Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

79 500 0
Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUẾ Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TỒN DƯ HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP KHU VỰC THỊ TRẤN LIM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 1 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Văn Hùng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Văn Hùng, thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường, các bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Huế 2 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài 3 1.2.3. Mục tiêu cụ thể của đề tài 3 1.3. Yêu cầu 4 1.4. Ý nghĩa của đề tài.……………………………………………………. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 5 2.1.2. Vai trò của hóa chất bảo vệ thực vật 8 2.1.3. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật 8 2.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. 9 2.3. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam 10 2.3.1. Tình hình quản lý hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam 10 2.3.2. Tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 12 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và tài liệu về các vấn đề liên quan 20 3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 21 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu 21 3.4.4. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 21 3.4.5. Phương pháp liệt kê 21 3 3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 22 3.4.7. Phương pháp GIS 22 3.4.8. Phương pháp mô hình hóa 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị trấn Lim – huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 4.1.2. Địa hình 25 4.1.3. Đặc điểm khí hậu 25 4.1.4. Thủy văn 26 4.1.5. Tài nguyên đất 26 4.1.6. Các loại tài nguyên khác 27 4.1.7. Thực trạng môi trường 28 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28 4.2.1. Tình hình dân số và lao động 28 4.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng 29 4.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội 32 4.3. Kết quả của việc điều tra thực tế của người dân. 33 4.4. Kết quả quan trắc 37 4.4.1. Vị trí quan trắc 37 4.4.2. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất. 37 4.4.3. Đánh giá về việc tồn dư hóa chất BVTV trong đất theo chỉ tiêu riêng lẻ 40 4.5. Xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường 46 4.6. Đề xuất biện pháp 55 4.6.1. Giải pháp quản lý Error! Bookmark not defined. PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Đề nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật FAO Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc LD 50 Liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng NN-PTNT Nông nghiệp - phát triển nông thôn QPPL Quy phạm pháp luật UBND Ủy ban nhân dân UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc VIETGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt WHO Tổ chức Y tế Thế giới VPCP – KTN Văn phòng chính phủ - kinh tế ngành KHCN Khoa học công nghệ POP Nhóm chất hữu cơ bền vững VAC Vườn ao chuồng GIS Hệ thống thông tin địa lý 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Một số loại thuốc BVTV đang được sử dụng thực tế trên đồng ruộng tại Thị trấn Lim 34 Bảng 4.2: Vị trí các điểm quan trắc môi trường đất Thị trấn Lim 36 Bảng 4.3: Kết quả phân tích chỉ tiêu hoá - lý của đất tại Thị trấn Lim 37 Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu đất tại Thị trấn Lim 38 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1: Biểu đồ Tỷ lệ đồng dạng của một số yếu tố ảnh hưởng đến tồn dư thuốc BVTV trong đất (similarity 87 – 100 %) 32 Hình 4.2: Biểu đồ mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hướng đến thuốc BVTV tồn dư trong đất (MDS) 33 Hình 4.3: Biểu đồ mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hướng đến thuốc BVTV tồn dư trong đất (PCA) 33 Hình 4.4: Biểu đồ hàm lương tồn dư Heptachlor trong đất 39 Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng tồn dư DDT trong đất 40 Hình 4.6: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Dieldrin trong đất 41 Hình 4.7: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Endosufan trong đất 42 Hình 4.8: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Pemethrin trong đất 43 Hình 4.9: Biểu đồ hàm lượng tồn dư Cypermethrin trong đất 44 Hình 4.10: Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường đất khu vực thị trấn Lim 47 Hình 4.11: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu heptachlor 48 Hình 4.12: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu DDT 49 Hình 4.13: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu dieldrin 50 Hình 4.14: Bản đồ chất lượng đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu endosulfan 51 Hình 4.15: Bản đồ chất lượng đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu permethrin 52 Hình 4.16: Bản đồ chất lượng môi trường đất tại điểm quan trắc - chỉ tiêu cypermethrin 53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Ngày nay, cùng với sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng đang bị tác động tiêu cực (Đào Trọng Ánh, 2000)[1]. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có xuất phát điểm thấp, dân số tập chung chủ yếu ở khu vực nông thôn (Nguyễn Thị Vân Hà, 2013)[5]. Trong những năm gần đây khu vực nông thôn của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề về ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp (Cục BVMT, 2007)[3]. Tuy Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích cũng như biện pháp bảo vệ môi trường nhưng vì điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Từ lâu nhân dân ta đã sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm diệt trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng để bảo vệ mùa màng. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng càng gia tăng (Phạm Bình Quyền, 2000)[8]. Do việc quản lý, bảo quản và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp còn chưa chặt chẽ nên một số loại hóa chất bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng vẫn lưu hành rộng rãi. Tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật cấm và hạn chế sử dụng trong môi trường đất, nước, không khí, động vật, thực vật ở các vùng nghiên cứu rất đáng lo ngại, cần tiếp tục áp dụng các biện pháp can thiệp (Sở KHCN BN, 2009)[7]. Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) khi sử dụng cho cây trồng được cây trồng hấp thụ một phần, còn lại một phần bị rửa trôi theo nước mưa xuống 2 các sông ngòi hoặc thấm vào đất. Dư lượng hóa chất BVTV trong nông phẩm, đất, nước cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên như thay đổi thành phần của đất, tác động đến động vật thủy sinh trong các ruộng, ruộng rau, thay đổi cấu trúc các loại côn trùng và có thể là nguyên nhân gây bùng nổ các dịch bệnh khác trong nông nghiệp,… (Nguyễn Chân Oánh, 2010)[6]. Đặc biệt, việc sử dụng hóa chất BVTV không đúng các quy trình bảo hộ lao động đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người như: Gây rối loạn nội tiết, ung thư, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi (Nguyễn Thị Vân Hà, 2013) [5]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp,… vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất trong nông nghiệp đang trở nên nghiêm trọng (Cục BVMT, 2007)[3]. Việc sử dụng ngày càng nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy (POP) và các loại hóa chất BVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu các hóa chất này trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí và môi trường ngày càng lớn (Cục BVMT, 2007)[3]. Các vụ ngộ độc thức ăn bởi hóa chất BVTV cùng với các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay (Sở KHCN BN, 2009) [7]. Thị trấn Lim đang trong quá trình đô thị hóa, cơ bản các diện tích đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng sang các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (UBND TT Lim, 2013)[11]. Tuy vậy, thị trấn Lim có truyền thống canh tác nông nghiệp từ lâu đời, đặc biệt vào những năm 60 của thế kỷ 20 hoạt động sản xuất nông nghiệp tại đây đã sử dụng một lượng lớn thuốc BTTV trong nông nghiệp. Hoạt động này đã để lại một lượng tồn dư lớn dư lượng các chất độc trong đất và môi trường (Sở KHCN BN, 2009) [7]. 3 Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cơ sở thực tập là Sở Tài Nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên TS. Hoàng Văn Hùng em thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh Bắc Ninh, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường hướng đến sự phát triển bền vững. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường nông nghiệp và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá về lượng tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp mà trong đó chủ yếu tồn dư do thuốc BVTV. Đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 1.3. Yêu cầu Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu. Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp hơn. [...]... 3.3.2 Đánh giá hiện trạng, mức độ ô nhiễm tồn dư của hóa chất sử dụng trong nông nghiệp của thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 3.3.3 Kết quả điều tra ý kiến của người dân về sử dụng hóa chất BVTV 3.3.4 Hàm lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất được phân tích 3.3.5 Xây dựng bản đồ tồn dư của thuốc BVTV của thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 3.3.6 Đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng hóa chất. .. vận dụng kiến thức đã học vào thực tế - Biết làm quen việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm bản thân, tạo điều kiện cọ sát thực tế để thuận lợi hơn cho quá trình công tác về sau - Đánh giá công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV tại địa phương Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp Ứng dụng. .. bàn thị trấn Lim – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thị trấn Lim – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Lim – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2014 đến tháng 04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.. . nguyên và Môi trường 2.3 Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam 2.3.1 Tình hình quản lý hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam Để tăng cường công tác quản lý hóa chất BVTV từ đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng, ngày 03-06-2009, Bộ NN-PTNT vừa ra chỉ thị số 1504/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa chất. .. sát khu dân cư tương đối ổn định, có lối sống và cơ sở hạ tầng bước đầu đã phát triển theo hướng đô thị hóa Đây là khu vực có quang cảnh đẹp, có mạng lưới hạ tầng phát triển, giao thông thuận tiện, là trung tâm của huyện Tiên Du, đã và đang được ưu tiên xây dựng các công trình, các cơ quan đầu não của huyện và công viên văn hóa Nếu tăng tốc độ đô thị hóa bằng thay đổi cơ cấu lao động và đầu tư xây dựng. .. bán, sử dụng khi được đăng ký tại Việt Nam Cục BVTV là cơ quan đăng ký hóa chất BVTV tại Việt Nam Đăng ký hóa chất BVTV vào danh mục được sử dụng quản lý chặt chẽ, các tiêu chí được đăng ký để duy trì và bổ xung với mục đích hạn chế và loại bỏ những sản phẩm có độ độc cao, tồn dư lâu trong môi trường, nâng cao độ an toàn của các loại hóa chất BVTV được sử dụng Trong đó: Không cho đăng ký thuốc BVTV trong. .. và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam Sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam hóa chất BVTV mà chủ yếu là thuốc BVTV được cấu thành bởi các hóa chất độc, hầu hết hoạt chất hay chất. .. thứ cấp tại UBND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và các phòng ban ngành khác, từ các phương tiện thông tin - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, các số liệu liên quan, số liệu về thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên ruộng 3.4.5 Phương pháp liệt kê Đưa ra đầy đủ các số liệu cụ thể 22 3.4.6 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu... tiêu hủy thuốc, bao bì hóa chất BVTV của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc bộ NN&PTNT quản lý thì Bộ NN&PTNT có trách nhiệm sử dụng dự toán ngân sách của bộ để thực hiện * Sử dụng hóa chất BVTV Nguyên tắc chung: Với thuốc BVTV chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng hoặc hạng mục hạn chế sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc BVTV ngoài... thành thị trấn và đổi tên xã Vân Tương thành thị trấn Lim - Phía bắc giáp xã Phú Lâm - Phía tây giáp xã Nội Duệ - Phía đông giáp xã Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) - Phía nam giáp xã Liên Bão 4.1.2 Địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng độ chênh lệch của đồng ruộng không lớn, có độ cao thay đổi từ +3,9m đến +5,8m Trong khu vực có đồi Lim diện tích khoảng 7,5 ha, độ cao của đỉnh đồi là +2480mm, sườn đồi . HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUẾ Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TỒN DƯ HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP KHU VỰC THỊ TRẤN LIM, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH . hành thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh . Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, . hiện trạng môi trường nông nghiệp và xây dựng bản đồ tồn dư hóa chất sử dụng trong nông nghiệp khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài Đánh giá

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan