1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tìm hiểu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục ở làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

49 638 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 420,92 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH PHÚ NAM Tên đề tài: “ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ở LÀNG NGHỀ MIẾN DONG VIỆT CƯỜNG XÃ HÓA THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ðình Thi Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Đình Thi tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Tìm hiểu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục ở làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.”. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Đình Thi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của em. Qua thời gian thực tập tại UBND xã Hóa Thượng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết đến. Em xin chân thành cảm ơn UBND xã cùng các Ban ngành địa phương tại địa điểm thực tập đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo cho em suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, em còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản báo cáo khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05năm 2014 Sinh viên Đinh Phú Nam DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Diễn giải nội dung BOD Nhu cầu oxy sinh hóa KH & CNMT Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường COD Nhu cầu oxy hóa học TTCN Tiểu Thủ Công Nghiệp CNH-HĐH Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa NSTP Nông Sản Thực Phẩm KHCN&MT Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam SXCN Sản Xuất Công Nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam LTTP&VLXD Lương Thực Thực Phẩm và Vật Liệu Xây Dựng PTSXTTCN Phương Thức Sản Xuất Tiểu Thủ Công Nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp SXCN Sản Xuất Công Nghiệp PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới hiện nay, sự phát triển làng nghề đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Nó đã giải quyết việc làm cho hơn 11 triệu lao động lúc nông nhàn, đóng góp cho xuất khẩu 600 triệu USD. Với tốc độ phát triển 8%/ năm tính theo giá trị đầu ra, sự phát triển làng nghề đã nâng cao thu nhập của người dân nông thôn gấp 3 - 4 lần so với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Các làng nghề nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển Việt Nam. Phần lớn các làng nghề đã hình thành lâu đời có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương. Trong khu vực nông thôn các hoạt động làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân, làm tăng quan hệ làng xóm láng giềng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự nông thôn. Ngoài ra các sản phẩm làng nghề cũng góp phần truyền bá giá trị văn hóa, lịch sử của Việt Nam ra nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực kể trên thì các làng nghề nước ta hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo kết quả phân tích của Viện KH & CNMT Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2002 thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, ở các làng nghề chế biến nông sản, dệt nhuộm nước thải cống chung từ khu vực sản xuất chứa hàm lượng COD rất cao có khi lên đến 2003 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần, ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, sơn mài ước tính tải lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung gốm sứ lên tới hàng triệu m 3 khí độc. Sống trong điều kiện môi trường như vậy, người dân ở các làng nghề phải đối mặt với những căn bệnh mang tính nghề nghiệp, sức khoẻ bị ảnh hưởng. ở làng nghề giấy Phong Khê (Bắc Ninh) có 30% dân số bị mắc bệnh về da liễu, hô hấp và đường ruột. Tại làng nghề Bát Tràng qua khảo sát 223 người dân thì có 76 người mắc bệnh đường hô hấp, 23 người bị lao. Còn tại làng nghề tái chế kim loại tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, dị tật bẩm sinh tương đối cao. Trong cơ cấu làng nghề nói chung, làng nghề miến dong là 1 trong những làng nghề có vị trí quan trọng. Hoạt động của các làng nghề miến dong tạo ra giá trị về mặt kinh tế, xã hội . Sự đổi mới trong chính sách kinh tế xã hội của đất nước đã tạo điều kiện cho nhiều làng nghề miến dong có cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Làng nghề với những hoạt động phát triển đã gây ra tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội , môi trường và mang đặc thù đa dạng, các loại chất thải đặc biệt là nước thải gây ô nhiễm nặng nề trong một số khu vực. Đối với nước thải từ các cơ sở miến dong thông thường còn chứa nhiều hóa chất còn lại trong đó. Vì vậy nước thải có pH, COD, TS, SS, BOD 5 , độ màu cao đến rất cao. Làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là một làng nghề miến dong điển hình về xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay các cơ sở miến dong ở Việt Cường đã được tập trung lại. Tuy nhiên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xử lí ô nhiễm môi trường ở đây còn rất lạc hậu. Hàng ngày các cơ sở nghiền bột xả ra môi trường khoảng 900 m 3 nước thải với hàm lượng COD lên đến hàng trăm mg/l. Các loại hóa chất tẩy trắng còn lại trong nước thải đã gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường nước trong khu vực xóm Việt Cường. của xã Hóa Thượng. Ô nhiễm môi trường đã gây tác động tiêu cực rõ rệt đến sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng xấu đến điều kiện xã hội của xóm . Trước thực trạng bức xúc về vấn đề môi trường của làng nghề miến dong tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục ở làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng môi trường đất, nước, không khí ở làng nghề miến dong Việt Cường và xây dựng giải pháp quy hoạch môi trường làng nghề để cải thiện môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng. Xây dựng giảI pháp quy hoạch môi trường làng nghề miến dong Việt Cường. 1.4. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hiện trạng môi trường làng nghề miến dong Việt Cường - Đánh giá chất lượng môi trường làng nghề sản xuất miến dong Việt Cường - Đưa ra phương hướng mục tiêu đề xuất quy hoạch môi trường làng nghề miến dong Việt Cường 1.5. Yêu cầu của đề tài - Yêu cầu số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực. - Các kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình phát triển tại địa phương và có tính khả thi cao. 1.6. Ý nghĩa của đề tài - Vận dụng và phát huy kiến thức lí thuyết đã học vào thực tiễn. - Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Quy hoạch môi trường 2.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề “Làng nghề” là các làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp chiến ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông. Có nhiều hình thức làng nghề: Làng một nghề làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới. Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nói chung đều thống nhất một số điểm chủ yếu sau [2]: - Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm. - Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất từ 50% so với tổng số hộ và lao động ở làng nghề. - Sản phẩm phi nông nghiệp do làng nghề sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người làng tham gia. 2.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề Mỗi làng nghề tuy có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau: -Quy mô sản xuất nghề nhỏ (gia đình, thôn, xóm), trình độ thủ công, thiết bị chắp vá, lạc hậu, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư. - Lực lượng lao động không phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn có quan hệ gia đình dòng họ, được đào tạo theo kiểu kinh nghiệm “cha truyền con nối”. - Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ, thăng trầm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. - Các làng nghề từ Bắc đến Nam có nhiều tính chất tương đồng về nghề, về sản phẩm, tính văn hoá nghệ thuật do hiện tượng di dân, di nghề và sự bành trướng tự nhiên của hiện tượng kinh tế xã hội làng nghề.[1] 2.1.3. Phân loại làng nghề Theo Đặng Kim Chi, viện KH&CNMT, ĐHBK, Hà Nội có nhiều cách khác nhau để phân loại các làng nghề,theo ngành sản xuất và loại hình sản xuất, thì hiện nay làng nghề nước ta có thể phân thành 6 ngành chính như sau: - Ươm tơ, dệt vải và may đồ da - Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu - Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…) - Thủ công mỹ nghệ, thêu ren. - Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá - Nghề khác. [1] 2.1.4. Vai trò của hoạt động sản xuất tại các làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội Ngày nay, trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nói chung, khu vực nông thôn nói riêng, các làng nghề có tác dụng rất lớn đối với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trong nông