiếng Việt hồi đầu thế kỷ XVII một cách có hệ

thống, sắp xếp theo thứ tự vần A, B, C của bảng chữ cái.”[ ] Từ điển VBL là quyển

từ điển đối dịch đầu tiên lấy từ làm đơn vị cơ bản Và đến nửa cuối thế kỷ XIX, nó

vẫn là quyển từ điển duy nhất phản ánh một khối lượng lớn sắc thái văn hoá vật

chất và tinh thần của người Việt thông qua việc giải nghĩa các mục từ Cuốn Từ

điển VBL được cấu tạo không khác gì một cuốn từ điển hiện đại Ngoài phần đối

dịch từ tiếng Việt sang tiếng Bồ Đào Nha và Latinh còn thêm một phần dùng để

Trang 2

miêu tả cơ cấu ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt đặt ở đầu từ điển dưới nhan đề “Báo

cáo vắn tắt về tiếng Annam hay Đông Kinh” Trong từ điển này, các từ khó hiểu đã

được giải thích một cách tỉ mỉ và kèm theo những ví dụ thuyết minh khá phong

phú Như vậy đối với những người biết cả tiếng Việt , tiếng Bồ đào Nha và tiếng

Latinh thì đương nhiên nó trở thành quyển từ điển đối dịch sớm nhất, trước lúc ra

đời cuốn “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của, được xuất bản tại

Sài Gòn năm 1895 Chúng tôi nhận thấy, bản thân từ điển VBL của Alexandre de

Rhodes (AdR) như một kho lưu trữ quý báu về hàng trăm, hàng nghìn di tích văn

hoá ở thế kỷ XIX Đó là di tích về dạng chữ Việt được Lainh hoá đầu tiên ( chữ

quốc ngữ ) ở nhiều phương diện khác nhau như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của

tiếng Việt thời kỳ ấy “Từ điển VBL được giới nghiên cứu nhất trí một cách không

bàn cãi như là tác phẩm đánh dấu một cái mốc quan trọng trong tiến trình phát triển

của tiếng Việt Hiếm có một công trình nào khảo sát về mặt lịch sử của tiếng Việt

lại không một lần trích dẫn từ điển VBL Nói cách khác, Từ điển VBL là một cứ

liệu gần như bắt buộc”[3]

Rõ ràng đây là một công trình rất quan trọng và quý báu Tuy nhiên, cho đến

nay, vấn đề nghiên cứu Từ điển VBL vẫn chưa được chú ý nhiều Có rất ít công

trình khoa học nghiên cứu về quyển từ điển này và hầu hết đều đi sâu tìm hiểu các

phương diện như ngữ âm, chính tả hay về ngữ nghiă của từ vựng Đáng chú ý là

các công trình sau:

1 Hoàng Dũng, Từ điển VBL của AdR, nguồn cứ liệu soi sáng quan hệ giữa

các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, ml và tl trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 4, 1991

2 Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học

Chuyên nghiệp, H 1976

3 Bùi Thị Hải, Tìm hiểu sự biến đổi ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong Từ

điển VBL của AdR, Luận án thạc sỹ, H 2000

Trang 3

4 K Grudin, Bước đầu khảo sát sự biến đổi từ vựng- ngữ nghĩa trong Từ

điển VBL của AdR, Luận văn tốt nghiệp, H 1995

Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, các báo và tạp chí

khác

Nhận thấy vấn đề diện mạo các thành phần từ vựng được đưa vào từ điển

VBL còn đang bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu nhiều, chúng tôi mạnh dạn đi sâu tìm

hiểu trong khoá luận tốt nghiệp này

Mặc dù đã cố gắng, song do kiến thức của người viết còn hạn chế nên chắc

chắn sẽ có nhiều sai sót Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của

quý thầy cô và các bạn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

2 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện khoá luận này mục đích của chúng tôi là tìm hiểu kỹ hơn về từ

vựng trong từ điển VBL Cụ thể là chúng tôi chỉ ra một cách khái quát diện mạo

các thành phần từ vựng trong công trình naỳ Đồng thời tìm hiểu sự tương đồng và

khác biệt của vốn từ ở thế kỷ XVII và thế kỷ XIX Từ đó để thấy được sự biến

chuyển và phát triển của từ vựng tiếng Việt trong vòng hơn ba thế kỷ qua

Cuối cùng, chúng tôi mong được góp một phần nhỏ bé công sức của chúng

tôi vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử phát triển của tiếng Việt thông qua tư liệu

là từ điển VBL của AdR

3 Phạm vi nghiên cứu

Do khả năng và thời gian không cho phép chúng tôi tìm hiểu mọi thành phần

từ vựng có mặt trong từ điển VBL mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những thành

phần từ vựng đặc biệt, “được đánh dấu” về một phương diện nào đó Chẳng hạn,

đặc biệt về nguồn gốc hình thành, về phạm vi sử dụng rộng- hẹp khác nhau (giới

hạn của các phạm vi đó có thể là lãnh thổ, có thể là tầng lớp xã hội người), về tính

chất tích cực hay tiêu cực trong việc đóng vai trò trong đời sông giao tiếp, về phong

cách sử dụng, v.v

Trang 4

Như vậy, trong khoá luận này chúng tôi chỉ mới khảo sát và miêu tả được

một bộ phận rất nhỏ các mục từ có trong Từ điển VBL Bộ phận lớn còn lại là lớp

từ vựng toàn dân không được khảo cứu trong phạm vi của khoá luận này

4 Đối tượng nghiên cứu

Như đã nói ở phần trên, trong khoá luận này, chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung

nghiên cứu các thành phần từ vựng đặc biệt trong từ điển VBL Do đó đối tượng

nghiên cứu của chúng tôi không phải tất cả các mục từ được thu thập, đối dịch và

giải nghĩa trong từ điển mà chỉ các mục từ đặc biệt, ví dụ: mục từ cổ, cũ, mục từ

lịch sử, mục từ địa phương, mục từ nghề nghiệp, uyển ngữ, từ thô tục, mục từ tôn

giáo, tín ngưỡng và lễ nghi thờ cúng, các cụm từ cố định,

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dựa trên việc

áp dụng các các phương pháp: thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu và phân tích

Phương pháp thống kê được áp dụng để tìm ra những tương quanvề lượng

giữa các lớp/ nhóm từ trong từ điển VBL và số lượng các mục từ thành phần

Phương pháp mô tả được sử dụng sau khi đã có số liệu về mục từ (có được

nhờ phương pháp thống kê) thì trình bày một cách chân thực tình hình, đặc điểm

của chúng để từ đó rút ra các nhận định cần thiết

Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp quan trọng khi tiến hành

nghiên cứu đề tài khoá luận này Tư liệu mà chúng tôi sử dụng để đối chiếu, so

sánh là các cuốn từ điển, như:

+ Từ điển tiếng Việt 2000 do Hoàng Phê chủ biên

+ Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh do Trần Hữu Thung và Thái Kim Đỉnh biên soạn

và một vài từ điển khác…

Thật ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không áp dụng tách rời, riêng

lẻ một phương pháp nào mà áp dụng tổng hợp các phương pháp, tất nhiên lúc này

hay lúc khác có ưu tiên phương pháp này hay phương pháp kia hơn Mặt khác, các

Trang 5

phương pháp đã bổ sung và hỗ trợ nhau, kết quả thu được từ việc áp dụng phương

pháp này cũng là tiền đề để thực hiện phương pháp khác

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm hai chương

Chương I: Một số vấn đề liên quan đến đề tài

Chương II: Các thành phần từ vựng trong Từ điển VBL

Trang 6

Chương I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Lý luận về từ

1.1 Định nghĩa từ

Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ được đưa ra rất nhiều

Các định nghĩa ấy, về mặt này hay mặt khác, đều đúng ,nhưng đều không đủ và

không bao gồm được hết tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ và ngay

cả trong từng ngôn ngữ cũng vậy Tuy nhiên, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên

cứu, người ta vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức

bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một khối lượng

không nhiều các trường hợp ngoại lệ Trong khoá luận này, chúng tôi sử dụng định

nghĩa sau đây là định nghĩa được nhiều người chấp nhận, làm cơ sở khoa học cho

việc nghiên cứu của mình:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái

hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu

Ví dụ:

Nhà, người, quần áo, sách vở, bút

Đi, đứng, cười, nói, yêu, ghét

Đẹp, xấu, duyên, đỏ, vàng, xanh

Hoa hồng, nhà tầng, bồ hóng, bù nhìn

1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt

So với từ của các ngôn ngữ Ân- Âu, thì từ của tiếng Việt có những đặc điểm

sau đây:

- Từ của các ngôn ngữ đều được tạo bởi các hình vị Nói cách khác, từ đựơc

tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp lại với nhau theo nhữmg nguyên tắc

nhất định

Trang 7

Ví dụ về từ trong tiếng Anh: Housewife, classroom, newspaper,

Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị về mặt ngữ

pháp

Trong tiếng Việt, đơn vị cơ sở cấu tạo là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn

gọi là âm tiết Như vậy, mặc dù nguyên tắc phổ biến là từ được cấu tạo bởi các hình

vị, nhưng trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không giống nhau

Các đơn vị gọi là tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị

trong các ngôn ngữ khác Chúng có hai đặc điểm cần thiết của một hình vị:

- Là đơn vị tối giản (đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa)

- Có giá trị về mặt ngữ pháp

Tuy nhiên giữa tiếng của tiếng Việt và hình vị của nhiều ngôn ngữ thuộc loại

hình khác cũng có nhuững điểm khác nhau khá căn bản sau:

Trước hết, xét về hình thức, chúng ta thấy rằng ở các ngôn ngữ thuộc loại

hình khác, ví dụ như ở nhiều ngôn ngư Ân Âu, hình vị chỉ là đơn vị thuần ngữ

pháp, hoàn toàn không có liên quan gì đến các đơn vị ngữ âm gọi là âm tiết cả

Hình vị ở các ngôn ngữ này khi thì có dạng ngữ âm là một âm vị, khi thì có dạng

ngữ âm là một tập hợp bất kỳ của nhiều âm vị (có thể nhỏ hơn âm tiết; bằng âm

tiết; hoặc lớn hơn âm tiết, bằng hai, ba âm tiết) Vì vậy, xác định âm tiết và xác

định hình vị những ngôn ngữ này là hai quá trình tách biệt, đưa đến những kết quả

khác nhau

Ở tiếng Việt, tình hình hoàn toàn ngược lại Giữa hình vị và âm tiết có một

mối tương quan rõ rệt Giữa âm tiết và hình vị bao giờ cũng có một sự tương ứng

một đối một, sự tương ứng hoàn toàn Mõi tiếng trong tiếng Việt đứng về mặt ngữ

âm chính là một âm tiết, mà đứng về mặt ngữ pháp chính là một hình vị Cho nên,

ở tiếng Việt, phân tích câu nói ra thành hìnhvị và phân tích câu nói ra thành âm tiết

bao giơ cũng đưa đến một kết quả giống nhau, đó là chia tách câu nói ra thành từng

tiếng một

Trang 8

Mặt khác, xét về nội dung, hình vị tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nội dung

được thể hiện, chí ít nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ) Sự có mặt hay

không của tiếng trong một ngữ đoạn nào đó bao giờ cũng đưa đến tác động nhất

định về mặt này hay mặt khác Ví dụ:

Xanh- xanh xanh- xanh rì- xanh lè

Dài- áo dài- áo rất dài

Đến đây có thể kết luận rằng tiếng của tiếng Việt không phải là một hình vị

bình thường như hình vị của nhiều ngôn ngữ khác Tiếng là một loại hình vị đặc

biệt: một hình tiết (Morphemsyllable), tức âm tiết có giá trị hình thái học [1,9]

- Từ của tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm (ví dụ:lời và nhời, trăng và

giăng, nhăn và dăn ) nhưng tuyệt nhiên không có biến thể hình thái học Dù đứng

trong câu hay đứng lẻ một mình, bao giờ chúng cũng giữ nguyên một hình thức

Đây làđiều khác hẳn các ngôn ngữ Ân- Âu: ở các ngôn ngữ này, từ có thể tồn tại

dưới nhiều từ hình khác nhau [4]

2 Từ, ngữ trong từ điển VBL

2.1 Những khó khăn khi thống kê từ, ngữ

Từ điển VBL là cuốn từ điển đối chiếu đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ và

soạn giả lại là người nước ngoài Chính vì các lẽ đó nên sự thiếu sót là điều không

thể tránh khỏi Những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi xử lý tư liệu là:

- Mục từ không rõ ràng, từ để định nghĩa thường lẫn lộn với từ hoặc cụm từ

minh hoạ.Ví dụ:

+ Gọn, một gọn, hai gọn: Mười, hai mươi, dùng để nói về tơ sợi và những

thứ tương tự

Trong ví dụ này, từ mà AdR giải nghĩa là “gọn”, các ví dụ minh hoạ là “một

gọn”, “hai gọn” Tuy vậy, soạn giả chỉ giải nghĩa các ví dụ chứ không phải từ cần

giải nghĩa chính thức

- Mục từ mà AdR đưa vào từ điển có cả đơn vị là từ và các đơn vị không

Trang 9

phải là từ như yếu tố cấu tạo từ hay cụm từ tự do, cụm từ cố định Ví dụ:

+ Mục từ là yếu tố cấu tạo từ: Xa, xấu xa (Xấu xa), trong ví dụ này thì Xa là

yếu tố cấu tạo (hình vị) nên từ xấu xa

+ Mục từ là cụm từ tự do: Diếc nhau (vạch những khuyết điểm của nhau

trong khi cãi vã), Cửa lác đi lác lại (cửa lắc đi lắc lại_ Cửa bị gió lung lay từ bên

này sang bên kia)

+ Mục từ là cụm từ cố định:

Thành ngữ: Vô thỉ vô chung (vô thuỷ vô chung), hàng hà sa số

Ngữ láy âm: Trùng trùng điệp điệp

- Trật tự A,B,C của các mục từ có nhiều lộn xộn gây nhiều phiền toái khi tra

cứu

- Đây là cuốn từ điển nửa đối dịch, nửa giải thích nên bên cạnh nhiều từ được

tường giải con khá nhiều từ được đối dịch laị bằng tiếng Việt Điều này làm cho

người nghiên cứu khó xác định được nội hàm khái niệm mà nó biểu thị, nhất là các

từ đồng âm Hán Việt Do vậy, khi thống kê từ, chúng tôi rất khó xác định đâu là từ,

đâu là nghĩa được dùng Ví dụ:

+ Lịch: lịch

+ Khuyên: khuyên

Ở 2 trường hợp này soạn giả chỉ thuần tuý đối dịch Người tra cứu rất khó

xác định khuyên là danh từ chỉ đồ trang sức (khuyên tai) hay là động từ (khuyên

bảo)

- Từ điển VBL lấy tự làm đơn vị cơ bản cho nên khi giải nghĩa một từ thì

không thể dùng độc lập mà phải lấy một từ ghép làm dẫn chứng, đồng thời phải lặp

lại mấy lần từ đó Điều này gây rất nhiều khó khăn cho chúng tôi khi thống kê mục

từ có trong từ điển này Chẳng như khi giải nghĩa từ đàng, AdR đã lấy từ phủ đàng

để giải nghĩa Phủ đàng lại được giải thích thêm một lần nữa trong phần giải nghĩa

từ phủ

Trang 10

- Một nguyên nhân khách quan nữa là nhiều từ trong từ điển VBL có hình

thức ngữ âm khac hẳn ngày nay Điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc

xác định và thống kê mục từ của chúng tôi Ví dụ: an uỷ (an ủi), phũ ba (phong ba),

buần (buồn), bua (vua), đệ nhít, thứ nhít (đệ nhất, thư nhất)

- Cùng là một mục từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí mâu thuẫn

nhau như mục từ sau đây:

+ Xác, làm xang xác: Làm việc rất cẩn thận

+ Xang, làm xang xác: Làm rối loạn trí hiểu

2.3 Cách xử lý

Đối với khó khăn trong việc tác giả đưa cả cụm từ (tự do và cố định), chúng

tôi thống nhất gọi chung là mục từ Như vậy, mục từ bao gồm từ và ngữ Với cách

xử lý vậy thì việc soạn giả đưa cả cụm từ minh hoạ làm lẫn lộn với từ được giải

nghĩa, chúng tôi dều giải quyết dễ dàng Chẳng hạn, ở trường hợp Gọn, một gọn,

hai gọn, chúng tôi tính là ba mục từ, gồm: gọn, một gọn, hai gọn

Đối với những trường hợp soạn giả đưa cùng lúc nhiều mục từ mà chỉ có một

lời giải thích thì chungs tôi xem đó là các mục từ dồng nghĩa Chẳng hạn, ở trường

hợp Ma quỷ, ma cỏ, chúng tôi tính là hai mục từ và chúng đồng nghĩa với nhau

Đối với trường hợp mục từ có nhiều hình thức phát âm và ghi chính tả,ví dụ:

- Mục từ có nhiều hình thức phát âm khác nhau:

+ Gệch: xiên, chéo, giệch

Trang 11

Thì chúng tôi xử lý như sau: bước đầu là tìm mục từ chính và mục từ biến

thể Mục từ chính là mục từ được giải nghĩa đầy đủ, còn mục từ không được giải

nghĩa mà chỉ có lời chỉ dẫn tra cứu tại đâu, chúng tôi xem là biến thể của mục từ

chính, tức là mục từ phụ Khi thống kê, chỉ các mục từ chính là được tính

Chúng tôi cũng chỉ tính là một mục từ đối với trường hợp mục từ được giải

nghĩa nhiều lần

2.3 Mục từ trong từ điển VBL

Với cách làm việc như thế, theo thống kê của chúng tôi, từ điển VBL có tất

cả là mục từ được thu thập, đối dịch và giải nghĩa Đây là số liệu mà chúng tôi tính

theo nguyên tắc chỉ tính riêng các mục từ thuần tuý về mặt hình thức Tức là các

mục từ mà AdR đối dịch sang tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Latinh và được in đậm,

chứ không tính các từ ngữ được dẫn ra trong phần giải thích mà có liên quan về

nghĩa với các mục từ được giải thích Ví dụ:

+ Đoạn: Hoàn tất Thôi đoạn: sau khi tôi đã hoàn tất

+ Đói: Đói Đói lòng: đói bụnh đói khát: đói và khát Đói rách: người đói và

mặc áo rách rưới

Ở hai ví dụ này, các mục từ chúng tôi thống kê là đoạn và đói, còn các mục

từ khác: thôi đoạn, đói lòng, đói khát, đói rách, chúng tôi không tính đến Do cách

xử lý của chúng tôi là chỉ thống kê những mục từ thuần tuý về mặt hình thức nên số

lượng mục từ trong từ diển VBL là 6219 mục từ, nếu tính cả những mục từ nằm

trong phần lời giải thích thì số lượng phải tăng lên rất nhiều [Có thể tham khảo kết

quả thống kê của Viện Khoa học Xã hội “hơn một vạn từ ngữ Việt khác được dẫn ra

trong các mục từ vì có liên quan đến nghĩa các mục từ” (trích Lời nói đầu của Từ

điển VBL)]

Trang 12

Chương II:

CÁC THÀNH PHẦN TỪ VỰNG TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT- BỒ- LA

1 Giới thiệu

Vốn từ của một ngôn ngữ gồm hàng chục vạn đơn vị Đã có những ý kiến

cho rằng nó chẳng có một trật tự nào cả Vì vậy, khó có thể nói đến tính hệ thống

của từ vựng Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực nghiên cứu người ta thấy rằng từ vựng

nói chung, từ vựng tiếng Việt nói riêng, không phải là một tập hợp hỗn loạn các từ

ngữ Tuy số lượng rất lớn nhưng chúng làm thành một chỉnh thể gồm những hệ

thống nhỏ có liên quan đến nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ Các tiểu hệ thống này

đến lượt nó lại có thể phân chia thành các tiểu hệ thống nhỏ hơn nữa Những tiểu

hệ thống phân biệt nhau bởi những đặc trưng, thuộc tính của chúng Chẳng hạn, hệ

thống từ Hán Việt phân biệt với hệ thống từ thuần Việt bởi đặc trưng nguồn gốc Từ

thuần Việt có nguồn gốc bản ngữ, còn từ Hán Việt lại có nguồn gốc ngoại lai (vay

mượn tiếng Hán) Hoặc từ nghề nghiệp phân biệt với từ vựng chung (từ toàn dân)

bởi đặc trưng phạm vi sử dụng

Hệ thống từ vựng nếu nhìn bằng con mắt thuần ngữ pháp học, người ta có

thể phân chia nó thành lớp hạng khác nhau một cách tương đối chặt chẽ và mạch

lạc Ngựơc lại, nếu nhìn bằng con mắt từ vựng học thì việc phân chia các lớp

dường như không được phân minh, rạch ròi bằng Tuỳ thuộc vào tiêu chí mà người

ta có nhiều cách phân chia vốn từ tiếng Việt ra thành nhiều tiểu hệ thống, tức các

thành phần từ vựng khác nhau Có thể khái quát bức tranh phân loại bằng bảng

dưới đây:

Trang 13

Tiêu chí Thành phần từ vựng Nguồn gốc Lớp từ bản ngữ (thuần)

Trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những bộ phận từ ngữ có

những nét đặc biệt “được đánh dấu” về một phương diện nào đó như phạm vi sử

dụng, vai trò trong đời sống giao tiếp, phong cách sử dụng, nguồn gốc Như vậy,

có nghĩa là bộ phận từ ngữ cơ bản, bộ phận từ vựng toàn dân của Từ điển VBL sẽ

chưa được chú ý phân tích, vì thời gian và khuôn khổ của khoá luận không cho

phép

Dưới đây là những phân tích và miêu tả cụ thể:

1.1 Từ cổ

Trang 14

Từ điển VBL được biên soạn từ đầu thập kỷ năm mươi của thế kỷ XVII Như

vậy, cuốn từ điển này đã ra đời cách đây hơn ba trăm năm mươi năm Trong khoảng

thời gian ấy, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi Sự thay đổi diễn ra ở cả ba bình diện:

ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp với những mức độ khác nhau Từ điển VBL là một

chứng tính quan trọng ghi lại sự biến đổi cùa tiếng Việt

Ở bình diện từ vựng, điều dễ nhận thấy là là vốn từ ở thời điểm AdR biên

soạn cuốn từ điển này đến nay đã có nhiều thay đổi Thay đổi rõ nhất là có 517

mục từ ở thế kỷ XVII được dùng một cách rộng rãi, toàn dân thì đến nay không còn

được sử dụng nữa hoặc được sử dụng một cách hạn chế Đó là những mục từ biểu

thị những sự vật, hiện tượng, thuộc tính mà trong tiếng Việt hiện nay đã có các từ

ngữ đồng nghĩa tương ứng Chính sự xuất hiện các từ ngữ đồng nghĩa tương ứng ở

giai đoạn hiện nay đã làm cho bộ phận tiếng Việt này trở lên lỗi thời, xa lạ với trạng

thái tiếng Việt hiện tại Theo cách phân lớp tiếng Việt theo tiêu chí tiêu cực và tích

cực, thành phần này thuộc lớp từ vựng tiêu cực (hiểu tích cực và tiêu cực ở đây là

những từ ngữ có đóng vai trò tích cực trong đời sống giao tiếp hay không) và người

ta đã thống nhất gọi là thành phần từ vựng này là từ cổ

Từ cổ là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện đại, bởi trong quá

trình phát triển, biến đổi đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa hoặc đồng âm và

bị từ khác thay thế Chính vì thế từ cổ đều có từ tương ứng, đồng nghĩa với chúng

trong trạng thái từ vựng hiện tại

Ở đây, chúng tôi xin được lưu ý thuật ngữ từ cổ mà chúng tôi dùng bao gồm

cả một bộ phận từ ngữ mà người ta vẫn gọi là từ cũ Đó là những từ ngữ chỉ mới

thay thế cách đây không lâu, hoặc đang trên đường bị thay thế hẳn Thực tế là

chúng cũng bị từ khác tay thế nhưng người đương thời vẫn hiểu chúng khá rõ, thậm

chí đôi khi rất rõ và vẫn dùng Như vậy, nếu so về tính chất và mức độ cổ thì các từ

cũ không thể bằng các từ cổ thật sự Các từ cũ trong từ điển VBL là: tràng an, kinh

đô, ác quạ, cái ác, cai… Trong khoá luận này, chúng tôi không tách riêng chúng

Trang 15

thành một loại từ với với tư cách là một thành phần từ vựng có trong Từ điển VBL

mà nhất loạt gọi chúng là mục từ cổ vì chúng tôi lấy tiêu chí bị từ đồng nghĩa trong

từ vựng hiện đại thay thế

Có thể chia các từ ngữ cổ trong từ điển VBL thành hai loại sau:

1.1.1 Loại 1: những mục từ cổ đã bị mất hẳn, không có trong vốn từ vựng

hiện đại

Đây là những mục từ đã bị thay thế, nhường vị trí của mình cho các từ ngữ

đồng nghĩa tương ứng Sự xung đột về đồng nghĩa đã làm cho các mục từ cổ này

“một đi không trở lại” Hiện nay, chúng ta chỉ gặp các mục từ cổ này trong các tác

Phụ từ số nhiều chỉ danh giá

Làm người mựa cậy khi quyền

thế (Quốc âm thi tập)

ẩn cả lọ chi thành thị nữa (Quốc âm thi tập)

Nhắc nhở phô bày đạo cái con

(Quốc âm thi tập) Thuyền muộn còn chèo chẳng

khứng (Thiên nam ngữ lục) Sớm ngày min đi chợ trưa

(Thiên nam ngữ lục)

Bạn tác rẻ roi đà phải chịu

Trang 16

Đền thờ các tượng thần

Xem ra Mua bán

Người ấy, kiểu nói rất lịch sự

Hoa tai, bông tai

Mốc

(Quốc âm thi tập)

Lệ khi hoa chẳng chiều ong

Chẳng âu ngặt, chẳng âu già

(Quốc âm thi tập)

Túi đã không tiền khôn chác

rượu (Quốc âm thi tập)

Vẩn vơ còn thấy nghỉ qua bên

lầu (Truyện Kiều) Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo (Bài ca xin áo –ca dao) Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng

Cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm,

Cháo hoa nhà người (Truyện cổ tích Tấm Cám)

Ngoài ra còn rất nhiều từ ngữ cổ khác, chẳng hạn :

Trang 17

Anh khoẻ không

Mụn nhọt Mụn nhọt Bên trái

Tất cả Đống đá bên đường người qua lại bỏ thêm vào Nhà gác ở dọc đường

Bởi đâu mà sinh

ra điều đó Trở về trước tiên Cái bướu

Buộc hay bó những vật lớn Vòng bằng sắt

ánh tỏi, ánh gừng

áp đởm Bấy, của tốt bấy Bêo

Bưng ơn Cham, ngựa chạy làm cham

Chưng thì quan Chum chúp

Dể Cang la Cởn cờ

Cợt cảo

Dả con mắt Dạng đàm lên Dầu lòng

Tép tỏi, nhánh gừng

Đem lại gần Của đẹp dường nào

Cắm, đóng đanh, đâm

Chịu ơn Ngựa chạy mau

lẹ Dưới quyền cai trị

Cách nhẹ nhàng Khinh

Cái thúng, cái giành có quai Đĩa Tàu miệng bị

mẻ Nói diễu cợt Bệnh rỉ nước mắt Khạc đờm từ đáy ngực

Theo ý anh

Trang 18

Người quảng đại

ít hơn một chút hay nhỏ hơn

Dản Diển mũ Nói dêy duớng Đại

v.v

Đưa một vật gì bằng cả hai tay

Mũ xếp che trán

Pha trộn câu chuyện

Bước chạy của loài vật

1.1.2 Loại 2: những mục từ chưa hoàn toàn mất hẳn

Khác với những mục từ loại 1 là những mục từ đã mất hẳn ,không có trong

vốn từ hiện tại, những mục từ loại 2 vẫn còn để lại dấu vết của mình tức là chúng

vẫn tồn tại trong trạng thái từ vựng hiện nay Tuy nhiên chúng không còn giữ được

vị trí sử dụng độc lập của mình mà trở thành từ tố hay trong một số lối nói hạn chế

hoặc chỉ được sử dụng ở các địa phương

1.1.2.1 Những từ trở thành từ tố

Đây là những từ bị từ khác thay thế, bị đẩy khỏi vị trí vốn có của nó là sử

dụng độc lập, chỉ còn để lại dấu vết của mình là trở thành thành tố cấu tạo từ (từ tố)

trong một số từ ghép đẳng lập hiện nay .Do ý nghĩa của chúng bị lu mờ, bị hao

mòn ngữ nghĩa (desmantic) đến mức tối đa nên hiện nay chúng ta gọi chúng là các

thành tố không rõ nghĩa Các từ ghép đẳng lập này được cấu tạo theo nguyên tắc:

một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với một thành tố không rõ nghĩa Thực chất những

thành tố rõ nghĩa là các từ ngữ đồng nghĩa với các từ cổ trong trạng thái từ vựng

hiện tại Cũng vì lẽ đó mà loại từ ghép này được Nguyễn Tài Cẩn gọi là từ ghép

láy nghĩa (là kiểu từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp có vai trò bình đẳng với

nhau và có ý nghĩa láy nhau) [1] Ở trường hợp từ ghép chính phụ (từ ghép phụ

Trang 19

nghĩa ), yếu tố thứ hai, tức là yếu tố phụ về mặt ngữ pháp, bao giờ cũng có một vị

trí rất quan trọng về mặt ý nghĩa; chính đó là yếu tố nêu lên cái nét khu biệt, giúp ta

tách được sự vật này khỏi sự vật khác trong cùng một chủng loại Ở trường hợp láy

nghĩa thì trái lại Yếu tố thứ hai không có một tầm quan trọng về mặt ý nghĩa như

vậy Hai yếu tố ở đây bình đẳng với nhau, đồng loại với nhau, cho nên chỉ biết một

yếu tố đầu là cũng tạm đủ, không cần đòi hỏi phải xác định thật cụ thể yếu tố sau

làm gì Chính vì lý do đó nên ở từ ghép láy nghĩa, yếu tố thứ hai thường mờ nghĩa

dần, đưa đến mất nghĩa hoàn toàn Chẳng hạn, nói aó quần, áo xống cũng đều là

nói chung về y phuc cả, giữa hai cách nói khác nhau đó không có một sự thay đổi ý

nghĩa cơ bản như khi đổi từ quần dài sang quần đùi

Mặc dù yếu tố thứ hai không nêu lên cái nét khu biệt ,nhưng sự có mặt của

yếu tố thứ hai này không phải vô dụng So sánh giữa từ ghép láy nghĩa có một yếu

tố là mục từ cổ với một từ đơn là từ tương ứng và thay thế từ cổ đó trong trạng thái

từ vựng hiện tại ta sẽ thấy sự có mặt của từ cổ trong từ ghép láy nghĩa sẽ làm cho ý

nghĩa của nó có tính chất khái quát, tổng hợp.Ví dụ: so sánh xe với xe cộ, chợ với

chợ búa, tre với tre pheo , non với non nớt, Như vậy, nếu gặp một đơn vị song

tiết đẳng lập có một trong hai thành tố “mất nghĩa “ thì có thể hiểu bằng công thức :

AB = A(hoặc B) nói chung (hoặc nói khái quát)

Trong đó,A là thành tố rõ nghĩa, B là thành tố mất nghĩa (hoặc ngược lại)

Trồng trọt Chơi nhởi

Trang 20

Lá cây Sinh đẻ thiếu tháng Mềm

Cái bẫy Đuổi ra khỏi nhà Buồn nôn

Người trang trọng nghỉ Khen

Đền thờ các tượng thần Khinh

Yêu Mơn trớn, âu yếm

Tre pheo Kiêng khem

Ao xống

Tuổi tác

Nề hà

Lá lách Non nớt Mềm ọp

Dò dẫm Ruồng rẫy Gớm ghiếc Nghỉ ngơi Khen ngợi Chùa chiền Khinh dễ

Tơ vương Yêu dấu

1.1.2.2 Những mục từ tồn tại trong một số lối nói hạn chế

Cũng giống với các mục từ trở tthành từ tố, bộ phận mục từ này cũng không

còn khả năng sử dụng độc lập mà chỉ tồn tại trong một số lối nói hạn chế và không

phải ai cũng biết được ý nghĩa của các mục từ ấy Trong Từ điển VBL có một số

mục từ sau thuộc loại này:

Trang 21

người ta thương

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo Không chóng thì chầy

Bán vợ đợ con

Gà kia mày gáy chiêu đăm

1.1.2.3 Những từ cổ hiện còn tồn tại trong các phương ngữ

Trong quá trình biến đổi và phát triển của tiếng Việt, ở bình diện từ vựng đã

có những xung đột đồng nghĩa xảy ra Kết quả là một loạt từ mới đã ra đời tương

ứng với các từ đã có trước đó Các từ này trở lên phổ biến và được sử dụng rộng rãi

còn các từ cũ, ngoài các trường hợp hoặc là bị biến mất, hoặc trở thành từ tố hay

chỉ tồn tại trong một số lối nói hạn chế, còn có một bộ phận đã rút lui và được bảo

toàn ở một vài địa phương và trở thành từ địa phơng như ngày này chúng ta nhìn

nhận Do quá trính xung đột đồng nghĩa này diễn ra đã lâu và chậm chạp nên, giờ

đây, chúng ta rất khó khăn trong việc khảo cứu cách thức, quá trình và đưa ra một

danh sách đầy đủ những mục từ cổ đi vào từ địa phương Trong khoá luận này,

chúng tôi chỉ có thể nêu một số từ chúng tôi thấy có cơ sở hơn cả, như: ở phương

ngữ Trung Bộ có một số từ trong từ điển VBL có như đàng (đường- từ vựng chung

có đàng ngoài, đàng trong ), nhởi (chơi - từ vựng chung có chơi nhởi), kéc (cù léc

trong vốn từ vựng hiện tại là biến thể ngữ âm của từ cổ này ), nghỉ (bàn đến từ nghỉ

trong truyện Kiều:

Có nhà viên ngoại họ Vương

Gia tư nghỉ cùng thường thường bậc trung

(Câu 12- 13) Vài tuần chưa cạn chén khuyên

Mái ngoài, nghỉ đã dục liền ruổi xe

Trang 22

(Câu 893- 894) Phụ tình , án đã rõ ràng

Dở tuồng, nghỉ mới kiếm đường tháo lui

(Câu 1187- 1188) Giáo sư Đinh gia Khánh có nêu một cơ sở khá quan trọng là “Các bản quốc

ngữ của Trương vĩnh Ký Đe-mi-sen, Nooc-đơ-man, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi

Kỷ đều phiên âm là nghỉ và “chua” là tiếng cổ, thổ âm Nghệ Tĩnh, nghĩa là hắn,

nó, y, va ”[7])

1.2 Từ lịch sử

Trong từ điển VBL có một loạt từ ngữ chỉ chuyên dùng trong thời kỳ ấy, hiện

nay không thấy sử dụng đến Chúng là các mục từ lịch sử Các mục từ này luôn

phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định đặc thù cho xã hội giai đoạn đó Khi giai

đoạn lịch sử đó qua đi thì những từ ngữ này lập tức không còn được sử dụng nữa vì

không phù hợp Nói cách khác từ lịch sử là những từ bị đẩy ra ngoài phạm vi từ

vựng chung, tích cực bởi các nguyên nhân lịch sử và xã hội Khi đối tượng mà từ

biểu thị, gọi tên bị gạt ra ngoài đời sống xã hội thì tên gọi của nó cũng mất dần vị

trí vốn có của nó trước đây Khác với từ cổ, từ lịch sử không có từ ngữ đồng nghĩa

trong từ vựng tiếng Việt hiện đại Bình thường chúng ít khi được sử dụng nhưng

khi cần diễn đạt những khái niệm có tính chất lịch sử, người ta phải dùng đến

chúng Các tác phẩm văn học sử, sử học viết về thời kỳ cận đại, từ ngữ lịch sử

chiếm tỷ lệ rất cao

Trong từ điển VBL, chúng tôi đã thống kê có tất cả 132 từ lịch sử đã được

AdR đối dịch và giải nghĩa Thành phần từ vựng này có thể phân loại gồm các bộ

phận sau :

1.2.1 Tên gọi các chức tước, phẩm hàm thời xưa

Như chúng ta đã biết, bộ máy quan lại triều đình phong kiến Việt Nam ở thế

kỷ XVII là một bộ máy cồng kềnh, rối ren và phức tạp Đứng đầu là vua, tiếp đến là

Trang 23

các bá quan văn võ trong triều giúp vua cai quản đất nước, dưới nữa là các tay sai

việc cho vua chúa, quan lại Có đến 36 mục từ chỉ tên gọi các chức tước, phẩm hàm

của quan lại thời kỳ đó, ví dụ:

+ Chưởng: Tước liệu của những người cai trị ở bậc thấp nhất trong xứ

Đông-Kinh, nhưng, ở xứ Cô-Sinh thì chỉ nói về những người thân cận với vua, hay nói về

một số người cai trị ở bậc cao nhất

+ Cạu bộ: Những hoạn nhân của nhà vua hay của những người thủ lãnh khi

họ chưa có chức quyền

+ Quan cai cập: Người trên , quan có thể ra hình phạt

+ Trương đòn: Người lý hình

+ Cô kê , câu kê: Viên ký lục của vua ( chúa )

+ Cuộn cõu ( quận công ): Tước hiệu của quan lớn

+ Cõu ( công ): Tước hiệu của quan chức , thí dụ : coễn cõu , ấn cõu ( quận

công , ấn công ) Chức quan lớn trong của nhà vua ; coấc cõu ( quốc công) : quan

đệ nhị sau vua

+ Cuộn quan: Ông quan

+ Quan lầu thủ: Vị quan đang cai trị Tiến thủ : viên quan cai trị của tỉnh

+ õu đề lỉnh: Ông quan xét xử những vụ án bạo hành

+ Õu đè dốc ( ông đề đốc ): Chức tước ( quan võ ) trung bình

+ Õu hiển: Con của quan võ õu trièu ( ông triều ) cùng một nghĩa

+ Quan thủ hiệp: Vị quan lớn được uỷ thác cho một công việc gì

+ Hoàng vua: vua

+ Cha mạc: Chánh quyền hương thôn

+ Cai lệnh:

+ Lệnh sử:Viên kí lục phục vụ những quan án cao cấp trong tư thất

+ Cai bếch ( cai vếch ): Người làm đầu một hiệu cờ , ông cai đội

+ Tứ uệ ( tứ vệ ): Lính của vị co tước hiệu là vua trống không , và được gọi

Trang 24

là bua , tức là vua , nhưng chẳng có quyền cai trị vương quốc

+ Thinh đô vương : Tên riêng của chúa già xứ đông kinh

Ngoài ra còn có: đi khấm vua hành khiếm, thông sự, tôi tá, quan triều, cũ

triều, quan vũ, xã nhên, tài phú, nội thần, quan đại thần, vua, chúa

1.2.2 Tên gọi những sự vật dùng trong học hành, những hiện tượng thi cử

thời xưa

Ở thế kỷ thứ XVII và các thế lỷ trước đó, để chọn ra những người làm

quan và thơ lại , nhà nước phong kiến tổ chức các kỳ thi nhằm tuyển dụng những

hiền tài cho đất nươc Năm 1648 , chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng đã định phép

thi và nội dung thi cử Có hai kì thi chính: Chính độ để chọn người làm quan, hoa

văn đẻ chọn người làm thơ lại Thi trong ba ngày và tất cả đều thi viết Các kỳ thi tổ

chức theo kỳ hạn là chín năm một lần Tình hình này được phản ánh rõ ràng trong

từ điển VBL AdR đã thu thập 11 mục từ tên gọi là các hiện tượng, sự vật dùng

trong học hành, thi cử lúc bấy giờ để đối dịch và giải nghĩa Các mục từ đó là:

+ Tấn sĩ: Lên đến cấp ba trong hàng văn nhân Người tới cấp bậc này được

miễn mọi thứ thuế và việc nặng công cộng cho chính mình cũng như con cái của

họ

+ Sinh đò (sinh đồ): Bậc thấp nhất trong hàng văn nhân

+ Đỗ trạng nguyên: Đạt tới bậc cao nhất trong làng văn học, như tiến sĩ

+ Tứ thư: Tên các sách của Khổng Tử

+ Cảo : Viết bằng chữ lớn như thói quen trong thi cử

+ Cóu , õu cóu , huâng cõu :( Ông cống , hương cống ) Bậc thứ hai trong kì

thi văn, ai được bậc đó thì được miễn thuế

+ Blam mực : Chấm mực bằng bút lông hay bút vẽ

+ Chữ rẻ : Chữ dễ đọc

+ Chua con : Chữ nhỏ hơn nhưng là tiểu chú để giải nghĩa văn bản

+ Nghiên : Nghiên mực , làm bằng đá hay vật gì đó tương tự, trong đó người

Trang 25

ta mài thỏi mực tàu cứng với một chút nước cho nó lỏng ra để viết

1.2.3 Các mục từ là tên gọi các lễ nghi thời xưa

Trong Từ diển VBL có 16 mục từ thuộc loại này Đáng chú ý trong số này là

bộ phận từ ngữ phản ánh tình trạng quan tham lại nhũng, xã hội rối ren cuả nước ta

thời bấy giờ Trong từ điển VBL, soạn giả đã đưa vào 4 mục từ: lồ, thụ lồ, hối lồ,

thổ lồ và giải thích nghĩa một cách khá cặn kẽ

+ Lồ: Của để hối lộ , thọuc lồ : hối lộ, quan thụ lồ, ăn thụ lồ: nhận của hối lộ

(tr 137 )

+ Hối lồ, thụ lồ: Quan án bị hủ hoá vì của lễ (tr 118)

+ Thộ lồ : Nhận lễ vật , lỡi lạc Đi lồ : Dâng lễ vật (tr 223)

Ngoài ra, còn một số mục từ khác cũng phản ánh tình trạng quan lại nhiễu

nhương, tham lam, bóc lột nhân dân đúng như câu ca dao xưa:

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan

như:

+ Tho của: Tịch thu của cải, vua chúa huỷ bỏ những lợi lộc hàng năm đối

với ai

+ Tiến chúa: Cho chúa một vật gì

+ Dưng: Dâng một vật gì cho một người trang trọng Dưng cho chúa: Dâng

lễ vật cho chúa

+ Ăn tiền, ăn géy, ăn chỉ: Tiền tổn phí chịu cho cac quan xử án

Ngoài ra còn có các mục từ khác là tên gọi các nghi lễ trong thời kỳ đó mà

đến nay không được cử hành nữa Chẳng hạn:

+ Phong chức tước: Phong, ban cấp bậc, chức vị cho ai

+ Cuõn phục thành: Quân lính bao vây thành luỹ

+ Coẽn rểu rểu: quân lính đứng theo hàng

+ Ăn lộc: Bổng lộc hàng năm do nhà vua hay vi thủ lĩnh nào đó ban cho

Trang 26

+ Sấp ấn: Phong ấn, treo ấn, khi các quan xử án nghi lễ, tức là ba ngày trước

năm mới cho tới ngày thứ mười một tháng thứ nhất

+ Khai ấn: Mở ấn, tức là hết những ngày nghỉ lễ

1.2.4 Các từ là tên gọi các đồ vật chỉ có trong thời kỳ lịch sử

Trong Từ điển VBL có 7 mục từ thuộc loại này, đó là:

+ ấn: ấn, dấu, mộc

+ Mục bài: Chiếu chỉ của nhà vua viết trên bảng gỗ dựng đứng

+ Mũ đầu cân: Mũ lông có tai mà các Tiến sỹ dùng

+ Thao: Dây lụa các nhà quyền quý và văn nhân dùng để thắt lưng

+ áo mã giáp: áo giáp cặp đôi khâu nhiều lỗ sặc sỡ dành cho lính và ca sỹ

+ Mũ triều thiên: Vương miện

+ Đai vàng: Chiếc đai lưng rộng các quan Trung Hoa quen mang

1.2.5 Các từ là tên gọi các cơ quan hành chính thời xưa

Trong Từ điển VBL có 7 mục từ thuộc loại này, đó là:

+ Nha ti: Toà án cao cấp cho mỗi tỉnh

+ Nha môn: Toà án, nơi trả lại cho mỗi người quyền mà họ phải có

+ Nha đại: Toà án cấp hai xử án cho toàn vương quốc

+ Nha hiến: Toà án cấp hai nhưng xử án cho toàn tỉnh

+ Nha huịen (nha huyện): Toà án của huyện, một trong những đơn vị mà Phủ

được chia nhỏ ra

+ Nha phủ: Toà án của mỗi Phủ, một trong những đơn vị mà tỉnh được chia

ra

+ Chạ mạc: Chính quyền hương thôn

1.2.6 Những từ là tên gọi các thứ thuế và những công việc hay các cơ quan

liên quan đến việc thuế khoá

+ Tràng thuế: Nhà thu thuế

+ Nhà bộ: Nhà thu thuế

Trang 27

+ Toần: Người thu thuế, nhà thâu thuế khách bộ hành hay tàu thuyền

+ Làng ui tử: Làng phải nộp thuế cho nhà vua không phải cho người khác

1.2.7 Các từ là tên gọi các hình phạt của nhà nước phong kiến Đại Việt thế

kỷ XVII

Trong Từ điển VBL có 4 mục từ thuộc loại này, đó là:

+ Khoách: Chém đầu

+ Đày: Bị lưu đày

+ Chia cổ mà chém: Giương cổ ra để chém đầu

+ Blang, đóng blang: Bị cầm giữ bằng cùm ở chân

1.2.8 Các từ chỉ cách xưng hô của tôi tớ với vua chúa, quan lại

Trong Từ điển VBL có 6 mục từ thuộc loại này, đó là:

+ Dọu (dộng): Tiếng danh dự mà bất kỳ ai bắt đầu thưa với Chúa xứ Đông-

Kinh

+ Tâu: Lời lịch sự đặt trước khi phải nói với bua (vua) Tâu bua vạn tuế: chớ

gì vua sống mười ngàn năm, chớ gì vua sống đời đời

+ Đớng (đấng) : Tước hiệu của chức vị hay thứ bậc

+ Đức: Tước hiệu danh giá tột đỉnh

+ Bẩm: Tước hiệu xưng với vua chúa trong đơn từ

+ Deọu: Tước hiệu xưng với vua chúa trong đơn từ

1.3 Từ chỉ tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi thờ cúng

Bản thân AdR là một nhà truyền đạo nên vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng chắc

chắn được ông đặc biệt quan tâm Trong công trình của mình, AdR đã đưa vào 140

mục từ thuộc lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi thờ cúng mà nhân dân ta ở

thế kỷ XVII chuyên dùng Đó là các từ ngữ phản ánh ý thức hệ tư tưởng, đời sống

tinh thần của nhân dân vào giai đoạn đó Bằng vốn hiểu biết ít ỏi về tôn giáo, tín

ngưỡng của mình, chúng tôi thấy rằng trong từ điển VBL, AdR đã thu thập, đối

dịch và giải nghĩa các mục từ thuộc Phật giáo và Thiên chúa giáo, trong đó Phật

Trang 28

giáo là tôn giáo cổ truyền, còn đạo Thiên chúa là tôn giáo mới được du nhập vào

đầu thế kỷ XVII ở nước ta, thời điểm mà cuốn từ điển này được biên soạn

Thế kỷ XVII, tôn giáo cổ truyền vẫn tác động rất lớn đến ý thức hệ của mọi

tầng lớp nhân dân Đạo Phật có vị trí quan trọng trong nhân dân Vua chúa, quan

lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia tu sửa, xây

dựng chùa chiền và làm công đức

Thế kỷ XVII cũng là thời điểm mà các giáo sỹ của Hội truyền giáo Bồ Đào

Nha của dòng Dên (Jesuites) lần lượt vào nước ta Sử cũ ghi lại, trong khoảng mười

năm (từ 1615- 1625) đã có hai mốt giáo sỹ vào Đại Việt Trong số đó có B Ruydo,

Alexandre de Rhodes, Marquez Dựa vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ quan lại

triều đình chỉ biết ăn chơi, không lo xây dựng đất nước, nhân dân khổ cực, đói

kém, đất nước chia cắt Các giáo sỹ phương Tây đã truyền bá giáo lý về Chúa cứu

thế, về tình thương và sự an ủi, về sự bình đẳng của mọi người trước Chúa, đồng

thời tìm cách giúy đỡ những người nghèo khổ, hoạn nạn Vì vậy, số giáo dân ngày

càng tăng lên, mặc dầu các giáo sỹ luôn vấp phải sự phản kháng của truyền thống

thờ cúng tổ tiên, tôn sùng các vị thần linh và các vị anh hùng có công với đất

nước.[ ]

Có thể nói đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân ta thời kỳ này rất

phong phú Đạo giáo và Thiên chúa giáo tồn tại ở nuớc ta và các tôn giáo này vừa

mâu thuẫn với nhau, lại vừa bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự đa

dạng trong ý thức hệ tư tưởng của nhân dân Tình hình này được phản ánhkhá rõ

trong Từ điển VBL Trong số 138 mục từ thuộc thành phần từ vựng chỉ tôn giáo,

tín ngưỡng, đức tin, có những mục từ được cả sử dụng cả trong hai tôn giáo, lại có

những mục từ là đặc thù sử dụng của từng tôn giáo và chỉ thuộc tôn giáo đó mà

thôi

1.3.1 Các mục từ thuộc Phật giáo

+ Thíc Ca: Thích Ca Ông này là người đầu tiên tạo ra các tượng thần ở miền

Trang 29

Đông Ân Ông sinh ra ở miền Đông Ân, mà người Trung Hoa gọi làThiên Trúc

Coắc, cha ông là, Tịnh Phạn Vương, mẹ là mada phu nhên, vợ là du du phu

nhên,con là Lý Thiên Vương, con là Ca hàu la Ông có hai vị quỷ thần là Alala và

Calala dạy ông nghề phù thuỷ trong miền rừng núi, đàn đặt, nơi này từ buổi đầu

ông tới ẩn cư, khi ông đã bỏ vợ sau một ít năm chung sống, rồi ông tự trở thành

Bụt, tức là tượng thần Ông đã dùng bùa phép dụ dỗ nhiều người cho tới tám mươi

tuổi thì qua đời trong rừng gọi là Sala, vào khoảng một ngàn năm trước Chúa Ki-tô

sinh ra, đồng thời với vua Trung Hoa gọi là, bua Chu

+ Bụt, chú bụt: Chùa, tượng thần

+ Bắt bụt: Minh chứng sự giả dối của tượng thần bằng tranh luận

+ Nạt bàn: Sự chuyển sinh huyền thoại của đức Thích Ca

+ Cột phướn: Thờ tượng thần

+ Chữa chùng: Làm phù phép để tránh sự dữ

+ Cái bội: Nhà làm giả vì mê tín dành cho người chết

+ Ni, vãi: Người phụ nữ phục vụ trong đền các tượng thần

+ Bùa: Giấy hay có chữ phù chú

+ Phải bùa phép: Bị bùa

+ Tlàng hột (tràng hột): Tràng hột

v.v

1.3.2 Các từ thuộc Thiên chúa giáo

+ Bàn bêo: Giang tay theo hình thập giá

+ Chám tlán: Làm dấu trên trán trẻ sơ sinh

+ Dấu thánh: Thánh giá

+ Lạy ơn đức chúa blời: Cảm ơn sự uy nghi của ngài

+ Xưng tội: Thú tội

+ Mắn: Bà chúa dùng để chữa các vết thương

v.v

Trang 30

Các mục từ này thể hiện rõ nét tín ngưỡng, đức tin của nhân dân ta Người

Việt tin là có Bụt luôn luôn giúp đỡ gặp hoạn nạn, khó khăn, thể hiện ở một loạt

truyện cổ tích có ông Bụt là nhân vật chính Người Việt cũng tin là có Mụ Bà là

người đỡ đẻ cho vạn vật trong vũ trụ, tin là có các vị thần linh như táo bếp, thần

nông, thành hoàng làng,v.v Đó là các vị thần luôn giúy đỡ, phù hộ cho con

ngưởitong cuộc sống.Bên cạnh đó người Việt cũng tin và rất sợ các thế lực luôn

luôn ám hại đời sống của họ như phù thuỷ, quỷ ác, ngũ ôn

1.3.3 Các từ chỉ nghi lễ thờ cúng

+ Chữa trùng tang liên tán: Thi hành những việc mê tín để người chết trong

nhà hay người chết cùng huyết thông đừng làm cho mình chết theo

+ Sám hối: Sự mê tín của người Lương dânlàm để được tha tội, bởi lẽ họ

dâng cho tượng thần vật gì để các vị tế lễ ăn, và như vậy họ được các vị ấy xá tội

