Xuất các giải pháp khắc phụ cô nhiễm tại làng nghề miến dong Việt C ường

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục ở làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34)

- Môi trường làng nghề miến dong Việt Cường 3.3 N ội dung

4.4. xuất các giải pháp khắc phụ cô nhiễm tại làng nghề miến dong Việt C ường

4.4.1. Một số dự báo liên quan đến phát triển khu dân cư làng nghề miến dong Việt Cường

- Các thách thức về môi trường làng nghề miến dong trong giai đoạn 2010 - 2015

- Các tác động môi trường do việc phát triển làng nghề miến dong

Trong thời gian tới làng nghề sẽ mở rộng quy mô sản xuất bằng việc tăng thêm số lượng máy nghiền bột do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao. Hiện tại cụm làng nghề có 3 cơ sở lớn sản xuất và chuyên thu mua đóng gói lấy tên thương hiệu cho sản phẩm. Do đó lượng rác thải, khí thải và nước thải sẽ gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường khu vực làng nghề. Hiện tại lượng nước thải mà 3 cơ sở này thải ra trung bình từ 50 - 100 m3/ ngày.

+ Các tác động môi trường do tăng dân số

Dân số luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, dân số có mối liên hệ chặt chẽ

với nền kinh tế môi trường và sự phát triển xã hội. Khi kinh tế ổn định thì dân số

phát triển và mức sống của người dân sẽ tăng. Do tình hình dân số ngày càng tăng cho nên diện tích đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp vì nhu cầu đất ở, đất xây dựng tăng lên. Do đó vấn đề kế hoạch hoá hàng năm giảm tỷ lệ dân số

xuống một cách thấp nhất được các cấp các ngành quan tâm.

Sự gia tăng dân số tất yếu kéo theo nhu cầu đất ở cũng tăng lên. Do vậy nếu định hướng quy hoạch môi trường không đề cập đến vấn đề môi trường thì sẽ làm mất cân đối và gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Tuy nhiên trong điều kiện đất đai có hạn thì việc phát triển dân cư và đất ở phải được tính toán sát với thực tế. Trong tương lai việc bố trí lấy đất ở phải đảm bảo các yêu cầu chính là:

Khu dân cư mới phải thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của làng nghề. Vị trí được chọn phải thuận lợi để bố trí giao thông nội bộ với bên ngoài. Khu đất phải có địa hình cao ráo, thoáng mát và thoát nước tốt.

Nền đất phải thích hợp cho xây dựng nhà cửa và các công trình

Khu đất lựa chọn phải hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của các hoạt

động SXCN

Phải có nguồn nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt chất lượng tốt, trữ

Chính vì những yêu cầu trên việc xác định vị trí định hướng khu đất dành cho việc phát triển khu dân cưđòi hỏi phải có sự tính toán hợp lí, tiết kiệm đất và

đảm bảo vệ sinh môi trường mà lại tạo được mỹ quan môi trường trong quần thể

xã hội. Với mức gia tăng dân số tự nhiên 1,75%/năm là quá cao so với bình quân của cả nước, hàng loạt vấn đề về sức khoẻ và y tế sẽ không được đảm bảo.

Dân số tăng hàng loạt vấn đề sẽ xẩy ra trong đó tăng khối lượng rác thải là vấn đề chúng ta phải chú ý để quy hoạch cho hợp lí và đảm bảo vệ sinh môi trường.[6][7]

• Dự báo các vấn đề liên quan đến làng nghề

-Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển làng nghề nông thôn.

Giai đoạn 2010 - 2015 làng nghề dự kiến sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tích cực phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Thực hiện tiết kiệm tăng nhanh tích luỹ vốn nhằm đẩy mạnh sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khai thác và phát triển các tiềm năng thương mại làng nghề. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trong làng. đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

- Dự báo phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn là các công trình hạ tầng phục vụ cho các yêu cầu về hoạt động sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội của cả

cộng đồng cũng như từng thành viên trong khu vực làng nghề nông thôn. Đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của các làng nghề vì vậy cần đưa ra các dự báo về sự phát triển cơ sở hạ tầng trong khu dân cư làng nghề.[10][4][9]

• Căn cứđể dự báo cơ sở hạ tầng

- Căn cứ vào thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của khu dân cư làng nghề và của cả xã Hóa Thượng năm 2010

- Mục tiêu phát triển KTXH của xã Hóa Thượng

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Hóa Thượng giai đoạn 2010 - 2015.

• Một số dự báo sau:

Làng nghề miến dong là trung tâm phát triển kinh tế của xã Hóa Thượng và trong tương lai sẽ mở rộng ra toàn khu vực xóm Việt Cường. Vì vậy cơ sở hạ

tầng của các khu dân cư làng nghề miến dong dự kiến sẽ phát triển theo hướng như sau:

- Hệ thống giao thông được cải tạo, nâng cấp và làm mới hệ thống thoát nước

-Hầu hết các hộ dân cư đều sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

-Các công trình phúc lợi xã hội trong khu dân cư được nâng cấp, cải tạo và làm mới như : Hội trường, trường học, trạm y tế, sân vận động.

-Hình thành cụm công nghiệp làng nghề tập trung.

-Xây dựng hệ thống xử lí rác thải. nước thải môi trường làng nghề

4.4.2. Định hướng quy hoạch môi trường làng nghề miến dong giai đoạn 2010 - 2015

• Nguyên tắc định hướng quy hoạch môi trường làng nghề - Tuân thủ theo Luật Môi trường và văn bản hiện hành dưới luật - Tuân thủ theo Luật Đất đai và văn bản hiện hành dưới luật

- Khu dân cư có vị trí thuận lợi và hệ thống giao thông đảm bảo việc giao lưu thuận tiện với các trung tâm hành chính, kinh tế bên ngoài.

- Xây dựng mở rộng làng nghề ra các thôn trong xã.

- Xây dựng khu xử lí nước thải hợp lí, đảm bảo đúng quy trình

- Xây dựng khu chôn lấp chất thải rắn cách xa khu dân cư, tránh ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm.

• Những quan điểm và căn cứ định hướng sử dụng đất khu dân cư

làng nghề

Những quan điểm cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất khu dân cư làng nghề:

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất chung của xã đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho PTSX TTCN, sinh hoạt và đời sống nhân dân việc quy hoạch môi trường làng nghềđược xác định dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

-Điều chỉnh những bất hợp lí trong việc sử dụng đất khu dân cư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí xã hội, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

-Bố trí khu sản xuất hợp lý với khu dân cư làng nghề hạn chế những ảnh hưởng xấu của hoạt động sản xuất đối với cuộc sống của người dân.

-Mở rộng các khu dân cư dọc theo các trục đường giao thông chính hình thành các tụđiểm kinh tế và phát triển tạo điều kiện đô thị hoá nông thôn.

-Tận dụng tối đa quỹ đất trong khu dân cư, tuỳ theo các điều kiện cụ thể

trên địa bàn đểđiều chỉnh, xen ghép mở rộng hoặc bố trí các khu dân cư mới cho các hộ cần cấp đất ở. Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo các điểm dân cư cũ với việc mở rộng các điểm dân cư mới để bảo vệ và giữ gìn truyền thống.

-Bố trí các khu dân cư chôn lấp chất thải rắn, khu xử lí nước thải làng nghề hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn.

-Mở rộng nâng cấp và xây dựng mới các công trình và hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa nông thôn.

-Việc phát triển làng nghề phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường đểđảm bảo mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững.