thôn Việt Nam, số hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn chiếm 11,29%. Sự phát triển của các làng nghề gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, biểu hiện ở sự đa dạng của cơ cấu ngành nghề và cơ cấu sản phẩm. Có hơn 90% sản phẩm của ngành nghề nông thôn tiêu thụ ở trong nước, sản phẩm tham gia xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, hiện nay đã có mặt ở 100 nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng năm 2000 ước đạt khoảng 300 triệu USD, năm 2006 ước đạt khoảng 600 triệu USD. Hiện nay, trong nông thôn có khoảng 11 triệu lao động ngành nghề phi nông nghiệp, chiếm 30,45% lực lượng lao động nông thôn. Các ngành nghề nông thôn phát triển đã tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động. Do đó ngành nghề nông thôn được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, Với tốc độ phát triển 8% tính theo giá trị đầu ra, sự phát triển làng nghề đã nâng cao thu nhập của người dân làng nghề gấp 3- 4 lần so với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở tạo ra việc làm, tăng thêm thu nhập, làng nghề nông thôn được coi là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân. Các làng nghề ở nông thôn phát triển đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đáng kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường trong nước và ngoài nước được mở rộng đã có tác dụng kích thích sản xuất và phát triển. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề đã kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả và tạo ra nhiều loại sản phẩm đảm bảo chất lượng, có uy tín cao trên thị trường trong và ngoài nước như đồ gỗ Đồng Kỵ, tái chế sắt Đa Hội, chạm bạc Đồng Xâm,… Mặt khác, hàng năm các làng nghề tạo ra việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động và thu hút hàng trăm lao động nông nhàn ở các vùng phụ cận. Các làng nghề đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở rộng nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Nhiều vùng nông thôn có làng nghề phát triển đã có nhiều thay đổi về đời sống. Gần như 100% các xã có làng nghề đều có điện lưới, đường ô tô tới trung tâm xã, có điện thoại, trạm y tế xã, phổ cập giáo dục tiểu học,… nhà ngói, nhà mái bằng. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt so với nhân dân ở vùng thuần nông. Như vậy, làng nghề phát triển là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân, góp phần vào công cuộc CNH nông thôn.[4] 2.2. Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề 2.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sinh vật ( Lê Huy Bá,2005) Theo tổ chức y tế thế giới: Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của sinh vật hoặc giảm chất lượng môi trường sống. Tóm lại, ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm giảm chất lượng môi trường và tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và sự phát triển của sinh vật. Mỗi một môi trường sinh thái đều có mức giới hạn về các thành phần, quá giới hạn đó sẽ gọi là ô nhiễm. Để đảm bảo môi trường được trong sạch các tổ chức quốc tế và các chính phủ các nước đã xây dựng các tiêu chuẩn môi trường không giống nhau giữa các nước khác nhau và nhằm những mục đích khác nhau.[5] 2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Trong khi các nước công nghiệp hiện đại đang quan tâm lo lắng đến sự ô nhiễm môi trường từ các nhà máy điện, hoá chất, từ các lò phản ứng hạt nhân hoặc các chất thải công nghiệp thì ở Việt Nam nỗi lo đó lại bắt đầu từ các làng nghề. Trong những năm qua, nhờ có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, các làng nghề Việt Nam từng bước khôi phục và phát triển mạnh, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, môi trường làng nghề cũng đã trở thành vấn đề bức xúc và tập trung sự chú ý nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và quản lí môi trường. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS hàm lượng các chất khí thải CO 2 , SO 2 , bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiều chuẩn cho phép. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do [...]