cho

+ Tế kỳ đạo: Lễ tế long trọngvị thần mà người Lương tưởng là vị này làm

chủ đạo thuyền chiến

+ Khánh tán: Một thứ đại lế kính các tượng thần

+ Xin âm dương: Gieo quẻ bằng tiền

+ Xin keo: Gieo tiền để tìm biết số mệnh

+ Bẻ gam, bẻ tham: Gieo quẻ

+ Bùa trấn, déan bùa: Deo giấy, bùa

+ yểm: Dùng phép để xua đuổi

v.v

1.3.4 Các từ chỉ tên gọi các đồ vật dùng trong thờ cúng

+ Xích: Một thứ gậy giống như cái thước thầy phù thuỷ cầm trong tay để phù

phép

+ áng hội: Ngôi nhà trong đó có làm một cuộc cung hiến nào đó, như đền thờ

+ ảnh ngặoc: Hộp bằng thuỷ tinh đựng di tích thánh

Trang 31

+ cái tlan: Cái tran thờ bụt

+ tlàng hột: Tràng hột

+ Nhà xe: Ngôi nhà bằng gỗ mà người Lương dân làm để che mồ của tổ tiên

mình

+ Coi ìo coi nham: Một thứ bùa

+ Rí: Bông hoa bằng giấy dùng vào việc phù thuỷ

+ Nhà táng: Một thứ nhà nhỏ dưng trên phần mộ làm bằng gỗ hoặc bằng

giấy

Ngoài ra còn một số mục từ khác, như: cột phướn làm chay, áo sang, áo bực,

bùa, tờ văn hệch, gam, đi khoa đi độn, vĩ đàn, đàn, chúc đài, dấu thánh, cái bội,

ảnh thờ, ảnh phép, nêu,

1.3.5 Các từ chỉ tên gọi các vị thần linh

+ Ou Đoan: Chúa thứ nhất cúa xứ Cô- sinh được người ta gọi như vậy khi

ông còn sống nhưng sau khi ông chết thì gọi là Chúa Ou

+ Bà báo, báo cốt: Phù thuỷ

+ Mụ bà: Mụ bà Người ta tin có mười hai bà bụ (bà đỡ đẻ cho vạn vật và vũ

trụ)

+ Tinh Phạn Vương: (nghĩa giống Thích ca)

+ Hậu thỗ: Chúa đất

+ Thiên phủ, địa phủ, thuỷ phủ: Ba vị thần: trên trời, dưới đất, mặt nước

Ngoài ra còn có một số mục từ khác như: Sao bắc thần, vua thần õu (nông),

thánh, thành hoàng,

1.4 Từ ngữ thô tục và uyển ngữ

Mặc dù soạn giả là người ngoại quốc, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ mẹ

đẻ, nhưng AdR đã có những quan sát và nhận biét rất tinh tế về tiếng Annam Điều

này được thể hiện qua việc ông đã thu thập, đối dịch và giải nghĩa những mục từ

vốn rất đặc biệt về mặt phong cách, những mục từ mà chúng tôi tạm gọi là thô tục

Trang 32

và uyển ngữ

Nếu căn cứ vào cách phân loại vốn từ theo tiêu chí phong cách sử dụng, từ

vựng tiếng Việt được chia thành ba lớp từ mang đặc điểm của ba phong cách:

lớp từ thuộc phong cách khẩu ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết, và lớp từ

trung tính (trung hoà về mặt phong cách) thì từ thô tục là một thành phần từ vựng

thuộc lớp từ khẩu ngữ, còn uyển ngữ là một thành phần từ vựng thuộc phong cách

viết

+ Lớp từ khẩu ngữ (hay từ vựng hội thoại) là những từ dùng trong giao tiếp

bằng lời nói miệng, giàu sắc thái biểu cảm, ít nhiều phóng túng về mặt chuẩn tắc

(có thể thay đổi cấu trúc hình thức, ưa dùng lối nói thậm xưng, v.v )

+ Lớp từ thuộc phong cách viết (từ vựng sách vở) là những từ chủ yếu

dùng trong sác vở, báo chí Đó là lớp từ ngữ được chọn lọc, được trau dồi, được

“văn hoá hoá” và gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt

+ Lớp từ trung hoà về mặt phong cách là những từ không có dấu hiệu

riêng như hai lớp từ nói trên Chúng có thể được dùng như nhau trong tất cả phong

cách chức năng

Sự thật là ranh giới giữa các lớp từ ở đây không phải là những đường kẻ

phân minh và tính riêng biệt của các lớp từ không phải là rõ ràng Các từ thuộc

phong cách khẩu ngữ vẫn có thể tham gia vào phong cách viết và ngược lại lớp từ

thuộc phong cách viết vẫn có thể tham gia vào phong cách khẩu ngữ Vì thế, sẽ thật

là cứng nhắc nếu cho rằng chỉ khi nói người ta mới sử dụng từ thô tục, còn khi viết

thì sử dụng từ vựng sách vở Thực tế là nhiều từ ngữ thô tục vẫn được sủ dụng

trong sách vở báo chí khi cần thiết và đặc biệt nhiều uyển ngữ, vẫn thường xuyên

được sử dụng trong hội thoại ở những hoàn cảnh giao tiếp lịch sự , trang trọng

1.4.1 Từ ngữ thô tục

Trong từ điển VBL có 34 mục từ là từ ngữ thô tục , trong số đó có 16 mục từ

soạn giả có cẩn thận ghi chú thêm về mặt phong cách vào cuối lời giải thích Các

Trang 33

ghi chú đó là: từ phải tránh, tiếng rủa tiếng tục, tiếng chửi Ví dụ :

+ Đéo : giao hợp với đàn bà , tiếng tục

+ Nghịch chẹ mồ chẹ mả cho mày : Tai hoạ sinh ra trong mồ mả tổ tiên ,

tiếng rủa mà người lương dân sợ hãi cách mê tín

+ Bện : Cơ quan sinh dục của đàn bà Lồn , đoi đánh : cùng một nghĩa

Những lời phải tránh và phải đề phòng những tiếng tương tự hay gần như vậy để

khỏi nói những lời tục tĩu

Các mục từ thô tục trong từ điển gồm có ;

* Các mục từ chỉ cơ quan sinh dục

- Các mục từ chỉ cơ quan sinhdục nữ : Đoi, bện, dốc , đánh, lồn , ke

- Các mục từ chỉ cơ quan sinh dục nam : Cạc, bòi, lô, con lô, hòn deai (deái),

đâu mào (đầu mào)

* Các mục từ làm tiếng chửi rủa

+ Tlản tlàng ( trản tràng ): Chưa có râu đồ con nít Tiếng chửi

+ Ranh càng: Đẻ non Tiếng rủa để rủa con nít

+ Đổ máu khôi ra: Chớ gì mày hộc máu ra tiếng rủa

+ Nghịch chẹ mồ chẹ mả cho mày: Tai hoạ sinh ra trong mồ mả tổ tiên , tiếng

rủa mà người lương dân sợ hãi cách mê tín

* Các mục từ chỉ người phụ nữ làm nghề bán dâm

+ Cạch cợm: Chó điếm

+ Con bải đĩ bải: Con đĩ

+ Con bợm : Gái điếm

* Các mục từ chỉ hành vi giao hợp

+ Lắp đần bà: Đi cùng đàn bà, giao cấu với đàn bà, kiểu nói bất nhã

+ Lẹo : Sự giao cấu của loài chó

+ Lỏ : Làm dương vật cương lên, như khi con vật giao cấu

+ Đéo : Giao cấu với đàn bà , tiếng tục

Trang 34

Ngoài ra còn một số mục từ khác như : Đụ, đếch, nuật

* Các mục từ chỉ hoạt động vệ sinh cá nhân

+ ỷa, ẽ : Đi ỉa Nối một cách bất nhã

+ Đái : Nước đái , bí đái

Ngoài ra còn một số mục từ khác như : Cứt sắt , cứt trâu

Những từ thô tục được ADR ghi chú về mặt phong cách sử dụng cho thấy

rằng soạn giả rất có trách nhiệm trong việc giải nghĩa các mục từ Rõ ràng bằng

việc chú thích: tiếng phải tránh, tiếng tục tiếng chửi, tiếng bất nhã ADR cũng

khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng các mục từ này

1.4.2 Uyển ngữ

Từ điển VBL có 23 mục từ thuộc thành phần từ vựng này Đây là những từ

ngữ được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp lịch sự, trang trọn Vì thế khi đề cập