• Những căn cứ định hướng quy hoạch môi trường làng nghề

- Phương án định hướng quy hoạch môi trường làng nghề miến dong Việt Cường đến năm 2015 được xác định và phân bố dựa trên những căn cứ sau:

- Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư làng nghề năm 2007 - Hướng phát triển của các làng nghề

- Mục tiêu mở rộng và đô thị hóa nông thôn gắn liền với việc giữ gìn vệ sinh môi trường

- Kết quả dự báo về tình hình môi trường đến năm 2015

- Khả năng bố trí đất đai và tiềm năng phát triển làng nghề. [5][9]

• Định hướng quy hoạch môi trường làng nghề giai đoạn 2010 - 2015 - Trên cơ sở những nguyên tắc, căn cứ và quan điểm định hướng quy hoạch môi trường làng nghề kết hợp với điều kiện thực tế phát triển của địa phương. Chúng tôi dự kiến quy hoạch môi trường làng nghề miến dong Việt Cường như sau:

- Trong tương lai làng nghề Việt Cường sẽ phát triển mở rộng ngành nghề, vì vậy cần tách khu tẩy trắng bột xa khu nhà ở. Kết hợp xen ghép các hộ

có khu tự giảm trên diện tích đất vườn trong khu dân cư hiện có.

• Bố trí quy hoạch khu dân cư làng nghề - Đất ở nông thôn

Diện tích đất ở nông thôn được xác định trên cơ sở sau: + Hiện trạng đất ở nông thôn năm 2007.

+ Diện tích đất ở nông thôn sẽ phải chuyển sang mục đích sử dụng khác. + Số hộ phát sinh do tăng dân số tự nhiên trong những năm quy hoạch và tỷ lệ số hộđược giao đất ở mới.

+ Tiêu chuẩn giao cấp đất hiện đang áp dụng tại địa phương.

• Quy hoạch cụm dân cư làng nghề

Trong tương lai làng nghề Việt Cường mở rộng ngành nghề.

• Quy hoạch khu xử lí nước thải

- Trạm xử lí nước thải sẽ thu gom và xử lí toàn bộ nước thải sản xuất và sinh hoạt trong khu vực về mùa khô. Về mùa mưa trạm sẽ xử lí hỗn hợp nước thải và nước mưa với công suất tối đa.

- Nước thải sau xử lí đáp ứng quy định xả vào nguồn nước mặt loại B theo qui định của TCVN 5945 : 2005 - nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải.

- Trạm xử lí nước thải vận hành không phức tạp, khả năng tựđộng hoá cao. - Trạm xử lí nước thải ít gây mùi hôi và ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

- Tận dụng tối đa các công trình và thiết bị sẵn có, các công trình và thiết bị xử lí nước thải dễ thi công và lắp đặt. Hoạt động của trạm xử lí nước thải không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng như

Hình 4.4. Sơđồ nguyên tắc thu gom và xử lí nước thải

Theo dự kiến trong năm 2014 thì hệ thống xử lí nước thải của khu vực làng nghề sẽ được xây dựng và nằm gần các cơ sở để thuận tiện cho việc thu gom và xử lí nước thải. Khu xử lí nước thải nằm ở phía Đông của làng nghề.

• Quy hoạch khu vực đổ thải - Vấn đề chôn lấp, đổ thải

Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong xử lí chất thải rắn như đổ hở, đổ trong các bãi thải hợp vệ sinh, thiêu đốt, cho lợn ăn, ủ phân, tái sử dụng năng lượng...Các khu vực đổ thải chất thải rắn thường có thể là các

bãi thải trần, trong đó chất thải rắn được vận chuyển đến và đổ thải tương đối tự

do, còn các bãi thải hợp vệ sinh thì được thiết kế và quản lí thích hợp. Quản lí không chặt chẽ, thiếu khoa học thường sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề: mùi, nước thẩm lậu từ các bãi thải, ruồi nhặng, các sinh vật gây bệnh phát triển, ô nhiễm nước ngầm, làm mất mỹ quan khu vực. Ô nhiễm nước ngầm do sự thẩm lậu của nước từ các bãi thải ảnh hưởng nặng nề đến khả năng cấp nước trong các khu vực lân cận.

- Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp

Những vấn đề môi trường thường bắt nguồn từ tình trạng yếu kém trong

đổ thải các loại chất thải. Để tránh ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước ngầm, một trong các giải pháp có tính hàng đầu là phải lụa chọn vị trí bãi chôn lấp thích hợp.

Lựa chọn vị trí đổ thải các chất thải sinh hoạt và chất thải do các hoạt

động sản xuất công nghiệp thải ra là một trong những vấn đề gay cấn nhất trong quy hoạch môi trường các vùng nông thôn ngày nay. Cách tiếp cận thích hợp phải xuất phát từ : Chi phí; sử dụng đất và môi trường ; các điều kiện về địa

điểm (chủ yếu là đất, khả năng thoát nước). - Kiểm soát thẩm lậu

Vấn đề nước thẩm lậu từ rác bãi thải sau phân huỷ các chất thải, thường chứ một lượng rất lớn các chất rắn lơ lửng, có thể gây ô nhiễm môi trường nước

ở địa phương. Nước rác có thành phần rất phức tạp về hoá học và biến đổ phụ

thuộc vào thành phần của rác. Hơn nữa ảnh hưởng của rác đến hệ thống thuỷ văn

đặc biệt là nước ngầm còn ít được hiểu biết. Do đó nguyên tắc chung trong qui hoạch, quản lí bãi đổ thải là ngăn chặn không để nước rác lan sang nguồn nước bề mặt hay nước ngầm.

Một trong các hoạt động có ý nghĩa quan trọng là phải lựa chọn vị trí thích hợp cho các bãi thải, một bãi thải lí tưởng phải ở khu vực cách nước tốt,

không cho nước dưới đất thấm vào cũng như chảy ra và không được tiếp xúc với các nguồn nước mặt như các dòng chảy hay các vùng đất ngập nước. Đất sét nến và nền tương đối cao là các đặc điểm tốt. Hơn nữa, lớp đất sét không được xen bằng các lớp cát hay sỏi, không bị nứt nẻ khi bị khô và ổn định trước các chuyển dịch khối như trượt đất.

Các điều tra kỹ càng về địa chất thuỷ văn là vô cùng cần thiết. Bản đồđịa chất thuỷ văn, giúp xác định các khu vực bổ cập nước ngầm, nơi tầng nước ngầm gặp tầng sát mặt đất, do đó cho phép ta qui hoạch bảo vệ. Bản đồ cũng chỉ

ra các vùng nhạy cảm, nơi có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm nhiều nhất. Về nguyên tắc, các hoạt động có khả năng làm ô nhiễm nước ngầm không được bố trí trên các khu vực đó.

- Kế hoạch quản lí

Bên cạnh việc lựa chọn bãi thải, nhiều khi cần thiết phải xây dựng kế

hoạch quản lí đối với thiết kế và vận hành các bãi đổ rác. Trong trường hợp đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, người làm qui hoạch thường đòi hỏi phải nhấn mạnh các vấn đề sau:

- Chia bãi thải thành các lô riêng biệt; phân kì hoạt động (đào và lấp một khu vực và ở một thời gian nhất định);

- Tạo cảnh quan, kiểm soát côn trùng, sâu bọ, chim chuột và bảo vệ khu vực bãi chôn lấp trong thời gian hoạt động;

- Ngăn cách chiều dày của mỗi lớp rác bằng lớp đất phủ; lắp đặt các ống thoát khí;

- Chuẩn bị kế hoạch kiến tạo cảnh quan hay khai thác sử dụng trong tương lai.

Vị trí khu chôn lấp và xử lí chất thải rắn sẽ được bố trí cách xa khu dân cư. Bộ phận thu gom chuyển rác đến khu vực đổ thải và dùng các biện pháp kỹ

được chôn lấp đúng quy trình kỹ thuật và hợp vệ sinh. Khu xử lí chất thải rắn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục ở làng nghề miến dong Việt Cường xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)