... bột dong [11][8] 4.4 Đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm tại làng nghề miến dong Việt Cường 4.4.1 Một số dự báo liên quan đến phát triển khu dân cư làng nghề miến dong Việt Cường - Các thách thức về môi trường làng nghề miến dong trong giai đoạn 2010 - 2015 - Các tác động môi trường do việc phát triển làng nghề miến dong + Mở rộng quy mô sản xuất của làng nghề Trong thời gian tới làng nghề sẽ mở... trạng môi trường đất • Hiện trạng môi trường không khí 3.3.5 Định hướng quy hoạch môi trường làng nghề miến dong Việt Cường - Một số dự báo liên quan đến phát triển khu dân cư làng nghề miến dong Việt Cường giai đoạn 2013 - 2020 - Đề xuất giải pháp về môi trường làng nghề miến dong Việt Cường giai đoạn 2013 - 2020 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và phân tích các thông tin hữu quan về thực trạng. .. tế, xã hội - Thực trạng phát triển kinh tế - Dân số, lao động và việc làm 3.3.2 Quá trình hình thành và phát triển làng nghề miến dong Việt Cường - Hiện trạng sản xuất miến dong - Quy mô sản xuất - Quy trình và công nghệ sản xuất 3.3.3 Những ảnh hưởng của làng nghề tới môi trường - Nước thải - Rác thải - Khí thải 3.3.4 Hiện trạng môi trường • Hiện trạng môi trường nước - Nước mặt - Nước ngầm • Hiện trạng. .. uỷ về việc thực hiện nghị quyết số 41 – NQ - TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.[5] PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và thời gian - Địa điểm: Làng nghề miến dong Việt Cường - Xã Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên - Thời gian: 10/01/2010 đến 10/01/2015 3.2 Đối tượng - Môi trường làng nghề miến dong Việt Cường 3.3 Nội...sản xuất ngành nghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành Mức độ ô nhiễm diễn ra phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất tính chất sản phẩm và thành phần chất thải ra môi trường Để tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất ngành nghề một cách đầy đủ hơn chúng tôi tìm hiểu theo các nhóm nghề Theo cách này hiện trạng ô nhiễm ở các làng nghề được thể hiện như sau: - Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng. .. liệu và nước cũng thấp Đặc biệt, ý thức bảo vệ môi trường cho chính gia đình mình và cho cộng đồng của người dân núi chung còn kém Vì vậy, sản xuất càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng Ô nhiễm môi trường do sản xuất ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng môi trường nước, môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng trong khu vực.[8][11] 4.3.1 Hiện trạng môi trường nước các làng. .. trở lên Sản phẩm của làng nghề đã có uy tín trên thị trường miền bắc và trong nước 4.2.2 Hiện trạng sản xuất miến dong Việt Cường Bảng 1 Hiện trạng cơ sở sản xuất miến dong ở Việt Cường TT Cơ sở sản xuất Diện tích cơ sở Sản lượng hàng (m2) năm (kg/năm) 1 Nguyễn Văn Cổn 3000 5000 2 Nguyễn Văn Dương 2400 5000 3 Lê Văn Tiến 3250 1500 4 Lê Tiến Dũng 1200 700 5 Nguyễn Văn Nội 3500 7500 6 Đồng Văn Tuấn 1700... Ảnh hưởng của sản xuất làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm suy thoái môi trường và tác động trực tiếp đến sức khoẻ của người nhân dân Có thể tóm tắt một số bệnh tật điển hình đối với dân cư làng nghề như sau: + Bệnh điếc nghề nghiệp + Bệnh tai - mũi - họng nghề nghiệp + Bệnh hô hấp nghề. .. người làng này chết vì bệnh ung thư Cư dân làng gốm này chiếm 70% số bệnh nhân bị bênh ung thư ở các viện ở Hà Nội năm 1996 [2] 2.2.4 Các nhân tố tác động đến môi trường tại các làng nghề - Quy mô sản xuất Phần lớn các làng nghề ở nước ta ở quy mô hộ gia đình, sản xuất tự phát, không theo một quy hoạch nhất định Do vậy trong quá trình sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường tại nơi sản xuất và môi. .. các cơ sở sản xuất + Việc tố giác các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất của công dân nên chính quyền các cấp và cơ quan quản lí môi trường địa phương cũng chưa được giải quyết kịp thời và triệt để do nhiều lí do đã nói ở phần trên.[7][6] 2.3 Cơ sở pháp lí Trong những năm qua nước ta đã có nhiều biện pháp cả về mặt quản lí và kỹ thuật để khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường . tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Tìm hiểu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục ở làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. ”. Để đạt được. Trước thực trạng bức xúc về vấn đề môi trường của làng nghề miến dong tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Tìm hiểu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục ở làng nghề miến dong Việt Cường. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH PHÚ NAM Tên đề tài: “ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ở LÀNG NGHỀ MIẾN DONG VIỆT CƯỜNG XÃ HÓA THƯỢNG, HUYỆN

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w