đến những tình cảm riêng tư, những hành vi “kín đáo” (sinh hoạt tình dục, vệ sinh

cá nhân ), người ta có ý nói tránh, bằng cách sử dụng các mục từ thanh nhã Hoặc

khi giao tiếp với những người danh giá, trang trọng như vua chúa, quan lại người

ta cũng sử dụng những từ xưng hô riêng Trong số 23 mục từ này, có những mục từ

AdR có ghi chú là nói cách thanh nhã để nhấn mạnh sự đặc biệt về mặt phong cách

* Các mục từ liên quan đến tang lễ

+ áo sang : Tấm vải phủ trên mồ hoặc trên quan tài người chết

+ áo bực : áo buồn thảm , áo tang

+ Xong chân , xong tay: Nó đã chết, chân tay nó đã cứng đờ

+ Đưa đón : Đưa đám ma

Trang 35

* Các mục từ chỉ cơ quan sinh dục

+ Vật âm mình : Cơ quan sinh dục Gọi như vậy một cách thanh nhã

* Mục từ chỉ hành vi giao hợp

+ Âm dương : Sự giao hợp giữa vợ chồng

+ Đi lại cùng dàn bà : giao hợp cùng đàn bà, hợp pháp hay không hợp pháp

* Các mục từ chỉ phụ nữ làm nghề mại dâm

+ Hoa nương: Đĩ điếm

+ Hàng cơm , hàng quán: Con đĩ

* Các mục từ liên quan đến thai nghén:

+ Nàm bếp ( làm bếp ): Đẻ, ở cữ, sinh nở

+ Nghén con: Người đàn bà chửa

+ Chịu thai: mang thai

* Các mục từ chỉ cách xưng hô trang trọng:

Gồm các mục từ sau đây:

Bẩm, dộng, nghỉ, tâu, đớng (đấng)

* Các mục từ chỉ tình yêu đôi lứa

+ Duien nhau ( duyên nhau ): yêu nhau

+ Phải lòng ai: Bị lôi kéo đến người khác vì tình yêu xác thịt

+ Nói khó cùng ai: tâm sự cùng ai

1.5 Từ địa phương

Tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thống nhất trong sự đa dạng Thể hiện

một phần đặc tính này là sự tồn tại một bộ phân từ địa phương bên cạnh lớp từ

vựng chung phổ biến toàn dân Từ địa phương là những từ chỉ có ở một phương

ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa

phương đó mà thôi

Phản ánh đúng đặc điểm này của tiếng Việt, trong tư điển VBL, AdR đã thu

thập, đối dịch và giải thích 83 mục từ là từ địa phương

Trang 36

Trong từ điển VBL có khá nhiều mục từ được AdR ghi lại một cách trung

thực sự khác biệt về mặt ngữ âm của phương ngữ nào đó so với cách phát âm toàn

dân Các mục từ này chủ yếu thuộc phương ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ Tuy nhiên,

những hiện tượng như vậy không thuộc sự khảo cứu của khoá luận này Đó là các

Trang 37

+ nhin – nhân

v v

Trong số 83 mục từ mà chúng ta xác định là mục từ địa phương, có 3 mục từ

ADR có ghi chú vào cuối lời giải thích giới hạn phạm vi sử dụng để lưu ý người tra

cứu Ví dụ:

+ Phô rứa: nói như vậy, nói bạy : cùng một nghĩa Nhưng trong tỉnh Thanh

Hoá người ta dùng tiếng, rứa thay cho bậy (vậy)

+ Tê: Người kia, người khác õu tê : ông kia Trong các tỉnh phía Nam nói là

te (tê) thay vì kia

Thực ra số mục từ được soạn giả ghi chú như vậy không nhiều Số còn lại

(80 mục từ), chúng tôi căn cứ vào hiện trạng từ vựng tiếng Việt và các phương ngữ

hiện nay, cùng với việc đối chiếu, tra cứu so sánh với các mục từ đó trong các từ

điển phương ngữ để xác định Các từ điển chúng tôi lấy làm tư liệu đối chiếu là :

+ Nguyễn Văn Ái, Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, 1995

+ Trần Hữu Thung, Thái Kim Đỉnh, Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ

Tĩnh,1998

83 mục từ địa phương có trong Từ điển VBL là những mục từ đại diện cho từ

vựng của cả ba vùng phương ngữ Việt (Trung Bộ, Nam Bộ, Bắc Bộ)

* Mục từ thuộc phương ngữ Bắc Bộ

Sõu (sống ): giống đực của các loài chim

* Mục từ thuộc phương ngữ Trung Bộ

Mục từ trong TĐ

Từ vựng chung

Chị

Gì Đường

Ngày đăng: 12/04/2013, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1], Nguyễn tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng- từ ghép- đoản ngữ), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ng"ữ" pháp ti"ế"ng Vi"ệ"t (Ti"ế"ng- t"ừ" ghép- "đ"o"ả"n ng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[2], Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, H., 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ti"ế"ng Vi"ệ"t trên các mi"ề"n "đấ"t n"ướ"c
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
[3], Hoàng Dũng, Từ điển VBL của AdR, nguồn cứ liệu soi sáng quan hệ giữa các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, tl và ml trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 4,1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ đ"i"ể"n VBL c"ủ"a AdR, ngu"ồ"n c"ứ" li"ệ"u soi sáng quan h"ệ "gi"ữ"a các t"ổ" h"ợ"p ph"ụ" âm kl, pl, bl, tl và ml trong ti"ế"ng Vi"ệ"t
[4], Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H., 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ" v"ự"ng h"ọ"c ti"ế"ng Vi"ệ"t
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[5], Kiril Grudin, Bước đầu khảo sát sự biến đổi từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt trong từ điển VBL của AdR so với ngày nay, Luận văn tốt nghiệp, H.,1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ướ"c "đầ"u kh"ả"o sát s"ự" bi"ế"n "đổ"i t"ừ" v"ự"ng ng"ữ" ngh"ĩ"a ti"ế"ng "Vi"ệ"t trong t"ừ đ"i"ể"n VBL c"ủ"a AdR so v"ớ"i ngày nay
[7], Đinh Gia Khánh, Tìm hiểu từ “Nghỉ” trong ngôn ngữ cổ, tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hi"ể"u t"ừ" “Ngh"ỉ"” trong ngôn ng"ữ" c
[8], Vương Lộc, Nguồn gốc một số yếu tố mất nghĩa trong từ ghép đẳng lập, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngu"ồ"n g"ố"c m"ộ"t s"ố" y"ế"u t"ố" m"ấ"t ngh"ĩ"a trong t"ừ" ghép "đẳ"ng "l"ậ"p
[9], Vũ Đức Nghiệu, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ơ" s"ở" ngôn ng"ữ" h"ọ"c và ti"ế"ng Vi"ệ"t
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[10], Vũ Đức Nghiệu, Các đơn vị từ vựng song tiết đẳng lập tiếng Việt trong bối cảnh một số ngôn ngữ Đông Nam A , Tạp chí Ngôn ngữ số 5, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các "đơ"n v"ị" t"ừ" v"ự"ng song ti"ế"t "đẳ"ng l"ậ"p ti"ế"ng Vi"ệ"t "trong b"ố"i c"ả"nh m"ộ"t s"ố" ngôn ng"ữ Đ"ông Nam A
[11], Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Sự biến đổi các hình thức chữ quốc ngữ từ 1620 đến 1877, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Ngữ văn, H., 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: S"ự" bi"ế"n "đổ"i các hình th"ứ"c ch"ữ" qu"ố"c ng"ữ" t"ừ "1620 "đế"n 1877
[6], Bùi Thị Hải, Bước đầu tìm hiểu sự biến đổi ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong Từ điển VBL, Luận án tiến sỹ, H.,2000 Khác
[12], Nguy ễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1976 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Vật hình hộp để đựng đồđạc  - Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ  điển Việt – Bồ- Nha của  Alexandre de Rhodes
t hình hộp để đựng đồđạc (Trang 40)
Là hìnhvị cấu tạo trong các từ - Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ  điển Việt – Bồ- Nha của  Alexandre de Rhodes
h ìnhvị cấu tạo trong các từ (Trang 50)
Qua bảng số liệu, ta thấy từ Hán việt chiếm số lượng lớn nhất (1097 mục từ, 17,64 %). Điều này cũng hồn tồn dễ hiểu bởi lẽ tiếng việt đã cĩ mộ t quá trình  tiếp xúc lâu đời và cĩ hệ thống với tiếng Hán (giai đoạn từđầu cơng nguyênđến thế kỷ XVII, khi AdR  - Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ  điển Việt – Bồ- Nha của  Alexandre de Rhodes
ua bảng số liệu, ta thấy từ Hán việt chiếm số lượng lớn nhất (1097 mục từ, 17,64 %). Điều này cũng hồn tồn dễ hiểu bởi lẽ tiếng việt đã cĩ mộ t quá trình tiếp xúc lâu đời và cĩ hệ thống với tiếng Hán (giai đoạn từđầu cơng nguyênđến thế kỷ XVII, khi AdR (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w